Tình bạn thời niên thiếu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sinh ra và lớn lên ở một làng quê, với những buổi trưa hè bơi sông vớt củi, những buổi tối bên ánh đèn dầu, ông và nhóm bạn cùng trang lứa đã tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.

Những năm tháng cắp sách đến trường, cậu bé Nguyễn Phú Trọng luôn là tấm gương sáng trong học tập. Cậu học giỏi, hòa đồng và nhiệt tình giúp đỡ bạn bè. Trong những buổi học nhóm dưới tán bàng xanh mát, cậu cùng bạn bè đã trải qua biết bao kỷ niệm của tuổi học trò.

Trong ký ức của ông Vương Khắc Côn, ở làng Lại Đà, xã Đông Hội, Đông Anh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kém các bạn trong nhóm vài tuổi, nhưng lại học giỏi nhất, đi thi lúc nào điểm cũng cao nhất.

Cuộc sống ngày ấy rất thiếu thốn, bữa cơm chỉ có rau muống luộc chấm tương. Mà gạo, tương là những thứ mang đi từ nhà. Mỗi khi đi học về, các cô cậu học trò lại phân công nhau người đi chợ mua rau, người ở nhà vo gạo thổi cơm.

Bức ảnh kỷ niệm của ông Côn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thời đó nghèo, món ăn yêu thích nhất của nhóm bạn là cà chua bi. Đơn giản là bởi món này có thể ăn sống và được vặt sau mỗi lần bơi sông vớt củi. Cơm trộn sắn khoai, chăn trâu nhổ mạ, nhưng tất cả đều động viên nhau phải học, không được nhụt chí vì đất nước còn nghèo.

"Bọn tôi đi học từ đây sang Nguyễn Gia Thiều xa 7,8 cây số. Anh em có cái gì thì cũng chia sẻ, có củ khoai chia đôi. Thực ra là toàn đi chân đất với nhau. Ngày xưa thì có hay có cái kẹo vừng thỉnh thoảng cứ cho nhau. Nhà tôi làm kẹo, nhà tôi gói cho cả anh Trọng, cho cả mấy ông, cứ gói vào trong cái giấy đem đi, có đói cho mỗi anh một cái", ông Côn kể.

Là người bạn học cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ cấp 1, cấp 2 đến cấp 3, ông Ngô Bá Dục, sinh sống tại thôn Lại Đà, vẫn nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tâm trí ông là người rất thông minh, cẩn thận, học rất giỏi môn Văn, có nét chữ đẹp. Còn ông Dục lại thiên về các môn tự nhiên như Lý, Hóa.

Lớn lên cùng nhau, học cùng những năm tháng cấp 3 ở trường Nguyễn Gia Thiều, lại hợp tính cách nên ông Dục, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một người bạn nữa đã thuê trọ trong nhà dân bên kia sông Hồng để thuận tiện cho việc học tập.

"Cái thân thiết của chúng tôi là anh em cùng trọ, học với nhau những năm cấp hai và cả những năm cấp ba. Hồi đó nghèo lắm, ăn cơm rau là chính, tối ngủ thì chung màn, chung chăn chứ không được đầy đủ đâu. Trong số anh em tôi đi học thì chú ấy là ít tuổi nhất, bé nhất, chăm chỉ làm việc, cần cù làm việc", ông Dục bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm xưa.

Ông Ngô Bá Dục ngồi xem lại những bức ảnh kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Đình Hiếu

Ông Dục nhớ thời điểm đó nghèo khó, mỗi tháng gia đình chỉ cho 15kg gạo, còn tiền tiêu thì phải tự lo liệu. Nhớ nhất là những hôm cùng bơi ra bãi sông Hồng, vớt củi rều về phơi khô lên rồi đun nấu.

Có những hôm học buổi chiều xong, nhóm bạn lại vào Khu công nghiệp Đức Giang (quận Long Biên ngày nay) để dạy bổ túc cho công nhân, kiếm tiền mua sách vở học tập. Ngày nghỉ hè cũng không về nhà mà thường ở lại, vào công trường xin làm công nhân, kiếm tiền chuẩn bị cho năm học mới.

Nhắc về những kỷ niệm, ông Ngô Bá Dục không giấu nổi niềm thương nhớ: "Năm 1969 tôi tổ chức lễ thành hôn, từ Vinh về thì cấp tập, nhanh chóng cưới vợ xong rồi lại đi. Thế nhưng mà ở đây chú lần mò kiếm được cho tôi một bánh pháo và duy nhất cái năm đó là chỉ có đám cưới của tôi là có pháo. Năm 2000, bà mẹ tôi mất, chập tối chú về viếng, chú đến đây khiến cho mọi người ngạc nhiên, rất đơn giản như mọi người thôi".

Ông Dục lưu giữ tấm hình chụp chung với Tổng Bí thư trong một lần họp lớp.

Trong ký ức của bà Ngô Thanh Sử, người dân Lại Đà, Tổng Bí thư có vóc dáng nhỏ nhắn, hiền lành, lúc nào cũng tươi cười rạng rỡ nhưng lại ít nói. Bà là em út của nhóm, nên ông luôn hỏi han xem bà đã hiểu bài chưa, bài toán đã giải ra đáp án chưa.

"Anh nhiều khi cứ hỏi tôi thế mày học như thế nào, thì tôi cũng nói ra như thế, anh lại phải hướng dẫn thế này, thế này, phải như thế này. Khi mà lớn rồi, anh đi làm rồi thì thường thường là hai anh em về hay gặp nhau ở bến đò, có khi đi cùng đò thì anh lại hay hỏi thăm tình hình", bà Sử chia sẻ.

Thời gian trôi qua, dù cương vị khác nhau, dù không nhiều thời gian gặp gỡ, hàn huyên chuyện cũ nhưng trong lòng những người bạn đồng môn vẫn là biết bao tình cảm.

“Giờ anh giữ trách nhiệm cao

Nhớ hồi hai đứa ngày nào học sinh

Anh thì ít nói hiền lành

Còn tôi sắp sói rành tranh hơn nhiều

Chúng ta cùng cảnh nhà nghèo

Cùng nhau học Nguyễn Gia Thiều Gia Lâm

Sống thời bao cấp khó khăn

Cháo cơm trộn củ áo quần vải nâu. 

Còn anh tài đức vẹn toàn 

Bao năm rèn luyện ngày càng lên cao

Họ hàng làng xóm tự hào

Dân yêu Đảng trọng tin vào nơi anh

Với lòng nhất trí trung thành

Mở ra một cuộc đấu tranh tuyệt vời

Đấu tranh động đến nhiều người 

Diệt trừ tham nhũng cho đời sạch trong

Biết rằng gian khó vô cùng

Nhân dân tin tưởng thành công có ngày”

13h 38 phút ngày 19/7/2024, một trái tim lớn đã ngừng đập. Kỷ niệm còn lại là những tấm hình đen trắng một thuở thiếu thời cùng nhau cắp sách tới trường, thời thanh niên nhiệt huyết và sôi nổi. Những ký ức chỉ mới như ngày hôm qua trong tâm trí những người bạn thời niên thiếu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

User
Ý KIẾN

Sinh ra trong làng nghề điêu khắc gỗ Ngọc Than (Quốc Oai, Hà Nội), lại có năng khiếu mỹ thuật, nghệ nhân tranh điêu khắc gỗ Bùi Trọng Lăng đã tạo nên những tác phẩm độc đáo mang hồn cốt Việt.

Các thành viên đến từ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính hay nhóm cộng đồng trong xã hội đều được kết nối với nhau bằng tình yêu âm nhạc, thông qua dự án âm nhạc cộng đồng Hợp xướng đa dạng.

Miệt mài trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.

Niềm đam mê với các ý tưởng sáng tạo là nguồn cảm hứng để chị Minh Phương cho ra đời các sản phẩm túi xách độc đáo, thân thiện với môi trường, tôn vinh nghề thủ công của Hà Nội mang thương hiệu riêng của mình.

Nghệ nhân Đào Anh Tuấn kế thừa tài năng của cha mình, nghệ nhân ưu tú Đào Văn Soạn, người làm đàn nổi tiếng ở làng nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống Đào Xá.

Trong cuộc sống bận rộn và hối hả của Hà Nội, tôi thường có thói quen tìm đến những ngôi chùa, ngôi đình cổ, nơi thời gian dường như ngưng đọng lại. Trong hành trình tìm kiếm, tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và văn minh. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là mục tiêu của thành phố mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ đã kế thừa những kỹ thuật đan tre của gia đình và đưa những chiếc lồng tre làng Vác đi đến nhiều nơi trên thế giới.

Sinh ra và lớn lên ở một làng quê, với những buổi trưa hè bơi sông vớt củi, những buổi tối bên ánh đèn dầu, ông và nhóm bạn cùng trang lứa đã tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.

Yêu nghề, nghệ nhân Vũ Huy Mến âm thầm giữ nghề làm tranh sơn mài truyền thống với chất liệu sơn ta và phù sa sông Hồng.

Trong bối cảnh nhiều làng nghề mỹ nghệ sử dụng sơn công nghiệp để chế tác thì có một người nghệ nhân vẫn kiên nhẫn “trò chuyện” với sơn ta để tạo ra những tác phẩm độc đáo và riêng biệt.

Nữ nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa, người phụ nữ đầu tiên tại làng Đào Thục biểu diễn rối nước, luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với văn hóa truyền thống của quê hương.

Ở các làng cổ xưa trên mảnh đất Thăng Long hay xứ Đoài, đi đến đâu cũng có thể gặp hình ảnh chiếc cổng làng cổ kính tạo nên sức sống riêng cho ngôi làng.

Gắn bó với những chiếc nón lá từ thời thơ bé, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã góp phần đưa những chiếc nón làng Chuông đi khắp cả nước và đến với bạn bè quốc tế.

Khi những vạt nắng chói gắt của mùa hè đổ xuống, độ trung tuần tháng 6, là lúc sen Hà Nội rộ hương.

Những mảnh lấp lánh của nghệ thuật khảm trai, cẩn ốc (khảm xà cừ) đã bước vào cả những giấc mơ của người nghệ nhân Nguyễn Đình Hải.

Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói bình dị và thanh lịch như cốt cách người Hà Nội .

Anh Lê Việt Cường dù mắc bệnh bại liệt từ nhỏ nhưng vẫn quyết tâm đi học và tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách khoa. Trải qua nhiều công việc, thấu hiểu sự khó khăn của những người cùng hoàn cảnh, anh Cường đã quyết tâm thành lập HTX “Vụn Art” - nơi người khuyết tật có thể tạo ra những bức tranh ghép từ vải vụn bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.

Không chỉ sáng tạo kỹ thuật để những con tằm tự dệt lụa, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận còn là người đầu tiên ở Việt Nam tạo ra những tấm lụa từ sợi tơ sen.

Vào mỗi độ tháng 6 hằng năm, sen Tây Hồ lại bước vào mùa đẹp nhất. Sen Tây Hồ không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp thanh tao, hương thơm ngát đặc trưng mà bởi loại sen này là nguyên liệu chính làm nên trà sen Tây Hồ trứ danh.

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Với niềm đam mê được truyền từ những thế hệ trước trong gia đình, nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian giới thiệu, truyền bá văn hóa trà Việt đến với nhiều người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Cô giáo Lê Minh Nguyệt, một nhà giáo tận tâm đã gắn bó 32 năm với nghề giáo dục, đào tạo ra những con người có ích cho Thủ đô và đất nước.

Không chỉ là một người thành công trong lĩnh vực công nghệ, tiến sĩ Đặng Minh Tuấn còn là một người nghệ sĩ mang yêu nghệ thuật khi ông có thể dung hoà cả hai niềm đam mê của mình trong những sản phẩm âm nhạc qua công nghệ máy tính.

Với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà cùng các vị cao niên trong làng, nghệ nhân Đào Đình Chung đã làm hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng bằng một tấm lòng son với nghề truyền thống của làng sau hơn bảy thập kỷ dòng tranh này bị thất truyền.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Một nghệ nhân trẻ kiên trì theo đuổi dòng tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh dân gian đã từng bị thất truyền hơn bảy thập kỷ.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu về. Thế nhưng, món đồ chơi này dần dần ít người tìm mua và cũng chính vì thế mà người làm ra nó cũng dần thưa vắng. Đến nay chỉ còn vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Hát chèo đã từ lâu bén rễ sâu vào đời sống những người dân Đại Thành, Quốc Oai.

Là nữ doanh nhân đầu tiên ở làng Lưu Thượng đưa sản phẩm đan lát xuất khẩu, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đã tạo ra những mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ thế kỉ 11-12, cờ tướng đã được chơi phổ biến ở Kinh đô Thăng Long. Cho đến tận bây giờ, thú chơi vừa có tiếng đỉnh cao trí tuệ lại vừa dân dã ấy vẫn là liều thuốc tinh thần vô giá với người Hà Nội thông qua những câu chuyện đầy thú vị.

Tăng Mỹ Linh, cô gái trẻ Hà thành mê nghệ thuật thủ công đính kết đã sở hữu các cửa hàng cùng lượng khách đông đảo trong khi vẫn còn là sinh viên đại học.

Hát trống quân là sinh hoạt văn hóa dân gian, bằng hình thức hát giao duyên của người Việt ở vùng đồng bằng và trung du. Điệu hát đặc sắc này hiện vẫn đang được nhân dân xã Khánh Hà, huyện Thường Tín gìn giữ, phát triển từ vài trăm năm nay.

Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp với các tác phẩm kinh điển tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ca Quang Dũng không chỉ mang nét hào hùng, chí khí quật cường của những người lính ra trận, mà còn mang vẻ đẹp ngôn ngữ, lãng mạn của những chàng trai Hà Nội.

Bằng kỹ thuật điêu khắc trên kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã sáng tạo nên những tác phẩm tranh kính độc đáo, tạo nên dấu ấn riêng biệt.

Không chỉ là một nghệ sĩ múa xuất sắc, NSND Phạm Thị Ngọc Bích mà còn là một nhà sáng tạo và người đồng hành trung thành của văn hóa dân tộc, luôn không ngừng mang tinh thần nghệ thuật của mình đến với mọi miền đất nước.

Là một người con của “làng tò he” Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Khang đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc - những tri thức dân gian nằm trọn vẹn trong hình hài những con giống bột.

Xã Tiến Thịnh đã hình thành được chuỗi sản xuất - tiêu thụ khép kín. Tư duy sản xuất thay đổi đang giúp những người nông dân làm giàu được trên quê hương mình.

Ngày nay mới có từ “chơi Tết”, nhưng xưa gọi là “ăn Tết”. Và riêng với người Hà Nội, sự chuẩn bị cho việc ăn Tết khá cầu kỳ và công phu. Sự cầu kỳ ấy phần nhiều tính cách Người Hà Nội, luôn kỹ lưỡng và cẩn thận, chỉn chu.

Trong không khí nhộn nhịp của những ngày giáp tết, rất nhiều người Hà Nội, nhất là các bạn trẻ đã mặc áo dài truyền thống để lưu lại những bức hình đẹp về mùa đông.

Môn Croquet (hay còn gọi là Bóng cửa) vốn là môn thể thao dành cho giới quý tộc châu Âu nhưng những năm gần đây bỗng nhiên "bình dân hóa" thành phong trào ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

Những ngày này, khi không khí lạnh giá tràn về, người Hà Nội phải thay đổi thói quen để thích nghi với những cơn rét đầu mùa.

Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, tụ hội tinh hoa của cả nước, là mạch nguồn vô tận cho những tác phẩm văn chương, là nơi khơi nguồn cảm hứng cho những xúc cảm mãnh liệt của những người đã nặng lòng với Hà Nội. Lịch sử Hà Nội, cảnh sắc Hà Nội, con người Hà Nội, văn hóa Hà Nội ... tất cả đều là đề tài ưa thích của những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu.

Được coi là "những người thầy đặc biệt" khi vừa tham gia vào sự nghiệp “trồng người” lại vừa tích cực cống hiến trong công tác cứu người, những người thầy thuốc kiêm thầy giáo luôn gánh trên vai những trách nhiệm vô cùng lớn lao và đầy ý nghĩa. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Đài Hà Nội xin giới thiệu về một số "người thầy áo trắng" nổi tiếng, đã có rất nhiều cống hiến, đóng góp cho xã hội.

Chật chội, nhỏ hẹp là vậy nhưng phố cổ có lực hút gì mà vẫn “níu chân” nhiều người đến vậy? Thử bước chậm lại, rẽ vào những con ngõ, con hẻm ấy để tận mắt nhìn và cảm nhận cuộc sống của người dân phố cổ.