Tìm về cội nguồn tấm giấy sắc phong

Nghề làm giấy sắc phong không chỉ là nghề truyền thống của dòng họ Lại ở phường Nghĩa Đô mà đã vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình, dòng họ, trở thành nét văn hoá của dân tộc Việt Nam một thuở.

Theo gia phả và sử sách ghi chép, vào thời Lê Trung Hưng, đời thứ 9 của dòng họ Lại có cụ Lại Thế Giáp làm quan trong triều, được chúa Trịnh Tráng gả con gái là công chúa Phi Diệm Châu thì họ Lại giành được đặc ân chuyên sản xuất giấy sắc, cung cấp cho triều đình để viết sắc phong.

Cho đến nay, dòng họ Lại còn duy nhất một người theo nghề làm giấy sắc là ông Lại Phú Thạch. Từ khi 6 tuổi, ông đã được tiếp xúc với nghề nên công thức cũng như quy trình làm ra một tờ giấy sắc ông Thạch rất thông thuộc. 

Nghệ nhân Lại Phú Thạch

Theo Bảo tàng Hà Nội, giấy sắc là loại giấy đã được vua chúa thẩm định kỹ lưỡng và đều thuộc loại quý hiếm. Giấy sắc không chỉ mịn như lụa mà còn bền dai như tơ, rất hút mực khi viết, khi vẽ... Có những sắc phong trải qua gần 400 năm mà nét chữ, màu sắc, họa tiết vẫn tươi nguyên như thuở ban đầu.

Xưa kia, giấy sắc là quốc bảo, dân gian không ai dám tự tiện mua dùng. Giấy sắc có nhiều loại như nhất gấm, nhất cáo sắc, nhị cáo sắc và tam cáo sắc. Các loại khác nhau về kích cỡ và đường nét hoa văn trang trí.

Nghề làm giấy dó đã công phu, nghề làm giấy sắc còn công phu gấp bội. Muốn có được một tờ giấy sắc phải qua một số công đoạn phức tạp. Chọn dó làm giấy sắc phải chọn loại tốt, chất lượng cao. Giấy dùng để phong cho hàng nhất phẩm phải có 5 thợ cùng làm một lúc mới seo nổi một tờ. Giấy dùng để phong sắc cho hàng phẩm trật thấp hơn, từ nhị phẩm xuống đến cửu phẩm, cũng phải ba người seo một tờ. Khi seo xong phải dùng que dò để cuốn, khi can cũng phải có hai người, phải dùng thép can trát bóng bôi lên tường mới dính được giấy để phơi. Giấy khô, dùng da trâu bò nấu kỹ gọi là nước keo, nước keo phải có phèn chua, dùng thép bồi giấy thép lên hai mặt, mỗi mặt hai lần.

Sau khi giấy khô thì bắt đầu nhuộm màu bằng nước hoa hòe. Nhuộm sắc phải có hai màu chính là màu da thị và da đồng, nhưng muốn có màu da đồng thì nước chưng hoa hòe phải có thêm hồng đơn, một chút bột điệp. Mỗi mặt thép hai lần nước màu. Nhuộm xong đến công đoạn nghè, nền nghè là một phiến đá lớn có mặt phẳng nhẵn bóng. Đặt giấy lên, hai người dùng chày đập đều đặn lên lần lượt khắp mặt giấy, lúc đầu giấy xốp, tiếng chày nghe bình bịch, đập đến khi nghe tiếng chày đanh thì mặt giấy rất mịn và bền chắc. Sau đó dùng bản in khắc gỗ để in bo viền xung quanh và các chữ triện.

Một bản sắc phong thời Nguyễn.

"Các công đoạn để làm giấy sắc được giữ bí mật và chỉ truyền cho con trai và con dâu, không truyền cho con gái. Từ khâu chọn dó, nấu dó, nghiền lọc thành bột đến khâu seo giấy, ép giấy và vẽ đều đòi hỏi người thợ có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm.

Tiêu chuẩn về nguyên liệu phải cao cấp thì khi sản xuất tờ giấy sẽ mịn màng và đẹp đẽ hơn. Những người thợ trong dòng họ tôi yêu cầu rất cao về mặt nguyên liệu để làm được một tờ giấy đẹp, nhẵn nhụi.

Seo giấy dó để làm sắc phong thì bản rất to, nên 1 người không thể bê được khuôn và liềm seo vì dài trên 1m, rộng 60-70 phân. Khi người ta xúc bột dó ở trong tàu seo vào, 1 người không thể bê được. Muốn seo được một tờ giấy tối thiểu cần từ 4 – 5 người. Ngày xưa, các cụ làm chỉ xúc 1 lần và lắng nước 1 lần, giấy có độ dày nhất định thì không bong nên độ bền khác với bây giờ seo. Làm được những bước như vậy rồi, để tờ giấy đẹp thì ta nhuộm màu", nghệ nhân Lại Phú Thạch kể.

Một vài giấy sắc phong của triều Nguyễn, triều Lê mà ông Thạch đang làm.

Để bề mặt giấy đanh lại, người thợ phải tiếp tục tiến hành các bước xử lý giấy. Thứ nhất là phải có nguyên liệu chống mốc, mối. Thứ hai là làm tăng độ dai của giấy. Lúc ấy, tờ giấy rất sần sùi, cứng như là mo nang. Khi phơi khô kiệt rồi, người thợ đưa tờ giấy lên một viên đá phẳng, dùng chày gỗ bắt đầu nện, mà từ xưa gọi là nghè. Nghè kỹ thì mặt giấy rất nhẵn, lúc đấy mới viết được. 

Trải qua các công đoạn sản xuất vô cùng công phu tỉ mỉ như vậy nên giấy sắc phong có độ bền đáng kinh ngạc. Vượt qua sự bào mòn của thời gian và sự khắc nghiệt của thời tiết, giấy sắc qua hàng trăm năm vẫn giữ được màu sắc, hoa văn nguyên vẹn như lúc ban đầu.

Trải qua năm tháng không sản xuất giấy sắc nữa, gần đây, nhiều gia đình và một số cơ sở thờ tự có giấy sắc bị hư tổn, người ta tìm đến dòng họ Lại ở Nghĩa Đô tìm gặp cụ Lại Phú Bài. Cụ là một trong những người bỏ nhiều công lao kết nối, tìm hiểu và làm lại giấy sắc. Ông Lại Phú Thạch rất tự hào dòng họ mình có một nghề đặc biệt, nên ông quyết tâm tìm hiểu nghề làm giấy sắc.

Ông Lại Phú Thạch kể: "Đến bây giờ, con cháu trong dòng họ Lại rất tự hào, đi đâu đến cũng được hỏi: ông họ Lại – Nghĩa Đô à? Ở nơi đấy có một cái nghề rất quý, nghề ấy là nghề độc quyền từ thời vua Lê chúa Trịnh, tức là chỉ có dòng họ Lại - Nghĩa Đô mới được sản xuất giấy sắc cho nhà vua".

Từ đường của dòng họ Lại, dòng họ đặc biệt có hoành phi viết chữ  “Vạn thế vĩnh Lại”. Giấy sắc phong, năm 2006 được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo nghệ nhân Lại Phú Thạch: "Tính đến nay, nghề làm giấy dó của họ Lại đã có lịch sử hơn 600 năm. Bản thân tôi là đời thứ 26 lưu giữ công thức làm giấy. Dòng họ Lại ở trong thôn rất đông, đa phần ai cũng biết làm giấy dó, nhưng làm được giấy sắc chỉ duy nhất gia đình ông Thạch".

Vì thế tuổi gần 70, người nghệ nhân cuối cùng của dòng họ Lại luôn đau đáu nỗi lo thất truyền khi không còn ai tiếp nối.

User
Ý KIẾN

Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 17/11, với nhiều hoạt động sáng tạo tại các không gian di sản văn hóa và làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghề làm giấy sắc phong không chỉ là nghề truyền thống của dòng họ Lại ở phường Nghĩa Đô mà đã vượt ra khỏi khuôn khổ gia đình, dòng họ, trở thành nét văn hoá của dân tộc Việt Nam một thuở.

Tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động vui trung thu ý nghĩa cho trẻ em trong khuôn khổ chương trình “Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch và văn hóa địa phương”.

Bao đời nay, đồ chơi Trung thu truyền thống được nhiều thế hệ thợ thủ công, nghệ nhân gìn giữ, tiếp nối, đó là những món đồ chơi giản dị nhưng chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

Chùa Tảo Sách hay còn gọi là Tào Sách có tên chữ là Linh Sơn tự. Chùa tọa lạc ở số 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội; là một trong số ít những ngôi cổ tự ở Hà Nội vừa giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm không gian Phật đài.

Chương trình Xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ do Bộ VH-TT&DL tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 23 - 25/9/2024 tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ với chủ đề “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới”.

Hôm nay (17/9) là ngày Rằm tháng 8 âm lịch. Không khí Tết Trung thu đã gõ cửa từng ngôi nhà, từ khắp làng quê cho đến những con phố. Tuy nhiên, mỗi thời mỗi khác và Trung thu cũng vậy, đều sẽ có những thay đổi gắn liền với cuộc sống của con người.

Dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 chủ đề “Giao lộ sáng tạo” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, với các hoạt động tại các không gian di sản văn hóa, các làng nghề.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I xây dựng Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Hoạt động "Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài” vừa được khai mạc vào tối 14/9/2024.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Hà Nội đã xuất sắc nhận ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới - WTA năm 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu của điểm đến du lịch đặc sắc với những giá trị văn hóa ngàn năm trên bản đồ du lịch thế giới. Những giải thưởng này một lần nữa tạo thêm động lực cho du lịch Thủ đô phát triển bền vững.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.

Thị xã Sơn Tây nay thuộc thành phố Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong suốt chiều dài phát triển của minh thị xã Sơn Tây luôn giữ vai trò quan trọng, là một trong bốn vùng đất phên giậu của Thăng Long - Hà Nội, là trung tâm của xứ Đoài và nay được coi là thành phố di sản của Thủ đô.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội).

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024" diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.

Festival thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 sẽ diễn ra tại không gian đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch của Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) dự kiến sẽ diễn ra vào sáng 6/10/2024.

Ngày hội "Truy tìm Vua Tiếng Việt" vừa được tổ chức trong chuỗi sự kiện "Yêu tiếng quê hương mình" đã quảng bá sâu rộng vẻ đẹp của tiếng Việt, đồng thời quyên góp xây dựng thư viện cho trẻ em vùng cao.

Phố cổ Hà Nội là một phức hợp di tích, di sản có giá trị lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thủ đô. Nhiều năm qua, các di tích di sản vô giá này đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo tồn.

Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là một trong những điểm đến về du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm qua việc cải tạo, sửa chữa các điểm du lịch ở đây chưa có tính liên kết, một số điểm du lịch đang có dấu hiệu quá tải… Trước thực trạng đó, huyện Đồng Văn đã xây dựng phương án cải tạo, chỉnh trang một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức bế mạc Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng năm 2024.

Trở về từ chiến khu Việt Bắc, nơi đầu tiên mà Bác Hồ dừng chân là căn nhà của cụ Nguyễn Thị An tại làng Phú Gia (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Đến nay, ngôi nhà này trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là "địa chỉ đỏ" giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đặc biệt. Trong một sớm mùa thu nắng đẹp của Hà Nội, hãy trải nghiệm không gian Khu di tích Phủ Chủ tịch, dạo chơi trong vườn Bác, thăm Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ, tìm về dấu chân Bác tại những không gian mộc mạc, giản dị mà vô cùng thân thương, ấm áp.

Những người trẻ đã có cách thể hiện lòng yêu nước một cách sáng tạo, thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội với sự hưởng ứng của nhiều người.

Ở Hà Nội có một nơi vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn hình ảnh của cuộc tổng khởi nghĩa 79 năm trước - như một "chứng nhân" của mùa thu năm ấy, đó là Quảng trường Nhà hát Lớn mà ngày nay mang tên Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, hay Quảng trường 19/8.

"Vui Tết Độc lập” gần đây đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa của người dân và du khách tại "ngôi nhà chung" của 54 dân tộc anh em, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây).

Lễ hội sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ 2, năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk, với nhiều hoạt động đặc sắc, đã mang đến cho người dân, du khách những trải nghiệm thú vị. Lễ hội năm nay có chủ đề “Sầu riêng Krông Pắc - Phát triển và hội nhập”.

Tại thành phố Đà Nẵng, giải đua thuyền truyền thống thành phố Đà Nẵng mở rộng năm 2024 đã diễn ra sôi nổi trên sông Hàn. Đây là cách mà người dân miền biển thể hiện tinh thần yêu nước dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm.

Tại Quảng trường 30/10, UBND TP. Hạ Long đã tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu với chủ đề “Thành phố Di sản - Sắc màu Hạ Long” năm 2024 vào sáng 1/9.

"Truyện về Hồ Chí Minh" là ấn phẩm có giá trị, góp phần làm sáng rõ cuộc đời, sự nghiệp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh kể từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến những năm đầu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

Cách đây 55 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng.

55 năm qua, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã trở thành địa chỉ đỏ của đất nước, là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác.

Vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ là một điểm đến ý nghĩa với du khách khi có thể tìm hiểu văn hoá Chăm-pa qua những hiện vật đặc sắc.

Gần 80 năm qua, người dân làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) vẫn lưu giữ nghề truyền thống may cờ Tổ quốc.

Liên hoan phim ngắn Hà Nội năm 2024 (giải Sao Khuê) đã khép lại, 11 bộ phim xuất sắc được trao giải, trong đó giải Nhất thuộc về phim tài liệu “Hóa giải”.

Tại Hà Nội, năm nay có cuộc thi đèn lồng Trung thu khổng lồ được tổ chức tại làng cổ Đường Lâm vào tối 31/8, hứa hẹn là sản phẩm du lịch độc đáo nhất của Thủ đô.

Tối 30/8, tại Quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp Đại sứ quán Lào (nước Chủ tịch ASEAN năm 2024) khai mạc Ngày hội Văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN”.

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, những địa điểm in đậm dấu ấn lịch sử của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh tại Thủ đô luôn là sự lựa chọn của nhiều du khách.

Ngày hội văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN” đang diễn ra tại Quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Năm nay là năm thứ 14 Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam được chức, thu hút nhiều nhà làm phim và những tác phẩm đoạt giải cao.

Nhằm tôn vinh những cống hiến hi sinh lặng thầm mà vẻ vang của Ngành Cơ yếu Việt Nam, thông qua các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” sẽ đem đến cho khán giả một đêm diễn ấn tượng, với sự dàn dựng tỉ mỉ, công phu.