Tìm về ký ức xưa
Hà Nội - một thành phố không ngừng chuyển mình, nhưng vẫn luôn lưu giữ những ký ức đẹp đẽ của thời gian. Mỗi góc phố, mỗi kỷ vật đều là những câu chuyện nhắc nhớ về một thời đã xa trong tiềm thức của mỗi người dân Hà Nội.
Đến phố Trúc Bạch những ngày này, ai cũng có thể được đắm mình trong không gian ‘Ký ức Hà Nội’ - một hành trình ngược dòng thời gian. Những toa tàu ký ức, những góc quán cóc giản dị, hay những đồ dụng của thời bao cấp đều mang hình dáng của một Hà Nội xưa cũ, dung dị nhưng đầy kỷ niệm.
Trải nghiệm trong không gian ‘Ký ức Hà Nội’, các em học sinh đã được anh Huy - một hướng dẫn viên giới thiệu về những đồ vật thời bao cấp:
Giới thiệu về chiếc chạn gỗ, anh Huy cho biết: "Thời bao cấp, mỗi gia đình sẽ có một cái chạn, nó rất quý, được ví như là linh hồn của căn bếp. Trong cái chạn này sẽ dùng để cất các đồ ăn như: các đĩa mỡ, đĩa để đựng muối...".
"Bố mẹ các con đi làm sẽ được nhà nước tặng các tem phiếu và sẽ dùng tem phiếu này để đổi lương thực và các vật dụng sinh hoạt hằng ngày. Hồi đấy sổ gạo này là quý lắm, một khi mà mất thì sẽ không đổi được gạo và lúc đó cả một tháng trời sẽ không có gì ăn, tất cả mọi người đều rất giữ gìn cái sổ gạo để hàng tháng có thể đổi gạo và cho bố mẹ các con, rồi ông bà các con có thể sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày", anh Huy nói về sự quan trọng của chiếc "sổ gạo" thời bao cấp.
"Hồi xưa một năm có khi chỉ được ăn một hai bát phở thôi, đôi khi phải giả ốm mới được ăn, vất vả lắm. Phích nước gắn với cuộc sống của của người Việt Nam trong giai đoạn thời kỳ bao cấp, từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên, tại vì hồi đấy không có bình nước nóng trong nhà, khi tắm thì sẽ rót nước từ cái phích ra để hòa với nước và tắm. Đến khi ốm đau chẳng hạn, đi bệnh viện cũng phải mang cái phích này đi theo để mua nước sôi và sử dụng trong bệnh viện", anh Huy kể về sự quý giá của những đồ vật khác.
Không chỉ là những câu chuyện về từng đồ vật xưa cũ - những điều giản dị đã làm nên một Hà Nội thân thương, ngày hôm nay, những cô cậu học sinh đến tham quan trải nghiệm tại không gian ‘Ký ức Hà Nội’ còn được thưởng thức những món bánh kẹo quen thuộc của bà, của mẹ ngày nào như: bánh quế, bỏng nổ, bánh chả, vừng vòng, kẹo lạc, kẹo dồi,... mà đến giờ những hương vị ấy vẫn còn được yêu thích.
Không gian “Ký ức Hà Nội” không chỉ là nơi để trẻ con tìm hiểu, mà còn là nơi để các thế hệ có thể gặp gỡ và kết nối quá khứ và hiện tại. Ông Vương Văn Hiền (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) và bà Lê Thị Thu đưa anh Khuê - cháu trai của ông bà, một du học sinh về Hà Nội ăn Tết, đến đây để kể lại những câu chuyện đã hằn sâu trong ký ức của ông bà những năm tháng đã qua.
Ông Hiền chia sẻ: "Nhìn hình ảnh này tôi rất là xúc động, tuổi thơ của chúng tôi ùa về. Thứ nhất là với những gánh hàng hoa của các chị, các mẹ ngày xưa rất đẹp. Ví dụ như cửa hàng dệt may, bây giờ nhìn lại có lẽ cũng không ai nghĩ rằng ngày xưa may một bộ quần áo mà lại khó khăn đến như thế. Qua cửa hàng máy ảnh, những máy cũ cổ ngày xưa chúng tôi nhìn ở thời đó rất quý và đến bây giờ nhìn ra nhiều kỷ niệm. Nhìn hình ảnh những ngôi nhà cổ, những mái ngói, nhà cổ, những toa tàu điện, hồi tưởng lại những tiếng leng keng ngày xưa thời chúng tôi còn đi học. Thời thanh niên của tôi vài người chơi với nhau nhưng chỉ có một hai bộ quần áo lành thôi, mỗi một lần đi chơi là thay đổi nhau, mượn của nhau hoặc có một cái xe đạp thì đi chung, thế rồi sách vở học chung. Mình trân trọng những kỷ niệm xưa, trân trọng thời gian mình đã trải qua từ hồi nhỏ, khó khăn, gian khổ và cho đến ngày hôm nay. Có cuộc sống như bây giờ không thể quên được những ký ức xa xưa, những năm tháng mà hào hùng ngày xưa".
Những câu chuyện được kể lại không chỉ giúp ông Hiền và bà Thu sống lại ký ức, mà còn là cơ hội để thế hệ trẻ như anh Khuê hiểu hơn về những giá trị đã làm nên một Hà Nội trọn vẹn và giàu bản sắc.
Không gian “Ký ức Hà Nội” được tái hiện trên con phố Trúc Bạch không chỉ để tìm lại những ký ức đã qua, mà còn đem đến nhiều nguồn cảm hứng cho những người trẻ trên con đường khám phá văn hóa truyền thống của dân tộc. Nhóm sinh viên ngành sáng tạo nghệ thuật đến đây để tìm cảm hứng cho vở kịch sắp tới của mình. Với họ, ký ức không chỉ là quá khứ, mà còn là chất liệu để làm mới nhịp sống hiện đại.
“Ký ức Hà Nội” không chỉ là một không gian để người ta tìm về quá khứ, mà giờ đây còn là câu chuyện về phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội từ những di sản của Thủ đô. Những toa tàu chở ký ức, giờ sẽ được nối liền với những toa tàu của hiện đại thông qua những câu chuyện được chính thế hệ hôm nay kể lại bằng cảm nhận và sự sáng tạo của họ. Một cách truyền cảm hứng để bước tiếp, giữ gìn và làm mới giá trị văn hóa của Thủ đô.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Để nâng cao đời sống bà con ngoại thành, không thể thiếu vai trò của những người thợ sửa chữa, lắp đặt điện nước. Họ góp phần xây dựng cuộc sống tiện nghi hơn.
Những chiếc xe bán hàng ăn lưu động hàng đêm đều có mặt trên nhiều góc phố, con đường, đem theo những món ăn nóng hổi phục vụ mọi người, góp phần vào nhịp sống đêm vừa quen, vừa lạ của Hà Nội.
Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.
Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.
Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.
Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.
Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.
Nhiều ý kiến cho rằng việc quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm là cần thiết để khai thác tiềm năng, biến hồ thực sự trở thành viên ngọc sáng của Thủ đô.
Những câu chuyện và ký ức về hồ Gươm không chỉ là những mảnh ghép quý giá về quá khứ, mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn giá trị của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.
Giữa những bộn bề cuộc sống, người ta luôn tìm kiếm cách để giải trí, để tái tạo năng lượng. Swing - môn nhảy sôi động là một cách để người trẻ tận hưởng cuộc sống.
Cổng Đục là đoạn phố nối giữa hai phố Hàng Vải và Hàng Mã, nơi đây đã trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch văn hóa của du khách.
Ngay giữa lòng Hà Nội, phiên chợ Yên ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông vẫn mộc mạc đậm chất quê, chứa đầy đủ yếu tố của một phiên chợ quê Bắc Bộ đúng nghĩa.
Trên nhiều tuyến phố trung tâm của Thủ đô, hoa phong linh đang khoe sắc vàng khiến ai đi ngang cũng muốn dừng lại đôi chút, ngắm nhìn và lưu lại những khoảnh khắc cho riêng mình.
Thiếu tá Trịnh Minh Tùng, Trưởng Công an thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) luôn phát huy sức trẻ, tinh thần nhiệt huyết, tận tụy với công việc, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự ở cơ sở.
Giữa phố phường Hà Nội, có một khu chợ nhỏ nằm trên đường Hoàng Hoa Thám lúc nào cũng rộn rã tiếng chim, thanh âm phố phường được góp vui bởi dàn hòa ca líu lo từ sáng sớm.
Hà Nội đang trong tiết giao mùa, cũng là thời điểm nhiều loài cây thay lá.
Bún thang là món ăn trứ danh trong danh sách ẩm thực Hà Nội, với cách chế biến cầu kỳ và lượng nguyên liệu đồ sộ.
Giữa nhịp sống bận rộn của Thủ đô, những tiệm giặt khô là hơi đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người, giúp họ tiết kiệm thời gian và mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong thời điểm giao mùa.
Trà chiều không chỉ là sở thích mà còn là thói quen và thú vui tao nhã của nhiều người, trở thành một phần nhịp sống của Hà Nội - giản dị mà đầy thi vị.
Cuối tháng 3, phố phường Thủ đô có sức hấp dẫn lạ kỳ với những mảng màu sinh động của nhiều loài cây đang thay lá xen lẫn các loài hoa cùng khoe sắc.
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã thực hiện nhiều dự án nghệ thuật cộng đồng trong suốt 10 năm qua. Tình yêu với Hà Nội chính là động lực để anh thực hiện các dự án này.
Những chiếc lá, vỏ quả hay ngọn cỏ vô tri, vô giác qua bàn tay của những người phụ nữ đã được được tái sinh với một hình ảnh khác đẹp đẽ và lâu bền hơn so với vòng đời ngắn ngủi trước đây.
Có những người lặng lẽ góp tình yêu nghệ thuật vào nhịp sống Hà Nội. Họ không chỉ gìn giữ những giá trị đẹp đẽ mà còn lan tỏa đam mê đến thế hệ trẻ.
Công việc sửa chữa xe máy là cách để những người thợ hoà mình vào nhịp sống của Thủ đô, để họ liên tục "quay đều" vòng quay những chiếc bánh xe của mọi người.
Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng sinh ra ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), được theo chân cha chạm khắc đồ thờ từ khi còn thơ ấu, qua đó bị hấp dẫn và ấn tượng với những họa tiết hoa văn cổ.
Thiên nhiên như dành nhiều ưu ái hơn cho Thủ đô trong tháng Ba này, khi người dân được chìm đắm trong muôn màu hương sắc của hoa ban, hoa sưa và hoa bưởi.
Con phố Lương Văn Can ngày nay vẫn giữ trọn nét duyên thầm của Thủ đô, lưu giữ trọn vẹn những giá trị truyền thống, tinh hoa của người thợ làm nghề giữa nhịp sống hiện đại.
Thu hoạch rau tại vườn đã giúp nhiều người dân Hà Nội có những phút giây thư giãn giữa thiên nhiên, yên tâm khi có thực phẩm an toàn cho các bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Mỗi cây cầu ở Hà Nội như người chứng kiến nhịp sống hối hả hàng ngày. Từng ngày qua đi, những hành trình qua cầu lại tiếp tục mang theo biết bao câu chuyện của ngày mới.
Cứ đến tháng 3, hoa phong linh lại nở vàng rực trên tuyến đường của khu đô thị Park City (phường La Khê, quận Hà Đông), thu hút nhiều cư dân, du khách đến ngắm hoa, chụp hình.
10 giây đếm ngược, những khoảnh khắc vui vẻ đã được máy ảnh photobooth ghi lại rồi in ra ngay lập tức, lưu giữ những ngày tháng vui vẻ bên nhau mà sau này khó có thể tìm lại.
Đi trong đêm Hà Nội giữa lặng yên, người ta như thể khám phá ra một vẻ đẹp ẩn sâu của thành phố mà những lớp văn hóa đan chồng lên nhau như những lớp trầm tích của thời gian. Một vẻ lặng yên bí ẩn mà quyến rũ.
Giữa sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của thị trường âm nhạc, Trung tá, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vẫn kiên trì theo đuổi âm nhạc chính thống, sáng tác những ca khúc về đất nước và về Hà Nội.
Khi thành phố lên đèn cũng là chợ hoa đêm Quảng Bá bắt đầu nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Là khu chợ đầu mối buôn bán các loại hoa tươi lớn nhất trong nội đô, ngày nào nơi đây cũng đông khách.
Trong dòng chảy đương đại, vẫn có những người trẻ say mê với vật liệu giấy dó truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo.
Trên con phố Ngũ Xã, đâu đó vẫn vang lên tiếng đục, tiếng mài, tiếng giũa của những người thợ đúc, gợi nhớ về một làng nghề đúc đồng nổi danh ngày nào trên đất Thăng Long xưa.
Hà Nội không chỉ có những con ngõ ẩm thực nổi tiếng trên phố cổ, mà còn có những con ngõ chuyên bày bán mặt hàng đặc biệt. Ngõ 1A Tôn Thất Tùng (trước kia là ngõ A8 Khương Thượng) chính là một con ngõ như vậy.
Giữa nhịp sống hối hả hôm nay vẫn tồn tại một giá trị mang linh hồn xưa cũ, nơi mà từng hạt nếp cõng cả hồn xưa nằm nghe chuông chùa - xôi oản lá mít.
Giữa nhịp sống hối hả ở Hà Nội, có những bạn sinh viên đang từng ngày theo đuổi đam mê, tạo nên những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng.
Đoạn phố nối giữa phố Hàng Mành và phố Đường Thành, đối diện chợ Hàng Da, có tên gọi là phố Yên Thái. Con phố chỉ như một con ngõ nên nếu không quan sát kỹ, nhiều người dễ nhầm tưởng Yên Thái là một con ngõ của phố Đường Thành.
Những chùm hoa sưa trắng muốt đã làm sáng lên những không gian xưa cũ của Hà Nội, khi những hạt mưa xuân và cơn gió thoảng cũng không thể xua hết làn sương mờ đầu tháng Ba.
Giữa nhịp sống tất bật, hối hả của Thủ đô, ngày càng nhiều phụ nữ chọn cách sống tĩnh lặng, chậm rãi cảm nhận từng khoảnh khắc trong cuộc đời.
Những món quà 8/3 dù nhỏ bé nhưng đủ để mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ, gửi gắm tình cảm của người tặng đến với một nửa của thế giới.
Bánh tẻ Phú Nhi không chỉ là món quà quê giản dị mà còn là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của làng nghề truyền thống trong cuộc sống hiện đại.
0