Thương tiếng leng keng của kem que đổi dép

Trời dần chuyển sang cái oi bức của cuối xuân đầu hè. Tôi ngó ra ngõ thấy nắng đậu lưng chừng bên tường ướp vàng vài ba ô gạch, chợt nhớ tới tuổi thơ dữ dội của những ngày xưa lúc còn thơ ấu - cái thời mà cây kem vẫn được định giá bằng những đôi dép đứt.

Anh trai bảo, mùa này mà vừa hái xoài chua nhà bà hàng xóm vừa cắn ngập que kem trong cái tê răng nhíu mắt thì vui biết mấy. Tôi nhìn sang, thấy nắng đang lén đậu lên mái đầu sớm lốm đốm muối tiêu vì vất vả của anh, chợt nhớ tới tuổi thơ dữ dội của những ngày xưa lúc cả hai còn thơ ấu - cái thời mà cây kem vẫn được định giá bằng những đôi dép đứt.

Ảnh minh họa: vanhoavaphattrien

Ngày ấy vui lắm, những niềm vui giản đơn của đứa trẻ nông thôn chỉ cần vài ba thứ quà ăn vặt là đủ sung sướng cả buổi. Tôi nhớ mình hay chạy chân trần theo anh trai, nhướn dáng người thấp bé để cố với tới cái thùng kem sau xe đạp chú Sáu. Khi lũ bạn tản ra mỗi đứa cầm một que hít hà, tôi bất giác nhìn xuống đất, cọ hai chân không dép ngoạc miệng khóc òa. Anh trai vốn không tính mua, thấy vậy lúng túng tháo một chiếc dép đang mang, đổi cho tôi được nửa cây kem sứt sẹo. Nước mắt tôi quyện cùng chút kem mát lạnh tan chảy dưới nắng, nom lem nhem như một chú mèo lười. Anh thấy vậy cũng bật cười nhưng về đến nhà liền phải khóc. Ba đánh anh mấy roi vì tội làm rơi mất dép.

Nhà thiếu ăn lại đông nhân khẩu nên hai anh em đang tuổi lớn luôn thường trực cái đói. Những cây kem được đổi bằng những chiếc dép nhựa lúc đó trở thành thức quà, mang chút đường vỗ về dạ dày trống hoác của chúng tôi. Thần kì đến nỗi khi giờ này nghĩ lại vẫn như còn thấy dư vị ngọt ngào thấm đẫm môi lưỡi. Tuổi thơ của tôi cũng vì vậy mà luôn háo hức tiếng leng keng từ thùng kem của chú Sáu. Tiếng rao dạo vang trong gió luồn qua tán cây bàng trước làng, kéo chân tôi chạy theo như một thói quen vô thức. Buồn cười là dù có dép để đổi hay không thì tôi cũng muốn xúm xít lại quanh thùng kem lành lạnh như thể chỉ cần đứng gần nó một chút, hít nhiều hơi từ đó một chút thì sẽ giảm bớt cái sự thèm thuồng. Chú Sáu lắm lúc mủi lòng liền cho hai anh em một que kem còn dư cuối buổi bán. Có lẽ ánh mắt của chúng tôi khi đó đã làm chú Sáu động lòng.

Ảnh minh họa: Khánh Minh/ Danviet

Trong góc bếp nhà tôi có một ngách nhỏ. Đó là “căn cứ” bí mật của hai anh em. Chúng tôi giấu những đôi dép đứt lượm được ngoài bãi rác, chờ gom đủ số lượng sẽ đem đi đổi kem. Còn nhớ có năm tầm 27 tết, mẹ dọn dẹp nhà cửa lôi được đống dép cũ bị chuột chui vào làm ổ ra, tức quá quất cho chúng tôi mấy roi. Hai anh em sau đó bị phạt khoanh tay đứng úp mặt vào xó một buổi.

Anh lớn dần rồi đi học xa. Có năm tết không về nhà vì phải ở lại phụ quán nước trên thành phố. Tôi ngồi trước hiên ngóng nhìn ra đầu ngõ buồn rười rượi vì chẳng thấy bóng anh. Xe đạp của chú Sáu vẫn leng keng, nhưng tôi chẳng muốn chạy theo nữa. Góc nhà sạch sẽ hơn, chỉ dư lại hai đôi dép cũ tôi để dành chờ anh về cùng đi đổi kem như dạo trước. Thế nhưng tới khi tiếng leng keng đã vẳng xa, cửa nhà lại chẳng bật ra với câu nói “anh đã về” như mong ước. Lúc ấy, nước mắt chợt trào khỏi mi. Có lẽ, nước mắt đã trở thành thứ ngôn ngữ thay thế khi mọi câu nói trở nên khó diễn đạt nổi bằng lời.

Ảnh minh họa: pngtree

Năm tôi vừa tốt nghiệp thì ba mất. Tết đó nhà vắng hoe. Anh trai xoa đầu tôi, lén dúi vào tay tôi que kem ướp lạnh. Tôi không còn thèm đường cũng không đói, nhưng vẫn chậm rãi ăn. Nước mắt lại quyện cùng chút kem chảy ra pha mặt tôi thành bảng màu loang lổ. Anh lại bật cười như lúc nhỏ, nhưng trong mắt thì đỏ hoe ươn ướt. Lần này sẽ chẳng phải khóc vì bị đánh đòn nữa. Nhưng sao mà tim chúng tôi lại nhói đau.

Nhiều năm trôi qua, mẹ già đi như vốn dĩ phải thế. Đôi chân mẹ bị tê cứng không còn đi lại được. Góc bếp chiều 27 tết chẳng còn tinh tươm như ngày xưa. Đêm 29 Tết, anh em tôi về nhà đốt cho ba cây nhang, lụi cụi dọn mớ mạng nhện trong góc, chợt rưng rưng mắt khi thấy lại hai đôi dép ngày nào.

Nguyễn Trúc

User
Ý KIẾN

Hà Nội đương vào khoảnh khắc giao mùa. Gánh hoa loa kèn trắng tinh khôi tỏa mùi hương dịu nhẹ giao hòa trong làn gió nhè nhẹ khiến tâm hồn đa cảm thêm khắc khoải giao cảm với đời, để mênh mang thương nhớ hương vị cà phê Giảng - thức uống trở thành một phần thân thương, một phần văn hóa của Hà Nội phố.

Tháng ba lất phất mưa xuân. Trong màn bụi nước li ti với chút se se lạnh của rét nàng Bân, những bông hoa bưởi đua nhau bung nở khoe sắc. Hoa bưởi không rực rỡ như hoa cúc, không kiêu sa như hoa hồng, không lôi cuốn như hoa ly mà lẳng lặng làm xao lòng người với màu trắng ngà quý phái và mùi hương mộc mạc, tinh khiết.

Tối nay khu phố tôi mất điện. Ngôi nhà chìm trong ánh sáng tù mù của cây đèn sạc. Tôi chợt nhớ những ngày mất điện ở quê nhà. Nhớ ngọn đèn đom đóm tỏa ra ánh sáng mỏng manh huyền ảo trong đêm thanh vắng.

Cậu em gửi cho tôi hình mẹ già đang xay bột, khiến cả một trời thương nhớ ùa về. Tôi nhớ mẹ. Mẹ tôi làm bánh mùng 3 tháng Ba.

Thành phố thức giấc bởi những âm thanh quen thuộc mỗi ngày. Sự vận động của các con phố, từng ngôi nhà tạo nên nét riêng cho khu phố cổ Hà Nội.

Trong mắt những người yêu Hà Nội, thì Hà Nội không phải chỉ có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mà Hà Nội còn có những mùa hoa, mùa nắng, mùa mưa...và mùa lá rụng rất đẹp, lãng mạn, đầy quyến rũ.

Giật mình tỉnh giấc giữa canh khuya, có tiếng con chim cuốc văng vẳng dội vào không gian vắng lặng, lọt qua thính giác xâm chiếm tâm hồn tôi. Thanh âm da diết ấy khuấy động khiến trong tôi khắc khoải bao nỗi niềm mà không sao nối tiếp giấc mơ còn dang dở.

Vậy là tháng tư đã về. Vào một ngày tháng tư năm đó có một cô gái đến Hà Nội, và cô xa Hà Nội cũng vào một ngày tháng tư. Người xa khuất, tháng năm như nước chảy qua cầu, chỉ còn ký ức là ở lại. Hà Nội và tháng tư không biết tự bao giờ đã để lại trong trái tim cô một nỗi nhớ sâu đậm khó phai.

Có một người con gái miền Nam biết tới món bánh giò của Hà Nội qua lời kể của ba. Cái dẻo bùi của bột gạo, cái beo béo đặc trưng của bánh giò, chỉ đơn giản vậy nhưng lại khiến người ta nhớ mãi. Và giờ cô ấy đã hiểu sao ngày xưa ba mình lại ưa món bánh giò đến vậy.

Người con gái, trong một chiều đứng lặng dưới gốc cây, cô bắt gặp những chùm hoa bưởi trắng như mây trời, như chiêm bao. Hương bưởi đưa cô về những mùa hoa thương nhớ.

Có một món ăn dân dã đi cùng một người từ Bắc vào Nam. Nó mộc mạc mà đậm đà như tình quê, tình người. Đó là món lạc rang, hay gọi theo người miền Nam là món đậu phộng rang.

Cứ mỗi độ tháng 3 đến, những người dân sống tại xã An Mỹ (Mỹ Đức, Hà Nội) lại được chiêm ngưỡng vẻ tuyệt đẹp của hoa gạo. Những cây gạo nở hoa đỏ rực như thắp những đốm lửa giữa khoảng trời mênh mang, tô điểm quang cảnh và tạo nên nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.

Trời dần chuyển sang cái oi bức của cuối xuân đầu hè. Tôi ngó ra ngõ thấy nắng đậu lưng chừng bên tường ướp vàng vài ba ô gạch, chợt nhớ tới tuổi thơ dữ dội của những ngày xưa lúc còn thơ ấu - cái thời mà cây kem vẫn được định giá bằng những đôi dép đứt.

Xuân đã sang đến hai phần chặng đường. Lộc non biêng biếc. Không gian các miền quê thoang thoảng hương xoan, hương bưởi, khiến con người không thể không thở thật chậm và sâu. Mùa xuân đã chín. Trên nền xanh miên man, trung du bỗng rộ lên màu đỏ rực của hoa gạo.

Bạn có thường ngồi nhâm nhi một ly cà phê nơi góc phố để nhìn ngắm ngã tư đường khi bình minh đến, hoặc thưởng thức những món ăn bình dân nơi ấy lúc trời về khuya, ngắm nhìn những sắc màu cuộc sống và lắng nghe những thanh âm của phố phường?

Đều đặn tuần sáu ngày, ròng rã suốt bảy năm trời, nắm cơm của mẹ cùng chúng tôi đến trường. Anh em tôi nên vóc nên hình, trưởng thành là nhờ nắm cơm ấy, học được bằng này bằng nọ cũng nhờ nắm cơm ấy...

Có lẽ, cái se lạnh còn vương lại của mùa đông hay làm cho lòng người hoài niệm về quá khứ và nhớ về một mối tình còn dang dở thuở đôi mươi. Như ai đó từng nói, đôi khi yêu một người, rồi sẽ yêu luôn cả thành phố ấy. Chỉ cần nghĩ tới nơi chốn hai người từng hò hẹn, con phố nơi hai người từng nắm tay là bao điều nhớ thương lại trào về, khiến nơi chốn ấy cũng trở nên có hồn đến lạ.

Thời gian trôi đi, mỗi thành viên trong gia đình sẽ đều thay đổi qua tháng năm. Những bức ảnh gia đình, dù cầu kỳ hay giản dị, dù trang trọng hay thoải mái, tự do chỉ cần lưu lại được những giờ phút hạnh phúc đầm ấm bên nhau là tuyệt lắm rồi!

Cho đến khi năm tháng bồi đắp để chúng ta lớn lên và trưởng thành, sẽ có một lúc nào đó, ta nhận ra rằng: Tết không phải chỉ định lượng từ ngày 30 - ngày cuối cùng của năm cũ đến thời điểm hóa vàng, mà Tết sẽ bắt đầu kể từ khi những mùi rất riêng của nó len lỏi trong cái giá buốt của gió bấc những ngày tháng Chạp.

Có khi nào khi trời đất chập chùng mưa bụi. Những ngọn gió lạnh len lỏi vào xống áo, cây cỏ bỗng nảy chồi non, loang loáng sắc đào hoa xuống phố, thoang thoảng hương mùi già, bạn mới giật mình tự hỏi: Mùa Tết đã đến rồi ư?

"Đi công viên chơi đi!", cứ tầm mùng 3 Tết là mấy đứa bạn cùng khu tập thể lại chạy đến rủ rê. Ừ đi thì đi, sau những trò chơi thường nhật, chúc tụng gia đình họ hàng, găm tiền "mừng tuổi" lưng lửng túi, thì việc đi chơi cũng là cái thú ngày Tết, nhất là với đám trẻ nhỏ mười hai, mười ba như chúng tôi.

Mặc dù không có hình, có dáng nhưng mùi hương lại có sức mạnh đặc biệt khi có thể chiếm trọn cảm xúc, tâm trí, ký ức của chúng ta. Trong số nhiều mùi hương đã bám rễ trong tâm hồn mình, với tôi mùi của Tết sâu đậm, có khả năng gợi nhớ và có ý nghĩa thiêng liêng hơn cả. Những mùi hương thân quen ấy đã đi theo tôi qua bao năm năm tháng cuộc đời và giờ đây đã chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức. Để mỗi khi Tết đến, những mùi hương kỳ diệu ấy lại thức dậy khiến lòng dạ tôi nôn nao với những cảm xúc phấn chấn, bồi hồi khó tả.

Cuộc sống giờ đây đã có nhiều đổi thay nhưng dù có thay đổi đến thế nào thì mỗi khi đến Tết người Hà Nội lại không thể không nhớ về những cái "Tết cũ", "Tết xưa" với bao tình cảm nhớ thương, trân trọng. Tản văn dưới đây của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Hưng sẽ giúp chúng ta hồi tưởng lại không khí Tết của cái thời chưa xa ấy.