Tinh hoa văn hóa trà

Những câu chuyện văn hóa xung quanh chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của nhiều người, bởi hai nước có nhiều sự tương đồng về văn hóa, trong đó có văn hóa trà. Tại hội đàm chiều 12/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thân tình mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc trà, thưởng thức ba sản phẩm trà thượng hạng của Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý phải kể tới trà mạn sen Đầm Trị Tây Hồ - niềm tự hào của người Hà Nội từ bao đời nay.

Đặc sắc trà mạn sen Đầm Trị Tây Hồ

Sen Hồ Tây quý không chỉ bởi tại đây có lớp bùn đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng, mà đây còn là một vùng đất linh thiêng, sen Tây Hồ vì thế có thể hấp thu rất nhiều linh khí của đất trời, nên đặc trưng hơn hẳn vùng khác. Có nhiều nơi ở Hà Nội hay xung quanh Hà Nội trồng sen, nhưng từ xưa đến giờ, người Hà Nội nhất thiết chỉ dùng sen Tây Hồ để ướp trà cũng bởi lẽ đó. Những bông sen sinh trưởng ở ở đầm Trị có cánh màu hồng phớt nhẹ, hương đậm nhưng không hắc, gạo sen to và dầy. Có người ví von hương của sen đầm Trị giống tính cách người Hà Nội xưa, thanh lịch mà kín đáo, sang trọng mà lịch lãm không phô trương.

Những bông sen sinh trưởng ở ở đầm Trị có cánh màu hồng phớt nhẹ, hương đậm nhưng không hắc, gạo sen to và dầy

Điều đặc biệt nữa của loại trà này đó là phải cần tới 1.300 bông hoa sen mới cho ra được 1kg trà mạn sen thượng phẩm. Đây là một trong những lý do khiến người nước ngoài đã không ít lần xuýt xoa trước nghệ thuật ướp trà cầu kỳ, tinh tế này của người Hà Nội.

Cứ độ tháng 5, tháng 6 hàng năm là những người làm trà sen sinh sống tại Quảng An - Tây Hồ lại trở nên tất bật, bận rộn hơn bao giờ hết. Đối với những người nghệ nhân, trà sen Tây Hồ không chỉ là một nét văn hóa đặc trưng mà còn được yêu mến vì cái hương vị đặc biệt của nó. Để làm ra được những phẩm trà sao cho đằm, cho thơm, người nghệ nhân phải tự tay cẩn thận làm từng bước từ chọn lọc sen, tách cánh lọc lấy gạo sen và khâu đòi hỏi tự tỉ mỉ nhất đó chính là ướp trà. Cứ như thế một lớp trà lại rải một lớp sen, từng lớp từng lớp một, để tạo ra một cân trà sen thì cần ít nhất phải qua 7 lần ướp, vì vậy đòi hỏi ở người làm trà một tâm  hồn đủ nhạy cảm, đôi chút sự tĩnh tâm và một tình cảm rất chân thành với Trà sen Hồ tây.

Để làm ra được những phẩm trà sao cho đằm, cho thơm, người nghệ nhân phải tự tay cẩn thận làm từng bước từ chọn lọc sen, tách cánh lọc lấy gạo sen và khâu đòi hỏi tự tỉ mỉ nhất đó chính là ướp trà

Trà sen thường xuất hiện trong những dịp lễ quan trọng của người Việt, đối với những người yêu trà, trà sen Hồ Tây được coi là loại trà cao quý nhất trong các loại trà. Trà sen Đầm Trị- Tây Hồ được biết tới với 2 loại trà phổ biến đó chính là trà ướp xổi trong bông sen và trà ướp truyền thống dệt hương. Đối với trà sen ướp xổi cách ngon nhất để thưởng thức đó chính là sử dụng ngay sau khi ướp và khi vẫn còn trong mùa sen. Còn với những người muốn thưởng thức trà sen thì lọai trà sen dệt hương chính là lựa chọn số một.

“Mùa sen chỉ có 3 tháng, muốn bảo quản phải sự dụng phương thức ướp khô. Cần bảo quản kỹ lưỡng để gửi tới người sử dụng, sao cho thể hiện được cái tâm của người làm trà” - bà Đàm Thị Loan , nghệ nhân làm trà sen Tây Hồ chia sẻ.

Đã nhiều năm trôi qua, dù nhiều thứ đã đổi thay, nhưng chén Trà sen Đầm Trị - Tây Hồ vẫn cứ tỏa hương mãi trong lòng những người yêu trà. Đó là một dấu ấn của riêng của trà sen Tây Hồ, là một nét đặc trưng của con người Hà Thành.

Không gian văn hóa thưởng trà

Để tiện lợi cho các du khách thì các gia đình làm trà sen gia truyền tại Quảng An, Tây Hồ cũng đã đóng gói vừa đủ lượng trà cho một lần pha vào một gói nhỏ. Tùy theo gu thưởng trà đậm, nhạt của mỗi người khác nhau có thể sử dụng 1-2 gói cho mỗi ấm trà.

Thưởng trà là cả một quá trình nghệ thuật

Đối với trà sen Tây Hồ, không chỉ có công đoạn ướp trà của người nghệ nhân là đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ, mà công đoạn pha trà, thưởng trà cũng quan trọng không kém. Độ sôi, độ nóng của nước phải vừa đủ độ, chén trà pha ra trước khi thưởng thức thường mọi người sẽ tận hưởng mùi thơm của trà, rồi nhấp một ngụm để trong khoang miệng cảm nhận vị ngọt, vị thơm của trà. Chưa kể trà cụ, không gian thưởng trà cũng mang đến nhiều cảm nhận đặc biệt riêng có.

Thưởng trà là cả một quá trình nghệ thuật, khi ta không chỉ cảm nhận độ ngon của trà qua hương vị mà còn cảm nhận qua cách pha trà, hay cách mà ta tiếp cận với tách trà, và những người xung quanh. Bên cạnh việc được xem là một trong những tập tục có từ lâu đời, thưởng trà còn là một “môn nghệ thuật” của những ai có niềm yêu thích đặc biệt với trà, với sự tỉ mỉ, kỹ càng trong mỗi bước, mỗi công đoạn làm trà, và cả những yếu tố xung quanh một tách trà nữa.

Nhắc tới việc uống trà, đa phần sẽ nghĩ đến hình ảnh các bậc cao niên ngồi quây quần hàn huyên bên chiếc ấm. Thế nhưng, một vài năm trở lại đây nhiều người trẻ chuộng tìm đến những chốn thưởng trà an yên, nơi có không gian thanh tao, nhẹ nhàng với những ấm trà đượm hương, thấm vị. Chính vì vậy mà tại Hà Nội cũng ngày càng có nhiều không gian thưởng trà được ra đời. Và còn gì thú vị hơn, khi thưởng thức trà sen ngay tại Hồ Tây, trong tiết trời cuối thu đầu đông. Đặc biệt, tại một không gian mà có những nghệ nhân, những người chế biến trà sen có đến bốn thế hệ nối tiếp nhau cùng gìn giữ hương vị trà sen.

Ngân nga một giai điệu quen thuộc của Hà Nội, nhâm nhi chén trà sen Tây Hồ, đã trở thành thói quen của nhiều người dân Thủ đô

Ngân nga một giai điệu quen thuộc của Hà Nội, nhâm nhi chén trà sen Tây Hồ, đã trở thành thói quen của nhiều người dân Thủ đô. Cũng bởi nhu cầu thưởng trà lớn mà cho đến nay, đã có thêm nhiều không gian trà độc đáo phục vụ du khách trong và ngoài nước

Khách thưởng trà tới những không gian uống trà quanh Hồ Tây, mỗi người đều có những cảm nhận khác nhau, nhưng cũng có những người đến đây, ngoài cảm nhận hương vị thì còn mong muốn lắng nghe kiến thức về trà sen từ chính những nghệ nhân đã nhiều đời đúc rút kinh nghiệm. Những quán trà sen mộc mạc ven hồ Tây còn chứa hương thầm, sắc ẩn của nếp sống, cách ứng xử của người Tràng An, tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu lắng.

Kết hợp không gian quán trà đạo trong nhà với không gian ngoài trời tạo nên sự linh hoạt cùng với không gian xanh mát trở thành một trong những trải nghiệm khiến khách thưởng trà yêu thích, Hoa sen luôn toát lên vẻ thanh cao và thuần khiết. Con người khi thưởng trà sen giữ trong mình một tâm hồn nhẹ nhàng, thư thái và bình yên. Tạo lên từ những bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của người làm trà, trà sen Hồ Tây vẫn tạo được một nét văn hóa riêng không bị trộn lẫn với cuộc sống hiện đại. Dân Hà Thành lưu giữ thú vui tao nhã này vì trà sen Hồ Tây được coi như sự hòa quyện giữa đất trời Thăng Long ngàn năm, là niềm tự hào của người Hà Nội từ xưa đến nay.

Tinh hoa văn hóa thưởng trà

Thưởng trà kết hợp giữa nét đẹp của bộ ấm trà, vị thơm ngon đặc biệt của loại trà kết hợp cùng thao tác chuyển động tỉ mỉ và tinh hồn tĩnh lặng “thả hồn” vào từ bước pha, nếm, thưởng thức tạo thành một khối thống nhất hòa quyện. Ngoài ra, thông qua tách trà, người ta có thể hiểu hơn về con người cũng như văn hóa của đất nước đó. Tại châu Á, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản là ba quốc gia điển hình cho nghệ thuật thưởng trà đặc sắc. Đây là những nơi mà trà đã trở thành một nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tinh thần của con người.

Thông qua tách trà, người ta có thể hiểu hơn về con người cũng như văn hóa của đất nước đó

“Trà” không đơn thuần chỉ là một thức uống, mà nó đã được nâng tầm qua hàng trăm, hàng nghìn năm để có thể chứa đựng được cả nền văn hóa của từng quốc gia, với những nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc dân tộc.

Ở đâu đó giữa lòng Hà Nội, người ta lại dễ dàng nhận thấy những chén trà sen thơm dịu, ấm nóng xoay tròn bên những câu chuyện.

User
Ý KIẾN

Tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đang diễn ra Triển lãm “Hành trình sống và yêu - 2024” của của nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai).

Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.

Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.

Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.

UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm

Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với HIUP Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Con của mẹ lớn khôn” 2024.

Từ sáng 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 hứa hẹn sẽ là một "bộ phim dã sử cổ trang" tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng, "giải mã" những giá trị tinh hoa rực rỡ của Cố đô Hoa Lư.

"Chuyện phố Hàng" là tên gọi của chương trình thực cảnh nằm trong dự án xây dựng chuỗi hoạt động biểu diễn tại phố cổ Hà Nội, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản của khu phố cổ Hà Nội.

Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo “Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử” đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

Từ ngày 1/11 tới đây, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

Triển lãm trưng bày và giới thiệu nghệ thuật làm Ấm Tử Sa đang diễn ra tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn, tu bổ, phục hồi, truyền dạy còn hạn chế; chưa có cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Đây là một trong những điểm nghẽn cần cụ thể hóa trong luật để thu hút các nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Nếu như trước đây bảo tàng chỉ là một cuốn sách lịch sử đóng kín thì nay đã trở thành một cuốn phim sống động, nơi mọi người có thể tự do khám phá và trải nghiệm.

Tại xã Miền Đồi (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình), ngày 26/10 đã diễn ra chương trình Khai mạc Lễ hội ruộng bậc thang và phiên chợ trưng bày, quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc trưng các vùng miền huyện Lạc Sơn.

Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương năm 2024 với chủ đề "Tuyệt sắc miền Cố đô" đã khai mạc ngày 26/10, tại Công viên Văn hóa Tràng An (thành phố Ninh Bình), thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến thăm quan và trải nghiệm.

Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa” đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, mang đến những góc nhìn mới về di sản.

Tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, một triển lãm độc đáo về nghệ thuật gốm đã ra mắt công chúng Thủ đô với tên gọi "Nam Tước - Hồn của đất".

Triển lãm giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đang diễn ra tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội.

Tối qua, 24/10, Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đã dự khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024.

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chiều 22/10 đã diễn ra Lễ trao giải và khai mạc trưng bày tác phẩm cuộc thi vẽ tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Tiếng vang lịch sử”.

Sơn Tây (Hà Nội) sẽ trở thành tâm điểm của sắc đẹp và văn hóa truyền thống khi cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 22/10 đến 24/12.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, giới thiệu những di sản kiến trúc của Hà Nội với khoảng 100 hoạt động thiết kế, biểu diễn, diễu hành.

Đọc sách có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em. Để có những thế hệ yêu mến sách, say mê đọc sách, cần phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ.

Với chủ đề “Biển đảo trong lòng đồng bào”, các ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

Tại khu du lịch sinh thái Thung Nham (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), tối 20/10, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật biểu diễn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT&DL phối hợp với Sở VL-TT tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Diễn đàn giao lưu văn hóa nghệ thuật "Thanh niên với Sắc màu Văn hóa ASEAN".

Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Tối nay 19/10, tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây - một địa danh lịch sử nổi tiếng của xứ Đoài, chúng ta sẽ được chứng kiến một sự kiện âm nhạc đầy cảm xúc, chương trình Hòa nhạc Hanoi Concert với chủ đề "Đoài Melody - Giai điệu Đoài", do Đài Hà Nội tổ chức.

Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang diễn ra một cuộc trưng bày độc đáo mang tên "Nà Pha - Nghệ thuật trang trí hoa văn của người Thái Nghệ An". Đặc biệt, trong số những tấm Nà Pha này, có tới 101 tấm là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Nhóm họa sĩ "Tam giác mạch" với các hoạ sĩ thủ đô Hà Nội tâm huyết chất liệu sơn mài truyền thống đã cùng thực hiện một cuộc triển lãm ý nghĩa.

Hà Nội luôn là một đề tài sáng tác của rất nhiều nghệ sĩ. Dù là trong bất cứ giai đoạn nghệ thuật nào, Hà Nội vẫn luôn hào hoa, thanh lịch và sở hữu một nét riêng có trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật.

“Truyện Kiều" của Đại thi hào Nguyễn Du, "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, "Sông núi trên vai" - tuyển thơ của các nhà thơ Việt Nam sẽ được dịch sang tiếng Urdu (ngôn ngữ của Pakistan), đưa văn học Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Sự kiện đang nhận được nhiều sự quan tâm và khẳng định văn học chính là sợi dây kết nối giữa các quốc gia.