Tiết kiệm năng lượng, giải pháp hướng đến Net Zero | Tiết kiệm năng lượng | 17/10/2023

Mục tiêu đạt rác thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Thủ tướng đưa ra tại Hội nghị Cop 26 đang được triển khai bằng hàng loạt các chính sách, chương trình hành động trong điều kiện là nước đang phát triển như nước ta. Tiết kiệm năng lượng được đánh giá là giải pháp trụ cột, tốn ít chi phí nhất và đem lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu này.

User
Ý KIẾN

Trên thị trường quốc tế, đối với các sản phẩm xuất khẩu, vấn đề tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải ra môi trường đang ngày càng được quan tâm. Đây là điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp tiết kiệm năng lượng, xanh hóa sản xuất.

Với gần 2.700 cơ sở sản xuất, kinh doanh, ngành chế biến nông sản là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp: từ tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp ở nước ta ước tính từ 20 - 30%; đối với các công trình xây dựng là 30 - 35%. Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong hai lĩnh vực tòa nhà, công nghiệp sẽ quyết định thành công việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng từ 8 - 10% trong giai đoạn từ 2019 - 2030 của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Trong khi doanh nghiệp nỗ lực từng bước thay đổi mô hình sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng, tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo thì người tiêu dùng cũng chuyển đổi sang lựa chọn những sản phẩm được sản xuất xanh, không gây hại cho môi trường.

Trong ngành gốm sứ, mục tiêu phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng khi các nhà sản xuất chú trọng chuyển đổi năng lượng sang dùng gas, điện, thay cho than đá, than củi; nhà phân phối, người tiêu dùng cũng chuyển hướng sang những sản phẩm được nung đốt theo công nghệ thân thiện môi trường hơn.

Chi phí năng lượng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dây cáp điện, cáp mạng… chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế, tiết giảm chi phí cho năng lượng là cơ sở giúp doanh nghiệp giảm giá thành đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm.

Sản xuất xanh không chỉ mang lại những lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp mà còn tạo dựng hình ảnh với các khách hàng, nhất là khách quốc tế. Đây là con đường được các doanh nghiệp ngành may lựa chọn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Theo thống kê, trung bình một ngày tại Hà Nội có trên 1 triệu trẻ em uống sữa, phát sinh ra ít nhất 1 triệu vỏ hộp sữa, tương đương với 10 tấn rác thải mỗi ngày. Nếu không được tái chế, nguồn rác thải này ngày càng lớn.

Tỷ lệ tiêu thụ điện năng của ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc, trong khi tiềm năng tiết kiệm của các doanh nghiệp trong ngành này lên tới 20 - 30%.

Ngành dệt may đang nỗ lực thúc đẩy các giải pháp hướng tới tăng trưởng xanh, bởi điều này không chỉ nhằm tiết giảm chi phí, mà còn giúp doanh nghiệp có thể xuất khẩu vào các thị trường như EU, Mỹ…, những quốc gia đòi hỏi tiêu chuẩn cao về phát triển bền vững. Trong các giải pháp hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả là giải pháp trụ cột.

Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp là hoạt động được Bộ Công Thương triển khai trong nỗ lực thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm cường độ năng lượng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế và xã hội, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biển đổi khí hậu. Thông qua tư vấn, hỗ trợ giải pháp, hiệu quả năng lượng đã được cải thiện trong nhiều doanh nghiệp công nghiệp.

Để giảm bớt sự phụ thuộc vào lưới điện quốc gia, nhiều doanh nghiệp đã tự đầu tư xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời. Điều này giúp doanh nghiệp tự chủ được nguồn năng lượng để sản xuất kinh doanh. Sử dụng năng lượng sạch cũng là cách để doanh nghiệp có “tấm vé” đưa sản phẩm của mình vào thị trường các quốc gia yêu cầu cao về “nhãn cacbon”, môi trường…

Mục tiêu đạt rác thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Thủ tướng đưa ra tại Hội nghị Cop 26 đang được triển khai bằng hàng loạt các chính sách, chương trình hành động trong điều kiện là nước đang phát triển như nước ta. Tiết kiệm năng lượng được đánh giá là giải pháp trụ cột, tốn ít chi phí nhất và đem lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công mục tiêu này.

Kể từ năm 2026, EU sẽ đánh thuế cacbon đối với tất cả hàng hoá xuất khẩu vào thị trường này dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là cơ sở để chứng nhận sản phẩm xanh, tiến tới chứng nhận nhãn cacbon, tín chỉ cacbon. Đây là áp lực, cũng là động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề gốm sứ Bát Tràng trong những năm gần đây có đóng góp quan trọng vào việc chuyển đổi công nghệ. Việc thay đổi nguyên liệu nung đốt từ than sang gas và giờ đây chuyển sang nung bằng điện, đã giúp nguồn năng lượng được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, năng suất chất lượng sản phẩm được nâng cao.

Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của nước ta cao hơn khoảng 1,3 đến 1,6 lần với các nước trong khu vực và cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Không chỉ làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm, điều này còn gây áp lực đến nguồn cung năng lượng. Giải pháp rẻ nhất, “con đường” ngắn nhất để tăng cường nguồn cung là tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

Sự phát triển của nghề truyền thống không chỉ giúp làng lụa Vạn Phúc bảo tồn văn hóa truyền thống mà còn giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân. Hướng tới sự phát triển bền vững vì thế là trách nhiệm, cũng là mục tiêu mà từng cơ sở sản xuất trong làng nghề đang nỗ lực thực hiện thông qua phương pháp sản xuất sạch hơn, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Ngành công nghiệp và các công trình xây dựng đang là những khu vực tiêu thụ nhiều năng lượng nhất, trong khi tiềm năng tiết kiệm tại khu vực này lên tới 30 – 35%. Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, mỗi năm, cả nước có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng.

Do những tính chất đặc thù như sản xuất nhỏ lẻ, nhận thức của người dân chưa cao, trang thiết bị lạc hậu, quy trình sản xuất chưa hợp lý… việc sử dụng năng lượng tại các làng nghề nói chung chưa thực sự hiệu quả. Nâng cao nhận thức và có những giải pháp cụ thể trong vấn đề này, các cơ sở có điều kiện tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề.

Năng lượng tiêu thụ tại khu vực các khách sạn, tòa nhà trung tâm thương mại… đang chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng trên 30% tổng mức năng lượng tiêu thụ trên địa bàn Thành phố. Thực hiện tiết kiệm năng lượng, xanh hóa không chỉ giúp tiết giảm chi phí mà còn đem lại lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh cho khách sạn, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến các tiêu chí “xanh”.

Dệt may là một trong những ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam nhưng cũng tác động mạnh đến môi trường do sử dụng nhiều tài nguyên nước, xả thải các chất gây ô nhiễm trong dệt nhuộm, sử dụng nhiều năng lượng và đa dạng nhiên liệu như điện, than, dầu… để gia nhiệt trong sản xuất. Liên kết sản xuất tiêu dùng theo hướng bền vững trong ngành này vì thế có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nền kinh tế.

Công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh là công trình tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. Tiêu chí “xanh” trong việc phát triển các dự án xây dựng, các công trình nhà ở được thể hiện từ việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đến các trang thiết bị, công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động.

Tiết giảm chi phí là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp đặt ra để vượt qua giai đoạn đầy khó khăn như hiện nay. Trong đó, tiết kiệm năng lượng là giải pháp quan trọng hàng đầu để hướng tới mục tiêu này; cũng là giải pháp để doanh nghiệp chinh phục các thị trường đòi hỏi những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về xanh hóa sản xuất.

Tỷ lệ tiêu thụ điện năng của ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Trong khi đó, các khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại khu vực này có thể đạt từ 20% - 30%. Đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm năng lượng tại khu vực doanh nghiệp công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không chỉ giúp các trung tâm thương mại tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, mà tiết kiệm năng lượng cũng là phương thức để doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với môi trường, với cộng đồng.

Điện mặt trời áp mái có nhiều ưu điểm như giảm tổn thất lưới điện, tăng nguồn cung, đóng góp trong việc tiết giảm tiêu thụ điện, bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. Vì thế, điện mặt trời áp mái đang được khuyến khích áp dụng tại các hộ gia đình, cơ quan công sở, doanh nghiệp.

Việc sử dụng những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng đang là xu hướng tiêu dùng thông minh, bền vững. Điều nay không chỉ bảo vệ sức khoẻ, tái tạo năng lượng mà còn giúp bảo vệ môi trường. Đây là lý do để các doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi sản xuất, ưu tiên cho các sản phẩm thân thiện môi trường.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, UBND Thành phố tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2023 (ENTECH HANOI 2023). Đây là cầu nối giúp các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu, áp dụng công nghệ mới, hiện đại, ứng dụng các nguồn năng lượng mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải.

Nắng nóng gay gắt kéo dài, việc phát triển các nguồn điện mới phía Bắc chậm hơn nhu cầu tiêu thụ điện năng. Trong khi năng lực của hệ thống truyền tải không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của điện tái tạo ở miền Trung và miền Nam, tạo sức ép lên lưới truyền tải điện ra Bắc. Để giải quyết nguyên nhân cơ bản gây thiếu điện đòi hỏi nhiều giải pháp về hạ tầng, vốn… và đặc biệt là tăng cường và thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả.

Phục hồi và phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững đang là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng tới trong đó có Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã và đang lấy kinh doanh "xanh" là chiến lược và lợi thế cạnh tranh thông qua sử dụng năng lượng sạch, đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu chất thải và khí thải.

Áp dụng sản xuất sạch hơn thông qua tiết kiệm năng lượng, sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, đây là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tiết giảm chi phí và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Mùa hè năm nay được dự báo là một mùa hè khắc nghiệt. Để ứng phó với nắng nóng, hạn hán và thiếu nước trong mùa hè năm nay, các địa phương đang khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm tiết kiệm điện. Giờ đây, tiết kiệm điện đã trở thành 1 chiến dịch mang tầm quốc gia, lan tỏa đến từng địa phương.