Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ (phần 18) - Ma Văn Kháng

Cần trở về nước cũng là lúc ông Bằng trút hơi thở cuối cùng sau khi gặp mặt đông đủ các con. Trong cơn hấp hối, ông thấy yêu và thương các con của mình hơn khi thấy mỗi người con một số phận. Ông dặn dò các con phải biết yêu thương nhau, lấy chính nghĩa làm trọng và phải sống tốt đẹp hơn. Ông cũng để lại số tiền tiết kiệm cho Phượng bởi ông tin cô sẽ sử dụng số tiền đó có ý nghĩa nhất.

User
Ý KIẾN

Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ của nhà văn Sơn Tùng kể về tuổi thơ và thời niên thiếu của Bác Hồ. Trong phần 1 của cuốn tiểu thuyết, mời quý vị trở về làng quê xứ Nghệ những năm cuối thế kỷ 19, thời điểm cậu bé Nguyễn Sinh Cung chào đời.

Truyện ngắn ‘Con tôi đi lính’ là một tác phẩm ấn tượng của nhà văn Chu Lai. Câu chuyện kể về tâm trạng của người làm cha mẹ khi có cậu con trai xa nhà và bước chân vào môi trường quân đội. Những diễn biến tâm trạng của cha mẹ ở nhà ra sao và cậu con trai trong quá trình nhập ngũ sẽ như thế nào?

Bước vào chiến dịch Xuân Hè năm 1953, toàn Đảng toàn quân tập trung hướng tiến quân lên vùng Tây Bắc, đồng thời triển khai nhiều trận truy kích làm tiêu hao lực lượng, lung lay tinh thần của địch. Đó cũng là những tín hiệu đáng mừng để chuẩn bị bước vào một trận đánh lớn, trận đánh đi vào lịch sử của dân tộc như một trong những dấu son chói lọi. Diễn biến của trận đánh đó sẽ được gửi tới quý thính giả trong phần cuối của cuốn hồi ức 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đường tới Điện Biên Phủ'.

Chiến dịch Thu đông năm 1952 đã thành công vượt dự kiến. Đây là động lực để toàn dân và quân ta tiếp tục dồn sức người, sức của tiến đánh những điểm yếu nhằm tiêu hao sinh lực địch, đồng thời tập trung khôi phục kinh tế sau thiên tai để đảm bảo đời sống của nhân dân, cung cấp lương thực cho các chiến sỹ nơi chiến trường. Những trận đánh tới sẽ tiếp diễn như thế nào?

Ta tiếp tục sử dụng chiến thuật 'công đồn đả viện' và thường xuyên uy hiếp các đường tiếp tế thủy, bộ để cầm chân số lớn lính Pháp. Trên hướng phối hợp, ta tiến sâu vào vùng địch tạm chiến ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, liên tục tấn công địch góp phần vào thắng lợi của mặt trận chính. Quân Pháp phải rải quân ra ở nhiều nơi, cạn hết quân dự trữ. Bộ chỉ huy Pháp lúng túng đối phó trong khi chiến phí ngày càng quá sức chịu đựng khiến nội tình nước Pháp ngày càng rối bời.

Sau những phân tích, đánh giá về tình hình và âm mưu của địch, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, quân và dân ta đã mở màn chiến dịch Hòa Bình vào ngày 10/12/1951. Quân ta mở một cuộc tiến công lớn đánh địch trên cả hai mặt trận, tập trung chủ lực ở hướng chính là Hòa Bình, đặc biệt là cứ điểm Tu Vũ, núi Chẹ. Và mạnh bạo đưa một bộ phận chủ lực vào hoạt động trong vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ.

Sau khi thực hiện chiến dịch Lý Thường Kiệt và một tháng chiến tranh du kích, ta đã diệt và bắt được khoảng 500 quân địch. Không rõ số bị thương, nhưng lực lượng của ta bị tiêu hao rất nhiều. Đây cũng là một trong những thất bại không mong muốn, mà nguyên nhân chính là do việc di chuyển bộ đội quá chậm nên địch phát hiện và đối phó. Đứng trước những tổn thất đó và trước diễn biến tình hình tương đối phức tạp, đặc biệt là việc Pháp cho tấn công chiếm Hòa Bình, Trung ương có những quyết định chỉ đạo và hướng tấn công như thế nào?

Sau chiến dịch Hà Nam Ninh, tại đồng bằng Bắc Bộ, địch ra sức củng cố quân sự, tàn phá cơ sở kinh tế của ta, đồng thời chúng đẩy mạnh kế hoạch củng cố vùng Tây Bắc. Trước tình hình khó khăn ở vùng hậu địch, Tổng quân ủy đề nghị với Trung ương cho mở một chiến dịch nhỏ ở hướng Tây Bắc và phát động một tháng chiến tranh du kích buộc địch phải đối phó.

Chiến dịch Liên khu III đã diễn ra với nhiều diễn biến mới. Thực dân Pháp đã tổng lực tấn công ta trên phương diện kinh tế tài chính. Pháp tập trung làm hai việc, đó là ngăn chặn các nguồn lương thực và phá giá đồng bạc Việt Nam. Đứng trước những khó khăn đó, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh điều lệnh thu thuế nông nghiệp bằng thóc.

Chỉ thị của Trung ương với Chiến dịch Liên khu III là tranh thủ nhân dân, vận động ngụy binh, đồng bào Công giáo thi hành các chính sách của Đảng trong các vùng giải phóng. Thắng lợi chính trị cũng quan trọng không kém thắng lợi quân sự. Đại đoàn 304, 320, 308 đã tiến về Ninh Bình trong sự chào đón của nhân dân. Diễn biến của Chiến dịch Liên khu III sẽ tiếp tục được chuyển tới quý thính giả chương trình hôm nay.

Xác định cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc là cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh là chính, vì vậy, sau Chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Trung ương quyết định mở chiến dịch Liên khu III để góp phần nâng đỡ phong trào chiến tranh du kích, giúp đồng bào vùng địch hậu đỡ bị những trận càn quét. Với chủ trương tiết kiệm xương máu của chiến sĩ, quân không cần đông, mà phải xây dựng lực lượng tinh nhuệ, Trung ương và Bác đã có những quyết sách sáng suốt.

Sau chiến dịch Trung du, Trung ương quyết định mở tiếp một chiến dịch mới nhằm đẩy mạnh hoạt động quân sự trước mùa mưa, không cho quân địch có thời gian củng cố lực lượng càn quét đồng bằng - chiến dịch mang tên người Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám.

Để ngăn chặn tham vọng giành quyền chủ động của tướng Đờ lát trên chiến trường miền Bắc, chiến dịch Trung du đợt hai đã nổ với chủ trương đánh điểm, diệt viện. Diễn biến của chiến dịch này sẽ tiếp tục được chuyển tới thính giả trong phần 9 Hồi ức “Đại tướng Võ Nguyên Giáp đường tới Điện Biên Phủ” (phần 9) do nhà văn Hữu Mai ghi lại.

Sau một thời gian lắng xuống trước khó khăn về kinh tế, chiến tranh Đông Dương một lần nữa lại bùng nổ gây sóng gió trong Chính phủ và dư luận quần chúng. Tình thế này khiến cho Pháp buộc phải cấp tốc tăng cường quân sự và lựa chọn những giải pháp không có lợi cho chúng. Nắm bắt thời cơ địch chưa kịp chuẩn bị phòng ngự, Bác cùng Bộ Chỉ huy của ta đã lên kế hoạch mở các chiến dịch nhắm vào trung du.

Năm 1951, Bác đề nghị đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam. Việc thay đổi này theo Bác phân tích, không còn là vấn đề riêng của Cách mạng Việt Nam mà còn liên quan đến Cách mạng Lào và Campuchia. Tuy nhiên, để tổ chức một Đại hội Đảng giữa thời kỳ chiến tranh ác liệt như thế này không phải là điều dễ dàng. Trong chương trình hôm nay, mời quý thính giả cùng lắng nghe nội dung một trong những cuộc họp quan trọng của Đảng ta vào năm 1951.

Trong phần 6 của cuốn hồi ức "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đường tới Điện Biên Phủ" do Nhà văn Hữu Mai ghi lại qua lời kể của Đại tướng, chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết của quân dân Việt Nam, đặc biệt sau niềm vui chiến thắng trong chiến dịch luôn là sự động viên, khích lệ kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với anh em chiến sĩ.

Là người may mắn có quãng thời gian làm việc bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đối với nhà văn Hữu Mai đó không chỉ là niềm vinh dự, tự hào, mà đó còn là quãng thời gian ông được chứng kiến những hành trình sống, chiến đấu và cống hiến hết mình của Đại tướng đối với đất nước, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong phần 5 của cuốn hồi ức, quý thính giả sẽ được dõi theo tiến trình tiêu diệt nhanh gọn hai binh đoàn Charton và Le Page của địch, giải phóng khu vực lòng chảo Thất Khê.

Thất thủ tại Đông Khê, Tổng chỉ huy Pháp ở Đông Dương vội vàng thực hiện kế hoạch rút quân khỏi Cao Bằng, điều động binh đoàn Le Page ở Thất Khê hành quân tiến lên chiếm lại Đông Khê. Từ ngày 1 - 5/10/1950 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt ở khu vực phía nam và phía tây Đông Khê. Binh đoàn Le Page không thực hiện được ý định chiếm Đông Khê mà còn bị ta tiêu diệt một bộ phận.

Với tầm quan trọng của chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân lên Cao Bằng để cùng bộ chỉ huy trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là sự xuất hiện chỉ đạo, động viên bất ngờ của Bác. Do vậy, trong suốt hơn 52 giờ, quân và dân ta đã chiến đấu ở trận đầu Đông Khê. Dù quân ta có tổn thất nhiều, song quân Pháp bị đánh bất ngờ và tỏ ra hoang mang khiếp sợ.

Trước hàng loạt các kế hoạch mới của thực dân Pháp hòng tấn công dồn dập chiếm đóng vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn chi viện của cách mạng Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam, ngày 5/8/1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng trưởng phòng quân báo Cao Pha và một số thành viên chủ chốt khác đã có chuyến nghiên cứu thực địa tại Cao Bằng để cân nhắc liệu có thể chọn Cao Bằng là điểm đột phá mở đầu cho chiến dịch. Trong chuyến đi này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của một nhà quân sự tài ba, sắc sảo.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chỉ huy và nhà lý luận quân sự xuất sắc, được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng trao quyền trực tiếp chỉ huy lực lượng tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đánh bại đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Sau những sóng gió đã xảy ra với tất cả thành viên trong gia đình, mọi người đều hiểu được giá trị của hạnh phúc, sự bình yên trong cuộc sống. Nhà văn Ma Văn Kháng đã kết câu chuyện bằng một cái kết mở để ai cũng có thể tìm được câu trả lời của riêng mình.

Sau cái chết của ông Bằng, hàng loạt biến cố đã đến với vợ chồng nhà Đông và Lý. Sự ra đi không hẹn ngày trở lại của Lý khiến không khí trong nhà thêm ảm đạm. Đông sẽ phải đối mặt với các biến cố ấy như thế nào?

Cần trở về nước cũng là lúc ông Bằng trút hơi thở cuối cùng sau khi gặp mặt đông đủ các con. Trong cơn hấp hối, ông thấy yêu và thương các con của mình hơn khi thấy mỗi người con một số phận. Ông dặn dò các con phải biết yêu thương nhau, lấy chính nghĩa làm trọng và phải sống tốt đẹp hơn. Ông cũng để lại số tiền tiết kiệm cho Phượng bởi ông tin cô sẽ sử dụng số tiền đó có ý nghĩa nhất.

Từ một người sống phóng khoáng, ồn ào, Lý bỗng thu mình, ít nói, giản dị, khiến mọi người trong gia đình lại có thiện cảm, vui vẻ, hòa hợp với cô. Vì họ tin cô sẽ phải thay đổi với những gì cô đã trải qua và họ tin vào chính con người Lý. Cuộc sống của gia đình ông Bằng lại náo nhiệt hơn bởi sự trở về của Cần sau nhiều năm du học nước ngoài.

Luận và Lý đã xảy ra xung đột bởi Luận không thể chịu đựng nổi sự trơ trẽn, ngông ngạo của Lý. Chưa bao giờ anh thấy gia đình này trở nên ngột ngạt như vậy. Anh thất vọng vì sự nhu nhược, hèn kém của Đông. Thấy bức bối về sự thay đổi một cách tồi tệ và vô lý của cuộc sống xung quanh mình. Và Luận đã có những biện pháp để hạn chế những thảm cảnh xảy ra trong gia đình mình.

Sau một tháng đi công tác, trở về nhà, Lý trở thành một người khác hẳn. Cuộc sống sa đọa, trụy lạc ở đất Sài thành đã biến Lý trở thành một con người trơ trẽn và mất nhân cách. Việc vợ con Cừ trở về sống trong ngôi nhà của ông Bằng làm cho gia đình đảo lộn làm cho Lý càng thêm tức tối. Cô còn nghi ngờ cả vợ chồng Luận - Phượng rắp tâm đưa người nhà đến ở để chiếm nhà. Bản thân Đông cũng không biết xử lý như thế nào với vợ mình.

Phượng có lẽ là người phụ nữ mang lại cho độc giả nhiều tình cảm. Sự tần tảo, nhẫn nhịn, biết điều, bao dung và cả sự dám đấu tranh, dám nêu y kiến của Phượng cũng mang lại cân bằng ở mỗi tình tiết trong trong tiểu thuyết. Tại cơ quan nơi Phượng làm việc, câu chuyện của chị trưởng phòng và ông giám đốc với những hoàn cảnh éo le của một thời chiến tranh cũng mang lại nhiều điều đáng suy ngẫm.

Có lẽ Cừ cũng là một nhân vật được nhà văn Ma Văn Kháng dành nhiều tâm huyết để xây dựng như một sự đối lập đột phá trong bức tường giá trị văn hóa, giá trị cốt lõi của một gia đình. Trong phần 13 của tiểu thuyết, Cừ đã gửi một bức thư từ xứ người về cho bố. Những cảm nhận của anh từ một chàng trai 13 tuổi, những ấm ức của một cậu bé có phần ngỗ ngược trong sự dạy dỗ khắt khe của bố mẹ. Và những cảm xúc có chút hối hận về giá trị của một gia đình, của dân tộc khi anh phải đối diện với những cô đơn, khó khăn nơi xứ người.

Cừ là người con trai đã đem lại cho ông Bằng nhiều phiền muộn nhất. Cừ đã bỏ ra nước ngoài để bỏ lại cô vợ công nhân dệt và hai cậu con trai. Chính hai đứa trẻ có phần ngỗ ngược ấy cũng phần nào đem lại cho ông Bằng một niềm an ủi nhất định khi nghĩ về cậu con trai của mình. Nhưng cũng chính chúng lại là niềm lo lắng của cả gia đình.

Câu chuyện tình cảm của vợ chồng Luận và Phượng được coi là chuẩn mực trong gia đình của ông Bằng. Sự thấu hiểu, tần tảo, bao dung của Phượng và sự hiểu biết, điềm đạm của Luận đã như hai nhân vật đem tới sự cân bằng trong tuyến nhân vật của tiểu thuyết. Và trong phần 11 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ sẽ xuất hiện những tình tiết mới về Lý và người đàn ông lạ.

Trong phần 10 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’, nhà văn dành phần lớn thời gian để xây dựng nhân vật Phượng - cô con dâu thứ của ông Bằng, một người phụ nữ hiền lành, chân chất, hiếu thảo và giàu tình nghĩa. Cô như là một sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình ông Bằng.

Nhà văn Ma Văn Kháng rất giỏi trong việc khai thác tình huống và xây dựng tính cách nhân vật. Chính vì lẽ đó mà mỗi nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của ông vô cùng linh hoạt và hấp dẫn tới mức người nghe thấy như sống động ngay trước mắt.

Lý - cô con dâu thứ của gia đình ông Bằng được nhà văn Ma Văn Kháng khắc họa đậm nét. Chị là người phụ nữ cá tính, có đời sống nội tâm phong phú, khi dịu dàng đáng yêu, lúc lại đanh đá đến mức tàn nhẫn. Cuộc hôn nhân giữa Lý và Đông – con trai thứ của ông Bằng bắt đầu từ sự ngưỡng mộ của một cô thợ may với chàng sỹ quan quân đội. Sau chiến tranh, trở về cuộc sống đời thường, cuộc hôn nhân của họ rạn nứt với bao mâu thuẫn nảy sinh.

Trong phần 7 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’, nhà văn Ma Văn Kháng dành nhiều thời gian cho nhân vật Hoài, cô con dâu cả của gia đình của ông Bằng. Mặc dù chồng mất sớm, bản thân đã đi bước nữa nhưng người phụ nữ ấy vẫn là thành viên quan trọng trong gia đình ông Bằng, là sợi dây kết nối các mối quan hệ trong gia đình nhỏ bé.

Trong phần 6 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ miêu tả không khí chiều 30 Tết của gia đình ông Bằng. Bên mâm cơm đoàn tụ lẩn khuất sau những nụ cười, câu chúc vui vẻ là những nỗi niềm day dứt trong lòng mỗi người.

Trong phần 5 của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’, chúng ta sẽ được biết rõ hơn về Lý – vợ của Đông, người con dâu thứ trong gia đình. Trái ngược tính cách hiền lành có phần bạc nhược của Đông, Lý nhanh nhẹn, đảm đang, nhưng lại có phần quá thực dụng. Hai tính cách trái ngược, cộng thêm cách sống, cách suy nghĩ nông cạn của Lý là mầm mống cho sự tan vỡ của cặp vợ chồng này.

Trong phần tư của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ tác giả tập trung miêu tả tính cách của ông Bằng, người cha trong gia đình cũng là tiêu biểu cho phong cách sống gia giáo, truyền thống, có phần thủ cựu. Bên cạnh đó, có phần đối lập với ông là quan điểm khá gay gắt, cứng nhắc của người con trai thứ ba là Luận - một nhà báo. Liệu giữa hai cha con họ có tìm được tiếng nói chung?

Trong phần tiếp theo của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’, dường như đã xuất hiện những dấu hiệu của sự lủng củng, bất hòa, thể hiện trong cuộc tranh luận giữa người con thứ hai - một trung tá về hưu với người con thứ ba - một nhà báo, về việc một người con thứ tư đã bỏ việc nhà máy để vượt biên.

Trong phần tiếp theo của tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’, chúng ta sẽ được gặp gỡ những con người có quan điểm, phong cách sống rất khác nhau. Một xã hội thu nhỏ được nhà văn Ma Văn Kháng miêu tả tài tình thông qua từng nhân vật trong một gia đình.

Tiểu thuyết ‘Mùa lá rụng trong vườn’ của nhà văn Ma Văn Kháng đã giành giải B Giải thưởng Hội nhà văn năm 1986. Có thể coi "Mùa lá rụng trong vườn" là tác phẩm văn học đầu tiên thời kỳ hậu chiến, không lý tưởng hóa cuộc sống, dám miêu tả mặt trái của xã hội lúc đó.

‘Thằng Phóong, em tôi’ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Văn Thọ về đề tài chiến tranh và hậu chiến. Người chết đã chết. Nỗi đau khắc mãi mãi trong tim người sống.

Truyện ngắn ‘Đèn không tắt sáng’ cùa nhà văn Ma Văn Kháng là một câu chuyện xúc động, giàu ý nghĩa nhân văn kể về chuyến lên thăm vợ chồng anh con út lần cuối của bà cụ Vy. Tuy chỉ là những câu chuyện tưởng như rất vụn vặt trong cuộc sống, những ứng xử bình thường của những người ruột thịt trong gia đình, nhưng dưới ngòi bút của nhà văn lại trở nên đẹp đẽ, thiêng liêng và lay động lòng người. Bởi những ứng xử rất đỗi bình thường ấy đã xâu kết, duy trì và tiếp nối nền tảng đạo đức truyền thống gia đình Việt Nam.

Chiến tranh đã đi xa, nhưng dư âm của nó dường như vẫn còn đọng lại trong tâm khảm của những người lính năm xưa. Bởi nỗi mất mát vô cùng lớn lao của chiến tranh gây ra vẫn là vết thương không thể lành. Qua truyện ngắn ‘Cha và con’, chúng ta sẽ được cùng sống và sẻ chia với những cuộc đời, những số phận của mỗi con người trong chiến tranh để thêm yêu, thêm trân trọng cuốc sống của ngày hôm nay.

Những tác phẩm của Nguyễn Thị Kim Hòa khiến người đọc như được gặp, được khóc, được cười với những con người hồn hậu, chất phác, bình dị nơi vùng quê miền Trung nắng cháy. Nơi có những cánh đồng bát ngát, những giàn nho trĩu quả kéo dài tít tắp, những đàn cừu nhởn nha trên thảm cỏ lúc hoàng hôn. Để khi gấp trang sách lại, trong lòng độc giả lại trào lên dạt dào một tình yêu đời, yêu người và yêu quê hương tha thiết.

Truyện ngắn ‘Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa rừng xanh’ không đi vào cảnh bom đạn, chiến đấu trong chiến tranh mà khai thác số phận, tâm tư tình cảm của người lính khi gặp tình huống bất ngờ. Câu chuyện giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về người lính phía bên kia chiến tuyến.