Tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" từng bước được cải thiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên cần kiên trì bằng nhiều biện pháp như động viên tinh thần, xử lý nghiêm minh; công tác cán bộ phải dân chủ, công bằng, có cạnh tranh.

Vẫn còn tư tưởng làm ít, sai ít

Chiều 5/11, chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Quảng Ninh) cho biết, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tích cực, nhiều cử tri cho rằng, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”; “trên rải thảm dưới rải đinh"; vẫn còn tư tưởng làm ít, sai ít.

Bà Hà đề nghị Thủ tướng cho biết quan điểm của mình về vấn đề trên và các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Hà - Quảng Ninh.

Trả lời câu hỏi trên, Thủ tướng cho rằng, đất nước đang trong quá trình phát triển, chuyển đổi; qua hơn 30 năm đổi mới đã đạt được thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đóng góp vào thành công đó có vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, quá trình vận hành, trưởng thành, thì cũng phải kiên trì, hoàn thiện thể chế để đơn giản bộ máy, tinh giản biên chế, thu hút người tài; phát huy trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần yêu nước của mỗi người, trong đó có cán bộ công chức để thực thi nhiệm vụ.

Về tư tưởng “trên nóng, dưới lạnh”, đánh giá tổng thể, Thủ tướng cho rằng, đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên cần kiên trì bằng nhiều biện pháp như động viên tinh thần, xử lý nghiêm minh; công tác cán bộ phải dân chủ, công bằng, có cạnh tranh.

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu về việc chậm ban hành các nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc của Chính phủ, Thủ tướng cho biết, phấn đấu trong tháng 11 và chậm nhất trong tháng 12 sẽ hoàn thành.

“Việc ban hành này tuy có chậm nhưng lấy chất lượng, hiệu quả bù lại. Dự kiến sau khi ban hành giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ”, Thủ tướng thông tin.

Ông đồng thời cũng nhấn mạnh, giải pháp căn cơ, quan trọng nhất là làm sao khi có bộ máy rồi thì vận hành bộ máy là con người, vấn đề con người, cán bộ quyết định việc vận hành bộ máy.

“Chúng ta không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải”

Nêu câu hỏi chất vấn, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) nói rằng: thời gian qua, hoạt động đối ngoại của đất nước đã thành công rực rỡ nhờ sự kiên định, linh hoạt, mềm dẻo. Ông đề nghị Thủ tướng cho biết một số định hướng đối ngoại thời gian tới trong bối cảnh tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường?

 

ĐBQH Nguyễn Anh Trí - Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp và Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Hiện Chính phủ đang cụ thể hóa đường lối đối ngoại, với 3 trụ cột chính là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa thu nhiều kết quả quan trọng.

“Chúng ta không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải, ủng hộ các vấn đề vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, phù hợp quan điểm đối ngoại của chúng ta”, Thủ tướng nêu rõ.

Qua đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương Bộ Ngoại giao đã rất tích cực thực hiện ngoại giao vắc xin; nhờ đó, bảo đảm được việc chăm sóc sức khỏe nhân dân và tiết kiệm được chi phí.

 

User
Ý KIẾN

Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường và Tổ về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Một trong năm chính sách đề xuất mới đối với Đà Nẵng là thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Các nội dung về quy hoạch không gian biển quốc gia và việc thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong hôm nay (31/5).

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực là hai chuyên đề được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến để chọn lấy một chuyên đề sẽ giám sát tối cao trong năm 2025.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, sáng 30/5 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Trước căn bệnh “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, việc rà soát hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, không để những điểm mờ, điểm hở, điểm chồng chéo, bất cập khiến cán bộ không dám làm là nhiệm vụ bức thiết hiện nay.

Chiều 29/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ tại Ban Tuyên giáo Thành ủy.

Một số Đại biểu Quốc hội đánh giá công tác xây dựng, ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 còn chậm, chưa bảo đảm thời gian quy định.

Một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận ngày 29/5 là chính sách thuế hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng của người dân.

Tại phiên thảo luận sáng 29/5, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị khẩn trương đưa chính sách mới ban hành vào cuộc sống giúp doanh nghiệp vượt khó và phát triển, nhất là các dự án luật điều chỉnh, tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.

Hôm nay (29/5), Quốc hội thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhất là văn hóa, giáo dục chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia.

Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị Cục Đối ngoại tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.

Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Hà Nội phát triển toàn diện, trong đó điểm nhấn là sự phát triển đột phá của các giá trị văn hóa trên mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã khảo sát, làm việc với nhiều cơ quan của Bắc Kinh để cùng chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển công nghiệp văn hóa, quản lý báo chí tại địa phương.

Dự thảo luật đã thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) đề xuất cho Việt Nam vay khoảng hơn 11 tỷ USD trong 5 năm tới, tập trung cho một số dự án lớn trong một số lĩnh vực trọng điểm

Trong phiên họp sáng 28/5, Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên gọi TAND cấp tỉnh, huyện nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau nên xây dựng hai phương án xem xét.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, chất lượng các quy phạm pháp luật và xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân vào những cơ chế để Thủ đô của cả nước ngày càng phát triển xứng tầm với thế giới.

Chiều nay, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi thông qua. Dự thảo luật được đánh giá đã hoàn thiện, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý đầy đủ các ý kiến đóng góp, kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội.

Dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có rất nhiều điểm mới, đưa ra những cơ chế vượt trội để Hà Nội có thể phát triển, vừa là thủ đô vừa là đầu tàu của cả nước.

Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục được đại biểu Quốc hội quan tâm, thảo luận khi tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần đã tăng 39% trong quý I -năm2024, cao nhất trong nhiều năm qua.

Ngày 27/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Venezuela tại Việt Nam Juan Carlos Fernandes Juárez đến chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm kỳ mới và trao đổi các nội dung hợp tác hai bên cùng quan tâm.

Ngày 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án Luật đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô, cũng như sự phát triển chung của cả nước vì vậy quá trình chuẩn bị xây dựng Luật đã được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng, tăng quyền lợi hưởng trợ cấp một lần cho số năm đóng cao hơn. Đây là nội dung được chú ý trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Quận ủy Hoàn Kiếm vừa tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung hai tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là tác phẩm: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” và tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đồng chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hội thảo “Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển” vừa được diễn ra thành công tốt đẹp tại Đại học tổng hợp Warsawa của Ba Lan.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các học viên tiếp tục nghiên cứu, vận dụng những kiến thức mới được trang bị để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác tại địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển Thủ đô.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc một số dự án còn chậm so với yêu cầu, cần đánh giá một số vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là việc triển khai các cơ chế đặc thù.

Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp

Sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lưu trữ.

Sáng nay (24/5), vừa xảy ra vụ hỏa hoạn tại ngôi nhà 3 tầng ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy khiến 14 người tử vong, nắm bắt được thông tin trên Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan các lực lượng chỉ đạo, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cả nước.

Lãnh đạo các nước Nga, Brunei, UAE, Palestine, Sri Lanka và Mông Cổ đã gửi điện và thư chúc mừng tới Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần xây dựng cơ sở dữ liệu về giải quyết kiến nghị cử tri, có nghị quyết chuyên đề tại mỗi kỳ họp về giám sát việc giải quyết kiến nghị.

Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng các nước nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước, vừa không gây tác động tiêu cực đến đời sống của người dân trong lưu vực.

4 tháng đầu năm, cả nước có hơn 86 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước.

Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ đánh giá bổ sung kết quả và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023 - 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới 2023.

Góp ý về quy định nồng độ cồn, một số đại biểu đề nghị cần cân nhắc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, phụ nữ cao tuổi dễ rơi vào tình trạng sống cô đơn một mình, mắc bệnh mãn tính và có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới khi tỷ lệ không có lương hưu, độc lập về tài chính cao hơn.

Sáng nay (22/5), 465/465 đại biểu có mặt thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an với Đại tướng Tô Lâm. Thủ tướng Chính phủ phân công Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an.

Với kết quả 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm sau khi được Quốc hội bầu đã làm lễ tuyên thệ trước Quốc hội.

Sáng ngày 22/5, với kết quả 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 96,92% tổng số đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm sau khi được Quốc hội bầu đã làm Lễ Tuyên thệ trước Quốc hội.