Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ nghề báo đến sự nghiệp chính trị

Trước khi là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà báo gắn bó lâu năm với nghề báo, trưởng thành từ làm báo và là tấm gương sáng của nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại.

Nói đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta và bạn bè thân thiết trên thế giới đều kính trọng, biết đến Tổng Bí thư với tư cách của một nhà lãnh đạo xuất sắc, đặc biệt là trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch Đảng, lấy lại niềm tin của nhân dân.

Trước khi là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà báo gắn bó lâu năm với nghề báo, trưởng thành từ làm báo và là tấm gương sáng của nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện đại.

Trong một lần phát biểu trước các nhà báo ở Tạp chí Cộng sản, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: "Nghề báo là nghề cao quý, nhưng vô cùng gian khổ, khó khăn. Nhà báo phải hiểu đúng và nắm rất vững chức năng, nhiệm vụ của tờ báo mà mình phụng sự, cộng tác".

Và quả thực nghề báo cho ông những trải nghiệm thực tiễn, cái nhìn chi tiết, cụ thể, có chiều sâu, với góc nhìn và tư duy biện chứng cùng những định hướng đúng đắn cho sự nghiệp chính trị về sau.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm báo như thế nào?

Nhà báo Võ Đăng Thiên - Phó Tổng Biên tập báo điện tử Vietnamnet có 9 năm làm việc tại Tòa soạn Tạp chí Cộng sản. Khi ấy, nhà báo Nguyễn Phú Trọng ở vị trí Trưởng ban Xây dựng Đảng.

Về tòa soạn khi mới ra trường, chàng thanh niên trẻ Võ Đăng Thiên được chính nhà báo Nguyễn Phú Trọng hướng dẫn, dìu dắt từ những việc nhỏ nhất của nghề làm báo. Ông có nhiều kỷ niệm không thể nào quên.

Nhà báo Võ Đăng Thiên - Phó Tổng Biên tập báo điện tử Vietnamnet chia sẻ: "Tôi nhớ những bài viết của tôi khi lên đến chú duyệt thì tôi đều được chú gọi lên uốn nắn trực tiếp từ những cái chưa thuận về chuyên môn, kiến thức, từ những chi tiết rất tinh tế".

Nhà báo Võ Đăng Thiên - Phó Tổng Biên tập báo điện tử Vietnamnet.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp loại Giỏi Khóa 8, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1967.

Ông được phân công về công tác tại Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản) - cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban đầu, ông được giao nhiệm vụ biên tập các bài báo, làm công tác tư liệu. Sản phẩm đầu tay của nhà báo Nguyễn Phú Trọng là bài "Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu" đăng trên Tạp chí Văn học số 11 năm 1968.

Sau khi có tác phẩm đầu tay ấy, nhà báo Nguyễn Phú Trọng đã có hàng loạt bài báo thể loại nghiên cứu và đăng tải ở nhiều tờ báo, tạp chí khác nhau.

Miệt mài nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm và viết, cây bút Nguyễn Phú Trọng đạt những thành công trên nghề báo. Ông được chuyển về công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí rồi lần lượt được đề bạt ở các vị trí quan trọng trong cơ quan: Phó trưởng Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản (tháng 10/1983); Trưởng ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản (tháng 9/1987); Uỷ viên Ban Biên tập (tháng 3/1989); Phó Tổng Biên tập (tháng 5/1990); Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (tháng 8/1991 đến năm 1996).

Tổng Bí thư đã có 35 cuốn sách, trong đó có nhiều nội dung tập hợp từ các bài báo.

Với tư chất của một nhà báo cùng bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy lý luận sắc bén và tinh thần cách mạng kiên định, nhà báo Nguyễn Phú Trọng đã có những bài báo quan trọng, những công trình nghiên cứu hết sức sâu sắc, có giá trị lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Từ những trải nghiệm thực tiễn, cái nhìn chi tiết, cụ thể, có chiều sâu, với góc nhìn và tư duy biện chứng, ông đã cho ra đời nhiều bài báo có chất lượng.

Ông đã có 35 cuốn sách, trong đó có nhiều nội dung tập hợp từ các bài báo, tiêu biểu như các tác phẩm: "Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã?"; "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam"; "Biến thách thức thành cơ hội, quyết tâm tạo đột phá đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững"; "Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng"; "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"; "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh"; "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam"; "Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Đó là những sản phẩm báo chí minh chứng cho năng lực xuất sắc của nhà báo Nguyễn Phú Trọng.

Trong ký ức của những người đã từng tiếp xúc và làm việc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thì ông là người đồng nghiệp đáng quý, người thầy gần gũi và chân thành, sẵn sàng trao đổi, sẻ chia những kinh nghiệm về nghề.

Với những người làm báo, những lời nhắn nhủ của Tổng Bí thư là những gợi mở tư duy sáng tạo và phương châm hành động. Nhà báo Đỗ Phú Thọ - người nhiều năm là phóng viên chuyên trách, tháp tùng Tổng Bí thư trong nhiều chuyến công tác, đã đúc kết được những bài học ý nghĩa khi tiếp nhận được từ nhà lãnh đạo vốn xuất thân từ một nhà báo.

Tổng Bí thư chụp ảnh với gia đình nhà báo Thu Hồng

Còn với nữ nhà báo Thu Hồng - từng công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và có thời gian dài làm phóng viên chuyên trách theo dõi hoạt động của Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng và trong cả giai đoạn ông làm Chủ tịch Quốc hội cũng như Tổng Bí thư, thì ấn tượng về Tổng Bí thư là một nhà lãnh đạo rất mực giản dị, tinh tế, sâu sắc.

Sau 30 năm trong nghề báo với nhiều trải nghiệm, trên cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thấu hiểu vai trò, trách nhiệm chính trị - xã hội to lớn và nặng nề của nghề báo, người làm báo.

Nghề làm báo là một nghề cao quý, thiêng liêng. Nhà báo cách mạng phải có tinh thần cách mạng, đó là tinh thần tiến công, đấu tranh loại bỏ cái sai, cái xấu, bảo vệ cái đúng, cái tốt, vì sự nghiệp chung của đất nước, của nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư của chúng ta xuất thân từ một người làm báo, rèn luyện và trưởng thành từ một nhân viên tập sự, rồi làm công tác tư liệu trước khi viết báo và đảm đương cương vị Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Ông am hiểu sâu sắc, nắm vững tư duy, phương pháp của người làm báo và luôn có những trăn trở, suy tư của người làm báo để từ đó viết nên những tác phẩm báo chí giá trị phục vụ công chúng, phục vụ nhân dân.

Sau gần 30 năm gắn bó với Tạp chí Cộng sản, Cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có được nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm về nghề báo và thực tiễn quý giá. Ông là cây bút sắc sảo, có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc, thể hiện tư duy chiều sâu và tầm nhìn dự báo của một nhà báo chính luận.

Từ nhà báo đến Tổng Biên tập tờ báo lý luận của Đảng

Gần 30 năm hoạt động báo chí trong lĩnh vực chính luận quốc tế – nhà báo Hồ Quang Lợi – Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam đã từng có thời điểm gặp gỡ, làm việc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Không chỉ là người anh cả, bậc thầy trong việc nghiên cứu lý luận chính trị sắc sảo trong từng bài viết. Nhiều ấn tượng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Hội Nhà báo Việt Nam khiến ông và giới báo chí cả nước cảm nhận được tình cảm sâu sắc, sự quan tâm đặc biệt và tầm nhìn định hướng báo chí trong công cuộc xây dựng Đảng hiện nay.

Gắn bó với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hơn 20 năm ở Tạp chí Cộng sản – GS.TS Vũ Văn Hiền – Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản là người chứng kiến sự trưởng thành của cây bút lý luận nổi bật nhất của tờ tạp chí về chính trị lúc ấy, đến khi ở những cương vị cao hơn.

Mỗi lần nhắc lại hồi ức đó, GS.TS Vũ Văn Hiền lại bồi hồi, xúc động và cảm kích, không chỉ là tình cảm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho ông, mà còn là sự ngưỡng mộ về nhân cách, tài năng, tầm nhìn và cách làm việc của Tổng Bí thư khi còn công tác tại Tạp chí Cộng sản.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Hội Nhà báo Việt Nam.

Dù ở cương vị nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn hoàn thành xuất sắc mọi trọng trách, mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó, được nhân dân tin tưởng. Từ sinh viên Khoa Văn Đại học Tổng hợp, đến sự nghiệp làm báo với những bài chính luận sắc bén của Tạp Chí Cộng sản - Một tạp chí lý luận chính trị hàng đầu do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập năm 1930. Trong 30 năm rèn luyện trong môi trường báo chính luận, tưởng chừng như khô khan, cứng nhắc nhưng điều đó đã làm nên điều khác biệt trong góc nhìn và tư duy của một nhà báo chính luận có tâm và có tầm.

Sự sáng tạo và biến những lý luận chặt chẽ thành những bài viết có cơ sở lý luận thực tiễn cao, có niềm tin mãnh liệt xây dựng Việt Nam tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Chính điều đó, đã giúp đại nhà báo trở thành chủ bút, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản. Từ những nền tảng vững chắc đó, khi đến vị trí cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm đến tuyên giáo, báo chí và là nhà hoạt động tư tưởng chính trị lỗi lạc - có dấu ấn riêng mà Tổng Bí thư đã để lại trong suốt sự nghiệp cách mạng của ông.

Vào năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dự Đại hội lần thứ 10 của Hội Nhà báo Việt Nam. Tại đây, ông đã có bài phát biểu nêu rõ, báo chí cần góp phần đắc lực vào việc hình thành dư luận xã hội lành mạnh, xây dựng bản lĩnh, trí tuệ, tâm hồn, khí phách con người Việt Nam trong thời kỳ mới, góp phần cổ vũ và tạo ra sức mạnh đoàn kết, thống nhất, đồng thuận toàn dân tộc.

Dù ở những cương vị lãnh đạo cao nhất của đất nước nhưng Tổng Bí thư luôn có phong cách ứng xử gần gũi, chân thành với các phóng viên báo chí. Thậm chí, ông dành nhiều thời gian đọc và góp ý từng câu, từng chữ trong những bài viết của các phóng viên trong những sự kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước.

Báo chí quốc tế ca ngợi dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cả cuộc đời vừa làm báo, làm một nhà chính trị, một nhà lãnh đạo, một chiến sĩ cộng sản kiên trung - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 11/9/2023

Sau khi được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, nhiều hãng tin quốc tế đồng loạt có bài viết nêu bật vai trò lãnh đạo của Tổng Bí thư trong hơn một thập kỷ qua.

Các bài báo đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công cuộc xây dựng Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hãng thông tấn TASS của Nga đăng tải bài viết trên trang chủ, nêu chi tiết tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Tổng Bí thư trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Báo điện tử cubadebate.cu của Cuba đã đăng bài viết của Tiến sĩ Ruvislei González Saez, đề cao những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển đất nước. Tiến sĩ Ruvislei González đánh giá rằng hiếm có một nhà lãnh đạo nào như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội tụ đủ năng lực vừa là nhà chiến lược chính trị, nhà lý luận xuất sắc của hệ thống chính trị xã hội đang lãnh đạo đất nước và được nhân dân rất yêu quý.

Tờ Guardian của Anh đánh giá cao đường lối "ngoại giao cây tre" vừa mềm dẻo, vừa kiên cường của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Năm 2015, Tổng Bí thư là lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Mỹ và gặp Tổng thống khi đó là Barack Obama. Chuyến thăm được đánh giá là sự kiện lịch sử, đặt nền móng để Việt Nam và Mỹ nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2023.

Hãng tin Reuters đăng bài viết nêu bật vai trò lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hơn một thập kỷ qua, khi Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và nâng cấp quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới.

Tờ Le Monde của Pháp ca ngợi dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam : “Quốc gia Đông Nam Á này đã theo đuổi trường phái ngoại giao cây tre. Cây tre Việt Nam gốc vững chắc, cành uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất kiên cường. Không có cơn gió nào quật ngã được”.

Đánh giá cao những cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, The Washington Post có đoạn viết: "Trong nước, nỗ lực chống tham nhũng của ông đã khơi dậy niềm tin của công chúng vào Đảng Cộng sản và sự quản lý của Đảng đối với nền kinh tế Việt Nam, một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực với các lĩnh vực có văn hóa khởi nghiệp đang phát triển".

Theo tờ Financial Times, trên cương vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011 và chủ tịch nước từ năm 2018 đến năm 2021, ông  Nguyễn Phú Trọng đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Việt Nam đã thu hút hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài từ các công ty trên khắp thế giới, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng cho các công ty công nghệ lớn.

Cùng chung quan điểm này, báo chí Nhật Bản cho rằng thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam trong thời gian lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là kinh tế tăng trưởng cao, nâng cao vị thế trên trường quốc tế và chính sách "ngoại giao toàn diện, đa hướng và cân bằng" trong bối cảnh thế giới phân cực.

Tờ Thời báo kinh tế Nhật Bản (Nikkei) nhấn mạnh những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong đó nêu bật quyết sách liên quan đến việc Việt Nam ký kết Hiệp định thương mại tự do với nhiều nước.

User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/11), Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á lần thứ 12 (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Với tư cách khách mời đặc biệt của Đảng Nhân dân Campuchia, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam và cam kết đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chung của ICAPP.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, trong buổi thảo luận tại tổ về hai dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình để đảm bảo sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu chính sách tại Trường Đại học Malaya.

Tối ngày 21/11, giờ địa phương, tức sáng ngày 22/11 giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Santo Domingo nước Cộng hòa Dominica, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 2024 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.

Trong buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11, nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Santo Dominigo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.

Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024) vào tối 21/11, tại Hà Nội.

Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.

Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hoà Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chính sách tại Học viện Giáo dục cấp cao về Đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominicana với chủ đề: “Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".

Chiều 21/11, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, chiều 20/11, theo giờ địa phương, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Phòng trào Cánh tả Thống Nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực của Chính phủ Cộng hòa Dominicana.

Ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 21/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng Hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải gồm 64 thực thể tại biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ngày 21/11, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo chí về tình hình leo thang xung đột nguy hiểm hiện nay tại Ukraine khiến đại sứ quán một số nước tại Ukraine có thể sẽ đóng cửa.

Ngày 20/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sáng 21/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Còn nhiều ý kiến băn khoăn về tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, ngày 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Chiều 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đến thủ đô Phnom Penh, bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11.

Sáng nay, 21/11, tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Văn Vọng.

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11 (theo giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Không phải hợp thức hóa sai phạm mà là chống lãng phí. Với quan điểm này, đại biểu Quốc hội đồng tình về việc cho phép thí điểm Nghị quyết thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2025 - 2031 với số phiếu cao 175/183.

Trưa 21/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Thủ tướng, Trung tâm hành chính Putrajaya, Malaysia, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sang thăm chính thức Malaysia, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân từ ngày 21 đến 23/11, được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia thăm chính thức.

Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai có báo cáo vào ngày 31/10 gửi UBND tỉnh về kết quả kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan theo Kết luận số 06/KL-TTr ngày 29/3/2024 của Thanh tra tỉnh về việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở và Ban Tôn giáo.

Công an TP Hà Nội đã chủ trì, phối hợp triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.

Sáng 21/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến 23/11/2024 theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Cục Thuỷ sản - Bộ NN&PTNT phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) tổ chức “Hội nghị về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2024”, tại Hà Nội.

Sáng 20/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã chủ trì Hội nghị Tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản thành phố.

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, tối 19/11, giờ địa phương (tức sáng 20/11 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Las Americas, thủ đô Santo Domingo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Dominicana Luis Abinader và Phu nhân.

Chiều 20/11, thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội khẳng định dự án sẽ tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.

Ngày 19/11 theo giờ địa phương, tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 20/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ của mình tích cực nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Giáo dục, đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những kỳ tích phát triển của dân tộc”.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội làm việc tại hội trường. Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo.

Bước sang ngày tranh tài thứ ba tại Giải bắn súng quân dụng Lục quân các nước ASEAN lần thứ 32 (AARM-32) đang diễn ra tại Philippines, các vận động viên đoàn tuyển thủ bắn súng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nỗ lực thi đấu bắn đĩa bài 3 và đoạt được 15 huy chương Bạc.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.

Đúng 22h, ngày 19/11, theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh tại sân bay quôc tế Las Amesricas, Santo Domingo. Thủ tướng bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica theo lời mời của Tổng thống Luis Abinader và Phu nhân.

Sáng nay, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường, thảo luận Luật Nhà giáo. Các đại biểu tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác, do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.