Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người đốt lò vĩ đại
Nhân dân và các cơ quan báo chí trong nước, quốc tế thường gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng cái tên giản dị nhưng đầy mạnh mẽ, thể hiện chất lửa của ông trong công cuộc phòng chống tham nhũng: Người đốt lò. Những ngày này, nhân dân nhớ về ông như một người đã thắp lên ngọn lửa rực hồng rực, thiêu cháy và xua đi những tiêu cực xấu xa, làm ấm nóng ngọn lửa niềm tin của Dân đối với Đảng
Tháng 10/2012, phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương 6, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn Dân về một số khuyết điểm lớn cả hiện tại lẫn các nhiệm kỳ trước. Giọng ông nghẹn ngào: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình, và thành thật nhận lỗi trước Ban chấp hành Trung ương về yếu kém tồn tại trong công tác xây dựng đảng, những suy thoái tiêu cực trong cán bộ đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu”.
Không thể không nghẹn ngào và trào ứa lệ khi mà một Đảng cầm quyền sinh ra từ cuộc đấu tranh giải phóng Dân tộc, phấn đấu vì hạnh phúc của Nhân dân, mà ở nhiều nơi, nhiều thời điểm cán bộ đảng viên đang có biểu hiện xa dân, rời dân, nảy sinh tệ tham nhũng tiêu cực, làm xói mòn niềm tin của Nhân dân…
Giây phút ngẹn ngào và giọt nước mắt của Tổng Bí thư đã đi vào lịch sử. Giọt nước mắt không khiến công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực giảm đi sức nóng, mà trái lại, tiếp thêm nguồn nhiệt, để lò thêm độ nóng, để củi tươi cũng phải cháy.
LÒ ĐÃ NÓNG LÊN RỒI THÌ CỦI TƯƠI CŨNG PHẢI CHÁY
Hội nghị Trung ương 5 khóa XI tháng 5/2012 đã quyết định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban để chỉ đạo toàn diện công cuộc phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Mười tháng sau, Ban Chỉ đạo chính thức được thành lập và bắt đầu triển khai các hoạt động, thành phần gồm những cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan có liên quan của Đảng và Nhà nước.
Công cuộc phòng chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện. Công cuộc đầy sức nóng này để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta.
Ngày 31/7/2017, tại phiên họp thứ 12, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư một lần nữa phát đi thông điệp đầy sức nóng:
“Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy, củi khô, củi vừa vừa cháy, củi khô cháy trước rồi dần dần cả lò phải nhóm lên”.
Đó là tinh thần không khoan nhượng trước cái xấu, cái ti tiện; là bản lĩnh, dũng khí của người lãnh đạo cao nhất của Đảng trong bối cảnh một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái, biến chất, đe dọa sự tồn vong của Đảng, của dân tộc.
Đề cập vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói: “Sự gương mẫu quyết liệt, nói đi đôi với làm, làm đi đôi với nói của đồng chí Tổng Bí thư là chỗ dựa vững chắc bảo đảm về mặt chính trị và tạo động lực to lớn, là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực”.
Theo ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chí trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư, cuộc đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực đã được tiến hành thực sự kiên quyết, biểu hiện rõ nhất ở chỗ “không có vùng cấm”: “Tất cả mọi người, bất kể là giữ cương vị gì, giữ chức vụ gì trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hay là làm việc ở trong những ngành, lĩnh vực, đơn vị quan trọng hay cơ mật như nào đi nữa, nhưng nếu vi phạm pháp luật, làm những điều sai trái, thì đều phải chịu sự phán xét của pháp luật và của kỷ luật đảng”.
PHONG TRÀO, XU THẾ KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC
Tại hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 tổ chức vào tháng 6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt và thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược".
Trong 10 năm, từ 2012 - 2022:
Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, hơn 167.000 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 7.300 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng. Đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Uỷ viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Qua công tác thanh tra, kiểm toán, đã xử lý, thu hồi được hơn 975 nghìn tỉ đồng, gần 76 nghìn ha đất; xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá nhân; chuyển cho cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu phạm tội; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hơn 2.000 văn bản, trong đó có nhiều văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp.
Các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm gần 16.000 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo. Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo gần 1.000 vụ án, vụ việc; trong đó trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 313 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, đã đưa ra xét xử sơ thẩm 120 vụ án, 1.083 bị cáo, trong đó có 37 cán bộ diện Trung ương quản lý, bị xử lý hình sự.
Trong năm 2023:
Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 600 tổ chức đảng, hơn 24.000 đảng viên, tăng 12% về số đảng viên bị kỷ luật so với năm 2022. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Cũng trong năm 2023, các cơ quan chức năng đã cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 9 cán bộ diện Trung ương quản lý.
Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 105 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 22 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.
Qua thanh tra, kiểm toán, các cơ quan chức năng đã kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi hơn 82.500 tỷ đồng và hơn 880 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính hơn 3.500 tập thể và 8.600 cá nhân; đã chuyển 557 vụ việc có dấu hiệu phạm tội sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
“Sự lãnh đạo chỉ đạo sâu sắt quyết liệt với nhiều quyết sách đúng đắn, kịp thời của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là sự gương mẫu quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là yếu tố quyết định đến thành công của công tác phòng chống tham nhũng nói chung và công tác phát hiện điều tra xử lý án tham nhũng nói riêng”
Chủ tịch nước Tô Lâm nhận xét
AI KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ ĐỨNG SANG MỘT BÊN
Tháng 5/2023, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát đi thông điệp mạnh mẽ: Cần chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, những lo ngại rằng nếu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh sẽ cản trở sự phát triển, nảy sinh tâm lý cầm chừng, phòng thủ, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. “Ai không làm được thì đứng sang một bên cho người khác làm”, ông nói.
Theo ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giao Trung ương, công tác phòng chống tham nhũng của Đảng là “không thể đảo ngược, trở thành một xu thế để tiếp tục xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở thành hạt nhân trung tâm của sự đoàn kết và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, đấu tranh phòng chống tham nhũng gắn với phòng chống tiêu cực. “Tổng Bí thư trở thành người cầm cờ, giương lên ngọn cờ đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực. Ngọn cờ của Tổng Bí thư phù hợp ý chí và nguyện vọng của người dân. Đó là con đường để chúng ta góp phần vào xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh và hùng cường”, ông Vũ Trọng Kim, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói.
Ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương nhớ lại Tổng Bí thư thường nhắc nhở, căn dặn cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác kiểm tra giam sát, làm công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng rằng: muốn đi kiểm tra người ta, trước hết mình phải trong sạch, muốn đấu tranh phòng chống tham nhũng hiệu quả, bản thân minh phải không tham nhũng.
“Dù Tổng Bí thư đã đi xa nhưng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, những quyết sách lớn của Ban Chấp hành Trung ương, tôi tin chắc rằng công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta thật sự xứng đáng là một cuộc cách mạng trong cách mạng XHCN, vì sự vững mạnh, phồn vinh của đất nước, vì sự trường tồn của dân tộc”,
Ông Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giờ đây đã về nơi thế giới người hiền. Di sản Ông để lại cho Đảng, cho Dân là to lớn. Đó là ý chí kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội. Đó là phong cách người cộng sản kiên trung Nguyễn Phú Trọng. Đó là tấm gương sáng vì nước, vì Dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Đó là công cuộc đấu tranh chống lại cái xấu xa, cái ti tiện, không ngừng không nghỉ, ngay trong nội bộ đội ngũ của mình.
Tổng Bí thư đã trọn đời hiến dâng cho sự nghiệp cao cả, như nhân vật người cộng sản trẻ tuổi Paven Coocsaghin trong tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy", mà Ông ngưỡng mộ: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi phải hổ thẹn vì những việc làm ti tiện, đớn hèn, mang tai, mang tiếng, mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay, có thể tự hào rằng: Ta đã sống có ích, đã mang tất cả đời ta, tất cả sức ta hiến dâng cho sự nghiệp cao quý nhất trên đời: Vì vinh quang của Tổ quốc, của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, của con người; để con cháu chúng ta mai sau mãi mãi biết ơn, kính trọng, học tập và noi theo”.
Ngọn lửa mà người chiến sỹ cộng sản kiên trung Nguyễn Phú Trọng đã thắp lên sẽ còn cháy mãi.
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc chiến hết sức khó khăn, phức tạp. Với trí tuệ và dũng khí của người đứng đầu, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân, nhất định tham nhũng, tiêu cực sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi.
"Non cao vẫn có đường trèo. Đường dẫu hiểm nghèo vẫn có lối đi"
Tổng Bí thư từng nói thế!
Thực hiện: Phúc Minh, Hoàng Minh, Thanh Nga
TIN LIÊN QUAN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những câu nói từ tâm can
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một con người có nhân cách lớn'
Kho tàng sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Các nước gửi điện chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Ý KIẾN
Ngay sau khi tới Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân có buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Brazil.
Tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo của các nền kinh tế APEC lần thứ 31.
Chiều 17/11, tại thành phố Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau.
Sáng 17/11, tại Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân đặt tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển và dự Ngày hội Đại đoàn kết với bà con Đất Mũi.
Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc - năm 1954, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình Tập kết ra Bắc với chủ đề “Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa vào tối 16/11.
Chiều 16/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Rio de Janeiro, Brazil, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2024) tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhất trí duy trì thường xuyên hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp; tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, hướng tới hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 100 tỷ USD trong thời gian tới và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng.
Nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2024 tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới giữa Việt Nam - Nhật Bản.
Sáng 17/11 theo giờ Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Rio de Janeiro, Brazil, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20.
Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2024.
Nhân dịp dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2024 tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vào trưa 16/11 theo giờ địa phương.
Văn phòng Thường trực Bộ Công an về Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc phối hợp với Cục hoạt động Hòa bình Liên Hợp quốc tại Việt Nam và Học viện An ninh nhân dân tổ chức Bế giảng Khóa tập huấn tạo nguồn giảng viên Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo.
Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2020 – 2025 và chỉ định tham gia Đảng ủy Quân khu 4 nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường vừa có cuộc gặp với Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.
Nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), chiều qua, 15/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông (Trung Quốc) Lý Gia Siêu.
Sáng 15/11, tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với các khách mời.
Rạng sáng 16/11, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời sân bay Nội Bài, lên đường sang Brazil.
Chiều 15/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) do ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam làm trưởng đoàn, đang đánh giá định kỳ tại Việt Nam.
Sáng 15/11, tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại "Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo (APEC) với các khách mời".
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, đã diễn ra Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển" do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Đài Truyền Hình Việt Nam phối hợp tổ chức.
Trong tháng 11 và 12, có 22 hoạt động ý nghĩa hướng về 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại chương trình.
Sáng 15/11, Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban Đảng ủy Khối các cơ quan, Đảng ủy Khối cơ quan - doanh nghiệp các tỉnh, thành phố Cụm đồng bằng Bắc Bộ lần thứ 16 năm 2024 về chủ đề “Việc thực hiện Quy định 293 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, thành phố trong giai đoạn hiện nay”.
Sáng 15/11, Ban Dân vận Trung ương tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quang Đức - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường.
Hà Nội sẵn sàng hợp tác y tế chất lượng cao cũng như củng cố các lĩnh vực hợp tác hiện tại với Nhật Bản. Đây là nội dung đáng chú ý tại buổi tiếp của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh với đại diện Tập đoàn IWH và Đoàn đại biểu tỉnh Kanagawa của Nhật Bản ngày 15/11.
Sáng 15/11, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Sáng 14/11 (theo giờ Peru), tức chiều tối 14/11 (theo giờ Việt Nam), trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024, Chủ tịch nước Lương Cường, với tư cách là khách mời chính, đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024.
Nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp đoàn Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh (nhiệm kỳ 2020 - 2025) vừa tổ chức Kỳ họp thứ 36 xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật một số cán bộ thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường.
Sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế.
Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Sáng nay, 15/11, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin - Truyền thông đã tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Sáng nay, 15/11, Ban Dân vận Trung ương tổ chức công bố Quyết định của Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quang Đức - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội nhận công tác và giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Sáng 14/11, theo giờ địa phương, trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024. Chủ tịch nước Lương Cường, với tư cách là khách mời chính, đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị.
Trưa 14/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp tiêu biểu Peru.
Ngày 14/11, trong chuyến công tác tại Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã kiểm tra công tác của tàu tuần tra do Cảnh sát biển Hàn Quốc viện trợ cho Bộ Công an Việt Nam.
Sáng ngày 15 /11, Ban Dân vận Trung ương tổ chức công bố Quyết định của Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quang Đức - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay, 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và thảo luận một số nội dung nghị sự quan trọng.
Sáng 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với các báo cáo công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng và báo cáo tình hình 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.
Cần sớm xác định quy hoạch phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô. Đây là nội dung đáng chú ý được nêu ra tại phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ diễn ra ngày 14/11.
Chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố; triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và tình hình triển khai thực hiện Kết luận số 96 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Peru, tại trụ sở Quốc hội ở Thủ đô Lima, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Peru Eduardo Sanjuana.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil từ ngày 16-19/11/2024 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica từ ngày 19-21/11/2024.
0