Tinh hoa nghề đúc đồng Ngũ Xã

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Làng nghề đúc đồng Ngũ Xã nằm ở phía tây thành Thăng Long, nay thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Nghề đúc đồng là một trong bốn nghề quan trọng, nổi tiếng trong đời sống của người dân ở mảnh đất kinh kỳ xưa, được thể hiện rõ nét qua câu "Dệt Yên Thái - Gốm Bát Tràng - Vàng Định Công - Đồng Ngũ Xã".

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nghề truyền thống đúc đồng tại làng nghề Ngũ Xã, ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng đã được cha là cụ Nguyễn Văn Tiếp dìu dắt, chỉ dạy về nghề đúc đồng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng bên những tác phẩm tinh xảo của mình

Những năm 1600, triều đình nhà Lê mời 5 thợ đúc có tay nghề cao tại năm xã, huyện về Kinh thành Thăng Long đúc tiền cho triều đình. Nhà vua chiếu chỉ cho các cụ lập nghiệp tại vùng đất bên bờ hồ Trúc Bạch. Sau này, để ghi nhớ về làng quê gốc của mình, người dân đã lấy tên làng là Ngũ Xã, hay Ngũ Xã Tràng. Dân làng Ngũ Xã nhớ ơn người khai sáng ra nghề đúc đồng, nên đã suy tôn Thiền sư Minh Không - ông tổ nghề đúc đồng là thần hoàng làng Ngũ Xã, đúc tượng và xây đình để thờ phụng Ngài.

Thời ấy, làng Ngũ Xã chuyên đúc tiền và đồ thờ cho triều đình. Theo thời gian, nghề đúc ngày càng phát triển với các đồ đúc được dùng phục vụ đời sống hằng ngày như mâm, nồi, chậu đồn hay một số đồ thờ cúng như tượng Phật, bát hương, đỉnh, đèn nến, lọ hoa, bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng… Nhờ vậy, truyền thống đúc đồng Ngũ Xã đã vang danh khắp mọi miền đất nước.

Làng Ngũ Xã nổi tiếng nhờ kỹ thuật đúc tượng đồng, trống đồng, đồ thờ bằng đồng, chuông đồng, tranh đồng vô cùng tinh xảo. Nhiều tác phẩm đã được coi là kiệt tác của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, tiêu biểu như tượng đồng đen Trấn Vũ, còn gọi là tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, đặt tại đền Quán Thánh và pho tượng Phật Di Đà nặng 14 tấn được đặt tại chùa Ngũ Xã ngay trên đất làng.

Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ

Hơn 30 năm làm nghề đúc đồng, đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng đã làm ra rất nhiều tác phẩm đúc đồng nghệ thuật, tinh xảo. Vì vậy, các công đoạn làm nên một sản phẩm đúc đồng luôn được người nghệ nhân này ghi nhớ đến từng chi tiết.

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng, để làm nên một tác phẩm đúc đồng đẹp, tinh xảo, người nghệ nhân phải chú trọng vào tất cả các công đoạn, đồng thời phải đặt trọn tâm huyết của mình vào trong mỗi tác phẩm. Vì vậy, để thành thạo nghề đúc đồng, người thợ cũng phải mất rất nhiều thời gian từ 5-10 năm, thậm chí là 20 năm. Ông luôn khắc ghi lời chỉ bảo của bố để có động lực kiên trì theo đuổi, gìn giữ và phát triển nghề đến hôm nay.

"Nghề đúc đồng này thì khâu nào cũng khó. Cho nên là mình phải học cái đó rất kiên trì. Chứ mà dễ ai cũng làm được thì làm sao gọi là mỹ thuật được." ông Ứng chia sẻ.

Các sản phẩm đúc đồng của làng Ngũ Xã nổi tiếng với những bức tượng Phật bằng đồng, tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng chân dung những anh hùng dân tộc Việt Nam hay các sản phẩm đồ thờ cúng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng và tác phẩm Quan Thánh của ông.

Trải qua thời gian cùng sự phát triển của các công cụ lao động, các dụng cụ phục vụ cho công việc đúc đồng hiện nay đã có những sự cải tiến hơn trước, giúp những người thợ đúc đồng có thể hoàn thiện tác phẩm trong thời gian ngắn hơn. Không chỉ vậy, nhu cầu sử dụng đồ đúc đồng hiện nay cũng đã có những sự thay đổi và phát triển so với thời xưa. Nhiều người thợ trẻ cũng đã có sự say mê, quyết tâm học nghề để giữ gìn nghề đúc đồng Ngũ Xã.

Đối với người thợ đồng, để cho ra các sản phẩm hoàn mỹ tinh xảo là cả một nghệ thuật được chắt lọc từ nhiều kiến thức khác nhau từ văn hóa, tôn giáo, hội họa, kỹ thuật… và hơn hết là cái tâm của người làm nghề.

Ông Nguyễn Văn Ứng chia sẻ: "Mỗi một nghề truyền thống của Thủ đô đều là niềm tự hào của làng nghề, của ông, tổ nghề. Nếu các cụ mình còn sống thì cũng rất mừng vì con cháu sẽ giữ được nghề. Mình cũng là hậu duệ các cụ, mình giữ được nghề thế này cũng là tự hào, là cũng vui."

Làng Ngũ Xã nổi tiếng với những bức tượng Phật bằng đồng

Tượng đồng Ngũ Xã được tạo nên từ sự kế thừa tinh hoa nghệ thuật cùng những kinh nghiệm đúc kết từ cha ông ta hàng trăm năm qua. Đối với những người thợ đúc đồng Ngũ Xã, niềm tự hào và tình yêu nghề là động lực để những người nghệ nhân tiếp tục gìn giữ và phát triển nghề luôn sống mãi.

Với bề dày lịch sử hơn 400 năm, nghề đúc đồng Ngũ Xã không chỉ là niềm tự hào của Thủ đô mà còn góp phần làm phong phú thêm vẻ đẹp giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.

User
Ý KIẾN

Ngày nay, dù người đọc đã có nhiều sự lựa chọn hơn trong cách đọc báo, dù số lượng báo in hàng ngày giảm đi so với trước đây thì một bộ phận người Hà Nội vẫn giữ thói quen đọc báo giấy hàng ngày.

Từ những mảnh vải vụn được sưu tầm về, cùng với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo của nữ họa sĩ Thanh Thục, những tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống đã ra đời.

Ngày nay, khi mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách trên quần áo là điều hiếm thấy. Thế mà giữa Hà Nội vẫn có một người phụ nữ hàng ngày tỉ mẩn từng đường kim mũi chỉ vá lại những chiếc áo, quần rách.

Mâm cỗ Trung thu chẳng khi nào thiếu được bánh nướng, bánh dẻo. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau vẻ đẹp tròn đầy của chiếc bánh là cả một quá trình sáng tạo tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo của những nghệ nhân làm khuôn bánh.

Với niềm đam mê gắn bó với nghề truyền thống, giữa phố cổ Hà Nội, có một gia đình vẫn duy trì nghề làm mặt nạ giấy bồi từ nhiều năm nay.

Sinh ra trong làng nghề điêu khắc gỗ Ngọc Than (Quốc Oai, Hà Nội), lại có năng khiếu mỹ thuật, nghệ nhân tranh điêu khắc gỗ Bùi Trọng Lăng đã tạo nên những tác phẩm độc đáo mang hồn cốt Việt.

Các thành viên đến từ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính hay nhóm cộng đồng trong xã hội đều được kết nối với nhau bằng tình yêu âm nhạc, thông qua dự án âm nhạc cộng đồng Hợp xướng đa dạng.

Miệt mài trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.

Niềm đam mê với các ý tưởng sáng tạo là nguồn cảm hứng để chị Minh Phương cho ra đời các sản phẩm túi xách độc đáo, thân thiện với môi trường, tôn vinh nghề thủ công của Hà Nội mang thương hiệu riêng của mình.

Nghệ nhân Đào Anh Tuấn kế thừa tài năng của cha mình, nghệ nhân ưu tú Đào Văn Soạn, người làm đàn nổi tiếng ở làng nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống Đào Xá.

Theo đuổi kỹ thuật đắp vẽ thủ công, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “nề ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ không mấy người từng nghe.

Trong cuộc sống bận rộn và hối hả của Hà Nội, tôi thường có thói quen tìm đến những ngôi chùa, ngôi đình cổ, nơi thời gian dường như ngưng đọng lại. Trong hành trình tìm kiếm, tôi đã gặp gỡ và trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và văn minh. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là mục tiêu của thành phố mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ đã kế thừa những kỹ thuật đan tre của gia đình và đưa những chiếc lồng tre làng Vác đi đến nhiều nơi trên thế giới.

Sinh ra và lớn lên ở một làng quê, với những buổi trưa hè bơi sông vớt củi, những buổi tối bên ánh đèn dầu, ông và nhóm bạn cùng trang lứa đã tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.

Yêu nghề, nghệ nhân Vũ Huy Mến âm thầm giữ nghề làm tranh sơn mài truyền thống với chất liệu sơn ta và phù sa sông Hồng.

Trong bối cảnh nhiều làng nghề mỹ nghệ sử dụng sơn công nghiệp để chế tác thì có một người nghệ nhân vẫn kiên nhẫn “trò chuyện” với sơn ta để tạo ra những tác phẩm độc đáo và riêng biệt.

Nữ nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thỏa, người phụ nữ đầu tiên tại làng Đào Thục biểu diễn rối nước, luôn giữ trong mình ngọn lửa đam mê với văn hóa truyền thống của quê hương.

Ở các làng cổ xưa trên mảnh đất Thăng Long hay xứ Đoài, đi đến đâu cũng có thể gặp hình ảnh chiếc cổng làng cổ kính tạo nên sức sống riêng cho ngôi làng.

Gắn bó với những chiếc nón lá từ thời thơ bé, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã góp phần đưa những chiếc nón làng Chuông đi khắp cả nước và đến với bạn bè quốc tế.

Khi những vạt nắng chói gắt của mùa hè đổ xuống, độ trung tuần tháng 6, là lúc sen Hà Nội rộ hương.

Những mảnh lấp lánh của nghệ thuật khảm trai, cẩn ốc (khảm xà cừ) đã bước vào cả những giấc mơ của người nghệ nhân Nguyễn Đình Hải.

Cafe Thái, quán cafe ngót trăm tuổi của Hà Nội, nơi cafe được rang thủ công bằng củi, nơi từng cốc cafe thấm đượm mùi khói bình dị và thanh lịch như cốt cách người Hà Nội .

Anh Lê Việt Cường dù mắc bệnh bại liệt từ nhỏ nhưng vẫn quyết tâm đi học và tốt nghiệp trường Cao đẳng Bách khoa. Trải qua nhiều công việc, thấu hiểu sự khó khăn của những người cùng hoàn cảnh, anh Cường đã quyết tâm thành lập HTX “Vụn Art” - nơi người khuyết tật có thể tạo ra những bức tranh ghép từ vải vụn bằng chính đôi bàn tay và khối óc của mình.

Không chỉ sáng tạo kỹ thuật để những con tằm tự dệt lụa, nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận còn là người đầu tiên ở Việt Nam tạo ra những tấm lụa từ sợi tơ sen.

Vào mỗi độ tháng 6 hằng năm, sen Tây Hồ lại bước vào mùa đẹp nhất. Sen Tây Hồ không chỉ thu hút bởi vẻ đẹp thanh tao, hương thơm ngát đặc trưng mà bởi loại sen này là nguyên liệu chính làm nên trà sen Tây Hồ trứ danh.

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối.

Với niềm đam mê được truyền từ những thế hệ trước trong gia đình, nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian giới thiệu, truyền bá văn hóa trà Việt đến với nhiều người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Cô giáo Lê Minh Nguyệt, một nhà giáo tận tâm đã gắn bó 32 năm với nghề giáo dục, đào tạo ra những con người có ích cho Thủ đô và đất nước.

Không chỉ là một người thành công trong lĩnh vực công nghệ, tiến sĩ Đặng Minh Tuấn còn là một người nghệ sĩ mang yêu nghệ thuật khi ông có thể dung hoà cả hai niềm đam mê của mình trong những sản phẩm âm nhạc qua công nghệ máy tính.

Với sự góp sức của nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hoà cùng các vị cao niên trong làng, nghệ nhân Đào Đình Chung đã làm hồi sinh dòng tranh đỏ Kim Hoàng bằng một tấm lòng son với nghề truyền thống của làng sau hơn bảy thập kỷ dòng tranh này bị thất truyền.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề dát vàng quỳ luôn được người dân xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội gìn giữ và phát triển. Với bề dày truyền thống trên 400 năm, nghề dát vàng quỳ nơi đây đã nức tiếng gần xa.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Một nghệ nhân trẻ kiên trì theo đuổi dòng tranh đỏ Kim Hoàng, dòng tranh dân gian đã từng bị thất truyền hơn bảy thập kỷ.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu về. Thế nhưng, món đồ chơi này dần dần ít người tìm mua và cũng chính vì thế mà người làm ra nó cũng dần thưa vắng. Đến nay chỉ còn vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.

Hát chèo ở Đại Thành cùng với hát dô Liệp Tuyết, múa rối Sài Sơn, hát tuồng Dương Cốc là bốn loại hình nghệ thuật đặc sắc, vang danh vùng Phủ Quốc xưa, nơi là huyện Quốc Oai ngày nay. Hát chèo đã từ lâu bén rễ sâu vào đời sống những người dân Đại Thành, Quốc Oai.

Là nữ doanh nhân đầu tiên ở làng Lưu Thượng đưa sản phẩm đan lát xuất khẩu, nghệ nhân Nguyễn Thị Lương đã tạo ra những mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Từ thế kỉ 11-12, cờ tướng đã được chơi phổ biến ở Kinh đô Thăng Long. Cho đến tận bây giờ, thú chơi vừa có tiếng đỉnh cao trí tuệ lại vừa dân dã ấy vẫn là liều thuốc tinh thần vô giá với người Hà Nội thông qua những câu chuyện đầy thú vị.

Tăng Mỹ Linh, cô gái trẻ Hà thành mê nghệ thuật thủ công đính kết đã sở hữu các cửa hàng cùng lượng khách đông đảo trong khi vẫn còn là sinh viên đại học.

Hát trống quân là sinh hoạt văn hóa dân gian, bằng hình thức hát giao duyên của người Việt ở vùng đồng bằng và trung du. Điệu hát đặc sắc này hiện vẫn đang được nhân dân xã Khánh Hà, huyện Thường Tín gìn giữ, phát triển từ vài trăm năm nay.

Quang Dũng là nhà thơ đã trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp với các tác phẩm kinh điển tiêu biểu cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ca Quang Dũng không chỉ mang nét hào hùng, chí khí quật cường của những người lính ra trận, mà còn mang vẻ đẹp ngôn ngữ, lãng mạn của những chàng trai Hà Nội.

Bằng kỹ thuật điêu khắc trên kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã sáng tạo nên những tác phẩm tranh kính độc đáo, tạo nên dấu ấn riêng biệt.

Không chỉ là một nghệ sĩ múa xuất sắc, NSND Phạm Thị Ngọc Bích mà còn là một nhà sáng tạo và người đồng hành trung thành của văn hóa dân tộc, luôn không ngừng mang tinh thần nghệ thuật của mình đến với mọi miền đất nước.

Là một người con của “làng tò he” Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Khang đã có nhiều cống hiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc - những tri thức dân gian nằm trọn vẹn trong hình hài những con giống bột.

Xã Tiến Thịnh đã hình thành được chuỗi sản xuất - tiêu thụ khép kín. Tư duy sản xuất thay đổi đang giúp những người nông dân làm giàu được trên quê hương mình.

Ngày nay mới có từ “chơi Tết”, nhưng xưa gọi là “ăn Tết”. Và riêng với người Hà Nội, sự chuẩn bị cho việc ăn Tết khá cầu kỳ và công phu. Sự cầu kỳ ấy phần nhiều tính cách Người Hà Nội, luôn kỹ lưỡng và cẩn thận, chỉn chu.