Thưởng trà trên cao nguyên Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây không chỉ thu hút khách du lịch bởi những ruộng cải trắng tinh khôi, hoa dã quỳ vàng rực mà còn bởi những đồi chè xanh mướt, bạt ngàn.
Các sản phẩm từ cây chè không chỉ cung cấp nguyên liệu cho những sản phẩm chè xanh trứ danh, đem lại nguồn kinh tế lớn cho người dân, mà còn là một nét văn hóa độc đáo, riêng có ở núi rừng Tây Bắc.
Cao nguyên Mộc Châu từ lâu đã được ví như nàng thơ của núi rừng Tây Bắc với những đồi chè xanh bát ngát. Cây chè không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “sản phẩm du lịch” hấp dẫn du khách gần xa. Đến đồi chè vào buổi sáng, du khách có thể tận hưởng hương chè thơm ngát, thoang thoảng trong gió và cảm nhận mùi hương thanh khiết của cỏ cây núi đồi.
Em Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Du khách Hải Dương bày tỏ: "Không khí trên đây rất là dễ chịu, mát mẻ. Chè trồng rất là nhiều, đặc biệt có cả hình trái tim nữa, em chưa thấy ở đâu mà có nhiều như vậy".
Một ngày mới bắt đầu trên cao nguyên với những người công nhân hái chè. Những búp chè xanh tươi nhất được chọn lựa thủ công từ những bàn tay lao động kinh nghiệm và đầy tâm huyết.
Ông Mai Văn Kháng - công nhân hái chè chia sẻ: "Một tôm hai lá, một lá hai chừa. Ý muốn nói là búp một tôm hai lá và hai cái lá chừa để đảm bảo sinh trưởng cho cây chè về lứa sau..."
Bà Nguyễn Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, Sơn La cho biết: "Với đặc điểm khí hậu của Mộc Châu, có thể ban ngày rất nóng nhưng ban đêm lại rất lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 18-22 độ C cho nên chất lượng của cây chè rất là tốt. Cây chè còn cho kinh tế về mặt du lịch. Tất cả du khách đến Mộc Châu thì không ai là không tham quan đồi chè..."
Theo các nghệ nhân pha trà nơi đây, để có một ấm trà ngon, trước tiên phải lưu ý đến các bước nhất nước, nhị trà, tam pha, tứ ấm.
Anh Hồ Huy Hiếu - HTX Chè Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La chia sẻ: "Nhiệt độ nước không để quá cao hay quá thấp, từ 85-90 độ C để cho trà nở là phù hợp. Sau khi pha trà chắt trà ra chén tống để cho trà nghỉ. Mình mở ấm để cho trà thoát khí, lúc nào mình uống thì chắt nước vào tiếp".
Anh Quản Trọng Luân - Du khách Hà Nội tâm sự: "Đầu tiên mình uống có cảm giác đắng nhẹ, chát nhẹ, sau đó là thấy mát dịu và có vị thơm sâu trong miệng..."
Không chỉ có cảnh quan đẹp, cao nguyên Mộc Châu còn thu hút du khách bởi văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa. Từ những nếp nhà sàn truyền thống, ẩm thực dân tộc đến các điệu múa dân gian hay các lễ hội... đều trở thành những trải nghiệm khó quên. Tất cả những điều này khiến du khách lưu luyến và nhiều lần trở với vùng đất cao nguyên này.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Đại sứ quán Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Cộng hòa Séc và Hội cựu sinh viên châu Âu tại Việt Nam tổ chức Hội chợ Giáng sinh EU 2024 tại Hà Nội.
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Cuba thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam tổ chức đêm nhạc Mỹ Latinh lần thứ XII vào tối 15/12.
Đại tá, nhiếp ảnh gia Trần Hồng vừa phối hợp cùng UBND phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Từ 1/1/2025, Hà Nội sẽ chính thức thu phí tham quan tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và bảo tàng trên địa bàn thành phố, các mức thu phí dao động từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt.
Không gian "Đêm Trúc Bạch" tại đảo Ngọc, quận Ba Đình, Hà Nội, đã mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách tham quan. Dù là người Việt Nam hay khách du lịch nước ngoài, bức tranh êm ả về một thời bao cấp khó khăn đã chạm đến cảm xúc của từng tâm hồn.
Ngày 17/12/2024 đánh dấu mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh, vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Vừa qua, những tác phẩm đa phương tiện từ cuộc thi "Happy Việt Nam - Việt Nam hạnh phúc" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, đã cho thấy hiệu quả tích cực trong hành trình đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò. Cột điện đinh tán hiện diện dần trở thành “mảnh hồn đô thị”.
Hôm nay 15/12 là ngày thành lập Hiệp hội UNESCO Hà Nội. 30 năm qua ghi dấu hành trình góp phần gìn giữ và lan toả sản văn hóa Thủ đô của 37 câu lạc bộ, trung tâm, đoàn nghệ thuật, hơn 1.500 hội viên trực thuộc Hiệp hội UNESCO Hà Nội.
Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.
Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.
Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.
Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”.
Sáng 13/12, tại Nhà Thái học Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở VH-TT Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH-TT&DL đã tổ chức Hội nghị “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Festival hoa Mê Linh lần thứ hai năm 2024, với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Đó là kế hoạch vừa được Thường trực Huyện ủy Mê Linh thông qua.
Ngoài việc tạo ra các không gian văn hóa mới góp phần bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực, thì du lịch đêm đã trở thành nền tảng để phát triển kinh tế ban đêm dựa trên nguồn lực của di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Chiều 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với Thành ủy Hà Nội và Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Hội thảo “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhằm nhìn nhận, đánh giá và tôn vinh những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà lý luận, phê bình và nhà lãnh đạo văn nghệ Nguyễn Đình Thi đối với văn hóa và văn học, nghệ thuật nước nhà.
Sáng 12/12, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hoả Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt", nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô, mà còn là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.
Vietnam Town - phố Việt Nam đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại tỉnh Udon Thani, Thái Lan vào tháng 12 năm ngoái. Tròn một năm từ khi khai trương, phố Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm thu hút du khách Việt Nam và bạn bè quốc tế khi đến Thái Lan.
Tối ngày 11/12, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".
Tròn 1 năm thành lập, CLB văn hóa áo dài Việt Nam đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. 38 nhà thiết kế áo dài từ mọi miền Tổ quốc đã dâng hương, tỏ lòng thành kính trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024".
Tại Hà Nội, Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam, ông Saadi Salama, Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, đã chủ trì tiệc chiêu đãi, giao lưu giữa Đại sứ các nước của đoàn ngoại giao. Tham dự sự kiện có hơn 50 Đại sứ và Trưởng các cơ quan ngoại giao tại Hà Nội.
Trình diễn thực cảnh tương tác - hình thức nghệ thuật sân khấu mới mẻ đang mang đến một cách tiếp cận độc đáo để khám phá lịch sử và văn hóa Thủ đô. Thay vì chỉ xem, khán giả được hòa mình vào câu chuyện, trực tiếp tham gia vào không gian và nhịp sống của quá khứ được tái hiện.
Tại Bảo tàng Hà Nội, vào tối 10/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Tối 10/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tổ chức tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại Bảo tàng Hà Nội và ra mắt Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội.
Nhiều cổ vật được tìm thấy ở Huế được đưa đến TP. HCM và trưng bày triển lãm tại Bảo tàng thành phố.
Sáng 9/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với quận Hoàn Kiếm tổ chức Hội thảo khoa học: “Đầu tư và tài trợ cho văn hoá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học gợi mở cho Việt Nam”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Hồng Sơn dự.
Thêm 1 không gian công cộng đa chức năng vừa được hình thành từ việc cải tạo một bãi rác trên bờ vở sông Hồng.
Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến, không chỉ lưu giữ những giá trị lịch sử qua văn hóa mà còn qua từng công trình kiến trúc. Cuốn sách "Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp" ra mắt mới đây, đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về lịch sử Hà Nội thăng trầm, được thể hiện qua những di sản kiến trúc đặc sắc.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề “Ẩm thực kết nối” đã khai mạc sáng 8/12 tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Cuộc thi ảnh và video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, sẽ triển lãm và trao giải thưởng cho các tác phẩm xuất sắc lúc 20h ngày 11/12, tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Cùng với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, dòng tranh đỏ Kim Hoàng từ lâu đã là một phần di sản văn hóa quý báu của Việt Nam. Sau hơn 70 năm thất truyền, giờ đây, dòng tranh này đang dần được hồi sinh.
Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, không chỉ lưu giữ những giá trị lịch sử qua văn hóa mà còn qua từng công trình kiến trúc. Cuốn sách "Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp" ra mắt ngày 6/12, đã vẽ nên bức tranh toàn cảnh về lịch sử Hà Nội thăng trầm, được thể hiện qua những di sản kiến trúc đặc sắc.
Tại nhà Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm (Hà Nội), tối 6/12, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức triển lãm nghệ thuật và ra mắt ấn phẩm “Điện phố”.
Chiều 6/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc Triển lãm và Trao giải thưởng Cuộc thi Tranh Đồ họa các nước ASEAN 2024 tại Thành phố Hải Phòng.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chiều 6/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “80 năm vững bước dưới cờ Đảng quang vinh”.
Từ 15 sự kiện được đề cử, chiều 6/12, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu của năm, nhằm tiếp tục lan toả những thành tựu đạt được của ngành.
Như thông lệ hàng năm, để chào đón năm mới 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem "Tết Ất Tỵ".
Là một di sản văn hoá vô cùng đặc biệt, ca trù đã và đang được gìn giữ, truyền dạy và lan toả nét đẹp nhờ sự say mê, tình yêu nghệ thuật dân gian của nhiều nghệ nhân, ca nương, kép đàn.
Với những ai yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ và yên bình, thì hồ Quan Sơn là một điểm đến không thể bỏ qua.
Nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, Hà Đông là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa, là miền di sản với những giá trị văn hóa lâu đời, lưu giữ nét cổ kính hiếm có. Đến với Hà Đông là đến với một kho tàng di sản văn hóa, nơi mỗi bước đi đều là hành trình khám phá những nét đẹp độc đáo của đất Việt.
0