Tiếng nói Hà Nội trong 12 ngày đêm 1972

“Đồng bào chú ý! Giặc Mỹ đang thua to. Chúng âm mưu đánh phá điên cuồng vào Hà Nội. Hội đồng Phòng không Nhân dân thành phố ra lệnh, khi có còi báo động, mọi người phải xuống hầm trú ẩn…”. Sau hồi còi báo động và mệnh lệnh chiến đấu dõng dạc là những tiếng nhắc nhở bình tĩnh và rắn rỏi của phát thanh viên Đài Hà Nội động viên tinh thần nhân dân Thủ đô.

Tiếng nói được truyền đi qua hệ thống loa phát thanh khắp thành phố trong 12 ngày đêm chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”.

Trong ký ức của nhà báo Bùi Dư, phóng viên phát thanh của Đài Hà Nội hồi đó, từ giữa tháng 12/1972, giặc Mỹ dùng B52 đánh phá ác liệt Hà Nội. Hội đồng Phòng không Nhân dân thành phố và Bộ Tư lệnh Thủ đô báo động chiến đấu toàn thành phố. Chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, các mặt công tác kỹ thuật và biên tập của Đài được chuẩn bị chu đáo với những phương án chính và phương án dự phòng. Trước đó, hai cán bộ biên tập là Đặng Văn Thú và Đỗ Gia Bính đã được cử xuống Đài truyền thanh Hải Phòng khảo sát, học tập kinh nghiệm về tuyên truyền chiến đấu của Đài bạn.

Hơn 190 loa phát thanh lớn được đặt khắp nội thành, ngoại thành và tại các nhà ga, bến phà, các chợ, các ngã ba và những khu đông dân cư. Đài cũng tổ chức đội xung kích bảo vệ loa gồm 66 người, tăng cường lực lượng và trang bị cho các đội cứu sập, cứu hỏa, cứu thương. Hàng vạn mét dây loa cùng vật tư dự trữ được chuyển ra cho các trạm ngoại thành.

Chiều 18/12/1972, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã đồng ý để nhóm phóng viên, phát thanh viên Đài Hà Nội thường trú ở hầm chỉ huy. 19 giờ 40 phút, được lệnh của Hội đồng Phòng không Nhân dân thành phố, từ hầm chỉ huy, Đài truyền lên mạng lưới truyền thanh toàn thành phố băng ghi âm tiếng còi báo động và hướng dẫn phòng không nhân dân:

“Đồng bào chú ý! Giặc Mỹ đang thua to. Chúng âm mưu đánh phá điên cuồng vào Hà Nội. Hội đồng Phòng không Nhân dân thành phố ra lệnh, khi có còi báo động, mọi người phải xuống hầm trú ẩn, không ai được đi lại, đứng ngồi trên mặt đất”.

Giọng nữ phát thanh viên Nguyễn Thị Thìn vang lên mỗi khi B52 của địch mò đến và rút lui khỏi bầu trời Thủ đô.

“Đó là những ngày không thể nào quên. Hà Nội đau thương và anh hùng. Dưới hầm chỉ huy, nhiệm vụ của tôi và các phát thanh viên là sẵn sàng nhận lệnh của trưởng ban tác chiến. Ông hạ lệnh thì nói. Thông tin được truyền đi qua hệ thống truyền thanh tới tất cả các loa ở thành phố”, nhà báo Bùi Dư nhớ lại.

Ngày 19/12, bài ghi nhanh thu thanh về các trận chiến đấu đánh trả máy bay địch hôm 18/12 được phát kịp thời, cổ vũ tinh thần chiến đấu dũng cảm của đồng bào, chiến sĩ Thủ đô.

Phóng viên Bùi Dư (trái) và phóng viên Đặng Văn Thú (phải) tác nghiệp trong những ngày máy bay Mỹ đánh phá Hà Nội.

Liên tiếp những ngày sau, nhóm phóng viên thời sự - văn xã của Đài đã viết bài tố cáo tội ác của giặc Mỹ đánh vào khu dân cư, vào bệnh viện, trường học... Khi còi báo yên vừa kết thúc, các công nhân kỹ thuật truyền thanh lại lao ngay vào sửa chữa đường dây và mắc loa cho Bệnh viện Bạch Mai, các khu dân cư trong thành phố. Vì thế, các khu vực quan trọng vẫn duy trì được thông tin ngay cả khi máy bay địch bắn phá ác liệt nhất.

Không ai có thể quên được hình ảnh của anh Đức phụ trách đường dây loa từ Đài Hà Nội qua cầu Long Biên và sang đến bên kia Gia Lâm. Đường dây bị đứt, anh Đức đã dùng tay để nối lại, đảm bảo âm thanh được giữ. Đây là hình ảnh vô cùng đẹp, vì chỉ có một mình anh Đức nối dây phát thanh bằng cả sinh mệnh của mình.

Ông Nguyễn Hy Trung - nguyên cán bộ của Đài Truyền thanh Hà Nội xúc động kể lại.

Đêm 26/12, ngay sau khi máy bay Mỹ ném bom tàn phá khu Khâm Thiên, nhóm phóng viên và công nhân kỹ thuật truyền thanh đã có mặt tại hiện trường. Đó là một đêm Hà Nội không ngủ. Từ các khu vực bị địch đánh phá trở về, các phóng viên đã khẩn trương viết tin bài, biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm của các lực lượng.

1 giờ sáng ngày 27/12, Đài mở chương trình phát thanh đặc biệt giữa đêm khuya, trong đó có bài bình luận “Khâm Thiên chiến đấu và căm thù”, để phản ánh tình hình Khâm Thiên bị tàn phá, dân thường bị giết hại, và củng cố niềm tin chiến thắng cho đông đảo nhân dân.

Với người dân Thủ đô, tiếng loa phát thanh đã trở thành thân thiết. Nó không chỉ xua tan sự lạnh lẽo, chết chóc do kẻ thù gây ra, mà còn làm ấm lòng người ở những nơi bom đạn hủy diệt. Vì thế, người Hà Nội bình tĩnh, không hề nao núng, run sợ trước bom đạn kẻ thù.

Trong mưa bom bão đạn, các cán bộ Đài Hà Nội ngày đêm bám địa bàn, bám máy, ăn ngủ thâu đêm với máy. Họ là những chiến sĩ thực thụ chiến đấu trên mặt trận thông tin liên lạc. Những ngày ấy, Đài đã góp phần xứng đáng vào chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân Hà Nội. Một hãng thông tấn phương Tây đã đưa tin: “Hà Nội có hệ thống báo động phòng không rất hoàn hảo”.

Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Hy Trung, Nhà báo Bùi Dư, Nhà báo Đỗ Gia Bính.

Trong 8 năm không quân Mỹ đánh phá miền Bắc và Hà Nội, tiếng loa phát thanh đã ăn vào máu thịt người Hà Nội. Mọi thông tin từ thương nghiệp, mua bán, tem phiếu, báo động, báo an... tới các bản tin cập nhật tố cáo tội ác tội ác đã trở thành một phần ký ức lịch sử không thể nào quên.

“Lúc chúng ta không có Internet, không có điện thoại di động, chúng ta có hai tay để viết, đôi chân để chạy. Dù là ban đêm hay giữa ban ngày, sau trận chiến đó, trước mắt mình là độc lập tự do. Đấy là động lực quan trọng nhất để mà tất cả chúng tôi không kể hy sinh gian khổ”, ông Đỗ Gia Bính, một trong những phóng viên phát thanh Đài Hà Nội năm ấy, nói.

User
Ý KIẾN

Hà Nội là "Thủ đô ta"- trái tim của cả nước, là nơi hội tụ tinh hoa văn hoá, nghệ thuật, cũng là nơi mọi miền Tổ quốc hướng về. Khi tiếng nói từ Đài Hà Nội cất lên, cũng là lúc niềm tự hào của Thủ đô, của người Việt được lan toả khắp năm châu.

Ngày 16/9/2024, tập đầu tiên của của bộ phim "Mật lệnh hoa sữa" do Trung tâm Điện ảnh và Truyền hình Hà Nội sản xuất đã lên sóng, đánh dấu sự trở lại trong lĩnh vực sản xuất phim truyền hình của Đài Hà Nội.

Đài Hà Nội vốn là nơi có khá nhiều người được đào tạo bài bản, có thế mạnh làm phim tài liệu. Các phim tài liệu của Đài không chỉ được phát sóng truyền hình mà từng tham gia và giành giải cao tại các kỳ Liên hoan truyền hình toàn quốc, hoặc các giải báo chí khác.

Với HanoiOn, người dùng không chỉ là khán giả mà còn có thể là người tham gia sáng tạo nội dung, là một phần trong hệ sinh thái.

"Đây là Đài Hà Nội, phát thanh từ Hà Nội, tiếng nói của Thủ đô ta..."- Khi tiếng phát thanh của Đài Hà Nội cất lên, cũng là cất lên niềm tự hào của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Và đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà FM96 luôn tự hào, kế thừa và phát triển.

Tháng 7/2024, Trung tâm Nội dung Số, Đài Hà Nội, đã chính thức ra mắt ứng dụng nội dung đa phương tiện Hanoi On như một gạch nối hoàn thiện hệ sinh thái báo chí kỹ thuật số của Đài.

Ngày 06/01/1978, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 61/QĐTC về tổ chức bộ máy của Đài. Theo quyết định này, Đài Truyền thanh Hà Nội được đổi tên thành Đài Phát thanh Hà Nội.

Ngày 1/1/1979 đã trở thành một ngày không thể quên đối với những người làm phát thanh - truyền hình Hà Nội khi lần đầu tiên chương trình truyền hình Hà Nội được phát trên sóng Đài truyền hình Việt Nam, với một hình hiệu mới và nhạc hiệu “Người Hà Nội”.

Năm 1965, giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc và Hà Nội. Thủ đô thực sự bước vào cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ lần thứ hai.

“Đồng bào chú ý! Giặc Mỹ đang thua to. Chúng âm mưu đánh phá điên cuồng vào Hà Nội. Hội đồng Phòng không Nhân dân thành phố ra lệnh, khi có còi báo động, mọi người phải xuống hầm trú ẩn…”. Sau hồi còi báo động và mệnh lệnh chiến đấu dõng dạc là những tiếng nhắc nhở bình tĩnh và rắn rỏi của phát thanh viên Đài Hà Nội động viên tinh thần nhân dân Thủ đô.

Một ngày đầu tháng 10 năm 1954, dân phố cổ xôn xao khi biết tin quân Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội. Trong căn nhà ba tầng ở số 80 phố Hàng Đào, cậu bé Lê Bảo Tháp nhấp nhổm, háo hức chờ đón các chú bộ đội tiến về giải phóng Thủ đô.

Người dân Hà Nội có nhiều cách bày tỏ tình yêu với Thủ đô. Nhiều người tự hào về lịch sử lâu đời, văn hóa phong phú, những di sản kiến trúc độc đáo; một số người thường nhắc đến những nét đặc trưng như phố cổ, Hồ Gươm hay những món ăn đặc sản như phở, bún chả...

Tháng 2/1955, Trạm truyền thanh Thủy Tạ chuyển về Nhà thông tin - Triển lãm ở 47 phố Tràng Tiền để tăng công suất và mở rộng đường dây thêm nhiều tuyến phố.

Chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954, ngoài cờ hoa, biểu ngữ rợp trời, phố phường Hà Nội thêm vẻ uy nghi bởi những chiếc cổng chào được dân chúng dựng lên ở nhiều cửa ngõ, phố phường Hà Nội. Người đời sau sẽ khó hình dung về những “khải hoàn môn” ngày ấy nếu không có một tay máy trẻ tuổi say mê chụp ảnh cổng chào: Trịnh Đình Tiến.

Cách đây 70 năm, ngày 10/10/1954, hai mươi vạn nhân dân Hà Nội trong quần áo chỉnh tề, cờ hoa rực rỡ xuống đường đón mừng chính quyền và quân đội cách mạng tiến về Thủ đô. Các phóng viên báo chí và các hãng thông tấn nước ngoài cũng có mặt ở Hà Nội để chứng kiến giờ phút lịch sử này. Hòa trong dòng người là những chiếc xe chở loa phóng thanh theo đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô.

Hình ảnh người nhạc sĩ mặc comple màu trắng, đánh đàn guitar, hát trong rừng người giữa rợp cờ hoa hân hoan đón chào đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 đã được ghi lại thành khoảnh khắc của lịch sử. Người đàn ông đó - cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ, sau này được coi là “ông vua Sonate của Việt Nam”.

Mùa thu Hà Nội - mùa lãng mạn nhất trong năm với tiết trời se se lạnh dễ chịu. Và mùa thu năm nay càng đẹp hơn trong lòng mỗi người bởi ngày kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô đang đến rất gần.

Một tình yêu Hà Nội hiện hữu trên mỗi góc nhìn, từng mảng màu, từng nét vẽ của ba họa sĩ sinh ra trên đất Hà Thành. Ba họa sĩ, đại diện ba thế hệ: Bùi Xuân Phái - Dương Việt Nam - Phạm Bình Chương, mỗi người mỗi vẻ, hội đủ “mười phân vẹn mười” cái đẹp phố và người Hà Nội

Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, Giải phóng Thủ đô sau 9 năm bị tạm chiếm. Hà Nội từ đây sạch bóng quân thù, cờ hoa hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về. Và đã có rất nhiều địa điểm đặc biệt đi cùng những giờ phút lịch sử ấy.

Hàng trăm chậu hoa trạng nguyên được xếp sát nhau ngay giữa ngã tư Nguyễn Chí Thanh, đoạn Huỳnh Thúc Khoáng kéo dài thuộc quận Đống Đa, tạo nên một điểm nhấn ấn tượng cho phố phường của Hà Nội.

Bán hàng livestream hay bán hàng trực tuyến giờ đây đã trở thành một công việc thường ngày quen thuộc, là một phần không thể thiếu của nhiều người, đặc biệt là người trẻ tại Hà Nội.

Ở Hà Nội có rất nhiều ngôi chợ lâu đời nổi tiếng, trong đó ngôi chợ gắn liền với người dân trong khu phố cổ là chợ Hàng Bè - một điểm đến quen thuộc, một không gian rất riêng của người Hà Nội.

Khi mà ai bây giờ cũng thành nhiếp ảnh gia với chiếc điện thoại, giữa lòng Thủ đô Hà Nội còn đó một gia đình bốn đời làm nghề sửa máy ảnh cũ. Người ta gọi đó là một nghề cổ.

Vào mùa thu, hội chèo thuyền ở hồ Tây luôn là một trong những hoạt động thu hút nhiều người tham gia bởi không chỉ là hoạt động giải trí mà còn lưu giữ những kỉ niệm khó quên.

Mùa Thu Hà Nội - thời điểm lãng mạn nhất trong năm với tiết trời se se lạnh dễ chịu. Cảnh sắc cũng khiến con người trở nên bình dị hơn, nhẹ nhàng, thư thái hơn. Dạo quanh những con phố của Thủ đô, nhiều người dường như muốn đi chậm lại để tận hưởng không gian mát mẻ, lãng mạn.

Không biết tự bao giờ, khi nhắc tới mùa thu Hà Nội người ta nghĩ ngay tới một loài hoa với một mùi hương thật nồng nàn và rất đặc trưng - hoa sữa. Hoa sữa dường như đã trở thành một nét đẹp rất riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào có được.

Phố Hàng Đào ngày nay đã có nhiều thay đổi, nhưng những người dân ở con phố ấy mỗi ngày đều cùng nhau nối tiếp các câu chuyện của thời quá khứ hào hùng và tươi đẹp.

Tháng 10 về rồi, hoa sữa đã thức dậy sau một năm dài chờ đợi, thu Hà Nội thực sự là đây. Những con phố đêm về lắng đọng trong sương và mùi thơm đã mãi là một phần của thành phố cổ kính.

Vào mùa thu, những cửa hàng chuyên sắp đồ lễ ăn hỏi và dạm ngõ ở Hà Nội luôn có khách ra vào, bởi đây là thời điểm đẹp nhất trong năm để các cặp đôi làm lễ cưới.

Những ngày này tiết trời Thủ đô đã dần se lạnh báo hiệu mùa của nhiều món quà đặc trưng của Hà Nội đã bắt đầu. Trong số rất nhiều món ăn ngon, dân dã, nổi tiếng của mùa thu Hà Nội, không thể không kể đến cốm - món quà quê kết tinh từ những bàn tay tảo tần và tài hoa của những người nông dân Hà Nội.

Khi mua bán online, giao hàng qua mạng, giao thương liên tỉnh là nhu cầu thường xuyên và liên tục, hàng ngàn bưu tá, shipper hối hả làm việc, tạo thành mạng lưới giao nhận hàng hóa.

Khi nhắc đến đô thị hiện đại, chúng ta thường hình dung ra sự hối hả, nhịp sống tất bật. Nhưng đằng sau những tòa nhà cao tầng, sau từng con phố vẫn tồn tại những giá trị rất đẹp đó là tình đồng bào, tinh thần tương thân tương ái. Không chỉ là sự sẻ chia về vật chất, mà đó còn là sự đồng lòng trong từng hành động, từng cử chỉ giúp đỡ lẫn nhau chung tay vượt qua thử thách.

Một buổi sớm mùa thu ở Hồ Tây, khi ánh bình minh chưa kịp đánh thức cả thành phố, những làn sương mờ vẫn nhẹ nhàng phủ lên mặt hồ tĩnh lặng. Hồ Tây mênh mang như một tấm gương lớn, phản chiếu bầu trời đang chuyển mình giữa đêm và người dân Hà Nội đã bắt đầu một ngày mới.

Từ lâu nay, con phố Mai Dịch đã là nơi thường xuyên lui tới của những người cần thuê trang phục biểu diễn. Ở đây, bất kỳ loại trang phục nào cũng có, đa dạng màu sắc, mẫu mã, lứa tuổi, giới tính cũng như kích cỡ cho mọi người.

Hàng Đường, con phố gợi lên vị ngọt ngay từ cái tên là nơi ta có thể tìm thấy một thức quà ngọt ngào, đặc trưng của người Hà Nội.

Nếu Hà Nội của ban ngày là một thành phố năng động với sự hối hả, vội vã và xô bồ thì khi màn đêm buông xuống, các con phố lại gần như được trở về với những gì vốn có, tĩnh lặng, trầm mặc và cổ kính.

Việc tạo tác cho những chiếc đồng hồ tinh xảo không chỉ là công việc, mà còn là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sự đam mê và mỗi chiếc đồng hồ đều mang theo dấu ấn cá nhân và tâm huyết của người thợ chạm khắc.

Thời đại kinh tế phát triển, máy móc đã thay thế phần lớn sức người, nhưng vẫn có những gánh hàng rong kẽo kẹt giữa phố xá hiện đại. Có người nói vui rằng chừng nào Hà Nội còn "ngõ nhỏ, phố nhỏ" thì gánh hàng rong vẫn còn.

Trong cái nắng chiều thu, Hồ Gươm khoác lên mình lớp áo lấp lánh và diệu kì.

'Hà Nội có lẽ đẹp nhất về đêm', đây không chỉ là cảm xúc của riêng của chàng thanh niên trong ca khúc "Thu cuối", mà còn là cảm nhận của những người yêu thành phố này.

Nghệ nhân Lê Bá Chung (Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những người vực dậy làng nghề quỳ vàng duy nhất của cả nước, khôi phục nghề sơn son dát vàng sau hơn 50 năm bị mai một.

Bộ đôi tác phẩm “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, được phát hành ngày 26/9 trên nền tảng số của các kênh âm nhạc, là món quà âm nhạc chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô của nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung.

Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.

Đưa đón con hàng ngày trong bối cảnh lệch giờ làm, tắc đường,... luôn là nỗi trăn trở lớn của nhiều ông bố, bà mẹ. Chính vì vậy, việc thuê xe ôm đưa trẻ đến trường đang là giải pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn và tin tưởng.

Trên đường Trịnh Văn Bô, dải phân cách đang trở thành điểm nhấn cảnh quan độc đáo. Những cây hoa giấy đã biến những hạng mục vốn khô cứng thành một không gian xanh tươi và đầy sức sống.

Làng bánh dày Quán Gánh, thuộc thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, có khoảng 50 hộ theo nghề làm bánh dày truyền thống.