Thương mại toàn cầu sẽ thay đổi nếu ông Trump tái đắc cử
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump cam kết thúc đẩy một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng với trọng tâm là áp dụng mức thuế quan toàn diện đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Tờ Wall Street Journal nhận định, nhiệm kỳ thứ hai của chính trị gia 78 tuổi này ở Nhà Trắng sẽ khiến mức thuế quan của Mỹ lên cao nhất lịch sử và thương mại toàn cầu sẽ thay đổi một cách căn bản.
Chiến lược thuế quan của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump
Gần một thế kỷ trước, việc Mỹ áp thuế gần như hoàn toàn các mặt hàng nhập khẩu đã để lại hậu quả nghiêm trọng khi thương mại toàn cầu đình trệ và xuất khẩu của Mỹ suy giảm mạnh do các quốc gia khác trả đũa bằng các mức thuế tương đương. Những chính sách này làm trầm trọng thêm cuộc "đại suy thoái", cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, các mức thuế quan theo Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley năm 1930 dường như vẫn chưa là gì so với các mức thuế mà cựu Tổng thống Donald Trump dự định áp đặt nếu ông tái đắc cử.
Trong lịch sử nước Mỹ có lẽ không chính trị gia nào yêu thích thuế quan như ông Donald Trump, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà trong cuộc bầu cử năm nay. Theo một phân tích của Viện Chính sách Tax Foundation, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump đã áp thuế quan lên khoảng 380 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Hàng nghìn sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, từ quần áo, xe đạp cho đến tivi và giày thể thao, phải chịu thuế quan đến hai chữ số. Ngoài ra, ông Trump còn nhắm vào thép, nhôm, máy giặt và tấm pin mặt trời của các nước khác.
“Thuế quan là một trong những từ đẹp nhất. Bạn biết đấy! Nếu các chính trị gia khác không thích thuế quan, thì chúng tôi sẽ áp dụng thuế quan, chúng tôi sẽ đánh thuế Trung Quốc. Trung Quốc đã bị tôi đánh thuế hàng trăm tỷ đô la trong vài năm qua khi tôi còn điều hành đất nước. Trên thực tế, chính quyền Tổng thống Joe Biden hiện nay đã không thể loại bỏ họ vì họ kiếm được quá nhiều tiền”.
Ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ.
Giờ đây, ứng cử viên đảng Cộng hòa đang cân nhắc xây dựng các hàng rào thuế quan mới. Nếu đắc cử, cựu Tổng thống Trump cho biết ông sẽ tăng thuế 20% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, tối thiểu 60% đối với các sản phẩm từ Trung Quốc và 100% đối với các quốc gia không sử dụng đồng USD trong giao dịch. Đây là mức tăng mạnh so với mức trung bình hiện nay là 2% cho hàng công nghiệp, mà một nửa trong số đó hiện đang được miễn thuế hoàn toàn.
Theo hãng tin CNN, một yếu tố nổi bật trong chiến lược thuế quan của ông là giảm bớt vai trò của Trung Quốc trong hệ thống thương mại toàn cầu. Trong khi đương kim Tổng thống Joe Biden áp dụng chiến lược có chọn lọc hơn, bao gồm việc áp thuế quan 100% lên xe điện và 50% đối với chip bán dẫn Trung Quốc kể từ năm 2025, thì các chính sách của ông Trump sẽ có phạm vi rộng hơn. Ước tính, các chính sách của Tổng thống Biden chỉ ảnh hưởng khoảng 18 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc, còn kế hoạch đánh thuế của ông Trump sẽ tác động đến khoảng 427 tỷ USD hàng nhập khẩu từ đất nước tỷ dân, cao gấp 24 lần.
Ngoài Trung Quốc, các đồng minh và đối tác hàng đầu của Mỹ tại châu Á cũng như châu Âu đều có thể vào tầm ngắm thuế quan của ông Trump. Mexico - nước xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ - cũng là một đối tác có nguy cơ chịu thiệt hại nhiều nhất. Trong 8 tháng năm 2024, Mexico xuất khẩu tổng cộng 334,7 tỷ USD hàng hoá sang Mỹ. Khi chuỗi cung ứng xích gần về Mỹ hơn, thặng dư thương mại hàng hoá của Mexico với nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng gần 40% kể từ năm 2020. Phần lớn hàng hoá mà Mexico xuất khẩu sang Mỹ là ô tô và các mặt hàng nhạy cảm khác như nhôm và thép. Hiện tại, Mexico, Canada và Mỹ là thành viên của thoả thuận thương mại USMCA. Các hàng hoá đáp ứng điều khoản của thoả thuận đều được miễn thuế quan. Nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng, hiệp định này có thể bị xoá sổ khi ba bên đàm phán lại vào năm 2026.
Đức và Nhật Bản - lần lượt là nước xuất khẩu hàng hoá lớn thứ 4 và thứ 5 sang Mỹ - cũng bất an bởi cựu Tổng thống Trump từng nhắc đến việc áp thuế 100% đối với một số loại xe ô tô nhập khẩu.
“Các công ty Đức đều lo lắng về chủ nghĩa bảo hộ. Họ đều có một gánh nặng chung, đặc biệt là nếu ông Donald Trump đắc cử. Ông ấy đã tuyên bố muốn áp đặt thuế quan cao”.
Ông Clemens Fuest - Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế IFO, Đức.
Tờ New York Times đánh giá, thuế quan phủ rộng mà ông Trump dự định áp lên hàng hóa từ tất cả các quốc gia khác có thể gây ra thiệt hại lớn đối với thương mại quốc tế. Kế hoạch áp thuế này không phân biệt giữa các nền kinh tế đối thủ hay đồng minh của Mỹ, giữa hàng hóa thiết yếu và không thiết yếu, giữa những ngành công nghiệp đang yếu hay đang mạnh, hay giữa những quốc gia tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận thương mại và những nước vi phạm. Mặt khác, ông Trump cũng chưa bao giờ đưa ra được mục đích cụ thể của việc áp thuế quan và liệu thuế quan đó sẽ được dỡ bỏ với điều kiện như thế nào.
Một lo ngại khác là, dù ông Trump từng khẳng định sử dụng ý tưởng thuế quan mạnh tay như một chiến thuật đàm phán để buộc các đối tác thương mại của Mỹ phải nhượng bộ, nhưng trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Trump, một số đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ như Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Canada, Mexico và Ấn Độ đã “ăn miếng trả miếng” bằng cách áp thuế quan lên hàng hóa Mỹ. Sự đáp trả tương tự rất có thể sẽ tái diễn nếu ông Trump tái đắc cử và triển khai chiến lược thuế quan của mình.
Hệ lụy khó lường đối với kinh tế Mỹ và thế giới
Hầu hết các nhà kinh tế đều không ủng hộ chiến lược thuế quan của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, vì chúng đánh vào hàng nhập khẩu, gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước, cũng như các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Một số nhà kinh tế còn cảnh báo rằng, các đề xuất thuế quan của ông Trump, nếu được áp dụng, sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đẩy lạm phát tại Mỹ và trên thế giới lên cao. Mặc dù các dự đoán về thiệt hại từ chiến lược thuế quan của ông Trump có thể khác nhau về quy mô và mức độ, nhưng hầu hết các dự báo đều cho thấy tác động tiêu cực.
Theo phân tích của NBC News, các chính sách thuế quan của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump là nhằm hạn chế các doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, tình thế “tiến thoái lưỡng nan” xảy ra khi doanh nghiệp Mỹ không thể tìm được nguồn hàng trong nước với giá tương đương, khiến chính những người tiêu dùng phải gánh chịu hậu quả của chính sách thuế quan.
Phó Tổng thống Kamala Harris chỉ trích chiến lược thuế quan của ông Trump là một loại “thuế tiêu dùng mới đối với người dân Mỹ”, và dự báo rằng mỗi gia đình Mỹ sẽ phải chi tiêu thêm 4.000 USD mỗi năm nếu ông Trump lên nắm quyền.
“Ông Donald Trump sẽ không chỉ áp dụng mức tăng thuế đối với tầng lớp trung lưu là 4.000 USD một năm. Kế hoạch thuế quan của ông ấy là làm gia tăng lạm phát vĩnh viễn, phá vỡ việc làm trong ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ và gây tổn hại cho công nhân sản xuất nhiều hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác”.
Ông Joseph Costello - Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của bà Harris.
Nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình với quan điểm của Phó Tổng thống Kamala Harris. Theo chuyên gia kinh tế Adam Hersh tại Viện Chính sách Kinh tế (Mỹ), mỗi gia đình tại “đất nước cờ hoa” sẽ phải trả thêm 2.500 - 3.000 USD nếu ông Donald Trump áp dụng các chính sách thuế quan trên.
Tổ chức Tax Foundation cho biết, chính sách thuế quan trước đây của ông Trump đã gây thiệt hại 1,4 tỷ USD mỗi tháng cho người tiêu dùng Mỹ. Và với kịch bản ông Trump tái đắc cử, ước tính các chính sách thuế quan mới sẽ làm giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ xuống 0,8%, và cướp đi hơn 684.000 cơ hội việc làm cho người lao động.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tại Washington viết trong một báo cáo gần đây nhận định, nếu hàng rào thuế quan tiếp tục tăng cao, điều này “sẽ làm mất lòng các đồng minh và đối tác của Mỹ, khơi mào cuộc chiến thương mại toàn cầu”.
Các nhà phân tích tại Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ ước tính, chỉ riêng việc áp đặt thuế 60% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và 10% lên hàng hóa nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới có thể khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm 1 điểm phần trăm vào năm 2026, thời điểm mà các mức thuế này có thể được thực hiện hoàn toàn. Trong đó, lợi nhuận của các công ty sẽ giảm trung bình 6%, và các chỉ số chứng khoán toàn cầu cũng sẽ giảm mạnh, đặc biệt là ở châu Âu, Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến quỹ hưu trí và các khoản tiết kiệm đầu tư của người dân.
Theo Ngân hàng ABN AMRO của Hà Lan, châu Âu sẽ là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chiến thuế quan của ông Trump. Nếu Mỹ tăng thuế lên 10% cho tất cả hàng hóa, GDP của khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) sẽ giảm khoảng 1-1,5%, tương đương với mức thiệt hại trong cuộc khủng hoảng năng lượng sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát năm 2022.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới công bố gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ chịu nhiều tác động nếu các mức thuế cao hơn được áp đặt trên toàn thế giới. Thậm chí, trong một “kịch bản nghiêm trọng” với việc tăng thuế quan và hạn chế thương mại xảy ra trên diện rộng, GDP toàn cầu có thể giảm tới 7% trong dài hạn. Con số này tương đương với mức giảm gần bằng GDP hàng năm của Đức và Nhật Bản cộng lại.Giáo sư Petros Mavroidis, Trường Luật Columbia, Mỹ, đồng thời là một cố vấn kỳ cựu cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dự báo một kịch bản còn tồi tệ hơn: “Lịch sử cho thấy, sẽ không thực tế nếu cho rằng chúng ta có thể duy trì hòa bình thế giới mà không có kết nối thương mại. Thế giới cần được kết nối cả về kinh tế lẫn xã hội. Nếu không, chúng ta sẽ phải trả giá”.
Một số ý kiến cho rằng, các nước khác sẽ không chỉ trả đũa bằng việc áp thuế hàng nhập khẩu từ Mỹ mà còn có thể đánh thuế hàng hóa nhập từ các nơi khác để bảo vệ thị trường nội địa khỏi lượng hàng hóa ban đầu nhắm tới thị trường Mỹ. Bằng chứng là trong nhiệm kỳ đầu tiên, khi ông Trump áp thuế nhập khẩu với thép và nhôm vào tháng 3/2018, Liên minh châu Âu (EU) đã phản ứng bằng cách áp thuế với một số sản phẩm thép chỉ 4 tháng sau đó, nhằm kiểm soát hạn ngạch nhập khẩu. EU cũng đáp trả trực tiếp với hàng hóa Mỹ, áp thuế hơn 3 tỷ USD lên các sản phẩm từ rượu, thuốc lá cho đến xe mô tô phân khối lớn. Gần đây, EU đã tăng thuế với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn làn sóng ô tô giá rẻ chiếm lĩnh thị trường châu Âu, sau khi chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden áp thuế 100% đối với xe điện từ cường quốc châu Á. Ông Andre Sapir, thành viên cấp cao tại Tổ chức tư vấn Bruegel ở Brussels, nhận định: “Các biện pháp thương mại của Mỹ có thể khơi mào một vòng xoáy các biện pháp tương tự từ các nước khác”.
Liệu chính sách thuế quan của ông Trump có khả thi?
Các nhà lãnh đạo kinh tế những ngày qua đã dành nhiều thời gian để đánh giá về những tác động tiềm tàng đối với hệ thống tài chính toàn cầu từ việc cựu Tổng thống Donald Trump có thể trở lại nắm quyền sau cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11. Bất chấp những lo ngại này, các chuyên gia của tờ Wall Street Journal cho rằng, kể cả nếu đắc cử, cựu Tổng thống Trump sẽ gặp một số rào cản để áp dụng chính sách thuế quan của mình.
Theo Hiến pháp Mỹ, quyền quyết định các chính sách về thương mại thuộc về Quốc hội Mỹ. Trong bối cảnh Đảng Dân chủ được dự báo sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử tới, chính sách thuế quan của ông Trump có thể khó thành hiện thực.
Mặt khác, ông Trump cũng có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp về kinh tế từ “các mối đe dọa bất thường từ nước ngoài” qua Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA). Tuy nhiên, để có thể tuyên bố toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài là vi phạm Đạo luật IEEPA là một điều vô cùng khó khăn. Ngoài ra, nếu ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ông có thể gặp trở ngại từ phía Tòa án Tối cao Mỹ. Trên thực tế, Tòa án Tối cao đã từng bác bỏ những chính sách về kinh tế nằm quá quyền lực của tổng thống, như đạo luật xóa nợ học phí trị giá 400 tỷ USD của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden.
Bất chấp những rủi ro tiềm tàng, chính sách về thuế quan vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cử tri Mỹ. Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos vào tháng 9 vừa qua, có tới 56% cử tri Mỹ ủng hộ kế hoạch của ông Trump, vì họ tin rằng thuế quan sẽ bảo vệ việc làm trong nước.
Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng thuế quan cao về tổng thể sẽ là “lợi bất cập hại”. Các vòng trả đũa về thuế cuối cùng sẽ gây tổn hại cho mọi quốc gia do hạn chế giao thương, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu. Liệu các mối đe dọa thuế quan có trở thành hiện thực hay không là điều không ai có thể đoán trước được trước ngày bầu cử 5/11. Tuy nhiên, hiện nhiều nước, đi đầu là EU đang chuẩn bị “sẵn sàng kế hoạch phản công” cho vòng hai của cuộc chiến thương mại trong trường hợp ông Trump đắc cử. Trong khi đó, các tổ chức tài chính cũng đang xây dựng kịch bản cho giai đoạn biến động của hệ thống thương mại toàn cầu.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Thủ tướng tạm quyền Liban Najib Mikati khẳng định, Chính phủ nước này đang nỗ lực hết sức để có thể đạt được một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah trong ít giờ hoặc ít ngày tới.
Tình trạng xung đột cũng như chi phí gia tăng đã khiến nhiều em nhỏ ở Sudan phải gác lại việc học. Trước thực trạng đó, một trường học ở Sudan đã giúp nhiều trẻ em muốn tiếp tục đi học được tiếp tục giấc mơ của mình.
McDonald's đang phải đối mặt với vụ kiện tập thể của người tiêu dùng Mỹ, xuất phát từ đợt bùng phát vi khuẩn E.coli liên quan đến hành tây có trong bánh mỳ kẹp thịt bò Quarter Pounders của chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh này.
Con tàu độc đáo của Hải quân Mỹ RV Flip dùng để thu thập dữ liệu về các hiện tượng vật lý trong đại dương, bao gồm nghiên cứu về sóng âm, sóng biển đã được lên kế hoạch cải tiến để đưa vào hoạt động trở lại.
Không chấp nhận kết quả phán quyết về điều tra chống trợ cấp đối với xe điện của EU, Trung Quốc đã đưa vụ việc ra cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để khởi kiện.
Ukraine đang có kế hoạch huy động thêm 160.000 quân trong bối cảnh Nga đang giành được nhiều thắng lợi quân sự ở mặt trận phía Đông.
Với tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, vừa qua, tại Trụ sở Hội Người Việt Nam tại Pháp (quận 4, thành phố Paris) đã tổ chức một bữa cơm tình nghĩa và văn nghệ, quyên góp ủng hộ đồng bào trong nước bị thiệt hại do bão lũ.
Trong chặng đua nước rút vào Nhà Trắng, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump tích cực tiến hành các cuộc vận động ở các bang quan trọng, hay còn gọi là bang chiến địa. Đặc biệt, một nhóm đối tượng cử tri mà cả hai ứng cử viên đều muốn hướng tới là cử tri da màu.
Ứng cử viên đảng Dân chủ - Phó Tổng thống Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa - cựu Tổng thống Donald Trump đã chính thức khép lại chiến dịch vận động tranh cử với các thông điệp khác nhau nhằm thu hút nhóm cử tri còn do dự.
Ngày 30/10, lực lượng vũ trang Nga đã giành quyền kiểm soát thành phố Selydove thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.
Tân thủ lĩnh Hezbollah Naim Qassem, hôm nay 30/10, tuyên bố sẽ tiếp tục kế thừa đường lối của người tiền nhiệm Hassan Nasrallah, người đã thiệt mạng trong chiến dịch quân sự của Israel hồi tháng 9.
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump cam kết thúc đẩy một kế hoạch kinh tế đầy tham vọng với trọng tâm là áp dụng mức thuế quan toàn diện đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Tờ Wall Street Journal nhận định, nhiệm kỳ thứ hai của chính trị gia 78 tuổi này ở Nhà Trắng sẽ khiến mức thuế quan của Mỹ lên cao nhất lịch sử và thương mại toàn cầu sẽ thay đổi một cách căn bản.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc - bà Sabrina Singh, ngày 28/10 cho rằng khoảng 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã được gửi tới Nga, một động thái mà Tổng thư ký NATO gọi là "sự leo thang lớn" trong cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Việc kiểm soát Selydove, khu vực nằm cách trung tâm hậu cần Pokrovsk khoảng 18km về phía Đông Nam, là bước tiến mới nhất của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine. Selydove được xem là thành phố chốt chặn phía Nam khu vực trọng yếu Pokrovsk.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đệ trình lên Quốc hội nước này dự luật kéo dài lệnh thiết quân luật và tổng động viên trong 90 ngày, kể từ ngày 10/11.
Theo tờ Kyiv Independent, các nhà điều hành hệ thống truyền tải điện của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng công suất xuất khẩu điện sang Ukraine và Moldova thêm 400 megawatt, lên 2,1 gigawatt, bắt đầu từ ngày 1/12 tới.
Các nhà lập pháp Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã đặt một bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào vị trí sẵn sàng, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sẽ phóng tên lửa này vào khoảng thời gian diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ.
Hàng loạt quốc gia trên thế giới tiếp tục bày tỏ phản đối mạnh mẽ trước việc Israel “cấm cửa” Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA) bởi là “tiền lệ nguy hiểm”, đi ngược lại hiến chương Liên hợp quốc và vi phạm nghĩa vụ của Tel Aviv theo luật pháp quốc tế.
Có thể có nhiều lời giải thích cho thất bại của ông Trump, nhưng có một số nguyên nhân đã trở nên rõ ràng.
Hội chợ trò chơi điện thử lớn nhất Paris đã được tổ chức tại trung tâm triển lãm Porte de Versailles, giới thiệu những phiên bản trò chơi cho dịp cuối năm nay và năm 2025 của các công ty games hàng đầu thế giới.
Hơn 300 người yêu thích bí ngô ở miền Bắc nước Bỉ đã tham gia cuộc đua thuyền bí ngô truyền thống tại thị trấn Kasterlee. Cuộc đua bắt đầu vào năm 2008 khi các nông dân địa phương muốn tìm ra cách khác để giải trí với những quả bí ngô khổng lồ.
Ít nhất 51 người đã thiệt mạng trong trận lũ quét tại vùng Valencia, miền Đông Tây Ban Nha, sau những trận mưa xối xả ngày 29/10, khiến nhiều tuyến đường và thị trấn ngập trong nước.
Rạng sáng 30/10, Trung Quốc thông báo đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 19 mang theo 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên cung.
Ngày 29/10, Netflix thông báo rằng Phó Chủ tịch Chính sách Công Toàn cầu Dean Garfield và Giám đốc Truyền thông Rachel Whetstone sẽ rời khỏi công ty
Bữa ăn giá trị giúp McDonald's Mỹ tăng trưởng doanh số trong quý III, nhưng đợt bùng phát E. coli liên quan đến bánh Quarter Pounder có thể làm suy giảm đà phục hồi vào cuối năm.
Ngày 29-30/10 tại Fukuoka, Nhật Bản đã diễn ra “Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
Lễ hội Halloween đang đến rất gần. Ngay từ bây giờ, không khí của lễ hội này đã có thể cảm nhận được ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có thủ đô Copenhagen, Đan Mạch.
Một đoàn tàu điện hôm qua đã bất ngờ lao khỏi đường ray, đâm vào cửa hàng bán sản phẩm công nghệ của Apple ở trung tâm thủ đô Oslo của Na Uy.
Thông tin về vụ sập khách sạn nghiêm trọng tại Argentina, cho đến nay, ít nhất 1 người đã thiệt mạng và 9 người khác vẫn đang bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Khoảng 300 nhân viên cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Đêm 29/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tiến hành tham vấn với các quan chức Chính phủ, tướng lĩnh quân đội và tình báo về triển vọng thúc đẩy các điều khoản chấm dứt xung đột với Phong trào Hezbollah ở Liban.
USA Today thông báo rằng, tờ báo này cũng sẽ không ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024, tương tự các tờ báo nổi tiếng khác như The Washington Post và The Los Angeles Times.
Chính quyền Đức đã từ chối gần 6.000 người Ukraine đang cố gắng vượt biên trái phép vào nước này trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay.
Chính quyền thủ đô Washington của Mỹ đang tăng cường an ninh trước ngày bầu cử, công nhân đã bắt đầu dựng hàng rào xung quanh khuôn viên Nhà Trắng.
Cuộc đua giữa ứng cử viên đảng Cộng hòa - ông Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ - bà Kamala Harris ngày càng trở nên gay cấn khi ngày bầu cử đang cận kề.
Quốc hội Israel đã thông qua dự luật cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động ở Israel và một dự luật khác có thể thu hẹp quy mô phân phối viện trợ cho Dải Gaza bị chiến tranh tàn phá.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng cử viên Tổng thống đại diện của đảng Dân chủ, đã cảnh báo trước hàng chục nghìn người tham dự cuộc mít tinh lớn nhất của bà tại Washington rằng, đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump đang tìm cách nắm quyền lực không kiểm soát khi cuộc đua Tổng thống bước vào tuần cuối.
Mỹ cùng các nước phương Tây phản ứng trước việc Israel ban hành lệnh cấm với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, một số lượng nhỏ binh sĩ Triều Tiên đã được triển khai ở vùng Kursk của Nga, trên biên giới Ukraine. Đây là lần đầu tiên Mỹ xác nhận về việc triển khai quân đội Triều Tiên ở khu vực này.
Hãng tin TASS dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội nước này giành quyền kiểm soát thành phố Selidovo, phía Ukraine gọi là Selydove ở vùng Donetsk.
Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng 2024, hai ứng viên Tổng thống Mỹ là cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đang nỗ lực không ngừng để giành được lá phiếu tại các bang chiến địa. Đây được xem là mùa bầu cử kịch tính nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ với kết quả được dự báo sẽ rất sít sao giữa hai ứng cử viên.
Theo một quan chức cấp cao của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế của khối Liên minh châu ÂU (EU) không tăng trưởng nhanh như mong đợi và năng suất là vấn đề của mọi quốc gia thành viên.
Ngày 29/10, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã kiểm soát được thị trấn Selidovo, còn gọi là Selydove, ở miền đông Ukraine, trong một phần của chiến dịch lớn hơn nhằm chiếm giữ trung tâm hậu cần Pokrovsk gần đó.
Nga vừa công bố video phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars trong cuộc tập trận răn đe hạt nhân như một thông điệp gửi tới Mỹ và các quốc gia phương Tây về quan điểm trong cuộc chiến tại khu vực và những thay đổi trong học thuyết hạt nhân mới đây. Với khả năng tấn công mạnh mẽ, tính cơ động cao và khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương, Yars đang đóng vai trò cốt lõi trong chiến lược răn đe hạt nhân, giúp Nga duy trì thế cân bằng chiến lược trên thế giới.
Theo nhà kinh tế học Christophe Barraud, ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump có khả năng cao sẽ chiến thắng trong cuộc đua vào nhà Trắng năm nay.
Khi cuộc bầu cử chọn ra Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ chỉ còn được tính theo ngày, các kênh đầu tư cho thấy những tín hiệu trái chiều về dự đoán khả năng ai sẽ là người chiến thắng. Điều này có thể khiến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay sẽ còn nhiều yếu tố bất ngờ tới tận phút chót.
Một bản valse chưa từng được biết đến của nhà soạn nhạc thiên tài Frederic Chopin vừa được phát hiện tại Thư viện và Bảo tàng Morgan, New York (Mỹ).
0