Tiếng kẻng chạy lũ

Tiếng kẻng, tưởng chừng chỉ còn trong ký ức của thế hệ đi qua thời kỳ chiến tranh, giặc giã, đi qua thời bao cấp, nhưng trong những ngày bão lũ vừa qua, lại vang lên sống động.

Có một thời, mọi người đã quen với tiếng kẻng. Kẻng trong đơn vị quân đội, công an, công trường, nhà máy, hợp tác xã, trường học… Kẻng báo thức, kẻng báo ngủ, kẻng báo giờ đi làm, giờ giải lao, hết giờ làm…Kẻng báo động khi có máy bay giặc, kẻng báo cháy nhà, kẻng báo vỡ đê…

Tiếng kẻng chạy lũ tại Làng Nủ

Người dân hô hoán, khua tay, cố gọi thật to báo cho các chiến sĩ "chạy đi, chạy nhanh đi", "lên bờ ngay đi". Chỉ huy các lực lượng cũng ngay lập tức ra lệnh "dừng tìm kiếm, di chuyển đến nơi an toàn". "Chạy đi, chạy nhanh đi". "Lên bờ ngay đi".

Những tiếng hô hoán thất thanh kèm tiếng kẻng báo động thúc giục các chiến sĩ đang tìm kiếm nạn nhân mất tích vụ lũ quét ở thôn Làng Nủ nhanh chóng rời hiện trường.

Rất lâu rồi mới nghe thấy âm thanh từ tiếng kẻng báo động giống thời chiến đến thế.

Tiếng kẻng báo động cùng tiếng hô hoán của những người chiến sĩ thúc giục mọi người tìm đến nơi an toàn.

Sáng 10/9, 35 mái nhà của người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, bị nhấn chìm sau trận cuồng lũ bất ngờ. Chỉ còn một vệt nâu vàng của bùn đất. Và ở dưới đó, có thể là hơn 60 thi thể bị vùi lấp, có nhiều trẻ nhỏ chưa đầy 6 tuổi.

Chiều ngày 11/9, trong lúc gần 300 người thuộc các lực lượng đang tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân thì trên đỉnh núi Con Voi đất đá lại tiếp tục đổ xuống. Lực lượng chức năng kịp thời dùng hiệu lệnh kẻng để thông báo cho người dân và các cán bộ, chiến sĩ sơ tán ngay lập tức. Tiếng kẻng cấp báo vang lên dồn dập giữa núi rừng, trong những ngày tang thương, có lẽ sẽ trở thành nỗi ám ảnh của không ít người.

Được sự chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy Lào Cai đã đưa ra phương án để tái thiết làng Nủ, xây dựng khu tạm cư cho 40 hộ dân bị lũ quét vùi lấp và những nhà ở vị trí thấp, không an toàn, theo lối nhà sàn của người Tày. Đề án do Hội kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, được toàn dân tán thành 100% và bắt đầu triển khai xây dựng từ ngày 16/9, đến ngày 31/12 sẽ hoàn thành.

Ngoài ra, trong khu tái định cư, nhà văn hóa, trường học, các công trình hạ tầng (đường, điện, nước…) cũng sẽ được xây dựng để đảm bảo cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân, các hộ dân hiện đang sinh sống ở các khu vực thấp trong vùng cũng có thể chuyển tới sống tại khu tái định cư chứ không chỉ riêng các hộ dân bị ảnh hưởng bởi trận lũ quét.

Làng Nủ sau trận cuồng lũ bất ngờ sáng 10/9.

Nước lũ đang rút dần. Thiên tai rồi cũng qua, nhưng với người dân Làng Nủ, mất mát là quá lớn và nỗi đau sẽ khó có thể nguôi ngoai. Trong đề án tái sinh Làng Nủ, có lẽ nên dành một không gian thích hợp, ở một vị trí phù hợp, nơi đó treo một chiếc kẻng. Chiếc kẻng báo lũ. Chiếc kẻng báo bình yên.

Ký ức về tiếng kẻng

Thỉnh thoảng lục lại kí ức, có biết bao kỉ niệm của một thời xa xôi khiến lòng rộn lên những xúc cảm miên man. Nhớ lại thuở ấu thơ, tiếng kẻng và tiếng trống thu không nơi quê nhà là một kỉ niệm đẹp, cũng là di sản của một thời xa vắng.

Ngày nay, cái kẻng không còn nữa. Tiếng kẻng và tiếng trống thu không gọi giờ cũng đã lặng lẽ rời xa chúng ta. Ruộng đồng cũng ngày một thu hẹp, dần vắng bóng người. Nhưng trong lòng bao nhiêu lớp người cũ đã từng đi qua một thời gian khổ đói nghèo, chật vật lam lũ với ruộng đồng, chắc sẽ không bao giờ quên được âm vang keng keng của tiếng kẻng.

Qua thời gian, chiếc kẻng vẫn làm tròn chức năng của mình, là phương tiện phát đi tín hiệu, thể hiện sự đồng thuận, đoàn kết cộng đồng…

Tiếng kẻng là di sản của một thời xa vắng.

Tại nhiều địa phương, mô hình Tiếng kẻng an ninh đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống yên bình. Tại một địa phương của tỉnh Thanh Hóa, mô hình này được xây dựng dựa trên tinh thần cố kết tình làng nghĩa xóm và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự.

Ở những khu vực nóng về tội phạm, khu vực đông dân cư, những chiếc kẻng được sử dụng để truyền mệnh lệnh nhanh hơn, kịp thời hơn khi xảy ra tình huống mất an ninh trật tự. Và từ đó, tiếng kẻng đã dần trở thành tín hiệu âm thanh quen thuộc vì sự bình yên của người dân.

Việc thực hiện mô hình Tiếng kẻng an ninh tại nhiều địa không chỉ góp phần xây dựng nếp sống văn hoá mới ở khu dân cư mà còn phát huy tốt vai trò của của người dân trong việc tham gia đấu tranh tố giác tội phạm, ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Trước đó, mô hình tiếng kẻng học bài đã ra đời và trở thành nguồn lực, tiếp sức cho nhiều em học sinh trong thời điểm đỉnh dịch Covid-19. Tại huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An, khi các em nghe tiếng kẻng sẽ tự giác dừng các hoạt động vui chơi, giải trí… để ngồi vào bàn học. Kế đó, các bậc phụ huynh sẽ nhắc nhở con em tự giác học tập. Thành quy ước, sau tiếng kẻng báo giờ học buổi tối, bậc phụ huynh tắt tivi, loa đài để có không gian yên tĩnh cho con em tập trung học bài.

Tiếng kẻng báo giờ.

Trong một số trường hợp cấp thiết, tiếng kẻng lại có chức năng đặc biệt. Đó là tiếng kẻng báo lũ chồng lũ. Như tiếng kẻng ở Làng Nủ trong ngày các lực lượng căng sức tìm kiếm nạn nhân mất tích sau lũ. Tiếng kẻng bất chợt vang lên, cùng đó là những tiếng hô hoán, thúc giục mọi người khẩn trương rời hiện trường, vì dòng lũ mới xuất hiện.

Người giữ kẻng

Chiếc kẻng đã gắn bó với người dân thôn Trung Hoàng, xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, hơn nửa thế kỷ. Kẻng được tận dụng từ một la - zăng của chiếc xe tải đã hỏng do Liên Xô cũ sản xuất từ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ông Lưu Công Mạnh cho biết: “Ký ức đầu tiên của tôi về chiếc kẻng là tiếng báo của hợp tác xã đi làm, sau đó đến thời chiến tranh thì có tiếng kẻng báo động máy bay của Mỹ, sau đó kẻng được dùng để báo hiệu cho những sự việc khẩn cấp ở địa phương".

Chiếc kẻng độc đáo này không chỉ có nhiệm vụ cảnh bão lũ. Mà cứ khi có sự việc trọng đại là kẻng lại vang dội khắp thôn làng. Nếu có lũ, có cháy thì đánh kẻng 3 liên hồi, đánh to và gấp gáp.

Xưa, nếu có máy bay địch thì đánh thúc giục gấp hơn nữa. Thời bao cấp, khi có  thông báo vào ca, tan ca nhà máy thì đánh kẻng hồi ngắn, rộn ràng. Nếu có cụ già cao niên vừa quy tiên thì 3 hồi 9 tiếng chậm rãi. Cứ như vậy, người dân thôn Trung Hoàng đã thuộc nằm lòng từng âm tiết, giai điệu của kẻng.

Bà Lưu Thị Sứ cho biết: “Kẻng từ trận lụt năm 71 là lúc mà nước ngập lên cao lắm, nghe tiếng kẻng là người già chúng tôi lại động viên con cháu ra giúp sức chống lũ, giúp dân, giúp quê hương. Mà nghe tiếng kẻng thì con cháu cũng rất hăng hái giúp đỡ”.

Chiếc kẻng hơn nửa thế kỷ gắn bó với người dân thôn Trung Hoàng.

Mặc dù hiếm khi dùng, nhưng không thể thiếu và vô cùng quan trọng, chiếc kẻng được treo ở cổng Đền thờ Đức Đại vương, thôn Trung Hoàng, tại nơi cao ráo nhất và sát bờ đê Bùi.

Còn có chuyện trước kia, những năm 1960, cũng tại đây, dân treo chiếc kẻng được tận dụng từ vỏ quả bom Mỹ ném xuống miền Bắc nước ta. Nhưng trận lụt lịch sử năm 1971, nước ngập lên đền thờ, trôi mất kẻng. Từ đó người dân dùng la - zăng của xe tải Liên Xô làm kẻng. Phế liệu từ bom Mỹ rồi đến xe tải Liên Xô, làm nên những câu chuyện nhân văn cứu người, cứu làng ở Bắc Bộ Việt Nam.

Ông Lê Quang Mạnh cho biết: “Hôm đó nhận lệnh của chính quyền địa phương báo hiệu cho người dân về cơn bão số 3, tôi trực tiếp ra gõ kẻng báo động lụt bão, đồng thời hiệu cho người dân ra chống tràn đê, tôi đồng thời cũng là người phụ trách loa đài ở đây".

Ông Mạnh nhận lệnh từ cấp chính quyền, đánh kẻng báo động cho người dân chạy lũ.

Chiếc kẻng báo động vẫn còn nguyên tác dụng cho đến tận thời đại 4.0.

Ông Lưu Công Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Thanh Bình, cho biết: “Tối 9/9, nhận công điện chống bão lũ, lúc đó thì không có điện, sóng điện thoại, không liên lạc được nên hôm đó tôi đi xe máy xuống, kiểm tra nước lên rồi cho gõ kẻng luôn, bà con kịp thời cùng lực lượng chức năng, cán bộ và chính quyền địa phương đã ra ứng cứu kịp thời cơn bão số 3".

Âm thanh tiếng kẻng có sức mạnh thật sự, với tác dụng truyền tin, tập hợp và định hướng. Tưởng chỉ còn là kí ức một thời đã qua, nhưng chính tiếng kẻng đó đã vang lên khi người dân cùng các chiến sĩ ứng phó với bão số 3, và đã dẫn dắt cộng đồng ứng phó với mưa lũ, vượt qua thảm họa an toàn.

User
Ý KIẾN

Tối 19/9, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng cao xuất bản năm 2023.

Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen.

Thời gian gần đây, khi các tân sinh viên bắt đầu làm thủ tục nhập học, lợi dụng thời điểm này các đối tượng xấu lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm, chủ quan của các bạn trẻ để gửi các tin nhắn lừa đảo đóng học phí.

Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa chỉ đạo xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong thời gian sau bão số 3.

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn, ngoài bị xử phạt hành chính sẽ bị thông báo về cơ quan để kỷ luật.

Vào rạng sáng 19/9, trên cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng giữa hai xe khách khiến hai người tử vong và nhiều người bị thương.

Ở các diễn đàn giao thông, nhiều người để lại bình luận phản ánh tình trạng các tài xế của nhà xe Phương Trang thường xuyên đi ẩu, chạy quá tốc độ, vi phạm luật giao thông.

Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội sẽ triển khai thẻ vé tháng ảo từ ngày 20/9.

Tại điểm trung chuyển xe buýt Nhổn, thuộc địa bàn phường Minh Khai quận Bắc Từ Liêm, khu vực ngồi chờ xe buýt của hành khách thường xuyên bị chiếm dụng làm nơi bán hàng, kê bàn ghế hay dừng đỗ xe máy.

La Niña có thể kéo dài từ vài tháng đến hai năm, và sự xuất hiện của nó thường được dự báo trước bởi các cơ quan khí tượng thông qua việc theo dõi và phân tích dữ liệu nhiệt độ biển và các yếu tố khí hậu khác.

Gần một tuần hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các cấp chính quyền, lực lượng chức năng và người dân Thủ đô đã chung tay dọn dẹp hậu quả bão số 3.

Nằm trong khuôn viên tòa biệt thự Pháp cổ ở góc phố Trần Hưng Đạo - Hàng Bài, cây si khổng lồ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, từ lâu đã được coi là một trong những di sản văn hóa, kiến trúc độc đáo của Thủ đô. Tuy nhiên trong cơn bão số 3 vừa qua, cây si lâu niên này đã bị bật gốc. Nhằm bảo tồn nguyên vẹn quần thể công trình có giá trị này, các cơ quan chức năng đã nỗ lực hồi sinh cây si cổ thụ hiếm có này.

Sáng 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Chiều 19/9, Văn phòng Trung ương Đảng ra thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.

Hướng tới chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tổ hợp Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ được khánh thành vào thứ 7 ngày 21/9.

Nhà máy điện rác Seraphin - nhà máy điện rác thứ hai của Thủ đô Hà Nội sẽ được đưa vào vận hành thử nghiệm từ tháng 12 năm nay.

Bão số 4 kết hợp tác động gió mùa Tây Nam mạnh, nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên có hoàn lưu ảnh hưởng rất rộng, chuyên gia cảnh báo không chủ quan trước cơn bão này.

Hiện nay, một số tuyến đê không thể chống tràn do mực lũ quá lớn, cần được đầu tư nâng cấp, tu bổ để đáp ứng được những diễn biến bất thường của thời tiết.

Các chuyên gia nhận định rằng diễn biến thời tiết phức tạp hiện nay, đặc biệt là sự gia tăng tần suất và cường độ của bão, liên quan đến sự chuyển pha từ El Niño sang La Niña.

Sáng 19/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã tiếp công dân theo đơn thư của bà Nguyễn Thị Vân, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất và công dân Hà Quang Thuyết, con ông Hà Văn Đạo, ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh.

Từ ngày 22 - 24/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.

Tính đến ngày 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức hai đợt phân bổ cho 12 tỉnh, thành phố với tổng số tiền 81,5 tỷ đồng.

Chiều 19/9, Học viện Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024.

Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 445.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu khống, rút tiền từ Ngân hàng SCB và chuyển một lượng lớn tiền ra nước ngoài.

Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, tình trạng xe đỗ, dừng sai quy định gây mất ATGT, mất mỹ quan đô thị có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp.

Ngày 18/9, tại khu vực gần cầu Thủ Biên, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, một lái xe đầu kéo đã bị xe tải hất văng khi vội vàng chạy sang đường mà không chú ý quan sát.

Chiều 19/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam đang tính đến phương án sơ tán công dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Một vụ tai nạn giao thông do hai xe khách tông nhau đã xảy ra vào khoảng 0h15 sáng 19/9 trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Hậu quả của vụ va chạm này là hai hành khách trên xe đã tử vong.

Từ ngày 1/10 tới, ngành đường sắt sẽ bắt đầu mở bán vé tập thể tàu Tết 2025 nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên.

Tại dự thảo Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ, Bộ GTVT đã đề xuất sửa một số quy định về niên hạn sử dụng đối với từng loại xe ô tô kinh doanh vận tải.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ chấp thuận đề xuất của UBND TP Hà Nội về dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai.

Để ứng phó với cơn bão số 4, các đơn vị của Vùng 3 Hải quân đã duy trì lực lượng, phương tiện trực; cơ động tàu thuyền ra khu tránh bão; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn nhà cửa, kho tàng; thành lập các tổ, lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.

Vào lúc 16h30 ngày hôm nay 19/9, một vụ cháy đã xảy ra tại một xưởng giấy tại số 51 đường Quang Tiến, Nam Từ Liêm. Rất may không có người bị nạn.

Ngày 19/9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Chiều nay (19/9), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin về công tác phối hợp với các nước để bảo hộ ngư dân trước cơn bão số 4 Soulik.

Ông Lương Hoài Nam vừa bị tạm hoãn xuất cảnh chỉ vì là người đại diện công ty đang nợ thuế - Bamboo Airways. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xử lý trong trường hợp này của cơ quan Thuế “cứng nhắc” vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động cũng như nỗ lực trả nợ thuế của doanh nghiệp.

Quá trình khám xét nhà của cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ, Bộ Công an đã phát hiện và thu giữ nhiều tài sản, đồ vật của bị can này, trong đó có 97 miếng vàng nguyên khối và bộ sưu tập 13 đồng hồ hàng hiệu, 134 sổ tiết kiệm.

Trong vòng 24 giờ qua, từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã hứng chịu mưa lớn với lượng mưa lên tới hàng trăm mm, gây nguy cơ ngập lụt diện rộng và nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất.

Chung tay với đồng bào cả nước khắc phục hậu quả nặng nề sau thiên tai, sáng nay 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

Ngày 19/9, phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đã phối hợp Công an TP. Thủ Dầu Một bắt quả tang và tạm giữ 04 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép số lượng lớn pháo hoa nổ.