Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà ngoại giao xuất sắc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà ngoại giao xuất sắc mang tầm vóc quốc tế, đã lãnh đạo đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của ông.

Cuộc gặp người đứng đầu 3 đảng Việt Nam - Campuchia - Lào ngày 6/9/2023

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Hà Nội về những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam. Trong những ngày qua, khi đọc những bức điện, thư, thông điệp chia buồn của lãnh đạo các nước cũng như đông đảo bạn bè quốc tế ở nhiều giới khác nhau, chúng ta lại thêm một lần nữa cảm nhận rõ nét tình cảm sâu sắc, sự kính trọng và mến phục từ các nhà lãnh đạo và bạn bè quốc tế dành cho đồng chí Tổng Bí thư".

PV: Có thể nói, trong di sản để lại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trong những thành quả lớn nhất là công tác đối ngoại. Có học giả nhận xét Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm xuất sắc việc cân bằng quan hệ với các nước lớn, làm cho Việt Nam có vai trò, vị thế cao như ngày hôm nay. Xin Bộ trưởng cho biết những đóng góp của Tổng Bí thư trong công tác đối ngoại?

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Nhân dân Việt Nam tự hào có đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà lãnh đạo sáng suốt mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc mang tầm vóc quốc tế, đã lãnh đạo đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Với trí tuệ, tầm nhìn và nhãn quan chính trị sâu sắc của mình, cùng với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư không chỉ lãnh đạo, vạch ra những đường lối, chủ trương đối ngoại lớn của Đảng và Nhà nước mà còn lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hiệu quả đường lối của Đảng, tham gia trực tiếp vào các hoạt động đối ngoại cấp cao có tầm định hướng chiến lược. Những đóng góp to lớn của đồng chí Tổng Bí thư đã đưa đối ngoại Việt Nam lên một tầm cao mới trên tất cả mọi lĩnh vực và hoạt động.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân.

Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư, chúng ta đã tạo dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách đối ngoại cũng như khuôn khổ quan hệ với các nước. Có lẽ chưa có giai đoạn nào mà Bộ Chính trị và Ban Bí thư lại có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Kết luận quan trọng về đối ngoại như các nhiệm kỳ dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Là nhà lý luận xuất sắc, đồng chí Tổng Bí thư đã có những đóng góp vô cùng to lớn vào việc xây dựng lý luận về ngoại giao Việt Nam. Với sự chiêm nghiệm sâu sắc về đường lối đối ngoại qua hơn 70 năm, Tổng Bí thư là người đã hệ thống hóa một cách toàn diện triết lý đối ngoại của cha ông ta, lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của Đảng, đúc kết nên trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng, triết lý đối ngoại này đã đi sâu vào nhận thức và trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của đối ngoại, ngoại giao Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, chúng ta không những tạo lập các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện mà còn nâng tầm, nâng cấp các khuôn khổ này lên một tầm cao mới với những nội hàm mới, đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ mới. Đến nay, chúng ta đã có quan hệ Đối tác Chiến lược, Đối tác Chiến lược toàn diện với tất cả năm nước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động đối ngoại lớn. Những hoạt động đối ngoại có ý nghĩa chiến lược của đồng chí Tổng Bí thư đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi và vị thế, uy tín chưa từng có và có ý nghĩa chiến lược lâu dài cho đất nước.

Với các nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông Lào và Campuchia, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người luôn quan tâm quy tụ, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác đặc biệt này, thể hiện rõ nhất là các cuộc gặp cấp cao nhất lãnh đạo ba Đảng sau 30 năm tại Hà Nội năm 2021 và 2023.

Với các nước lớn, các chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư tới Trung Quốc năm 2022, tới Nga năm 2018 và tới Hoa Kỳ năm 2015, cũng như việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam năm 2023 và gần đây nhất là chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Nga V. Putin tới Việt Nam (2024) theo lời mời của đồng chí Tổng Bí thư đã không chỉ mở ra một chương mới trong quan hệ song phương mà còn củng cố hơn nữa thế chiến lược của ta trong cục diện khu vực và thế giới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Putin.

Quan hệ với các đối tác lớn, chủ chốt khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… và việc mở rộng quan hệ với các bạn bè truyền thống ở châu Phi, Trung Đông, Mỹ La-tinh…cũng đã được nâng tầm, nâng cấp, ngày càng bền chặt, hiệu quả.

PV: Có ý kiến cho rằng, cùng với việc triển khai chính sách ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam, uy tín cá nhân của đồng chí Tổng Bí thư đã giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với các nước lớn, giúp giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực đối ngoại, thể hiện qua những dấu ấn ngoại giao lịch sử. Xin Bộ trưởng đánh giá về điều này?

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong các nhiệm kỳ qua không thể tách rời uy tín của cá nhân đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Quan hệ quốc tế không chỉ là quan hệ giữa các quốc gia, mà còn là quan hệ giữa con người với con người. Các nhà lãnh đạo nước ngoài rất coi trọng và đánh giá cao vai trò, uy tín của cá nhân Tổng Bí thư, đó là điều hết sức đặc biệt.

Có thể nói, với bạn bè quốc tế, đồng chí Tổng Bí thư chính là hiện thân của truyền thống “ngoại giao tâm công” của Việt Nam, thu phục lòng người bằng chính nghĩa, tình người, lẽ phải và đạo lý. Trong mọi hoạt động đối ngoại, với phong cách giản dị, cởi mở, chân thành, với cách ứng xử ngoại giao vừa chuẩn mực, vừa nghĩa tình, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim, giành được cảm tình, sự mến phục lớn của các nhà lãnh đạo, nhân dân, bạn bè quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un

Đồng chí Tổng Bí thư để lại ấn tượng là một nhà lãnh đạo có tấm lòng rộng mở, toát lên tư duy và tầm nhìn chiến lược, luôn thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc mình nhưng cũng luôn tôn trọng lợi ích của bạn bè quốc tế, luôn phấn đấu trên tinh thần “phát huy điểm tương đồng, giảm thiểu khác biệt” để tìm kiếm mẫu số chung thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác.

Chính vì vậy, nhiều bạn bè quốc tế nhìn nhận đồng chí Tổng Bí thư như là minh chứng cho đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và cho nước Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Sau mỗi lần tiếp xúc với đồng chí Tổng Bí thư, các nhà lãnh đạo của các nước càng thấy thêm hiểu, thêm tin cậy, thêm gắn bó, thêm yêu mến Việt Nam. Những hoạt động đối ngoại, ngoại giao của Tổng Bí thư đã nâng ngoại giao cấp cao, ngoại giao nguyên thủ của Việt Nam lên tầm cao mới.

Trong những ngày qua, khi đọc những bức điện, thư, thông điệp chia buồn của lãnh đạo các nước cũng như đông đảo bạn bè quốc tế ở nhiều giới khác nhau, chúng ta lại thêm một lần nữa cảm nhận rõ nét tình cảm sâu sắc, sự kính trọng và mến phục từ các nhà lãnh đạo và bạn bè quốc tế dành cho đồng chí Tổng Bí thư.

Cuba để quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

PV: Thưa Bộ trưởng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất tâm huyết trong việc xây dựng và phát triển đối ngoại Việt Nam. Đặc biệt, ngoại giao Việt Nam được Tổng Bí thư đúc kết là trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Xin Bộ trưởng cho biết việc triển khai đường lối ngoại giao “cây tre Việt Nam” cũng như các đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình hội nhập quốc tế và những thành tựu đối ngoại mà đất nước ta đạt được thời gian qua?

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Với trí tuệ, tầm nhìn chiến lược, tư duy lý luận sâu sắc, vượt trội, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết, khái quát hệ thống lý luận về đối ngoại, ngoại giao của Đảng ta, xây dựng nên trường phái đối ngoại - ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Đúc kết từ thực tiễn hơn 70 năm đối ngoại, Tổng Bí thư đã lần đầu tiên đề cập đến khái niệm nền “đối ngoại - ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 năm 2016 và được phát triển một cách hệ thống tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc năm 2021.

“Đối ngoại - ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” là kết quả từ thực tiễn của Cách mạng Việt Nam, là sự tổng kết bản sắc của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, được đúc kết, hình tượng hóa dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy bản sắc ngoại giao truyền thống của Việt Nam; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nhân loại và xuất phát từ thực tiễn yêu cầu, nhiệm vụ của đối ngoại trong giai đoạn mới.

Nền “đối ngoại - ngoại giao mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam” gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển là sự đúc kết thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Như đồng chí Tổng Bí thư đã nói, vững ở gốc là nguyên tắc vì lợi ích quốc gia - dân tộc để phục vụ, là đường lối đối ngoại độc lập - tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Chắc ở thân là sức mạnh đoàn kết, sức mạnh tổng hợp của đối ngoại dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là sự kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, của ý chí tự lực, tự cường và sự ủng hộ, đoàn kết quốc tế. Uyển chuyển ở cành là phong cách, nghệ thuật ứng xử linh hoạt, sáng tạo “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Có thể nói, đó là sự kế thừa và phát triển của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “biết mình, biết người”, “biết thời, biết thế”, “biết dừng, biết biến”, là kim chỉ nam cho hoạt động của ngành ngoại giao Việt Nam, là đóng góp trực tiếp cho những thành tựu “mang ý nghĩa lịch sử” của đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua.

Bạn bè quốc tế cũng rất quan tâm đến trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Lãnh đạo, chính giới, học giả của Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ…, các nước bạn bè truyền thống đều đánh giá rất cao đối ngoại, ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay.

PV: Đối với ngành ngoại giao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều đóng góp, trăn trở cùng ngành. Xin Bộ trưởng cho biết thời gian tới, ngành ngoại giao sẽ làm gì để xứng đáng hơn nữa với vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcnhư lời đồng chí Tổng Bí thư từng căn dặn?

Ngành ngoại giao có vinh dự to lớn được đồng chí Tổng Bí thư quan tâm lãnh đạo, dìu dắt và dành tình cảm đặc biệt. Dù bận rộn nhưng đồng chí Tổng Bí thư luôn dành thời gian để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối ngoại. Ngành ngoại giao rất vinh dự được đồng chí Tổng Bí thư 6 lần trực tiếp đến dự, chỉ đạo tại tất cả các Hội nghị ngoại giao trong hơn 10 năm qua và Hội nghị đối ngoại toàn quốc lần đầu tiên năm 2021.

Đặc biệt, đối với ngành ngoại giao, đồng chí Tổng Bí thư là một lãnh đạo gần gũi, sâu sát, đáng kính, vừa có tâm vừa có tầm. Mỗi dịp được làm việc với đồng chí Tổng Bí thư, các cán bộ trong ngành đều thấy toát lên tư tưởng, tầm nhìn chiến lược về đối ngoại, về sự thấu đáo, toàn diện và nhạy bén cũng như tinh thần không ngừng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân.

Đồng chí Tổng Bí thư luôn căn dặn ngành ngoại giao phải dám vượt ra khỏi những tư duy, những lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tầm khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, đồng chí rất quan tâm đến công tác xây dựng ngành ngoại giao, coi trọng việc rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng và tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ ngoại giao Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị ngoại giao lần thứ 32

Cán bộ ngành ngoại giao luôn khắc ghi lời đồng chí Tổng Bí thư căn dặn tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, tháng 8/2018: “Càng hội nhập sâu vào thế giới, chúng ta càng cần có các nhà ngoại giao đủ bản lĩnh chính trị, đủ trình độ, uy tín, phong cách để sánh vai với các nước, bạn bè quốc tế; toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp. Một nhà ngoại giao giỏi trước hết phải là một nhà chính trị giỏi, luôn lấy lợi ích của quốc gia, của chế độ làm kim chỉ nam trong hành động. Nhà ngoại giao luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là đất nước, là Nhân dân. Phải tự tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo”.

Thấm nhuần lời căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 tháng 12/2023 vừa qua, đó là các cán bộ ngoại giao phải “luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với chế độ, luôn đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia – dân tộc, luôn cháy bỏng khát khao cống hiến và phục vụ”, ngành ngoại giao sẽ nỗ lực vượt lên trên chính bản thân mình, viết tiếp những trang sử như đồng chí Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh là “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Tổng Bí thư đã đi xa nhưng tấm gương sáng của đồng chí sẽ tiếp tục là ngọn lửa soi đường cho các cán bộ ngoại giao đi tới. Ngành ngoại giao sẽ luôn tâm niệm, ghi nhớ những chỉ đạo, căn dặn của Tổng Bí thư để tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, góp phần xây dựng nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần phục vụ đắc lực các mục tiêu chiến lược của đất nước.

Dưới ngực áo ấy, có một trái tim đỏ thắm màu cờ Tổ quốc. Trái tim ấy vừa ngừng đập. Nhưng những di sản mà trái tim ấy để lại sẽ luôn là ngọn đuốc dẫn đường cho các cán bộ ngoại giao trong hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

PV: Nhìn lại suốt gần 15 năm qua, trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều chuyến thăm nước ngoài, trong đó có những chuyến thăm mang dấu ấn lịch sử. Trong những chuyến thăm đó, Tổng Bí thư đã có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của các nước, bạn bè Việt Nam tại các nước. Xin Bộ trưởng chia sẻ về những đánh giá, ấn tượng của cộng đồng quốc tế đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những chuyến thăm ấy?

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Trong gần 15 năm qua, trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp tham dự vào nhiều hoạt động đối ngoại, có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc mang dấu ấn lịch sử, không chỉ mở ra những chương mới trong quan hệ song phương với các nước mà còn tạo dựng thế chiến lược thuận lợi của ta trong cục diện quốc tế.

Trong các chuyến thăm đó, đồng chí Tổng Bí thư đã để lại những ấn tượng sâu sắc với lãnh đạo các nước và với bạn bè quốc tế về nhân cách, phẩm giá của một con người; sự chân thành, tin cậy và tầm nhìn, tư tưởng của một nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đặc biệt là bất kỳ nhà lãnh đạo, bạn bè quốc tế nào cũng kính trọng và nể phục cốt cách, tinh thần, trí tuệ đồng chí Tổng Bí thư và luôn coi đó là đại diện của cốt cách, tinh thần, trí tuệ của người Việt Nam.

Với các nước láng giềng Lào, Campuchia anh em, đồng chí Tổng Bí thư luôn được coi là người kế tục xứng đáng sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là Nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc, ưu tú trong thời đại mới. Trong các bức điện chia buồn, các nhà lãnh đạo cấp cao của Lào trân trọng ghi nhận những cống hiến hết tâm sức và trí tuệ của đồng chí Tổng Bí thư, đưa đất nước Việt Nam không ngừng phát triển, vị thế của Việt Nam được nâng cao rõ rệt trên trường quốc tế và khu vực. Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Hun Sen xúc động đánh giá di sản của đồng chí Tổng Bí thư, một lãnh tụ sáng suốt, người đã cống hiến trọn đời mình cho cuộc đấu tranh vì độc lập của Việt Nam và cho hòa bình, thịnh vượng của Nhân dân Việt Nam sẽ được nhiều thế hệ đời sau ghi nhớ.

Với Trung Quốc, Tổng Bí thư là người đồng chí thân thiết và người bạn chân thành, kết nên tình hữu nghị sâu sắc giữa hai Đảng, hai nước. Vừa qua, khi viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã xúc động ghi lại những dòng cảm tưởng, đánh giá đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất của nhân dân Việt Nam, người bạn vĩ đại của nhân dân Trung Quốc.

Với các nước bạn bè xã hội chủ nghĩa, đồng chí Tổng Bí thư luôn được coi là nhà Mác-xít kiên định, vị lãnh đạo sáng suốt của nhân dân Việt Nam với những đóng góp to lớn cho phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Trong lòng các nước bạn bè truyền thống, như các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Cuba nhấn mạnh, đồng chí Tổng Bí thư là một người bạn thân thiết, một người anh em lớn luôn mở rộng vòng tay với các nước bạn thân yêu, luôn sẵn sàng dang cánh tay đoàn kết với Cuba trong những hoàn cảnh thách thức phức tạp nhất.

Với các nước lớn như Nga, Hoa Kỳ, đồng chí Tổng Bí thư là người lãnh đạo có uy tín trên trường quốc tế, có những đóng góp to lớn cho việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga và là người đóng góp rất quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ sâu sắc và đầy đủ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như một người bạn tuyệt vời, một người bạn thực sự có đóng góp cá nhân to lớn cho việc thiết lập và phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Mát-xcơ-va và Hà Nội.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhấn mạnh nhờ tình hữu nghị giữa hai nước mà người dân Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như người dân trên khắp  khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày nay được sống trong môi trường an ninh và những cơ hội lớn hơn. “Đó là nhờ công lao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.

Với nhiều đối tác khác, Tổng Bí thư đều có những dấu ấn nổi bật trong thúc đẩy và định hướng phát triển các quan hệ hữu nghị, hợp tác bền vững, lâu dài. Sự ra đi của Tổng Bí thư không chỉ là mất mát lớn của nhân dân Việt Nam mà còn để lại niềm tiếc nuối sâu sắc với bạn bè quốc tế, với những người đã từng có dịp gặp gỡ, tiếp xúc với Tổng Bí thư./.

User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/11), Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á lần thứ 12 (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Với tư cách khách mời đặc biệt của Đảng Nhân dân Campuchia, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam và cam kết đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chung của ICAPP.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, trong buổi thảo luận tại tổ về hai dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình để đảm bảo sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu chính sách tại Trường Đại học Malaya.

Tối ngày 21/11, giờ địa phương, tức sáng ngày 22/11 giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Santo Domingo nước Cộng hòa Dominica, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 2024 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.

Trong buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11, nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Santo Dominigo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.

Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024) vào tối 21/11, tại Hà Nội.

Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.

Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hoà Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chính sách tại Học viện Giáo dục cấp cao về Đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominicana với chủ đề: “Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".

Chiều 21/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.

Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.

Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sáng 21/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Còn nhiều ý kiến băn khoăn về tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, ngày 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Chiều 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đến thủ đô Phnom Penh, bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11.

Sáng nay, 21/11, tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Văn Vọng.

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (theo giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Không phải hợp thức hóa sai phạm mà là chống lãng phí. Với quan điểm này, đại biểu Quốc hội đồng tình về việc cho phép thí điểm Nghị quyết thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2025 - 2031 với số phiếu cao 175/183.

Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21 đến 23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai có báo cáo vào ngày 31/10 gửi UBND tỉnh về kết quả kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan theo Kết luận số 06/KL-TTr ngày 29/3/2024 của Thanh tra tỉnh về việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở và Ban Tôn giáo.

Công an TP Hà Nội đã chủ trì, phối hợp triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.

Sáng 21/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến 23/11/2024 theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Cục Thuỷ sản - Bộ NN&PTNT phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức “Hội nghị về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2024”, tại Hà Nội.

Sáng 20/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã chủ trì Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản thành phố.

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, tối 19/11, giờ địa phương (tức sáng 20/11 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Las Americas, thủ đô Santo Domingo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader và Phu nhân.

Chiều 20/11, thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội khẳng định dự án sẽ tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.

Ngày 19/11 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình tích cực nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Giáo dục, đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những kỳ tích phát triển của dân tộc”.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội làm việc tại hội trường. Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo.

Bước sang ngày tranh tài thứ ba tại Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN lần thứ 32 (AARM-32) đang diễn ra tại Philippines, các vận động viên đoàn tuyển thủ bắn súng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nỗ lực thi đấu bắn đĩa bài 3 và đoạt được 15 huy chương Bạc.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

Đúng 22h, ngày 19/11, theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay quôc tế Las Amesricas, Santo Domingo. Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica theo lời mời của Tổng thống Luis Abinader và Phu nhân.

Sáng nay, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường, thảo luận Luật Nhà giáo. Các đại biểu tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác, do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.