Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những câu nói từ tâm can

Giản dị nhưng không giản đơn. Sâu sắc, đầy tính triết lý nhưng dân dã, gần gũi. Lan tỏa và có giá trị khích lệ, định hướng hành động, bồi đắp niềm tin… Đó là tinh thần những lời nói như rút từ tâm can của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những phát ngôn thể hiện bản lĩnh, phong cách lãnh đạo của Ông khi đối diện và giải quyết những vấn đề lớn của đất nước.

1.Đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều bài viết, bài phát biểu ấn tượng, hàm chứa ý nghĩa sâu xa, thể hiện trí tuệ, tư tưởng nhất quán, kiên định trong suốt sự nghiệp chính trị. Người giữ trọng trách cao nhất của Đảng vận dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ từ đời sống để diễn đạt những vấn đề hệ trọng, lớn lao. Nhiều câu nói của Tổng Bí thư có sức lay động, truyền cảm hứng cho mỗi đảng viên và mỗi người dân, củng cố niềm tin của Dân với Đảng và Nhà nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người để lại nhiều dấu ấn trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Những phát ngôn của Ông đi liền với hành động, nhóm lên ngọn lửa quyết tâm làm trong sạch đội ngũ. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, những lời nói mạnh mẽ như lời hiệu triệu, khích lệ hệ thống chính trị và toàn dân tham gia vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện thoái hoá biến chất của đội ngũ lãnh đạo các cấp theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ngày 31/7/2017, Tổng Bí thư nói: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”. Câu nói thể hiện tinh thần không khoan nhượng với tham nhũng của Ông, sau đó được lan truyền trong dân chúng. Người dân yêu mến gọi Tổng Bí thư là “Người đốt lò vĩ đại”.

Trước đó, tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tháng 2/2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trải lòng: “Không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để mong nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật”. Ông cũng nhấn mạnh, phải “kỷ luật một vài người để cứu muôn người”.

Tổng Bí thư có cái nhìn khách quan và toàn diện về tình trạng tham nhũng khi chỉ rõ, đây là căn bệnh đồng hành và tồn tại ở mọi nhà nước, không phân biệt chế độ chính trị. Việc phòng, chống tham nhũng là chống những thói hư tật xấu, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, chống tệ tham nhũng, ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới mọi hình thức.

“ CÁI LÒ ĐÃ NÓNG LÊN RỒI THÌ CỦI TƯƠI VÀO ĐÂY CŨNG PHẢI CHÁY”  - Tổng Bí thư phát biểu  Tại phiên họp thứ 12  Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ngày 31- 7 - 2017.

2.Công tác chỉnh đốn Đảng, tư cách Đảng viên

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII diễn ra ngày 9/12/2021 đã đề cập tới vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tổng Bí thư cho rằng đây là công việc xây dựng tổ chức, xây dựng con người, rất dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ.

Tại nhiều cuộc họp khác nhau, Tổng Bí thư đều nhất quán quan điểm: "Mọi đảng viên đều phải tự gột rửa, tự sửa mình". Về công tác đánh giá cán bộ thì “Đừng nhìn gà hoá cuốc”, “Đừng thấy đỏ tưởng là chín”. Ông ghét thói cục bộ, bản vị, bè phái, kiểu “Cua cậy càng, cá cậy vây”. Ông cũng không ít lần căn dặn lãnh đạo, cán bộ, đảng viên: “Đừng bị cám dỗ bởi những lợi ích xấu xa, những việc làm vô liêm sỉ”. Điều quan trọng là đạo đức, danh dự. “Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu. Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất” - Tổng Bí thư nhắc nhở.

“NẾU AI CẢM THẤY CẢN TRỞ, NHỤT CHÍ THÌ DẸP SANG MỘT BÊN CHO NGƯỜI KHÁC LÀM “ -  Tổng Bí thư phát biểu  Tại cuộc họp Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 10/4/2018.

Tổng Bí thư luôn đặc biệt quan tâm, dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc, thể hiện qua nhiều bài viết, bài phát biểu. Tổng Bí thư nói: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn... Do đó, nếu mất văn hóa là mất dân tộc". Bàn về hạnh phúc của đời người, Ông chia sẻ giản dị: “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”.

“ VĂN HÓA CÒN THÌ DÂN TỘC CÒN, NẾU MẤT VĂN HÓA LÀ MẤT DÂN TỘC” - Tổng Bí thư phát biểu tại hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021

4.Quan điểm về lý tưởng sống

Tại buổi lễ nhận huy hiệu 55 năm tuổi Đảng diễn ra ngày 2/2/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xúc động bày tỏ tình cảm của mình với Đảng bằng cách dẫn lời của một bài ca: “Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương; nếu là chim hãy là chim câu trắng; nếu là đá hãy là đá kim cương; nếu là người hãy là người cộng sản”. Tổng Bí thư nhớ nằm lòng câu nói của người cộng sản trẻ tuổi Paven Coocsaghin, nhân vật trong tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy của nhà văn Nga Nicolai Ostrovsky: “Cái quý nhất của con người là cuộc sống và danh dự sống, bởi vì đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí; để khỏi hổ thẹn vì những việc làm ty tiện, đớn hèn, bị mọi người khinh bỉ; để đến khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể tự hào rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời - sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người mang lại hạnh phúc cho Nhân dân”.

Đó chính là lý tưởng sống của Ông. Tổng Bí thư mong muốn lý tưởng tốt đẹp đó lan tỏa, thấm đẫm trong mỗi con tim khối óc của những đảng viên cộng sản nước nhà.

Trong cuộc sống, người giữ trọng trách cao nhất của Đảng luôn giản dị và khiêm nhường. Tháng 11/2020, dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Tổng Bí thư về thăm thầy cô và mái trường nơi mình từng học hành, chân tình và cung kính xin phép xưng em với thầy cô...

“EM BÁO CÁO CÁC THẦY, CÁC CÔ, BÂY GIỜ EM LÀ TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC, NHƯNG KHI VỀ TRƯỜNG EM XIN PHÉP ĐƯỢC CÁC THẦY, CÁC CÔ VẪN GỌI EM LÀ NGUYỄN PHÚ TRỌNG - CỰU HỌC SINH CỦA NHÀ TRƯỜNG. TRONG BUỔI LỄ, CÁC THẦY CŨNG GIỚI THIỆU EM LÀ CỰU HỌC SINH NGUYỄN PHÚ TRỌNG. EM CŨNG XIN PHÉP ĐƯỢC PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG VỀ NHỮNG KỶ NIỆM CỦA THỜI HỌC SINH, VỀ NHỮNG KỶ NIỆM ĐẸP VỚI CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN HỌC” - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm trường  THPT Nguyễn Gia Thiều ngày 14/11/2020 .

"NẾU LÀ HOA HÃY LÀ HOA HƯỚNG DƯƠNG; NẾU LÀ CHIM HÃY LÀ CHIM CÂU TRẮNG; NẾU LÀ ĐÁ HÃY LÀ ĐÁ KIM CƯƠNG; NẾU LÀ NGƯỜI HÃY LÀ NGƯỜI CỘNG SẢN!" , "CÒN MỘT GIÂY, MỘT PHÚT TÀN HƠI; LÀ VẪN CÒN CHIẾN ĐẤU QUYẾT KHÔNG THÔI!" – Tổng Bí thư phát biểu trong buổi lễ đón nhận huy hiệu 55 năm tuổi Đảng  ngày 02/02/2023.

5.Tình yêu tình lớn dành cho Hà Nội

Không chỉ là người con của Thủ đô, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng đảm nhiệm vị trí Phó Bí thư Thành ủy và Bí thư Thành ủy Hà Nội các khóa XII, XIII, XIV. Ông luôn dành cho Hà Nội sự quan tâm đặc biệt, vừa là tình cảm với quê hương, vừa là trách nhiệm của một nhà lãnh đạo mẫu mực với sự phát triển của Thủ đô, vừa là sự gần gũi của một người cộng sản đối với Nhân dân.

Trong bài phát biểu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ 18 ngày 12/10/2020, Tổng Bí thư nói về những khó khăn, thách thức của Đảng bộ, Chính quyền Thủ đô với những công việc chưa có tiền lệ: “Thủ đô Hà Nội với vị trí là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, luôn luôn phải giải quyết một khối lượng công việc lớn và khó, nhiều việc chưa có tiền lệ.

Nhưng, với sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, có nhiều cách làm năng động, sáng tạo, đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, các quyết sách của Nhà nước và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố vào cuộc sống”.

Ngày 1/7/2023, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 (các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng) thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư căn dặn: "Hà Nội là Thủ đô, mà Thủ đô là đô thị đứng đầu, chỉ có một. Hà Nội là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa của cả nước. Do đó, người Hà Nội làm sao phải phát huy được truyền thống hào hoa, thanh lịch, văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; tập trung xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, xây dựng môi trường hòa bình ổn định là chức năng rất cơ bản của Thủ đô. Mỗi tỉnh, thành phố có một đặc thù riêng, nhưng Hà Nội chỉ có một, vẻ đẹp không nơi nào có được".

“NGƯỜI HÀ NỘI LÀM SAO PHẢI PHÁT HUY ĐƯỢC TRUYỀN THỐNG HÀO HOA, THANH LỊCH, VĂN HIẾN VÀ ANH HÙNG, THỦ ĐÔ CỦA LƯƠNG TRI VÀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI”  - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 Hà Nội vận động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV tháng 5-2021

User
Ý KIẾN

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Quân uỷ Trung ương - Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân, nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2025.

Sáng 26/12, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.

Sắp xếp đơn vị hành chính đi đôi với việc cơ cấu lại bộ máy và đội ngũ cán bộ. Thay đổi chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng khi đã có tâm huyết, sự kiên định và cả dũng khí để thay đổi và chấp nhận thay đổi, thì đây là cơ sở cho việc khơi dậy nguồn lực, để đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới.

Sáng 26/12, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.

Chiều 26/12, Đảng ủy cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương long trọng tổ chức Lễ trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng cho đồng chí Lê Xuân Tùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Sáng 26/12, Quân uỷ Trung ương - Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2025.

TP. HCM dự kiến sẽ giảm từ 21 cơ quan chuyên môn xuống còn 15 cơ quan; cơ quan hành chính khác giảm từ 8 xuống còn 4 cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập sẽ giảm từ 35 xuống còn 32 đơn vị.

Bộ Tư pháp đang thẩm định đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) do Bộ Nội vụ xây dựng và trình.

Sáng 26/12, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến và Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội.

Sáng 26/12, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị quân chính toàn quân năm 2024. Chủ tịch nước Lương Cường dự và chỉ đạo Hội nghị.

Sáng 25/12, “Báo cáo Kinh tế TP.HCM: Phục hồi và sẵn sàng sang kỷ nguyên mới” do Đại học Kinh tế TP.HCM và Cục Thống kê TP.HCM phối hợp thực hiện đã chính thức ra mắt. Trong đó đã chỉ ra 3 thách thức mà TP.HCM sẽ phải đối diện trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.

Sáng 25/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND thành phố đơn vị bầu cử số 2 (quận Hoàn Kiếm) đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố khóa XVI.

Chiều 25/12, Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cải cách tư pháp năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước tại Nhà tang lễ Quốc gia.

Các thành viên của Liên hợp quốc đã nhất trí lựa chọn Hà Nội là nơi tổ chức lễ ký Công ước về tội phạm mạng vào năm 2025. Theo Bộ Ngoại giao, đây là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam, bởi lần đầu tiên một địa điểm của nước ta được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu cho một lĩnh vực được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của thành phố thăm, chúc Tết cấp ủy, đơn vị trực thuộc; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp bằng mọi hình thức.

Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, coi đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc thành phố tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.

Sáng 25/12, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức Hội thảo "65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài".

Năm 2024 là tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (hay còn gọi là UNCLOS 1982) chính thức có hiệu lực. Công ước là nền tảng để các nước cùng hợp tác quản trị đại dương một cách có trật tự và bền vững.

Chiều qua 24/12 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.

Chiều 24/12, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp để xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.

Chiều 24/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương về tình hình tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đài Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW:

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Đại tướng Nguyễn Quyết là người cộng sản kiên trung, dám nghĩ, dám làm. Ông là con người của quyết định lịch sử. Tháng 11/1944, Đảng và Bác Hồ chỉ định ông Nguyễn Quyết, khi đó mới 22 tuổi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Chiều 24/12, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố Nguyễn Lan Hương cùng tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 – Kỳ họp thứ 20, tại quận Tây Hồ.

Tính đến 14h ngày 23/12/2024, toàn bộ các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương đã hoàn thiện và gửi đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.

Bộ Y tế đang khẩn trương thực hiện nhiệm vụ được giao trong công tác tiếp nhận các nhiệm vụ từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng thời triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Bí thư Nguyễn Quyết và Thành ủy Hà Nội đã không thụ động chờ đợi, không ỷ lại, mà dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng trong tình thế cấp bách ở một thời cơ có một không hai trong lịch sử. Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã từ trần vào hồi 21 giờ 9 phút ngày 23/12/2024.

Sáng 24/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Tại Hội thảo thành tựu và những dấu ấn nổi bật của Quốc hội khóa XV được tổ chức chiều 23/12, những điểm nhấn về công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đã được các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận, tổng kết đánh giá.

Theo tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Nguyễn Quyết, sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 21 giờ 09 phút, ngày 23 tháng 12 năm 2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Sáng 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Thấm nhuần tư tưởng “Kính Chúa yêu nước”, đồng bào Công giáo Thủ đô luôn thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết một lòng xây quê hương ngày càng giàu mạnh.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 vừa diễn ra tại sân bay Gia Lâm, hàng trăm loại vũ khí, khí tài của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày.

Nhân dịp lễ Giáng sinh 2024, chiều 23/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm, chúc mừng Tòa Tổng giám mục Hà Nội.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2024, Việt Nam tự hào mang đến những sản phẩm vũ khí quân sự công nghệ cao do chính các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, phát triển và sản xuất.

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Bộ Quốc phòng thông báo triển lãm quốc phòng sẽ được kéo dài thời gian mở cửa một số gian hàng, mở cửa thêm một ngày đến hết 23/12.

Hơn 5 năm chiến đấu, ông Nghiêm Xuân Đán (thôn Tri Chỉ, xã tri Trung, huyện Phú Xuyên) là người có thành tích chiến đấu đặc biệt xuất sắc, là chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ bằng tên lửa A72 tại chiến trường miền Đông Nam bộ.

Phẩm chất, nhân cách "Bộ đội Cụ Hồ", không phải là sản phẩm tự nhiên mà có, mà đó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, được lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta trân trọng, gìn giữ và phát huy để hình ảnh bộ đội Cụ Hồ mãi mãi sáng đẹp cùng năm tháng.