Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi - một chính trị gia theo đường lối cứng rắn và bảo thủ về tôn giáo - có mối quan hệ sâu sắc với giới tinh hoa tư pháp và tôn giáo.

Hãng thông tấn bán chính thức của Chính phủ Iran Mehr ngày 20/5 cho biết Tổng thống nước này Ebrahim Raisi và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hossein Amir-Abdollahian đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay trực thăng xảy ra vào Chủ nhật.

Ông Ebrahim Raisi đắc cử tổng thống Iran vào năm 2021

Một quan chức Iran cũng xác nhận với Reuters thông tin này. Trước đó, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi bị mất tích sau khi chiếc trực thăng chở ông bị rơi ở tỉnh Đông Azerbaijan vào tối ngày 19/5.

Ông Ebrahim Raisi, 63 tuổi, từ lâu đã được coi là người kế nhiệm đương nhiên của Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người có quyền lực cao nhất ở Iran.

Là người có uy tín với mối quan hệ sâu sắc trong giới tinh hoa tư pháp và tôn giáo, ông Raisi – một chính trị gia theo đường lối cứng rắn và bảo thủ về tôn giáo – lần đầu tiên tranh cử tổng thống vào năm 2017 nhưng khi đó thất bại. Ông đắc cử tổng thống trong lần tranh cử thứ hai vào năm 2021.

Sự nghiệp của Tổng thống Ebrahim Raisi

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi mất tích ở miền đông đất nước, một ngày sau khi ông đến thăm đập Qiz-Qalasi cùng với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev

Ông Raisi bắt đầu theo học tại Chủng viện tôn giáo Qom nổi tiếng khi mới 15 tuổi và tiếp tục học theo một số học giả Hồi giáo vào thời điểm đó.

Khi mới ngoài 20 tuổi, ông đã được bổ nhiệm làm công tố viên ở nhiều thành phố liên tiếp cho đến khi đến thủ đô Tehran để làm phó công tố viên.

Năm 1983, ông kết hôn với bà Jamileh Alamolhoda và có hai người con gái. Năm 1989, ông được bổ nhiệm làm công tố viên Tehran sau khi Lãnh tụ tối cao đầu tiên của Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini qua đời.

Ông Raisi tiếp tục thăng tiến trong sự nghiệp dưới thời các Lãnh tụ tối cao Khomeini và Ayatollah Khamenei, trở thành chủ tịch của Astan Quds Razavi, tổ chức tài trợ tôn giáo lớn nhất ở Mashhad, vào ngày 7/3/2016, vị trí giúp củng cố vai trò của ông trong các tổ chức chính trị Iran.

Ông Raisi lần đầu tiên tranh cử tổng thống vào năm 2017, cạnh tranh với Tổng thống đương nhiệm khi ấy là ông Hassan Rouhani. Ông Rouhani là người đã giám sát quá trình đàm phán thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc thế giới, theo đó hạn chế chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Là người chỉ trích thỏa thuận năm 2015 – được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) – ông Raisi đến từ một khối có đường lối cứng rắn hơn ông Rouhani, người vốn được coi là người ôn hòa về mặt chính trị trong hệ thống chính trị của Iran.

Sau thất bại vào năm 2017, ông Raisi đã ngay lập tức lên kế hoạch cho chiến dịch tranh cử tổng thống tiếp theo của mình. Vào tháng 6 năm 2021, ông đắc cử với 62% số phiếu bầu.

Tổng thống Iral Raisi là người có uy tín trong cơ sở tôn giáo, với mối quan hệ vững chắc với cố Lãnh tụ tối cao Khomeini cũng như với Lãnh tụ tối cao Iran đương nhiệm Khamenei, người đã bổ nhiệm ông vào một số chức vụ cấp cao.

Ông Raisi cũng đã cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nhánh của chính phủ, quân đội và lập pháp cũng như giai cấp thống trị thần quyền đầy quyền lực.

Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Raisi, mức sống của người dân phần nào sa sút. Theo các nhà phê bình, điều này một phần là do các lệnh trừng phạt và chính sách ưu tiên quốc phòng hơn các vấn đề trong nước.

Chính sách đối ngoại dưới thời ông Raisi

Người dân Iran cầu nguyện cho ông Raisi được bình an sau khi thông tin về chiếc trực thăng chở ông bị mất tích được lan truyền

Phản đối lập trường của Mỹ đối với thoả thuận hạt nhân Iran năm 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), và việc các bên ký kết khác không thể cứu vãn hiệp ước, Tổng thống Iran Raisi đã tuyên bố rằng Iran đang đẩy mạnh chương trình hạt nhân của mình.

Gần đây hơn, ông đã lãnh đạo Iran vượt qua mâu thuẫn với Israel khi hai nước tranh cãi về cuộc tấn công không ngừng nghỉ của Israel vào Gaza.  Hiện giao tranh qua lại giữa Israel và Gaza đã bước sang tháng thứ tám. Iran cùng các đồng minh khu vực của họ đã thẳng thắn lên án các cuộc tấn công của Israel nhằm vào dân thường Palestine.

Đầu tháng 4, tòa nhà lãnh sự Iran ở thủ đô Damascus, Syria đã bị không kích. Cuộc tấn công được cho là do Israel thực hiện đã khiến 7 người thiệt mạng, trong đó có một chỉ huy cấp cao của lực lượng Vệ binh cách mạng Iran và cấp phó của ông này.

Trong gần hai tuần sau đó, mọi phát ngôn của ông Raisi đều được theo dõi chặt chẽ khi thế giới chờ đợi phản ứng của Tehran. Vào ngày 15 tháng 4, Iran đã tiến hành một cuộc tấn công được báo trước mà theo người phát ngôn quân sự của Israel, Daniel Hagari, có sự tham gia của hơn 120 tên lửa đạn đạo, 170 máy bay không người lái và hơn 30 tên lửa hành trình.

Tuy nhiên, hầu hết số tên lửa và máy bay không người lái phóng từ Iran sang Israel đều bị đánh chặn bên ngoài biên giới và Israel chỉ ghi nhận thiệt hại nhỏ ở một số khu vực. Israel sau đó cũng đáp trả Iran bằng một cuộc tấn công mang tính biểu tượng.

Sự cạnh tranh trong khu vực giữa Iran và Israel cũng diễn ra ở Syria, nơi Israel đã tiến hành nhiều cuộc tấn công trong những năm qua, bề ngoài là nhắm vào khả năng quân sự của Iran ở đó.

Iran đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Syria trong nhiều năm, ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Với sự hỗ trợ về quân sự và chiến thuật, Iran đã mở rộng ảnh hưởng ở Syria trong khi nhóm Hezbollah ở Liban thân Iran cũng đang hỗ trợ lực lượng của ông Assad.

Ai sẽ lên làm Tổng thống Iran sau khi ông Raisi qua đời?

Dù vẫn có những chính sách đối ngoại và đối nội gây tranh cãi, nhưng với mối quan hệ bền chặt với tất cả các cấp trong chính quyền Iran, ông Raisi đã trở thành ứng cử viên nặng ký cho nhiệm kỳ thứ hai và có thể cho chức vụ cao nhất đất nước, đó là Lãnh đạo Tối cao.

Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber phát biểu tại buổi lễ khởi công dự án kết nối đường sắt tại cửa khẩu biên giới Shalamcheh ở tỉnh Basra phía nam Iraq

Sau khi có thông tin Tổng thống Iran Raisi gặp nạn trong vụ tai nạn máy bay, mọi sự chú ý đang hướng về Phó Tổng thống Mohammad Mokhber.

Theo Điều 131 của Hiến pháp Cộng hòa Hồi giáo Iran, trong trường hợp tổng thống qua đời hoặc mất năng lực, phó tổng thống thứ nhất sẽ tiếp quản và đảm nhận các nhiệm vụ của tổng thống cho đến khi một cuộc bầu cử mới được tổ chức trong thời gian tối đa là 50 ngày.

Không giống như các quốc gia khác, chức vụ phó tổng thống thứ nhất của Iran là một vị trí được bổ nhiệm chứ không phải do dân bầu. Phó tổng thống đảm nhận một số quyền hạn của thủ tướng sau khi chức vụ này bị bãi bỏ vào năm 1989.

Hiện tại Iran đang có một số phó tổng thống được bổ nhiệm đồng thời, họ chủ yếu là các thành viên nội các. Nhưng vị trí mà ông Mokhber nắm giữ được coi là đứng đầu trong số những người cùng giữ vị trí phó tổng thống.

Ông Raisi bổ nhiệm ông Mokhber làm phó tổng thống vào tháng 8 năm 2021, ngay sau khi nhậm chức. Ông là người thứ bảy đảm nhiệm vai trò đó kể từ khi sửa đổi hiến pháp.

Trước khi được bổ nhiệm làm phó tổng thống, ông Mokhber từng lãnh đạo Setad, một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Iran trong 14 năm.

Theo một cuộc điều tra của Reuters, tập đoàn này nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà lãnh đạo tối cao Iran, ước tính trị giá hàng chục tỷ USD.

Dưới sự giám sát của ông Mokhber, Setad đã phát triển vaccine chống virus Corona của Iran có tên Coviran Barekat, vào thời điểm đỉnh điểm của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, hiệu quả của loại vaccine vẫn còn bị nghi ngờ, với nhiều báo cáo cho thấy có người bị phản ứng y tế nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine.

(Theo Aljazeera)

User
Ý KIẾN

Giá cả hàng hóa ở Bolivia đã tăng lên kể từ khi âm mưu đảo chính quân sự thất bại vào thứ Tư (26/6), làm xấu thêm bức tranh kinh tế vốn đã chịu áp lực suy thoái.

Người dân ở thủ đô Port-au-Prince của Haiti được hưởng khoảng bình yên hiếm hoi sau khi cảnh sát Kenya đến hỗ trợ kiểm soát bạo lực băng đảng ở đây.

Thất bại của ông Biden trong cuộc tranh luận đầu tiên với đối thủ Donald Trump khiến Đảng Dân chủ lo ngại.

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố trao hợp đồng trị giá 4,5 tỷ USD cho Tập đoàn Kiểm soát hỏa lực và tên lửa Lockheed Martin của nước này để sản xuất các hệ thống tên lửa Patriot.

Hội đồng Liên minh châu Âu đã đưa ra gói trừng phạt mới đối với Belarus, tương tự như các biện pháp hạn chế mà Brussels vừa áp đặt đối với Nga.

Tướng Juan Jose Zuniga của Bolivia đã được đưa đến nhà tù an ninh tối đa, sau khi bị kết án sáu tháng "giam giữ phòng ngừa" vì cầm đầu một cuộc đảo chính thất bại hồi đầu tuần.

Người dân phía Nam Chile đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy mặt biển Thái Bình Dương đóng băng.

Những nỗ lực của các nhà hòa giải Arab, được Mỹ hậu thuẫn, cho đến nay vẫn chưa đem lại thỏa thuận ngừng bắn.

Hàng trăm cư dân Málaga ở Tây Ban Nha đã tuần hành phản đối hoạt động du lịch đại trà, với biểu ngữ "Málaga để sống chứ không phải để tồn tại".

Ngày 29/6, Trung Quốc đã ban hành cảnh báo đỏ về mưa lớn, mức nghiêm trọng nhất trong hệ thống cảnh báo thời tiết 4 cấp của nước này.

Bộ trưởng Nội vụ Serbia Ivica Dacic cho biết ngày 29/6 đã xảy ra vụ tấn công trước cửa Đại sứ quán Israel ở thủ đô Belgrade, khiến một sĩ quan cảnh vệ Serbia bị thương.

Hàng nghìn người biểu tình đã xuống đường biểu tình ở Tel Aviv của Israel, kêu gọi Thủ tướng Benjamin Netanyahu từ chức.

Tại châu Phi, trẻ em đang đối mặt với nạn đói và đặc biệt là tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Cuộc điều tra của tờ Financial Times (Anh) cho thấy các hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Israel ở miền nam Liban nằm trong kế hoạch tạo ra một "vùng chết" trên biên giới.

Cảnh sát Đức đã phải sử dụng bình xịt hơi cay và dùi cui để ngăn chặn nhiều người biểu tình vượt qua hàng rào ở thành phố Essen, phía Tây nước Đức - nơi sẽ diễn ra đại hội của đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD).

Báo Le Monde của Pháp mới đây đưa tin Tổ chức Khai thác vệ tinh khí tượng châu Âu đã hủy kế hoạch sử dụng tên lửa Ariane 6 do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phối hợp với tập đoàn ArianeGroup thực hiện, để chuyển sang hợp tác với công ty SpaceX của Mỹ.

Ngày 29/6, Ủy ban bầu cử Iran tuyên bố nước này tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vòng hai do không có ứng viên nào giành được ít nhất 50% số phiếu trong cuộc bầu cử ngày 28/6 vừa qua.

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa qua, ba nước Mỹ, Anh, Pháp đã cáo buộc Nga vi phạm lệnh cấm vận vũ khí đối với Triều Tiên vì việc sử dụng tên lửa và đạn dược từ Bình Nhưỡng trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Theo Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để di dời trên thế giới đã lên đến mức cao mới trong lịch sử. Đây được cho là kết quả của các cuộc khủng hoảng đang diễn ra, cũng như các xung đột mới nổi và đang ngày càng gia tăng.

Cách thủ đô Paris 300 km về hướng Đông Nam, thành phố Annecy yên bình tựa như một thiên đường nơi hạ giới, tách biệt hẳn với sự ồn ào, sôi động của Paris.

Bang đồi núi Uttarakhand của Ấn Độ đang phải đối mặt với hàng trăm vụ cháy rừng lớn những tháng gần đây, thiệt hại gần 1.100 hecta đất rừng của bang này.

Cuộc bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Iran đã kết thúc vào nửa đêm qua tại Iran, với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu được cho là vào khoảng 40%.

Bộ Quốc phòng Nga hôm qua tuyên bố lực lượng của họ đã nắm quyền kiểm soát làng Rozdolivka ở miền Đông Ukraine.

Để tôn vinh Euro 2024, một đầu bếp người Bavaria đã đem đến cho người dân địa phương và du khách một món quà đặc biệt là xúc xích mang sắc màu của lá cờ nước Đức.

Một đợt rét đậm kỷ lục đã làm đóng băng các đường ống cấp nước tại miền nam Chile khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Các vũ công trẻ trường Ballet trung tâm London đã biểu diễn trong chiến dịch 'Biểu diễn niềm hy vọng' lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, bên bờ sông Thames nổi tiếng của nước Anh.

Ngày 28/6, lực lượng không quân Pháp biểu diễn máy bay kỷ niệm 90 năm thành lập.

Ít nhất 4 người thiệt mạng và 9 người bị thương khi một xe ô tô đâm vào tiệm làm móng ở thành phố New York, Mỹ.

Hơn 3.000 người Jordan đã tập trung tại 'Khu liên hợp các hiệp hội nghề nghiệp' ở Thủ đô Amman để hiến máu như một phần của chiến dịch hỗ trợ người Palestine ở Gaza.

Văn phòng Công tố Thủ đô La Paz, Peru đã ra cáo trạng buộc tội “nổi dậy có vũ trang và khủng bố” đối với cựu Tổng Tư lệnh Quân đội Bolivia Jose Zuniga, cũng như các Tư lệnh Lục quân, Hải quân và Không quân đã tham gia vào một âm mưu đảo chính bất thành ngày 26/6 vừa qua.

Tổng thống Peru Dina Boluarte đã tới thăm Trung Quốc và có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga có thể tiếp tục sản xuất và triển khai toàn cầu các tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên mặt đất.

Tổng thống Bolivia Luis Arce khẳng định ông không liên quan đến âm mưu đảo chính của Tướng Juan Jose Zuniga - người đã bị bắt giữ, bị nghi thực hiện hành vi khủng bố và nổi dậy vũ trang chống lại an ninh công cộng và chủ quyền quốc gia.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis đang có chuyến thăm Cuba nhằm đánh giá những tiến bộ và đóng góp của đất nước này cho chủ nghĩa đa phương, hợp tác, cũng như việc ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu hiện nay.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thừa nhận không thể hiện tốt trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên với cựu Tổng thống Donald Trump, nhưng khẳng định đủ sức và đủ quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.

Nắng nóng tại Saudi Arabia, nguyên nhân khiến hơn 1.300 người tử vong trong dịp lễ hành hương Hajj năm nay, đã trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu. Kết luận này do nhóm nhà khoa học châu Âu của Tổ chức ClimaMeter đưa ra ngày 28/6.

2023 là năm tồi tệ nhất với trẻ em tại các vùng xảy ra xung đột. Thông tin đáng lo ngại này được trích dẫn từ báo cáo mới của Liên hợp quốc.

Ngày 28/6, cảnh sát Kenya đã tuần tra trên đường phố Port-Au-Prince, thủ đô của Haiti, với trang bị đầy đủ và sử dụng xe bọc thép.

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước ba ngày tới Vương quốc Anh, Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako đã đến thăm Viện đại học Oxford.

Ngày 28/6, Quốc hội Argentina đã thông qua gói cải cách kinh tế của Tổng thống Javier Milei sau nhiều giờ tranh luận. Đây được coi là thành tựu lớn đầu tiên của ông Milei sau hơn 6 tháng nhậm chức.

Trong năm 2024, Hạm đội Nga sẽ được bổ sung các tàu và vũ khí mới, trong đó có hơn 40 tàu chiến các loại, nhằm tăng cường sức mạnh trên biển.

Ngày 21/6, Michelin đã công bố danh sách 42 cơ sở ăn uống của hạng mục Bib Gourmand tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ở Krasnogorovka phía đông Donetsk, các đơn vị Nga đã chọc thủng hàng phòng ngự của Ukraine và tiến vào tiểu khu Vostochny tại trung tâm thành phố.

Ngày 28/6, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ cho biết lực lượng này đã phá hủy một thiết bị bay không người lái do Houthi phóng về phía Biển Đỏ và một cơ sở radar của Houthi ở Yemen.

Ngày 30/6 và 7/7 tới, người dân Pháp sẽ đi bỏ phiếu sớm bầu Quốc hội mới. Cuộc bầu cử lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ba năm còn lại trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Emmanuel Macron.

Ngày 30/6 tới đây, nước Pháp sẽ bước vào cuộc tổng tuyển cử được đánh giá là có ý nghĩa sống còn, khi các đảng cực hữu được dự báo sẽ giành chiến thắng và gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ trong Quốc hội.