Tinh hoa múa rối nước tại miền Nam

Múa rối nước là văn hóa đặc trưng ra đời từ nền văn minh lúa nước. Loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống có từ thế kỷ XI, đến nay múa rối nước vẫn được gìn giữ tại Hà Nội và khi tới thành phố Hồ Chí Minh trở thành một loại hình văn hóa thu hút người dân và du khách.

Nhà hát Múa Rối nước Rồng Vàng ở TP.HCM, nhiều năm nay đã phát huy được giá trị tinh thần của loại hình nghệ thuật này. Các chương trình biểu diễn rối nước đã được giới thiệu tại nhiều liên hoan Quốc tế và các nước trên thế giới. Là một phần của di sản văn hoá Việt Nam, múa rối nước như một chân dung sống động của lịch sử và văn hoá nước nhà.

Truyền thuyết Vua Lê Lợi trả gươm thần cho Kim Quy

Anh Bùi Tấn Đạt, nghệ sĩ gạo cội đã cống hiến hơn 30 năm trong nghề chia sẻ: “Múa rối nước là loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc ta, gốc từ đồng bằng Bắc Bộ với nghề trồng lúa nước. Được các thầy vô Sài Gòn truyền nghề. Công việc này đòi hỏi người diễn viên phải có sức khoẻ và lòng đam mê, vì mỗi show diễn phải đứng ngâm mình trong nước 45 phút, tập trung cao độ điều khiển con rối, điều khiển linh hoạt, tay phải khoẻ để đủ sức giữ con rối nổi và biểu diễn”.

Đến với sân khấu rối nước, đa số là khách nước ngoài, họ rất hào hứng và vui vẻ chia sẻ: “Chúng tôi rất bất ngờ về múa rối nước của các bạn, mọi thứ thật sự rất tuyệt vời và đáng để xem nhất bởi vừa được nghe nhạc vừa được xem người nghệ sỹ di chuyển con rối trên mặt nước rất điêu luyện, phối hợp nhịp nhàng, chuẩn xác. Chúng tôi có một trải nghiệm vô cùng thú vị và ấn tượng ở thành phố Hồ Chí Minh về đêm.”

Khách nước ngoài ghi lại những khoảnh khắc khi xem múa rối

Ngoài ra, nhà hát còn có các chương trình biểu diễn nhạc cụ dân tộc cùng với biểu diễn múa rối nước vào mỗi tối hàng ngày. Mỗi suất sẽ trình diễn 16 tích truyện cổ kết hợp hát chèo, diễn trò cùng ban nhạc truyền thống. Các tích truyện như bật cờ hội, Tễu giáo trò, em bé chăn trâu thổi sáo, truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm, múa tứ linh… đều là những nét đặc sắc được phối hợp vô cùng nhuần nhuyễn, hứng thú khán giả. Có thể nói, chưa xem múa rối là chưa đến Việt Nam. Xem múa rối chính là cách tốt nhất để tìm hiểu lịch sử, đời sống văn hoá cổ truyền của người dân Việt.

Việc sử dụng ngôn ngữ chính thống Việt Nam tưởng chừng như cứng nhắc, cô lập, nhưng cảm nhận của khách nước ngoài cho biết: “Bạn tôi giới thiệu khi vừa du lịch ở VN về. Cô ấy vô cùng phấn khích khi kể cho tôi nghe và đưa ra lời khuyên rằng rối nước rất hay và đáng xem. Quả thực, tôi cảm thấy rất kinh ngạc với những gì diễn ra trên sân khấu rối nước. Trong đầu tôi luôn lo lắng bởi vì rào cản ngôn ngữ. Sẽ tuyệt vời hơn nếu như chúng tôi có thể hiểu được ngôn ngữ bản xứ hoặc lời thoại được chuyển sang tiếng Anh để khách du lịch có thể hiểu. Hơn nữa, tôi thực sự ngạc nhiên khi loại hình này đã được làm từ những năm rất lâu trong lịch sử mà vẫn còn được duy trì cùng với công nghệ hiện đại cho tới ngày nay. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng mỗi nền văn hoá đều có nét đặc trưng riêng, nếu loại hình này mà chuyển sang tiếng Anh thì có thể nó sẽ không diễn tả hết được văn hoá, ngôn ngữ và tính đặc trưng của nền văn hoá của các bạn”.

Trò rối nước là trò khéo, dùng mặt nước làm sân khấu, diễn viên khéo lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống đóng vai trò chủ đạo khi kết hợp với các làn điệu chèo, dân ca đồng bằng Bắc Bộ.  

Sẽ không khó để bắt gặp những gia đình nhiều thế hệ cùng đến xem múa rối như là cách giáo dục và gắn kết. Khi được hỏi về lý do chọn thưởng thức rối nước khi tham quan Sài Gòn, khách từ miền Tây chia sẻ: “Tôi được biết đây là loại hình biểu diễn dân gian có từ thế kỷ 11, truyền thống của miền Bắc. Xưa chưa phát triển điện ảnh thì người dân tổ chức những chương trình như thế này để truyền lại cho con cháu và giải trí lúc nông nhàn. Rất hay khi rối nước mang tính truyền thống và giáo dục. Gia đình tôi ở miền Tây chưa có dịp đi Hà Nội nên nay tới đây liền cho cả nhà đi coi, dù toàn người lớn nhưng coi rồi mới càng thấy hiểu văn hoá nước nhà hơn”.

Các suất diễn đông kín ghế đã chứng tỏ múa rối nước nói riêng và các bộ môn nghệ thuật truyền thống Việt Nam nói chung đã tạo được ấn tượng đậm nét đối với du khách. Múa rối nước cũng đóng vai trò thúc đẩy phát triển ngành du lịch. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một môn nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc trưng của người Việt Nam sẽ được bảo tồn, lưu giữ và lan toả ra khắp thế giới.

(VP thường trú đài Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh)

User
Ý KIẾN

Cứ mỗi buổi chiều, vỉa hè, thậm chí là cả lòng đường Tố Hữu đều biến thành điểm tập kết xe thu gom rác, gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng.

Đảo giao thông tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt – Bưởi và đường dẫn lên tuyến đường vành đai 2 trên cao được trồng nhiều cây xanh đa tầng, tạo không gian xanh mát.

Chùa Mui - ngôi cổ tự nổi tiếng được xây dựng từ thời nhà Lý, thế kỷ thứ 11, có lối kiến trúc độc đáo, được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1999.

Chiều 26/6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố kết quả tổng kiểm tra quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc trong năm 2023 với số tiền thu được lên tới 3.062 tỷ đồng.

Theo đánh giá của tờ The Post Office UK (Bưu điện Vương quốc Anh), đô thị cổ Hội An của Việt Nam đứng đầu danh sách 10 điểm đến du lịch giá trị nhất năm 2024.

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) đã tổ chức xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng TCCS 03 đối với sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên mạng.

Chiều 24/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức Lễ phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, thu hút sự tham gia của đông đảo các nghệ nhân, nhà thiết kế và sự hưởng ứng của du khách và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Tối 23/6, tại Nhà hát lớn Hà Nội, câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam TP Hà Nội đã chính thức ra mắt.

Cơm lam là món ăn giản dị mà thơm ngon, bắt nguồn từ chính cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc từ thuở xa xưa.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch 2576 về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận năm 2024.

Chùa Một Mái - ngôi chùa nhỏ nằm trong quần thể di tích chùa Thầy, thuộc xã Sài Sơn huyện Quốc Oai từng là nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trải qua năm tháng, nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ lưu giữ những dấu tích, kỷ vật thân thương về Người

Dự án xây dựng trục Tu Hoàng - đường 70 thuộc phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm được phê duyệt từ quý I/ 2023 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Sự chậm trễ đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

Sáng nay, 23/6, hơn 400 phụ nữ trong tà áo dài truyền thống đã đạp xe diễu hành và đi xích lô trên các tuyến phố quanh hồ Hoàn Kiếm để quảng bá, bảo tồn và phát triển di sản Áo dài Việt Nam.

Triển lãm chủ đề “Cổ vật hội tụ” tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Hội Cổ vật Thành phố Hồ Chí Minh và các nhà sưu tầm cổ vật trong nước tổ chức.

Trong lần trở lại này, hầu hết các vũ công trong vở ballet "Hồ thiên nga" đều mới ra tường 2-3 năm nhưng đã mang đến những làn gió mới, màu sắc mới so với các phiên bản trước.

Được thiên nhiên ưu đãi cho núi Tản Viên hùng vĩ, vườn quốc gia quanh năm xanh mát, Ba Vì còn có gần 400 di tích, lịch sử văn hóa giá trị.

Chiều 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hàng Thiếc là một phố nhỏ, có chiều dài chỉ khoảng 136m, bắt đầu từ ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc đến ngã ba Hàng Thiếc - Hàng Nón. Đây là một trong ít phố vẫn đang giữ được nghề truyền thống, minh chứng cho sức sống phố nghề của Hà Nội 36 phố phường xưa.

Hồ Thác Bà được ví như Hạ Long trên núi giữa đại ngàn Tây Bắc vừa được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt quy hoạch thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa tầm cỡ quốc tế.

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội vừa tổ chức chung khảo Hội diễn văn nghệ cán bộ, giảng viên, người lao động các trường đại học, cao đẳng Hà Nội năm 2024.

Không khó để những ai còn mang những hoài niệm hay yêu nước Nga tìm thấy những góc nhỏ giữa Hà Nội, với những hình ảnh về một nước Nga thân thiết và những con người Nga đôn hậu. Bước vào đó ai cũng dễ có cảm giác choáng ngợp trước một không gian đậm chất Nga không lẫn vào đâu được

Cuốn sách mang tên “Việt Nam-Liên Xô: Giai đoạn đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. Hội nghị Paris” vừa được ra mắt. Tác phẩm cho người đọc thêm một pho sử liệu quý giá về những trang sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam và một lần nữa tô thắm thêm quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt - Nga.

Từ cửa cuốn nhà dân, bức tường hay tủ điện công cộng... bất cứ nơi nào, chỉ cần có một khoảng trống có thể vẽ, đều bị những nghệ sĩ đường phố "trổ tài" bôi bẩn.

Lễ hội Sen Hà Nội lần đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 12/7 đến 16/7 tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ.

Tượng đồng Nữ thần Durga - văn hóa Champa, từ Vương quốc Anh vừa về tới Việt Nam và được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, phục vụ việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị cổ vật.

Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội nhằm để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn, mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Lễ hội tri ân công đức của Đức Thánh Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng - nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc, người có công đánh giặc ngoại xâm.

Giải Báo chí quốc gia lần thứ 18 năm 2023 có 165 tác phẩm lọt vòng Chung khảo. Hội đồng chung khảo đã chọn được 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải khuyến khích để trao giải vào ngày mai 21/ 6.

Có những góc nhỏ giữa Hà Nội, nơi người ta có thể thấy những hình ảnh về một nước Nga thân thiết với những con người Nga đôn hậu mà bước vào đó, ai cũng dễ có cảm giác choáng ngợp trước một không gian đậm chất Nga.

Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp cùng Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam tại TP Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm tranh của nhóm hoạ sĩ với tên gọi "Nhóm 99" - nhóm những người làm báo.

Trải nghiệm các giá trị văn hóa "Ngày hội gia đình" là chủ đề tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 01-30/6.

Trên cung đường biển, những tà áo dài Việt Nam đã làm phố biển Nha Trang thêm ngập tràn sắc màu. Hoạt động đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo người dân và du khách.

Chiều 16/6, hơn 1.500 người đã tập trung tại Công viên Biển Đông, thành phố Đà Nẵng, tham gia chương trình “Đồng diễn yoga quốc tế - Đà Nẵng 2024” với chủ đề “Yoga - Vì một thế giới hoà bình và hữu nghị”.

Huyện Đan Phượng tổ chức cuộc thi video clip “Khám phá, check-in Đan Phượng” nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh con người, văn hoá, ẩm thực, du lịch Đan Phượng, truyền tải tình yêu khám phá những nét đẹp truyền thống, đặc sắc ở miền quê xứ Đoài.

Suốt chiều dài hơn 2km của tuyến đường đê ở xã Đông La, huyện Hoài Đức, rất nhiều hoa đủ sắc màu, cả hoa thật và hoa tranh vẽ.

Trong một không gian gần gũi, thân thiện, nhiều bạn trẻ đã hòa mình vào các hoạt động đa dạng, gắn với xẩm tàu điện, đậm chất cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường trong chương trình có tên gọi "Say xẩm".

Vào đêm thi thứ 2 của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, đội tân binh Hoa Kỳ đã tạo nhiều bất ngờ cho khán giả khi phối hợp tinh tế giữa các dòng nhạc với kỹ thuật pháo hoa hiện đại.

Các tác phẩm tiêu biểu của Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ 11 với đề tài “Hà Nội - miền di sản” đang được trưng bày tại Phố sách Hà Nội.

Khu phố cổ Hà Nội luôn là địa điểm thu hút du lịch đặc biệt của thành phố Hà Nội. Nhiều công trình đã được chỉnh trang, cải tạo để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời thúc đẩy hình thành các không gian sáng tạo mới của Thủ đô.

Bức sơn dầu 'Người hát dân ca' của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh đã được gõ búa với mức giá hơn 1 triệu USD ( khoảng 27 tỷ đồng) tại phiên đấu giá Sotheby’s Paris.

Đó là chủ đề của chương trình trải nghiệm giáo dục gắn liền với di sản văn hóa vật thể và phi vật thể diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội trong sáng nay, 14/6.

Quận Hoàn Kiếm đang sở hữu tới 190 di tích các loại. Đây là quận duy nhất của Thủ đô có cả khu phố cổ lẫn khu phố cũ, còn được gọi là khu phố Pháp, di sản ghi dấu các giai đoạn hình thành và phát triển của đô thị Hà Nội.

Hà Nội chuẩn bị đón chào sự kiện đặc biệt vào tháng 9. Đó là chương trình ‘’Festival Thu Hà Nội’’.

Những vở kịch hay là kênh hữu hiệu kết nối trẻ với thế giới, với cội nguồn văn hóa dân tộc, đồng thời nuôi dưỡng tâm hồn, nhân sinh quan cho thế hệ tương lai.

Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ 6, thứ 7 hàng tuần sẽ diễn ra các chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu, kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 đã thu hút hơn 19.000 lượt khách quốc tế, hơn 81.000 khách nội địa đến Huế, doanh thu du lịch ước đạt 159 tỷ đồng.