Tổng thống Nga bác 'tối hậu thư' của Ukraine
Tổng thống Nga khẳng định Nga sẽ không bị áp lực ngoại giao cũng như không thể bị đánh bại trên chiến trường.
Phát biểu với các phóng viên tại Cáp Nhĩ Tân, điểm dừng cuối cùng của chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài hai ngày tới Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán hòa bình với Ukraine nhưng chính Kiev đã từ bỏ cuộc đàm phán và chọn chiến đấu, do bị “phương Tây xúi giục”.
Tổng thống Putin lưu ý rằng Nga và Ukraine đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về thỏa thuận hòa bình vào năm 2022, điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhưng sau khi các điều khoản chung được đàm phán, Kiev đã rút lui và tuyên bố thay vào đó họ sẽ tìm kiếm một chiến thắng quân sự. Ông Putin tuyên bố nỗ lực ép buộc Moscow sẽ thất bại giống như nỗ lực gây ra “thất bại chiến lược” đối với Nga đã thất bại.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết các thỏa thuận đạt được ở Istanbul có thể là cơ sở cho một hiệp ước hòa bình trong tương lai, gợi ý rằng những lợi ích dành cho Ukraine trong tài liệu này là do phía Kiev đề xuất, có lẽ là với sự đồng ý của phương Tây. Tuy nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai “sẽ phải tính đến tình hình trên thực địa”, ông nói thêm.
Tổng thống Putin cho biết ông đã thảo luận về vấn đề Ukraine với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và rất ấn tượng với lập trường của nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề này: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với tôi những điểm chính được thảo luận trong chuyến đi gần đây của ông tới châu Âu. Ông ấy đã vạch ra lập trường của riêng mình liên quan đến các động cơ hòa bình của Trung Quốc. Chúng tôi đã nhiều lần nói điều này - chúng tôi tin rằng Trung Quốc chân thành cam kết giải quyết vấn đề này một cách hòa bình, đề xuất nhiều lựa chọn khác nhau và hành xử rất linh hoạt và nghiêm túc, theo quan điểm của tôi.”
Ông chủ điện Kremlin cũng khẳng định sẽ không bao giờ chấp nhận tối hậu thư của Ukraine và các nước phương Tây, trong bối cảnh Thuỵ Sỹ sẽ đăng cai một hội nghị quốc tế để thảo luận về “công thức hoà bình” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
“Điều họ muốn làm là tập hợp càng nhiều quốc gia càng tốt, thuyết phục mọi người rằng những đề xuất tốt nhất là những đề xuất đã được phía Ukraina đưa ra và sau đó đưa ra tối hậu thư cho chúng tôi. Họ sẽ nói, đây là ý kiến của cả thế giới. Họ có thực sự tin rằng đây là một cách để tổ chức các cuộc đàm phán thực chất không khi cố gắng áp đặt những điều kiện không thể chấp nhận được đối với Nga?”, ông Putin nói.
Đề cập đến đề nghị của Tổng thống Pháp Emanuel Macron về một lệnh ngừng bắn trong thời gian diễn ra thế vận hội Olympic, Tổng thống Nga hoan nghênh ý tưởng này nhưng cũng nói thêm rằng một lệnh ngừng bắn như vậy chỉ được người Hy Lạp cổ đại tuân thủ./.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Ngày 25/11, Nhà Trắng đã lần đầu tiên xác nhận nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp, cho phép Ukraine sử dụng các tên lửa này để tấn công các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga.
Thống đốc khu vực Kursk cho biết các lực lượng Nga đã bắn hạ 7 tên lửa và 7 máy bay không người lái của Ukraine trong đêm tại vùng Kursk, tuy nhiên không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Giới chức Iran ngày 24/11 tiếp tục khẳng định không thể bỏ qua và sẽ tấn công đáp trả quyết liệt với các cuộc tập kích của Israel vào Iran hồi cuối tháng 10 vừa qua.
Sau nhiều ngày tấn công hạn chế nhằm tạo điều kiện cho tiến trình đàm phán ngừng bắn, ngày 24/11, lực lượng Hezbollah ở Liban bất ngờ mở lại các cuộc tập kích tên lửa dữ dội, đánh phá nhiều mục tiêu tại Israel, trong đó có ít nhất 3 căn cứ quân sự.
NATO và Ukraine chuẩn bị tổ chức các cuộc hội đàm khẩn cấp sau khi Nga tấn công cơ sở quân sự ở thành phố Dnipro, Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh thử nghiệm.
Nga tấn công các sân bay của Ukraine, Ukraine tuyên bố tập kích tổ hợp S-400 của Nga tại Kursk, Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ thu được từ tên lửa Nga, Rostov của Nga sẽ bị Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa, Nga tuyển lính đánh thuê Yemen sang chiến đấu ở Ukraine là những thông tin đáng chú ý trong diễn biến xung đột Nga - Ukraine ngày 24/11.
Nga cảnh báo Pháp và Anh sẽ phải đối mặt với hậu quả sau khi cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga.
Ngày 23/11, quân đội Israel đã thực hiện cuộc không kích vào trung tâm Thủ đô Beirut của Liban, làm sập một tòa nhà chung cư, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người dân hoảng loạn.
Theo hãng tin Tass, Bộ Quốc phòng Nga ngày 23/11 cho biết, các đơn vị Nga đã tiêu diệt một chiếc MiG-29 của Ukraine đang đồn trú trên mặt đất. Ngoài ra, các hệ thống phòng không của Nga đã hạ gục ba quả bom Hammer, 8 quả tên lửa HIMARS và 59 máy bay không người lái cánh cố định trong 24 giờ qua.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động gây hấn vừa qua.
Trong bối cảnh đàm phán ngừng bắn chưa có thêm tiến triển mới, hôm 22/11, quân đội Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tấn công ác liệt nhằm vào nhau.
Chủ tịch Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga cảnh báo, Nga sẽ đáp trả mạnh hơn trước các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Ukraine sẽ tổ chức các cuộc đàm phán khẩn cấp vào ngày 26/11 tới, sau khi Nga sử dụng tên lửa siêu thanh Oreshnik để tập kích một mục tiêu quân sự của Ukraine tại thành phố Dnipro.
Ngày 22/11, Tổng thống Putin xác nhận, Nga sử dụng tên lửa siêu vượt âm tầm trung tấn công vào mục tiêu ở Dnipro, Ukraine, không phải tên lửa liên lục địa như Ukraine thông báo trước đó.
Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Moscow có quyền tấn công cơ sở quân sự của các quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ nhắm vào lãnh thổ Nga.
Thủ tướng Liban Najib Mikati cho biết quân đội nước này đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở miền Nam Liban, trong bối cảnh xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hezbollah và Israel chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/11 xác nhận quân đội Nga đã bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm trung mới vào Ukraine, để đáp trả việc Kiev sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh sản xuất trong các cuộc tấn công vào các mục tiêu ở Nga trong tuần này.
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.
Nga cáo buộc Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS vào tỉnh biên giới Bryansk, đánh dấu giai đoạn xung đột mới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt mục tiêu chấm dứt xung đột vào năm 2025.
Nhà Trắng cho biết, Mỹ không bất ngờ trước việc Nga hạ ngưỡng tấn công hạt nhân, đồng thời tuyên bố Washington không có kế hoạch điều chỉnh thế trận hạt nhân của mình để đáp trả.
Nga cáo buộc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga hôm 19/11, đúng vào ngày thứ 1.000 của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo: Lực lượng Ukraine đã phóng tên lửa ATACMS về phía vùng Bryansk của Nga, nhưng hệ thống phòng không đã bắn hạ năm tên lửa và làm hư hại một tên lửa khác.
Các nhà lập pháp Ukraine ngày 19/11 đã bỏ phiếu phê duyệt ngân sách năm 2025 của chính phủ, trong đó hơn 53 tỷ USD, tương đương 60% tổng chi tiêu được phân bổ cho quốc phòng và an ninh.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã phóng nhiều tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh Bryansk (Nga).
Hôm qua, lực lượng Hezbollah tại Liban đã mở lại các cuộc tập kích dữ dội vào Israel, gây nhiều thương vong và khiến còi báo động vang lên tại hàng trăm khu dân cư, thị trấn.
Tin tức về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang xung đột. Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin, ngay sau khi Mỹ bật đèn xanh cho Ukraine, thì Anh và Pháp cũng có động thái tương tự, tuy nhiên sau đó, tờ Le Figaro đã gỡ bài đăng này.
Xung đột Ukraine leo thang khi Mỹ “bật đèn xanh” cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, còn Moscow cảnh báo đáp trả. Một số chuyên gia nhận định, động thái này của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ khiến Tổng thống đắc cử Trump gặp khó khăn trong việc sớm chấm dứt chiến sự.
Trong ngày 17/11, quân đội Israel tiếp tục tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhằm vào nhiều khu vực tại Liban, Dải Gaza, gây ra những cảnh tượng kinh hoàng với người dân nơi đây.
Tổng thống tiếp theo của Mỹ ông Donald Trump có thể sẽ xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Các Nghị sĩ cấp cao Nga cho rằng, quyết định của Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất có thể làm leo thang xung đột ở Ukraine và có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.
Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong một cuộc không kích của Israel diễn ra ngày 17/11, nhằm vào một tòa chung cư ở phía Bắc Gaza.
Chỉ còn hai tháng nữa là hết nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên cho phép quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Theo CNN, quyết định này vốn tuân theo một mô-típ quen thuộc của Washington.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thông tin trên được đưa ra vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11). Đây sẽ là thay đổi đáng kể đối với chính sách của Washington trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/11 cho biết, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào nhiều khu vực của Ukraine, các mục tiêu thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự và các cơ sở năng lượng quan trọng của nước này. Một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine đã bị phá hủy.
Những vụ nổ đã vang lên khắp thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine sáng 17/11, khi Nga tiến hành cuộc tấn công tên lửa lớn nhất kể từ tháng 8 nhắm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine khi mùa đông đang đến.
Mohammad Afif, quan chức quan hệ truyền thông cấp cao của Hezbollah, được cho là đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut.
Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.
Người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen, ông Yahya Saree tuyên bố nhóm này đã tấn công “một mục tiêu quan trọng” tại thành phố cảng Eilat của Israel bên bờ Biển Đỏ bằng một số thiết bị bay không người lái (UAV).
Quân đội Nga đã kiểm soát các khu định cư Leninskoye và Makarovka tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/11 cho biết.
Quân đội Israel cho biết đã hoàn thành đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô phía nam Beirut, nhắm vào một số trung tâm chỉ huy của Hezbollah.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt máy bay không người lái (drone) tự sát, sau khi ông giám sát một cuộc thử nghiệm loại vũ khí này hôm 14/11, KCNA đưa tin.
0