TP. HCM: Số ca nặng sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng cao

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng liên tục tăng và có nguy cơ bùng phát mạnh nếu như công tác phòng, chống dịch chủ quan, lơ là.

 

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, mỗi tuần, số ca mắc sốt xuất huyết tăng thêm 10% so với tuần trước; tay chân miệng mỗi tuần cũng tăng khoảng 60 -100 ca mắc mới. Tuy nhiên, người dân không nên quá hoang mang nhưng cũng không nên chủ quan. 

TP. Hồ Chí Minh: Các ca tay chân miệng cũng tăng khoảng 60 -100 ca mắc mới/tuần

Tính tới thời điểm hiện tại, số ca mắc mới của tay chân miệng và sốt xuất huyết đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và chưa ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Tuy nhiên, đáng quan tâm đó là tỷ lệ ca bệnh nặng trên số ca mắc mới ở cả 2 dịch bệnh trên đều tăng. Nếu như năm trước 100 ca mắc thì chỉ có 10 ca bệnh nặng, còn năm nay, 100 ca mắc mới nhưng có khoảng 20 ca nặng”, ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết thêm.

Ông Tâm cho hay, việc phòng, chống dịch bệnh là trách nhiệm của toàn xã hội và các cấp chính quyền. Ngành y tế là đầu mối hướng dẫn về chuyên môn, còn để công tác phòng, chống dịch có hiệu quả thì cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành cũng như sự chung tay của người dân.

Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện xây dựng kịch bản ứng phó và phân tầng điều trị bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Trong đó, 3 bệnh viện chuyên khoa nhi của Thành phố là bệnh viện tuyến cuối để thu dung điều trị bệnh này. Cùng với đó là thành lập tổ chuyên gia điều trị, đồng thời hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các bệnh viện ở các tỉnh lân cận.

Theo giám sát, các điểm có lăng quăng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn khá nhiều, chiếm gần 50%. Vì vậy, người dân cần tránh để nước đọng tại nơi sinh hoạt, làm việc, thông tin đến ngành y tế những điểm có nước đọng ngoài tầm xử lý (như các công trình xây dựng) thông qua ứng dụng “Y tế trực tuyến” để đơn vị có phương án xử lý.

Để phòng bệnh tay chân miệng, phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay và vệ sinh các vật dụng, đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà... Nếu phát hiện dấu hiệu mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Hiện nay ở Hà Nội đang trong dịp nắng nóng, số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn Hà Nội cũng đã thuyên giảm, tuy nhiên người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh này. Sau đây là các biện pháp phòng, chống bệnh chân tay miệng và sốt xuất huyết như sau: 

Cách phòng chống bệnh chân tay miệng:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết:

Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.

- Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

User
Ý KIẾN

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 612 ca mắc sốt xuất huyết và 10 ca sởi. Đây là số ca bệnh ghi nhận trong một tuần cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

Luật Bảo hiểm Y tế có hiệu lực cách đây 15 năm, nhiều quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn, làm nảy sinh nhiều vướng mắc, bất cập đối với cả cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa bệnh.

Trong bối cảnh xã hội ngày càng già hóa, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đang trở thành một vấn đề cấp thiết, được cả xã hội quan tâm. Trong các bộ môn rèn luyện thể lực cho người cao tuổi thì Yoga không chỉ giúp cải thiện sức khỏe về thể chất mà còn mang lại lợi ích tích cực cho sức khỏe tinh thần.

Chiều 1/11, tại Bệnh viện Bạch Mai đã chính thức triển khai bệnh án điện tử ở tất cả các khoa, phòng ở bệnh viện.

Với thiết kế bắt mắt, hình thức quảng bá hấp dẫn khiến cho thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng dễ dẫn dắt thế hệ người sử dụng nicotin mới, đặc biệt là thanh thiếu niên và nữ giới.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế là một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đang diễn ra. Dự án luật bổ sung thêm nhiều quy định mới nhằm tăng thêm quyền lợi cho người tham gia khi đi khám, chữa bệnh.

Người đi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế phải đúng tuyến với nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, nên việc chuyển tuyến vốn đang gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cử tri kỳ vọng Quốc hội sẽ sửa đổi trong kỳ họp lần này.

Virus đậu mùa khỉ đang gây ra mối lo ngại mới ở Trung Phi khi chủng clade Ia, vốn chỉ lây từ động vật sang người, đang có xu hướng tiến hóa cho thấy khả năng lây truyền liên tục từ người sang người

Một trong bốn mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025, là nâng cao năng lực, hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, tuyến y tế cơ sở đang tăng cường công tác sàng lọc để phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh này.

Theo Sở Y tế TP.HCM, từ đầu năm 2024 đến cuối tháng 10 này, các bệnh viện tại TP.HCM đã điều trị cho 3.139 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó 58% số ca đến từ các tỉnh, thành phố phía Nam.

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa ra quyết định xử phạt nhiều cơ sở thẩm mỹ, nha khoa và các cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp "chui" gắn mác bệnh viện, với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, kèm theo hình thức phạt bổ sung là đình chỉ dài hạn.

Ngày 30/10, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên - Huế) cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công ca ghép tim thứ 13, mang lại sự sống cho một bệnh nhân nam suy tim giai đoạn cuối. Qua đó, bệnh viện xác lập kỷ lục mới về ghép tim xuyên Việt.

Dự án thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

Bệnh viện Bạch Mai vừa tổ chức lấy và ghép tạng thành công từ người hiến chết não.

Lần đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), một nam thanh niên chết não đã hiến tạng, hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân khác.

Ngày 28/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, trong tuần qua (18-25/10), toàn thành phố ghi nhận 502 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 99 trường hợp so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.

Việt Nam thuộc nhóm những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất trên thế giới. Cứ 4 người trên 25 tuổi sẽ có 1 người đã và sẽ bị đột quỵ. Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo về Chương trình dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim do Đại học Y Khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Kusumi tổ chức ngày 27/10.

Nội soi siêu âm can thiệp là một kỹ thuật tiên tiến giúp cho chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ống tiêu hóa và mật tụy được hiệu quả. Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức hội thảo khoa học nội soi siêu âm can thiệp trong bệnh lý ống tiêu hóa và mật tụy với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế trong lĩnh vực tiêu hóa và nội soi.

Sở Y tế Hà Nội là đơn vị đầu tiên hoàn thành việc xếp cấp 100% cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn. Sở đã xếp cấp và thẩm định 86 bệnh viện, trong đó có 45 bệnh viện công lập và 41 bệnh viện tư nhân.

Gần 50 người đã nhiễm khuẩn E. coli, trong đó có một trường hợp tử vong, sau khi ăn hamburger Quarter Pounder của McDonald's tại Mỹ.

Bệnh viện Xanh Pôn vừa phối hợp với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chỉnh hình nhi trên thế giới khám cho hơn 100 trẻ và đã phẫu thuật ra viện cho 27 trẻ nhỏ.

Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội nghị khoa học với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học”.

Thời tiết thay đổi thất thường trong thời điểm giao mùa sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, trong đó có bệnh viêm màng não. Chỉ trong 2 tháng, riêng Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị hơn 400 ca viêm màng não do virus.

Liên quan đến chủng cúm A/H1pdm làm 1 người tử vong tại Bình Định, hôm qua, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông tin, virus cúm này được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009 nên có tên là pandemic09 (pdm).

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh vừa tiếp nhận 15 giường cấp cứu và 50 tủ đựng đồ bệnh nhân trị giá 300 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu điều trị cho người bệnh.

Bộ Y tế cho biết từ năm 2024 đến năm 2030, sẽ có thêm 4 vaccine được tiêm chủng miễn phí cho người dân.

Trong một tuyên bố, Viện Robert Koch Đức ngày 22/10 cho biết bệnh nhân nhiễm virus từ nước ngoài và được phát hiện vào ngày 18/10.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một dạng rối loạn cảm xúc mãn tính khi bệnh nhân thường đề cao bản thân quá mức. Thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Rối loạn hưng cảm giai đoạn lưỡng cực: Triệu chứng và nguy cơ” do Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, tổ chức.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 21/10 tuyên bố Việt Nam đã loại trừ thành công bệnh đau mắt hột, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sức khỏe toàn cầu.

Trong tuần qua, từ ngày 11/10 đến ngày 17/10, toàn thành phố đã ghi nhận 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 57 người so với tuần trước đó.

Bộ Y tế đang xem xét đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, điều chỉnh việc cấp thuốc cho người bệnh mãn tính, như người tiểu đường, huyết áp cao… đã điều trị ổn định, từ 30 ngày lên 90 ngày.

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội - thành viên Ban Chỉ đạo 389 thành phố đã xử phạt 9 cơ sở y, dược tư nhân gần 223 triệu đồng, tước chứng chỉ hành nghề của hai bác sĩ.

Tại Hội thảo “Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số” vừa được tổ chức, các đại biểu đã tham luận về sửa đổi bổ sung Luật Dược, ứng dụng khám chữa bệnh từ xa, đơn thuốc điện tử, bình ổn giá thuốc, bán thuốc trên nền tảng trực tuyến…

Hiện tại thành phố Hà Nội đang duy trì mức sinh thay thế. Tuy nhiên, số sinh đang có xu hướng giảm và số sinh con thứ ba trở lên tại các huyện ngoại thành vẫn còn ở mức cao.

Ung thư đại trực tràng là ung thư phổ biến đứng thứ ba về tỷ lệ mắc mới, thứ hai về tỷ lệ tử vong do ung thư. Đặc biệt đây là căn bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên có thể trở thành mối lo ngại của bất kỳ ai.

Sau hơn hai tháng triển khai khám bệnh ngoài giờ để phục vụ người bệnh, Bệnh viện Bạch Mai đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía người bệnh và dư luận xã hội cùng sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía đội ngũ thầy thuốc nhân viên y tế, góp phần vào việc phục vụ người bệnh được toàn diện hơn.

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vừa gặp mặt biểu dương 178 cán bộ nữ tiêu biểu của ngành nhân dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Hà Nội đang thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi diện rộng trên địa bàn thành phố, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ và cộng đồng.

Bệnh viện Bạch Mai gần đây liên tục tiếp nhận các ca ngộ độc, bệnh nhân khó thở, hôn mê bất tỉnh do uống loại nước được truyền bá có khả năng chữa bách bệnh.

Trước nguy cơ dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Hà Nội đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống dịch sởi năm 2024. Hàng nghìn trẻ từ 1-5 tuổi đã được cha mẹ đưa đến các điểm tiêm chủng.

Điều trị các dị tật bẩm sinh là một thách thức lớn, đặc biệt khi nhiều trẻ em đến bệnh viện trong tình trạng dị tật đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và cuộc sống của các em. Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, vừa tiếp nhận nhiều trẻ mắc dị tật bàn tay bẩm sinh trong tình trạng như vậy.

Ở Việt Nam, tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em tuy đã được cải thiện nhưng tai biến sản khoa vẫn còn có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 24, diễn ra trong hai ngày 14 và 15/10 tại Hà Nội.

Từ tháng 5/2024 đến nay, số lượng ca hiến tạng từ người chết não tăng gấp 3 lần, các ca ghép tạng trong đó có ghép hiến giác mạc tăng 10% so với thời điểm trước.

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch vì chữa viêm gan B bằng thuốc nam.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) Đào Thị Hồng, UBND huyện đã có công văn gửi Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) và các cơ quan thông tấn báo chí, khẳng định trên địa bàn huyện không xảy ra trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng sản phẩm sữa tươi và sữa chua.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng Jynneos - vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) của Bavarian Nordic cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.