Tỉ lệ đột quỵ ở nam giới cao gấp 1,5 lần nữ giới
Theo kết quả nghiên cứu với sự tham gia của 10 trung tâm đột quỵ lớn trên toàn quốc, thì độ tuổi đột quỵ trung bình ở người Việt là 65. Trong đó tỉ lệ đột quỵ ở nam giới tại Việt Nam cao hơn gấp 1,5 lần so với nữ giới.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Đột quỵ quốc tế năm 2022 với chủ đề "Thách thức và cơ hội" diễn ra ngày 5/11 tại Hà Nội.
Đột quỵ não đang là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng của các quốc gia. Đột quỵ não là căn nguyên gây tử vong đứng hàng thứ hai và căn nguyên gây tàn phế đứng hàng thứ ba trên toàn thế giới.
Hội nghị năm nay được tổ chức với mục đích cập nhật liên tục các kiến thức mới-kỹ thuật mới trong điều trị đột quỵ để hội nhập với sự phát triển của chuyên ngành này trên thế giới.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đều phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật kép, gồm các bệnh truyền nhiễm mới nổi cũng như các bệnh lưu hành và sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Các báo cáo khoa học hàng năm cho thấy hằng năm tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 74% các ca tử vong nói chung, đây là một con số rất lớn trong điều kiện kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
Các bệnh không lây nhiễm chính có 4 nhóm gồm: các bệnh về tim mạch (trong đó có đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp), các bệnh về ung thư, bệnh hô hấp mạn tính và đái tháo đường. Đây đều là các bệnh/nhóm bệnh gây ra những hậu quả nặng nề do tỷ lệ tử vong và tàn phế khá cao.
Theo Hội Đột quỵ thế giới 2022, mỗi năm thế giới có hơn 12,2 triệu ca đột quỵ não mới, trong đó hơn 16% xảy ra ở người trẻ 15-49 tuổi. Về con số tử vong, mỗi năm có tới 6,5 triệu ca với hơn 6% trong số đó là người người trẻ.
"Con số này thật đáng báo động, vì nhóm người trẻ tuổi là lực lượng lao động chính của mỗi gia đình và xã hội"- Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Tỉ lệ đột quỵ ở nam giới cao gấp 1,5 lần nữ giới
Đặc biệt, trong hội nghị này, PGS. TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã công bố nghiên cứu đa trung tâm về tình hình đột quỵ tại Việt Nam gồm 10 Trung tâm đột quỵ lớn trên toàn quốc. Đây là nghiên cứu lớn có số lượng bệnh nhân tham gia lớn nhất từ trước đến nay của chuyên ngành đột quỵ với 2.310 người.
Kết quả bước đầu cho thấy, độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi, trong đó độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần so với nữ. "Số liệu này khác hoàn toàn với nước ngoài là nữ giới bị đột quỵ nhiều hơn nam giới" - PGS Tôn cho biết.
Về phân loại đột quỵ, ở các nước phát triển, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chiếm 85%, chảy máu não khoảng 15%, nhưng tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não là 76%, còn chảy máu não là 24%. Yếu tố nguy cơ hàng đầu vẫn là tăng huyết áp, theo số liệu sơ bộ thì 78% số người bị đột quỵ là do tăng huyết áp.
"Như vậy ở Việt Nam tỷ lệ chảy máu não khi bị đột quỵ cao hơn so với nước ngoài, đặc biệt đáng lưu ý là tỷ lệ người trẻ dưới 45 tuổi, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chỉ chiếm 50%, còn chảy máu não chiếm đến 46%. Ở người trẻ, tỷ lệ chảy máu não gia tăng rất nhiều"- PGS.TS Mai Duy Tôn nhấn mạnh.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện trong vòng 6h đầu hiện nay mới đạt được khoảng 33%. So với nước ngoài tỉ lệ này rất thấp.
"Khi bệnh nhân đến trong 6h đầu thì sẽ có cơ hội điều trị tái tưới máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi thì chỉ có 14% trong tổng số 33% bệnh nhân đến sớm đã được điều trị tái tưới máu bằng kĩ thuật tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc sử dụng các dụng cụ lấy huyết khối đường động mạch. Ở nước ngoài thì đến 50% số bệnh nhân đến sớm được điều trị tái tưới máu." - PGS. TS Mai Duy Tôn thông tin.
PGS. TS Mai Duy Tôn cho biết có những bệnh nhân tới cấp cứu mới có 11 tuổi. Đối với những bệnh nhân đột quỵ trẻ, đặc biệt là đột quỵ chảy máu não thì có một tỷ lệ liên quan đến tăng huyết áp. Tuy nhiên rất nhiều trong số đấy liên quan đến những bất thường về mạch máu vốn có tiềm ẩn từ trước mà người bệnh không được phát hiện, và đột quỵ là hậu quả cuối cùng ở thời điểm mạch máu bị vỡ ra. Chính vì vậy, những bệnh nhân có người nhà có tiền sử bất thường về mạch máu, ví dụ như dị dạng động tĩnh mạch, các khối phình động mạch não thì nên tầm soát người trong gia đình để phát hiện sớm các trường hợp có yếu tố nguy cơ, từ đó có các biện pháp phòng ngừa vỡ các mạch máu gây ra đột quỵ chảy máu não.
"Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho chiến lược điều trị, đầu tiên đó là vấn đề về cấp cứu chung, ngay tại các bệnh viện cũng cần rút ngắn thời gian đánh giá để làm sao có thể mang được nhiều cơ hội cho người bệnh cấp cứu đột quỵ có thể được điều trị tái tưới máu trong khoảng thời gian cửa sổ từ 4,5 - 6h. Đồng thời cần thay đổi lối sống để kiểm soát chỉ số huyết áp tốt, nhằm ngăn ngừa bệnh đột quỵ có thể xảy ra trong tương lai." - PGS Tôn lưu ý.
Cũng nhân dịp này, Trường Đại học Y Dược – ĐH Quốc gia Hà Nội công bố quyết định thành lập Bộ môn Đột quỵ và Bệnh lý mạch máu não được xây dựng trên cơ sở Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai, đây là Bộ môn đào tạo chuyên sâu về đột quỵ đầu tiên trên cả nước. Đồng thời, hội nghị cũng là dịp Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai được nhận chứng nhận Kim Cương lần thứ 7 của tổ chức Đột quỵ thế giới và cá nhân PGS. TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Trưởng Bộ môn Đột quỵ và Bệnh lý mạch máu não được Hội Đột quỵ thế giới đề cử vào nhóm các cá nhân xuất sắc được vinh danh 2022. |
Ý KIẾN
Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.
Các tay golf hàng đầu thuộc hệ thống DP WorldTour đang tranh tài tại giải Mauritius mở rộng trong tuần này. Sau hai vòng đấu, ngôi đầu trên bảng xếp hạng đang được chia sẻ bởi hai golfer.
Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.
Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Tuần qua, Trung tâm Thẩm mỹ - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân nữ 25 tuổi ở Hà Nội bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.
Hôm qua (19/12), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tiếp tục khai trương thêm một bệnh viện đa khoa hiện đại điều trị hiếm muộn tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hôm nay (19/12), cả 4 bệnh nhân trong vụ cháy quán cà phê ở quận Bắc Từ Liêm đều sẽ được chuyển sang Viện bỏng Lê Hữu Trác.
Sáng 18/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức tái khám miễn phí cho toàn bộ các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini xảy ra vào tháng 9/2023 ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân), để theo dõi sức khỏe và đánh giá những di chứng do ngạt khói ở những bệnh nhân nặng.
Ca ghép phổi thứ hai đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện phổi Trung ương. Đây là ca ghép được đánh giá là phức tạp, khó khăn, do người mắc nhiều bệnh nền nặng.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, tại Việt Nam và Hà Nội nhằm phát hiện sớm các ca mắc, nghi mắc để thực hiện các phương án phòng, chống phù hợp, kịp thời.
Khi chúng ta bị ốm, bị đau, chúng ta thường sẽ có tâm trạng lo lắng và mệt mỏi. Lúc đó, nghệ thuật sẽ là liệu pháp giúp giải tỏa tinh thần.
Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời hai bệnh nhi (2 tuổi) bị ngộ độc sau khi ăn nhầm lá hoa thủy tiên.
Giai đoạn khí hậu, thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc phòng chống bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi, tăng 19 ca so với tuần trước. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh, Hà Nội sẽ tiếp tục tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1 - 5 tuổi.
Một gia đình bốn người ở huyện Thạch Hà vừa bị ngộ độc do đốt than trong phòng kín để sưởi ấm khi trời trở rét.
Nga đã phát triển thành công vaccine mRNA chống lại ung thư và sẽ phân phối miễn phí cho bệnh nhân vào đầu năm tới. Điều này mở ra hy vọng cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.
Bộ Y tế vừa có tờ trình về việc ban hành Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 4193 về việc tăng cường kiểm soát chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gửi Sở Y tế, Bảo hiểm Xã hội thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã.
Hội CCB Thành phố Hà Nội phối hợp với Bệnh viên Quân y 103, Hội CCB huyện Thanh Oai tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 300 cán bộ, hội viên CCB ở 7 xã trên địa bàn huyện.
Thời tiết chuyển rét sâu khiến lượng bệnh nhân bị đột quỵ gia tăng. Nhiều ca nhập viện muộn, đã qua “thời gian vàng” điều trị.
Thời tiết hiện nay tại Hà Nội là môi trường hoàn hảo để dịch bệnh phát triển, trong đó có dịch sởi. Rất nhiều trẻ em đã phải nhập viện trong 1 tháng trở lại đây, đa số bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ho, sốt cao và sổ mũi; nhiều trẻ thì có biến chứng rất nặng.
Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa điều trị thành công cho một trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi bị sốt xuất huyết.
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện, sáng 14/12, đoàn viên thanh niên Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Tuần lễ hồng EVN lần thứ X” năm 2024 với thông điệp “Vạn trái tim - Một tấm lòng”.
Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 80 ca tử vong do bệnh dại.
Năm 2024, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai hiệu quả hoạt động dược lâm sàng theo mô hình “Bệnh viện Chị - Em”, phân công 7 bệnh viện hạng I gồm: Xanh Pôn, Ung bướu Hà Nội, Tim Hà Nội, Thanh Nhàn, Phụ sản Hà Nội, Đức Giang, đa khoa Hà Đông hỗ trợ các bệnh viện hạng II trong triển khai hoạt động dược lâm sàng.
Để chuẩn bị cho lượng máu dự trữ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu để điều trị cho người bệnh.
Do ảnh hưởng không khí lạnh, những ngày vừa qua thời tiết ở Lai Châu chuyển rét đậm, đặc biệt tại các xã vùng cao, nền nhiệt hạ thấp dưới 10 độ đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân.
Với sự chứng kiến của đại diện Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Viện Nghiên cứu Tâm Anh đã công bố triển khai dự án VISTA-1 về thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư RBS2418 của Hoa Kỳ.
Một nghiên cứu mới đã mang đến hy vọng cho hàng triệu phụ nữ mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu. Theo đó, một số bệnh nhân có thể được theo dõi chặt chẽ và chỉ cần dùng đến các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật và xạ trị nếu bệnh tiến triển xấu.
Rét đậm đã xuất hiện ở nhiều nơi, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ xuống thấp dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, đột quỵ... Vì vậy, việc giữ ấm cơ thể là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe, nhất là đối với người già, trẻ nhỏ.
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội triển khai thực hiện phần mềm bệnh án điện tử tháng 5/2024. Đây là bệnh viện thứ 10 của ngành y tế Thủ đô thực hiện bệnh án điện tử.
Theo thông tin từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, để chuẩn bị cho lượng máu dự trữ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, Viện dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025. Trong đó, máu nhóm O cần khoảng 50% tổng lượng máu.
Vào thời tiết lạnh, tỉ lệ đột quỵ có thể tăng 20-30% so với những ngày thời tiết bình thường. Mặc dù kiến thức của cộng đồng đã được nâng cao, tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân nhập viện đã qua mất thời gian vàng trong điều trị.
Liên quan đến dịch bệnh "bí ẩn" tại Congo khiến 406 trường hợp mắc, trong đó có 31 ca tử vong, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp.
Thời tiết miền Bắc chuyển mùa khiến nhiều bệnh nhân mắc sởi ở người lớn nhập viện do chủ quan cho rằng, bệnh sởi chỉ ở trẻ em nên không khám, điều trị. Thực tế, người lớn cũng mắc bệnh sởi, có thể gặp những biến chứng khôn lường, thậm chí gây tử vong.
Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hồng Hà vừa bị xử phạt 23 triệu đồng kèm theo đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở vì đã không tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đăng ký đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 20, chiều 10/12, với đã số đại biểu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết Quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội quản lý.
Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế phối hợp cùng đại diện một số tổ chức quốc tế đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về "Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người", giai đoạn 2021-2025.
Theo lãnh đạo CDC Hà Nội, số ca mắc sởi tại Hà Nội đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo trong thời gian tới, số ca mắc sởi có thể tiếp tục tăng lên.
Một thiếu niên 16 tuổi hôn mê sau tai nạn giao thông, được các bác sĩ đưa thân nhiệt về 36,4 độ C, còn gọi 'ngủ đông' nhân tạo, cứu sống ngoạn mục.
Thời tiết Hà Nội tiếp tục duy trì trạng thái lạnh và thậm chí là chuyển rét sâu, các chuyên gia khuyến cáo có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi, trong đó 19 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi.
Từ năm 2025, khi đi khám, chữa bệnh BHYT người dân cần lưu ý 5 quy định mới này để bảo vệ quyền lợi của mình.
Cục Quản lý Dược đã có công văn yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong các dịp Tết sắp tới.
0