Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng
Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng, chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố; quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và tình hình triển khai thực hiện Kết luận số 96-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Cùng đi với Tổng Bí thư có các đồng chí: Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và các đồng chí lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Văn phòng Trung ương, Văn phòng Tổng Bí thư...
Đạt 14/20 chỉ tiêu của Nghị quyết
Tại buổi làm việc, báo cáo của Thành ủy Hải Phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố từ đầu nhiệm kỳ đến nay cho thấy, thành phố có 14/20 chỉ tiêu đã đạt chỉ tiêu của Nghị quyết đề ra.
Từ khi có Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị (24/1/2019), giai đoạn 2019-2023, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,6%/năm, gấp 2,44 lần bình quân chung cả nước (5,16%/năm), gấp 1,74 lần giai đoạn 2014-2018. GRDP bình quân đầu người năm 2023 (theo giá hiện hành) của Hải Phòng đạt 7.960 USD, gấp 1,83 lần 2018, bằng 1,87 lần so với cả nước, đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2023 của Hải Phòng tăng trưởng bình quân 7,3%/năm, gấp 1,67 lần bình quân chung cả nước, riêng năm 2023 đạt khoảng 104 nghìn tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2024, kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, tăng trưởng GRDP tuy chỉ có 9,77%, nhưng thu ngân sách và tăng trưởng xuất khẩu đều khá cao (đều tăng gần 30% so với cùng kỳ).
Các lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, khoa học công nghệ, an sinh xã hội được quan tâm đầu tư lớn, có nhiều cơ chế chính sách tốt và đạt được những kết quả rất toàn diện, nổi bật. Quốc phòng, an ninh được củng cố, an toàn xã hội được giữ vững. Thành phố xây dựng lực lượng dân quân tự vệ mạnh, phối hợp tốt với các lực lượng khác trên địa bàn. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống Chính trị được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả quan trọng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, hoạt động của cấp ủy, chính quyền có nhiều đổi mới, hiệu lực, hiệu quả hơn. Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện và nâng cao.
Nhân dịp này, thành phố kiến nghị, đề xuất về một số nội dung liên quan đến triển khai thực hiện Kết luận số 96-KL/TW, ngày 30/9/2024 của Bộ Chính trị; xây dựng Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15; đầu tư xây dựng cầu Tân Vũ - Lạch Huyện số 2; thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam thành phố Hải Phòng; phát triển huyện đảo Bạch Long Vĩ trở thành trung tâm kinh tế - quốc phòng; đưa thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm năng lượng sạch của khu vực phía Bắc; đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; khởi động đầu tư xây dựng Cảng biển Nam Đồ Sơn; việc lấn biển để đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng (sân bay quốc tế Tiên Lãng); phát triển công nghiệp; việc xây mô hình xã hội chủ nghĩa gắn với con người xã hội chủ nghĩa.
Phấn đấu phát triển Hải Phòng là thành phố cảng quốc tế hiện đại
Nhất trí với báo cáo của Thành ủy Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong chiều dài lịch sử của dân tộc, Hải Phòng luôn giữ vị trí chiến lược trọng yếu về dựng nước và giữ nước. Ngày nay, Hải Phòng - Thành phố “Trung dũng - Quyết thắng”, thành phố cảng quan trọng, trung tâm kinh tế công nghiệp, kinh tế biển, trung tâm văn hóa, y tế, giáo dục không chỉ của vùng Duyên hải Bắc bộ mà còn là động lực quan trọng của cả nước.
Hải Phòng đã đạt được những thành tựu mà nhiều địa phương khác chưa làm được khi cùng chung một bối cảnh và thể chế. Nhiều mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong nhiều lĩnh vực là sáng kiến của Hải Phòng, cần được tổng kết và có thể áp dụng cho nhiều địa phương. Điều này có được là nhờ Đảng bộ và Chính quyền thành phố Hải Phòng đã biết khơi dậy tinh thần "dám nghĩ - dám làm" của lãnh đạo thành phố, biết phát huy tiềm năng, chí khí, bản lĩnh, kiên nghị, thông minh và táo bạo vốn đã thành cốt cách của người Hải Phòng.
Tổng Bí thư chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, thành phố cũng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như tốc độ tăng trưởng GRDP đang chững lại và khó đạt mục tiêu; công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn chậm và hạn chế. Nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, tốn nhiều thời gian công sức của người dân và doanh nghiệp...
Để thành phố Hải Phòng phát triển, Tổng Bí thư nêu rõ, cần nỗ lực phấn đấu phát triển thành phố ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở Châu Á, là thành phố cảng quốc tế hiện đại, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một trung tâm quốc tế về kinh tế, giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao như các mục tiêu mà Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra.
Trước yêu cầu cao của Bộ Chính trị, Hải Phòng phải quy hoạch và lập kế hoạch tốt hơn cho tương lai; quyết tâm theo đuổi mục tiêu. Thành phố muốn thành công phải có chiến lược phát triển sáng suốt; bộ máy công quyền xuất sắc và được người dân tin tưởng. Lòng tin của người dân là tài sản và là động lực lớn nhất.
Nhằm đạt được mục tiêu nêu trên, Tổng Bí thư nhấn mạnh, thành phố cần tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, mạnh- hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, có khát vọng vươn lên vì sự phát triển của Thành phố. Phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII nhiệm kỳ 2025-2030 theo đúng chỉ thị 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị.
Hải Phòng cần tiếp tục hoàn thiện công tác quy hoạch, trong đó có quy hoạch đô thị, công nghiệp, du lịch, kinh tế biển, quy hoạch hạ tầng ngầm, quy hoạch không gian; kết nối và đồng bộ các loại hình giao thông. Quy hoạch tương lai thành phố cần được mô hình hóa, lấy ý kiến rộng rãi và công khai quy hoạch. Quy hoạch chính là nguồn lực, là tầm nhìn để thành phố trở nên minh bạch trong phát triển và hấp dẫn các nhà đầu tư.
Định hướng quy hoạch thành phố phải là đô thị hiện đại, không gian xanh rộng mở hướng biển, phát triển không gian ven sông thành khu vực kinh tế dịch vụ bền vững, tăng diện tích cây xanh, tăng cường công bằng xã hội thông qua các dự án công cộng ven sông, ven biển, công viên để mọi tầng lớp dân cư đều có quyền tiếp cận; bảo tồn các khu phố cổ, các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng.
Tổng Bí thư lưu ý, cần phát huy lợi thế của Hải Phòng là “cửa chính ra biển” đối với cả miền Bắc, quy hoạch xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, trung tâm kết nối kinh tế và động lực phát triển của Vùng Đồng bằng sông Hồng và cả vùng Bắc Bộ.
Hải phòng cần tập trung xây dựng hạ tầng cứng và hạ tầng mềm trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực. Hải phòng hướng tới là đô thị đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp, khuyến khích tăng chi tiêu cho nghiên cứu phát triển, thúc đẩy phát minh sáng chế, bảo hộ tốt quyền tài sản, tạo dựng môi trường sáng tạo và khởi nghiệp hấp dẫn không chỉ cho Việt Nam mà còn cho khu vực Đông Nam Á.
Tổng Bí thư yêu cầu, Hải Phòng cần có chiến lược tốt trong lựa chọn thu hút FDI và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp nội địa phát triển, tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế. Hướng tới xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập, tinh thần tự cường và khả năng cạnh tranh quốc tế.
Hải Phòng phải phấn đấu trong nhiệm kỳ tới khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa; tạo dựng một cách cơ bản, rõ nét các nền tảng vững chắc để trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo, y tế và khoa học – công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; định hình lại chính sách hỗ trợ đào tạo lao động kỹ thuật cao để phát triển nền kinh tế kỹ thuật số.
Tổng Bí thư đề nghị, thành phố cần phải tăng tốc đô thị hóa có chất lượng để tương xứng vai trò và vị thế của một thành phố trực thuộc trung ương và phải chủ động liên kết vùng, xây dựng Hải Phòng trở thành đô thị thông minh, hiện đại, một thành phố mẫu mực về sự trải nghiệm và đáng sống.
Hải phòng cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng tốc phát triển kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại và bền vững hơn; đột phá về cải cách hành chính và môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong hợp tác và phát triển kinh tế; cải cách, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp, nhân dân, khắc phục tình trạng trì trệ, kém hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức.
Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý, thành phố cần củng cố các nền tảng xã hội, nâng cao chất lượng, khả năng tiếp cận dịch vụ công, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết mâu thuẫn xã hội từ khi mới phát sinh, không để trở thành điểm nóng về an ninh, trật tự; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; chủ động phòng ngừa, ứng phó không để bị động, bất ngờ trong bất kỳ tình huống nào.
Về các kiến nghị của thành phố Hải Phòng, cơ bản các bộ, ngành đồng tình ủng hộ, Tổng Bí thư giao Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp các đề xuất kiến nghị gửi các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc tạo thuận lợi nhất cho Hải Phòng phát triển.
Với nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân thành phố Hải Phòng, cùng với sự ủng hộ của Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, Hải Phòng sẽ sớm thành công và trở thành một trung tâm kinh tế công nghiệp hóa mới, sớm hiện thực hóa Tầm nhìn 2045 mà Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị đặt ra cho Hải Phòng, đó là trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới, tạo bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành Phố lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Trước đó, chiều 14/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tháng 11/2024 cho 12 dự án đầu tư mới và mở rộng tiêu biểu tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng với tổng số vốn đầu tư thu hút được tăng thêm 1,8 tỷ USD, dự kiến nhu cầu lao động trong các năm tới vào khoảng 17 nghìn người.
Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ra thăm, động viên, tặng quà cán bộ, chiến sĩ, nhân dân huyện đảo Bạch Long Vĩ; dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ huyện Bạch Long Vĩ; dự Lễ động thổ Dự án xây dựng nhà công vụ, nhà ăn, nhà kiểm soát nhiễm khuẩn thuộc Trung tâm Y tế Quân- Dân- Y huyện Bạch Long Vĩ.
Cũng trong sáng 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thị sát 2 tàu tuần tra do cơ quan cảnh sát biển Hàn Quốc viện trợ nhằm phục vụ nâng cao năng lực tuần tra, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy, đấu tranh phòng, chống tội phạm khu vực đường thủy ven biển; và kiểm tra tàu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của công an thành phố Hải Phòng.
Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Ngày 25/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Đông Anh đã ra quyết định khởi tố vụ án "Tàng trữ hàng cấm", khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với hai đối tượng liên quan đến vụ vận chuyển hàng trăm nghìn bao thuốc lá lậu.
Tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2, khi được quyền tự bào chữa, đã có nhiều bị cáo bày tỏ sự hối hận, mong được hưởng khoan hồng.
Dự án Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng nằm trên địa bàn huyện Ba Vì được phê duyệt từ năm 2011, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2019. Tuy nhiên, dự án không chỉ không hoàn thành mục tiêu là nơi yên nghỉ cho người đã khuất mà còn làm cho người sống khổ sở.
Nhiều năm qua, TH luôn khuyến khích khách hàng dùng hành động nhỏ thu gom - tái chế vỏ hộp sữa để chung tay tạo tác động lớn, giúp bảo tồn hệ sinh thái.
Sáng 25/12, Nhà hát Múa rối Thăng Long trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Sáng 25/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND thành phố đơn vị bầu cử số 2 (quận Hoàn Kiếm) đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố khóa XVI.
Chiều 25/12, Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cải cách tư pháp năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước tại Nhà tang lễ Quốc gia.
Đường Vành đai 2, đoạn từ ngõ Gốc Đề đến ngõ Hòa Bình 2 thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, thường xảy ra va chạm và tai nạn giao thông, nhất là đối với người đi bộ, do khu vực này chưa tổ chức giao thông cho người đi bộ qua đường.
Năm 2024, huyện Thanh Trì, Hà Nội, đã tập trung các nguồn lực để xây dựng và hoàn thiện các công trình hạ tầng giao thông, chỉnh trang cảnh quan đô thị.
Các thành viên của Liên hợp quốc đã nhất trí lựa chọn Hà Nội là nơi tổ chức lễ ký Công ước về tội phạm mạng vào năm 2025. Theo Bộ Ngoại giao, đây là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam, bởi lần đầu tiên một địa điểm của nước ta được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu cho một lĩnh vực được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của thành phố thăm, chúc Tết cấp ủy, đơn vị trực thuộc; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp bằng mọi hình thức.
Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, coi đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Để phục vụ tổ chức Lễ Noel 2024 (Giáng sinh), TP Hà Nội thông báo tạm cấm một số tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm gồm phố Nhà Chung, Lý Quốc Sư, Nhà Thờ, Ấu Triệu, Hàm Long.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Điểm mới trong Nghị định là quy định về trường hợp tiền cước chuyến đi theo thỏa thuận với đơn vị kinh doanh vận tải.
Sau gần 4 năm mới gỡ vướng được nút thắt về giải phóng mặt bằng, từ tháng 12/2024, dự án cải tạo, mở rộng phố Nguyên Tuân bắt đầu thi công nốt ở đoạn tuyến còn lại, kéo dài từ đầu ngõ 162 Nguyễn Tuân đến nút giao đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, vướng mắc tiếp tục phát sinh liên quan tới một số hệ thống hạ tầng dọc tuyến đường cần thay đổi phương án đấu nối.
Thông tư 47/2024 về kiểm định xe cơ giới có thêm một số điểm mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ phương tiện, doanh nghiệp khi đi đăng kiểm từ ngày 1/1/2025.
Lấn làn vượt ẩu là hành vi nguy hiểm và kém văn minh. Tuy nhiên, nhiều tài xế khi gặp ùn tắc, thay vì xếp hàng để nhanh chóng thoát ra khỏi điểm nghẽn thì lại lấn làn vượt ẩu, khiến giao thông càng thêm phức tạp.
Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc, truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng về việc triển khai các tuyến giao thông kết nối với cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2025.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc thành phố tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp về chống lãng phí. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn thành phố treo cờ tổ quốc từ ngày 31/12/2024 đến hết ngày 02/01/2025.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
Chiều 24/12, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Báo cáo viên cấp Trung ương của Đoàn lần hai tại đầu cầu chính và kết nối đến 62 điểm cầu cấp tỉnh, thành đoàn và 579 điểm cầu cấp huyện.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 165 về tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2025.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030.
Sáng 25/12, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức Hội thảo "65 năm kết nối kiều bào với đất nước và 20 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài".
Tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2, khi được quyền tự bào chữa, đã có những bị cáo không cầm được nước mắt, mong HĐXX cho họ được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Khoảng 12h ngày 25/12, vụ hỏa hoạn đã xảy ra ở quán Bar Asia Club địa chỉ 115 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Thành,quận 1.Thông tin ban đầu, không có ai bị thương tại vụ cháy.
Rạng sáng ngày 25/12, qua công tác theo dõi nắm bắt tình hình, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ phương tiện thủy có dấu hiệu bơm, hút cát trái phép.
Tình trạng lún, nứt đê Ngọc Tảo đoạn qua địa phận hai xã Ngọc Tảo và Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ) diễn biến phức tạp, UBND thành phố Hà Nội đang chỉ đạo các sở ngành và huyện Phúc Thọ tập trung xử lý khẩn cấp.
Năm 2024 là tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (hay còn gọi là UNCLOS 1982) chính thức có hiệu lực. Công ước là nền tảng để các nước cùng hợp tác quản trị đại dương một cách có trật tự và bền vững.
Đêm Noel (24/12), Công an TP. Hà Nội huy động 100% các Tổ cảnh sát 141 để xử lý "quái xế". Tại địa bàn huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông, nhiều trường hợp vi phạm đã bị xử lý.
Nhằm chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân Thủ đô vui xuân, đón mừng năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, tạo khí thế và động lực mới, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác năm 2025, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Chiều 24/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách. Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025.
Từ ngày 24/12/2024 đến 18/1/2025, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội phân luồng giao thông trên đường 70, đoạn thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm, phục vụ thi công tuyến ống truyền dẫn nước sạch.
Tối 24/12, rất đông người dân đã đổ về các nhà thờ ở trung tâm thành phố Hà Nội để làm lễ, thưởng thức văn nghệ và đón Giáng sinh.
Theo Thông tư 47/2024 của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 1 /1/ 2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ không tiếp tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm 15 ngày cho xe ô tô như hiện nay.
Chiều qua 24/12 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
Những ngày cuối năm, hoạt động mua bán tại các chợ đầu mối lớn của Hà Nội bắt đầu sôi động hơn, với hàng trăm tấn nông sản, thực phẩm, thủy hải sản… từ các tỉnh lân cận được trung chuyển qua mỗi ngày để cung cấp cho thị trường Thủ đô.
Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025, có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
Việc xử lý sai cách dầu ăn đã qua sử dụng không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Khi được tái chế đúng cách, dầu ăn đã qua sử dụng có thể chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học như nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), một phần quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại biến đổi khí hậu.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm du lịch đường thủy, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức hội nghị "Kết nối điểm đến du lịch dọc tuyến sông Hồng với các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội đang ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng của địa phương.
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo sáng sớm nay, Hà Nội không mưa, sương mù vẫn xuất hiện rải rác, nhiệt độ lúc này dao động trong khoảng 14-15 độ. Trời rét buốt.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết, các bến xe khách ở Hà Nội đã có kế hoạch tăng cường phương tiện sẵn sàng phục vụ.
0