Thực trạng thị trường BĐS: Thiếu lành mạnh và nhiều lãng phí
"Thiếu lành mạnh và nhiều lãng phí" là kết quả cuộc khảo sát nhanh mà Đài Hà Nội đã thực hiện khi hỏi về “Thực trạng của thị trường bất động sản (BĐS)”. Khẳng định ấy hoàn toàn không bất ngờ bởi nếu chỉ nhìn nhận hay đánh giá thị trường trong một thời gian ngắn sẽ thấy có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.
Thị trường bất động sản 'thiếu lành mạnh'
Một khu đất tại huyện Hoài Đức, cách trung tâm Hà Nội khoảng 25 km, hơn một năm trước đã ba lần thông báo tổ chức đấu giá nhưng đều không thành công bởi không có nhà đầu tư tham gia.
Giữa tháng 7 năm 2024, vẫn khu đất đó, vẫn giá khởi điểm đó, cuộc đấu giá lại có cả ngàn người đăng ký. Giá được đấu lên tới hơn 100 triệu đồng, cao nhất lên tới hơn 133 triệu đồng/m² - nghĩa là có mảnh được trả gấp tới 18 lần so với giá khởi điểm. Sự nghi ngờ về thiếu lành mạnh trong đấu giá đất được đặt ra, bởi ngoài giá được bỏ quá cao so với thực tế giao dịch thì việc rao bán lại ngay các mảnh đất trúng đấu giá với giá cộng thêm vài trăm triệu đã khẳng định sự khuất tất. Đến khi hết thời hạn nộp tiền, hàng loạt người trúng đấu giá cao bỏ cọc, cho thấy rõ tính thiếu lành mạnh, và là nguồn cơn cho cụm từ “bỏ giá cao - tạo sốt ảo” mà người ta nói về cuộc đấu giá đất vùng ven.
Cơn sốt đất nền tại các huyện vùng ven diễn ra suốt hai tháng qua đã đẩy mặt bằng giá chung cư và nhà đất ở Hà Nội lên một mức cao chưa từng có, mức giá mà với đồng lương viên chức, phải mất hàng chục năm nhịn ăn, nhịn tiêu mới đủ tiền mua nhà ở.
Chị Thủy, anh Cường, chị Quyên, ba trong số những người đã bày tỏ quan điểm trong cuộc khảo sát của chúng tôi chứng minh sự thiếu lành mạnh của thị trường bất động sản. Chị Thuỷ đặt câu hỏi: "Liệu rằng đấy có phải giá tăng thật hay không hay có sự tác động ở bên ngoài nào đấy để làm cho giá nhà tăng ảo?".
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển" do Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tổ chức với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản, một nội dung nhận được sự đồng thuận đó là: thị trường đang cho thấy nhiều biểu hiện thiếu tính lành mạnh, méo mó, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững và tiềm ẩn nhiều hệ lụy đối với kinh tế - xã hội.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết: “Thị trường bất động sản ở Việt Nam chưa bao giờ phát triển lành mạnh. Thị trường bất động sản Việt Nam nếu phát triển lành mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, giúp người dân có thể mua nhà phù hợp túi tiền, giúp người nghèo được ở nhà ở xã hội còn người không có điều kiện mua nhà thì cũng có đủ tiền thuê nhà để ở”.
Thị trường bất động sản nhiều lãng phí
Nhiều mảnh đất qua tay nhiều người đến nỗi hàng xóm cạnh bên cũng chẳng biết rõ chủ đất là ai, và có chung hiện trạng bỏ hoang lâu dài trong sự tiếc nuối khi người làng thì nhiều, đất lại ngày một ít.
Một khu đô thị mới cũng ở ven đô nhưng nó còn có tên gọi nữa là “khu đô thị ma” bởi sự bỏ hoang từ những dãy nhà. Và, tất cả đều đã có chủ, nhưng muốn tìm được chủ cách nhanh nhất chỉ có thể tìm tới môi giới vì ở đây lại không có hàng xóm! Sự bỏ hoang này để lại tiếc nuối và cả nỗi bất an cho nhiều người dân.
Anh Nguyễn Ngọc Tuấn, phường Minh Khai, quận Nam Từ Liêm chia sẻ: "Những khu nhà như thế này rất lãng phí cho cả phía người dân và xã hội. Nó cũng tiềm ẩn nhiều bất an về trật tự, an ninh".
Đất đai thay vì là nguồn tài nguyên hay tư liệu sản xuất giờ được xem là một thứ hàng hóa. Tại báo cáo tài chính của 10 doanh nghiệp bất động sản (đã niêm yết trên sàn chứng khoán), tính tới giữa năm 2024, lượng tồn kho bất động sản là hơn 269.000 tỷ đồng, trong số này có nhiều tên tuổi tập đoàn lớn. Cá biệt có doanh nghiệp - theo tính toán của tốc độ bán hiện tại - sẽ cần tới 149 năm mới bán hết được sản phẩm tồn!
Và khi người ta đem tiền "chôn" vào bất động sản, dễ hình dung đó sẽ là “đồng tiền chết” bởi nó triệt tiêu nguồn lực, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đây cũng chính là nguồn cơn gây ra lạm phát, tạo bất bình đẳng. Một đất nước không thể có nền kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng từ việc cất tiền vào đất bởi nó làm hụt dòng tiền đổ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ lụy kéo theo là không có việc làm, không tạo ra hàng hóa, dịch vụ.
Những khu đô thị bỏ hoang, nhiều dự án treo, đất vàng để không ở các đô thị đắt đỏ đang làm lãng phí tài nguyên, thất thoát ngân sách. Lúc này cần nhắc lại lời của Tổng bí thư Tô Lâm đã căn dặn: "Lãng phí có vấn đề dân hỏi mình ko trả lời được. Có mảnh đất vàng lãng phí, để cỏ mọc chục năm thì ai chịu trách nhiệm. Doanh nghiệp ko làm thì tôi thu lại. Doanh nghiệp nói tôi đang làm nhưng vướng thế vướng chỗ nào thì gỡ. Tiền của là nhân dân. Dân hỏi tại sao để thế, tỉnh làm hay trung ương làm phải có địa chỉ chứ. Tham ô, tham nhũng xử lý hết rồi kể ra thì nhiều lắm. Ruộng đất thì cứ lãng phí. Ở khâu nào, ở chính sách thì xem lại chính sách, luật thì xem lại luật".
Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định thời gian không chờ đợi ai cả. Không thể chậm trễ, để lỡ mất cơ hội phát triển của đất nước. Có thể nói, đất đai không chỉ là “tấc vàng” như dân gian vẫn nói, mà là một tài nguyên đặc biệt, một nguồn lực vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần tiếp tục xem việc xử lý tình trạng lãng phí đất đai là một nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới. Và một trong những giải pháp quan trọng là phải lành mạnh thị trường bất động sản.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
UBND Thành phố vừa ban hành quyết định giao 19.727,5 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.
Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, từ nay đến năm 2025, thành phố có 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành với gần 6.000 căn, tương đương 345.000 m² sàn.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia tổ chức đấu giá quyền sử dụng 11 thửa đất tại thôn Đông Cao, xã Tráng Việt vào ngày 19/12. Các thửa đất đấu giá có diện tích từ 100 đến 155m²/thửa, giá khởi điểm 1.515.000 đồng/m².
Ngành bất động sản Việt Nam đang hòa cùng làn sóng chuyển đổi xanh trên toàn cầu với số lượng dự án xanh tăng nhanh. Tính đến nay, cả nước có hơn 400 dự án.
Theo thống kê mới nhất, dân số Việt Nam gần chạm ngưỡng 100 triệu người với mức tăng dân số hàng năm khoảng 0,95%. Từ đó kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng nhanh.
Thời gian qua, giá bất động sản ghi nhận mức tăng đột biến nghịch lý là lượng hàng tồn kho cũng không ngừng gia tăng. Hàng loạt dự án treo, những khu đô thị ma, các căn biệt thự bỏ hoang cỏ mọc um tùm gây lãng phí đất đai.
Liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP, đến nay đã có 36/63 UBND tỉnh có văn bản, công bố dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi trên Cổng thông tin điện tử.
Sáng nay, 19/12, Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê.
Việc đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo năm sở hữu có thể giảm tình trạng đầu cơ, lướt sóng, tuy nhiên cần nghiên cứu lộ trình cụ thể cũng như điều kiện áp dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta.
Triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng bảng giá đất lần đầu để áp dụng từ ngày 1/1/2026.
Trong khi người có nhu cầu thực tìm nhà ở giá vừa túi tiền “đỏ mắt” thì thị trường bất động sản cuối năm 2024 tại TP.HCM vẫn chứng kiến nhiều dự án căn hộ “siêu sang” chào bán, có giá vài chục tỷ đồng tới cả trăm tỷ đồng/căn.
Triển lãm Quốc tế VietbuilHome TP Hồ Chí Minh 2024 khai mạc sáng nay, 18/12, tại trung tâm triển lãm SkyExpo Việt Nam ở Quận 12. Đây là sự kiện cuối cùng trong chuỗi 10 kỳ triển lãm của năm 2024.
Làm thế nào giảm giá nhà để người dân dễ tiếp cận nhà ở là nội dung được thảo luận tại tại tọa đàm Bất động sản 2025 do VTV Digital phối hợp cùng hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Thành phố Hà Nội có thêm một dự án nhà ở xã hội tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, được khởi công. Sau khi hoàn thành, sẽ cung cấp 466 căn hộ cho người thu nhập thấp và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.
Đánh giá về tác động chung của nền kinh tế, các chuyên gia cho biết năm 2024 mang đến nhiều thay đổi và biến động có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường bất động sản.
Các dự án treo, chậm tiến độ gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Hai dự án treo tại huyện Quốc Oai là ví dụ điển hình.
Thu ngân sách của Hà Nội lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng. Thành phố dự kiến thu gần 48.600 tỷ đồng từ nhà, đất, trong đó tiền sử dụng đất khoảng 36.100 tỷ, tăng hơn 40%.
Dòng vốn đầu tư vào bất động sản giảm trên toàn cầu, nhưng ngành này lại là điểm sáng hút vốn ngoại của Việt Nam năm nay.
Vào ngày 21/12/2024, tại Khách sạn Sheraton (KĐT Vinhomes Imperia, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) sẽ diễn ra sự kiện mở bán Hồng Bàng Midtown. Đây là dự án nhà phố thương mại đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư kinh doanh bởi sở hữu vị trí đắc địa và tiềm năng kinh doanh vượt trội.
Sáng ngày 18/12, tại văn phòng bán hàng dự án Anlac Green Symphony (Hoài Đức, Hà Nội), lễ ký kết hợp tác phân phối sản phẩm thấp tầng đợt 3 giữa chủ đầu tư AnLac Group và Đất Xanh Miền Bắc đã chính thức diễn ra.
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa cho biết hiện có 37 dự án sử dụng vốn đầu tư công trong quá trình triển khai gặp khó khăn, vướng mắc, đang phải tạm dừng thi công.
Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện hai dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Sau một thời gian bị thổi tăng cao phi lý, giá chung cư tại Hà Nội bắt đầu giảm, tỷ lệ thuận với lượng giao dịch trên thị trường.
Tập trung rà soát và bám sát theo đúng quy định của pháp luật, hơn một năm qua, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành việc xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6376 về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực nhà ở, thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng.
Các chuyên gia bất động sản nhận định rằng giá chung cư đã vượt quá thu nhập của nhiều người lao động, dẫn đến tình trạng giao dịch trầm lắng.
Giai đoạn từ quý IV/2024 đến năm 2027, Hà Nội dự kiến bổ sung 70.000 căn hộ và 8.600 căn bất động sản liền thổ, cao hơn đáng kể so với con số 29.300 căn hộ và 4.400 căn liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh.
Thành phố Hà Nội đang tập trung xử lý dứt điểm hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất, đều là những dự án treo, chậm tiến độ cả chục năm qua. Nhiều khu đất vàng để hoang hóa, một nguồn lực lớn về tài chính đang bị chôn vùi gây lãng phí và dẫn đến nhiều hệ lụy trong phát triển đô thị.
Đầu tư xây dựng nhà ở là một trong những nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Hà Nội sẽ phấn đấu phát triển đa dạng các loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Cùng với giá chung cư thì giá đất nền đang có xu hướng chững lại. Nguyên nhân một phần đến từ việc kiên quyết lập lại trật tự trong công tác đấu giá đất ở vùng ven Hà Nội thời gian qua.
Bộ Xây dựng vừa công bố những mục tiêu quan trọng về phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, năm 2025, cả nước dự kiến hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội, đưa diện tích bình quân nhà ở lên 27m² sàn/người và tỷ lệ đô thị hóa đạt tối thiểu 45%.
Ở vùng ngoại thành của các thành phố lớn, tỷ lệ lấp đầy sau “phân lô, bán nền” chỉ là 5%! Con số được nêu lên tại một báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả liên quan đến thị trường bất động sản của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Quản lý và khai thác có hiệu quả tài sản công là nhà, đất, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành sắp xếp lại, xử lý đối với 100% cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý, sử dụng.
Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, để áp dụng ngay từ đầu năm 2025.
Năm 2025, căn cứ từ số liệu các địa phương đã đăng ký, Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m2 sàn/người, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt tối thiểu 45%.
Những dấu hiệu bất thường trong đấu giá đất đã được chỉ ra từ lâu, sự việc phá đấu giá đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, chỉ như giọt nước tràn ly.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 134 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ngày 21/8/2024, Công điện số 82/CĐ-TTg được Thủ tướng ban hành ngay sau những phiên đấu giá có số người tham gia kỷ lục và giá trúng cao bất thường tại 2 cuộc đấu giá ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai và xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Tại Công điện 134/CĐ-TTg ban hành ngày 14/12/2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố rà soát nhu cầu đất ở tại địa phương, xem xét bố trí quỹ đất phù hợp để thực hiện giao đất tái định cư, giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất cho các đối tượng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm công khai, minh bạch.
Năm 2025, căn cứ từ số liệu các địa phương đã đăng ký, Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội. Cùng đó, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m² sàn/người; tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt tối thiểu 45%.
0