Tình trạng mua thuốc không kê đơn vẫn diễn ra phổ biến

Không cần đơn thuốc, người bệnh vẫn có thể dễ dàng mua các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thậm chí biệt dược. Điều này không chỉ gây hại cho cá nhân người bệnh mà còn làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Trong vai người bệnh cần mua thuốc trị bệnh, phóng viên Đài Hà Nội đã đến một số cửa hàng thuốc tân dược và được người bán tư vấn nhiệt tình dù không có đơn thuốc.

Sau khi đưa ra yêu cầu cần mua thuốc chữa zona thần kinh, phóng viên được người bán tư vấn mua một loại thuốc bôi kèm lời khuyên ăn kiêng một số món. Phóng viên tiếp tục đưa ra yêu cầu cần mua thuốc chữa ho có đờm cho con gái 6 tuổi và lại được người bán kê cho một số loại thuốc, trong đó có cả thuốc kháng viêm, kháng sinh, với liều dùng trong 3 ngày.

thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc bôi hay thuốc uống, phóng viên (trong vai người bệnh) đều có thể dễ dàng mua được mà không cần có đơn thuốc của bác sĩ.

Theo quan sát của phóng viên ở khu vực bán thuốc khoảng 30 phút, khá nhiều người mua thuốc rất dễ dàng mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Người mua mô tả về tình trạng bệnh, người bán tư vấn và bán thuốc.

Kháng thuốc - hiểm họa đe dọa sức khỏe, tính mạng

Theo Bộ Y tế, từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh  bán ra cộng đồng đã tăng gấp hai lần. Có tới 88% thuốc kháng sinh được bán tại các thành phố mà không cần kê đơn; ở nông thôn, tỷ lệ này lên đến 91%.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trên thế giới. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.

Theo các bác sĩ, tình trạng bệnh nhân kháng thuốc hiện đang tăng cao một cách đáng báo động theo từng năm.

Tại Bệnh viện Bạch Mai - bệnh viện hạng đặc biệt lớn nhất miền Bắc, bệnh nhân kháng thuốc đang được điều trị tại viện đã tăng cao một cách đáng báo động theo từng năm. Nếu như trước đây, tỷ lệ bệnh nhân kháng kháng sinh từ tuyến dưới chuyển lên chỉ vài ca, thì đến nay, nhiều ca khi chuyển từ tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện vi khuẩn kháng thuốc. Nhiều bệnh nhân vào viện vì một bệnh khác nhưng nhiễm trùng tăng nhanh, gặp vi trùng kháng kháng sinh khiến bệnh nhân nguy kịch và tử vong do nhiễm trùng, chứ không phải do bệnh lý lúc bệnh nhân nhập viện.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai, đây chính là mối lo lớn đối với các bác sĩ phẫu thuật.

"Gần đây có trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ ở vùng đùi trên nền nhiều bệnh. Bệnh nhân bị kháng kháng sinh. Khi đến Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi phải thay đổi nhiều phác đồ kháng sinh, chăm sóc vết mổ tại chỗ. Bệnh nhân phải nằm viện kéo dài hơn 1 tháng.

Ngoài việc gia tăng chi phí, bệnh nhân sẽ phải quay lại sử dụng các loại kháng sinh có thể từ lâu đã không dùng do có các tác dụng phụ. Điều này sẽ làm cơ thể bệnh nhân kém thích nghi, gây độc cho gan, thận và ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân của bệnh nhân", bác sĩ Ngô Gia Khánh cho hay.

Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai đang phẫu thuật cho bệnh nhân.

Theo một kết quả nghiên cứu, lứa tuổi 30-40, tỷ lệ tai biến do thuốc cao gấp đôi ở những người già. Với người già, một số chức năng của người cao tuổi đã suy giảm đáng kể, do vậy dễ dẫn đến hiện tượng chậm đáp ứng rồi lại đáp ứng quá mạnh.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, nhấn mạnh, rất nhiều bệnh nhân cao tuổi khi nhập viện đều từng mua thuốc điều trị không có đơn của bác sĩ, hoặc không sử dụng kháng sinh theo đúng liều lượng quy định.

"Hiện tại có tình trạng phổ biến đối với người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng, đó là ngại đi khám bệnh. Khi gặp tình trạng viêm nhiễm họ sẽ tự ra ngoài hiệu thuốc kể bệnh và mua thuốc. Điều này rất có hại với người cao tuổi khi không được cá thể hóa điều trị.

Chúng tôi đã gặp trường hợp bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu, ngại đi khám, tự ý mua thuốc. Khi vào viện, chúng tôi cấy khuẩn lên thì bệnh nhân trong tình trạng rất nặng và bị kháng với hầu hết các kháng sinh thông thường. Lúc này bệnh nhân phải dùng kháng sinh đặc hiệu khiến chi phí và sức khỏe đều bị tổn hại", bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đặng Khiêm cho biết.

Bác sĩ CK2 Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa cấp cứu - Bệnh viện Hữu nghị

Theo các chuyên gia, người bệnh không có đơn thuốc sẽ không có căn cứ uống đúng liều lượng thuốc, thời gian, những điều chống chỉ định với thuốc, từ đó, dễ gặp rủi ro do phản ứng phụ từ thuốc gây ra. Đó là chưa kể đến việc uống thuốc kéo dài không đúng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tốn kém về kinh tế và gây tình trạng kháng kháng sinh.

Thuốc được quy định là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, do đó, không phải ai và qua hình thức nào cũng có thể bán thuốc. Đã đến lúc cần có các giải pháp để tăng cường quản lý loại hàng hóa đặc biệt này một cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe người dân.

Việc kiểm tra giám sát cơ sở y tế tư nhân còn lỏng lẻo

Để quản lý chặt chẽ hơn nữa việc hành nghề y, dược tư nhân tại Hà Nội, Đoàn Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội đã tiến hành giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hành nghề y, dược tư nhân trên một số quận, huyện.

Là địa bàn rộng, dân số đông, quận Hoàng Mai là nơi tập trung đông các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân. Chính quyền quận Hoàng Mai thừa nhận vẫn còn nhiều vi phạm tại hệ thống hành nghề y tư nhân, tình trạng bán thuốc không theo đơn, không niêm yết giá thuốc vẫn diễn ra phổ biến.

Ông Võ Xuân Trọng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, cho rằng nguyên nhân là do thiếu nhân lực, hiện phòng Y tế chỉ có 3 cán bộ, nhân viên biên chế và 2 cán bộ hợp đồng gồm 1 bác sĩ, 1 dược sĩ. Việc thực hiện kiểm tra hiện nay theo kế hoạch là chủ yếu, thỉnh thoảng có đột xuất một số vụ khi báo chí thông tin chứ chưa thực hiện thường xuyên.

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà cho rằng giải thích của lãnh đạo quận Hoàng Mai chưa thực sự thuyết phục,  vấn đề này còn tồn tại có nguyên nhân do công tác quản lý lỏng lẻo, công tác hậu kiểm chưa đủ mạnh, chưa có biện pháp đủ sức răn đe với các cơ sở vi phạm.

"Tôi thấy là chúng ta chưa quyết liệt và chưa đủ mạnh nên sau kiểm tra, giám sát một thời gian lại như cũ. Cứ xử lý vi phạm hành chính xong, sau đợt kiểm tra lại tiếp tục diễn biến. Tôi cho rằng chúng ta phải nhìn nhận lại để đánh giá chứ không thể đổ lỗi cho việc người dân ý thức kém hay nhà thuốc bán", Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà yêu cầu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND TP Hà Nội cho rằng giải pháp để hạn chế tình trạng vi phạm của các cơ sở y dược tư nhân là cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện nghiêm túc công tác hậu kiểm sau cấp phép; kiên quyết xử lý nghiêm cơ sở hành nghề vi phạm quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, cần tích cực tuyên truyền các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người hành nghề và nhận thức của cộng đồng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

User
Ý KIẾN

Sở Y tế Hà Nội vừa trao tặng thuốc, vật tư y tế gồm 2.500 lọ nước muối sinh lý, 1.000 chai nước oxy già, 500 lọ Cloramin B, 500 vỉ Vitamin C cùng một số loại thuốc thiết yếu điều trị bệnh về mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa cho Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa để cấp phát, điều trị cho người dân vùng bị ngập úng.

Lấy động lực từ những trải nghiệm hoá trị của mẹ, một sinh viên người Ireland đã tạo ra một thiết bị làm mát da đầu di động dành cho bệnh nhân điều trị ung thư, với hy vọng giúp cho những bệnh nhân giữ được phần lớn mái tóc của mình.

Sau buổi tiệc liên hoan Trung thu, có 55 em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT huyện Xín Mần nghi bị ngộ độc và phải nhập viện để điều trị.

Sở Y tế TP. HCM huy động các bệnh viện hỗ trợ 30.000 túi thuốc cho các tỉnh, thành miền Bắc đang bị ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

Mới đây, Bệnh viện chuyên khoa & Trung tâm nghiên cứu King Faisal (KFSHRC) của Ả-rập Xê-út đã thực hiện thành công ca ghép tim hoàn toàn bằng robot cho một bệnh nhân 16 tuổi bị suy tim giai đoạn 4.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs và 500 túi đựng nước nhằm bảo vệ sức khoẻ của hàng trăm nghìn người dân trên khắp các tỉnh của miền Bắc Việt Nam sau sự tàn phá nặng nề mà bão Yagi gây ra.

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 5400 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau mưa lũ và ngập lụt.

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiếp tục tham gia công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; tổ chức cứu chữa miễn phí cho người bị thương.

Năm năm gần đây, xu hướng trẻ hóa bệnh nhân suy thận là vấn đề cần lưu tâm. Theo các bác sĩ, lối sống là một trong những nguyên nhân khiến gia tăng tình trạng suy thận ở người trẻ.

Trong những ngày mưa lũ, để bệnh nhân an tâm điều trị, Bệnh viện K tăng thêm giường lưu trú miễn phí cho người bệnh. Những người bệnh có hoàn cảnh có khăn được nhận suất ăn miễn phí hàng ngày.

Bệnh viện Việt Đức đang liên tục tiến hành hội chẩn cấp cứu từ xa các nạn nhân bị vùi lấp do sạt lở, lũ quét tại Yên Bái, Lào Cai.

Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã trực tiếp chỉ đạo hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận và điều trị nạn nhân thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn…

Theo báo cáo nhanh, thống kê ban đầu một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do hậu quả của Bão số 3.

Lãnh đạo Sở Y tế đã ứng trực chỉ huy 24/24, chỉ đạo và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra các bệnh viện, các đơn vị trực thuộc để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các tình huống khẩn cấp trước, trong và sau bão.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định giao dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm nay là hơn 132 nghìn tỉ đồng.

Ngày 6/9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản về việc triển khai công tác phòng chống, ứng phó bão số 3 (Yagi) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ kịp thời ban hành quy định để cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới trước khi việc sử dụng trở nên phổ biến hơn.

Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã khẩn trương triển khai giám sát đậu mùa khỉ bằng cách tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.

Chiều 4/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế đã có Công văn khẩn số 1448 /KCB-NV gửi Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương về việc hỗ trợ, phối hợp tìm nguyên nhân một số học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên phải nhập viện.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, ghi nhận 265 ca mắc sốt xuất huyết phân bố tại 29 quận, huyện, tăng 31 ca so với tuần trước đó.

Để phòng dịch sởi, không để căn bênh này lan rộng tại Hà Nội, ngành y tế Hà Nội đã khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm đầy đủ vắc xin sởi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, số ca mắc bệnh truyền nhiễm có thể gia tăng thời gian tới khi vào năm học mới, các trường mầm non và tiểu học có đông trẻ đi học trở lại.

Nếu như trước kia, người bệnh sẽ phải sử dụng nhiều giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm hay ví tiền, thì nay tất cả đều đã được tích hợp trong điện thoại thông minh.

Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc, số ca nhập viện vì bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống, bệnh sởi.

Trong ba tháng qua, TP.HCM ghi nhận 432 ca mắc sởi ở 22 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, trong đó bệnh nhân đến từ các tỉnh khác chiếm tới hơn 55%.

Sau khi công bố dịch, ngành y tế TP. HCM đã tích cực chuẩn bị nguồn vaccine để triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi.

Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vaccine mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Liên quan đến dịch bệnh sởi, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai tiêm vaccine phòng bệnh sởi.

Hôm qua, 28/8, Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sức khỏe nhân dân” lần thứ 2.

Chiều qua, 27/8, TP.HCM lần đầu tiên công bố dịch sởi và là địa phương đầu tiên của cả nước trong nhiều năm qua công bố dịch này.

Sáng nay 27/8, Sở Y tế Hà Nội đã công bố Quyết định số 4072 ngày 7/8/2024 của UBND TP. Hà Nội về việc tổ chức lại Bệnh viện Mắt Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Bệnh viện Mắt Hà Nội và Bệnh viện Mắt Hà Đông thuộc Sở Y tế.

Thế giới đang đối mặt với đợt bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ ở mức độ khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu lần thứ hai trong vòng hai năm. Tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã có 27.000 ca mắc và hơn 1.100 ca tử vong, chủ yếu là trẻ em, kể từ khi đợt bùng phát hiện tại khởi phát vào tháng 1/2023.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, lần đầu tiên thực hiện lấy tạng và cùng một lúc ghép thận cho hai bệnh nhân. Cả hai đang hồi phục tích cực.

Chiều nay, 26/8, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin ca ghép tim đầu tiên tại bệnh viện, từ trái tim hiến tặng của chàng trai vừa qua đời tại Hà Nội.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua từ ngày 16/8 đến 23/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 28 quận, huyện, giảm 40 trường hợp so với tuần trước đó.

Tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ngày càng gia tăng và trẻ hóa tại Việt Nam, số ca mắc tim mạch tăng nhanh sau đại dịch Covid-19.

Thái Lan đã tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của virus bệnh đậu mùa khỉ sau khi xác nhận trường hợp đầu tiên mắc chủng virus 1b có khả năng lây truyền cao.

Bộ Y tế vừa ra Chỉ thị số 06 về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Nigeria đã ghi nhận 39 trường hợp mắc bệnh trong năm nay, hiện nước này đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Đau xót trước sự ra đi của anh N.Đ.Tr, song gia đình vẫn đưa ra quyết định nhân văn là hiến tạng người thân để mang lại sự sống cho người khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về tác động của làn sóng dịch tả mới bùng phát ở Sudan do các yếu tố như lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước và vệ sinh kém ở các trại tị nạn trong nước và cộng đồng địa phương.

Chiều nay 21/8, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã ký ban hành công văn gửi Giám đốc Bệnh viện K, đề nghị giám đốc bệnh viện chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan công tác khám chữa bệnh, giám sát thái độ phục vụ bệnh nhân, không để xảy ra tiêu cực.

Bộ trưởng Y tế Congo bày tỏ hy vọng sẽ nhận được những liều vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên vào tuần tới sau khi Mỹ và Nhật Bản hứa giúp nước này.

Sau 3 tuần triển khai, hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ của Bệnh viện Bạch Mai đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người bệnh, người nhà người bệnh.

Công ty dược phẩm Đan Mạch Bavarian Nordic, một trong số ít công ty được cấp phép sản xuất vắc xin phòng bệnh mùa đậu khỉ cho biết đang có kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ và mở rộng phạm vi tiêm chủng vắc xin này.