Trả đất đấu giá cao để kích sóng đất nền xung quanh
Việc đấu giá đất tuy đã được thành phố Hà Nội chấn chỉnh, nhưng hiện tượng trả giá cao để kích sóng vẫn được chuyên gia chỉ ra qua hai cuộc đấu giá đất tại hai huyện Hoài Đức và Ứng Hoà.
32 thửa đất ở Tiền Yên, Hoài Đức, được đấu giá thành công với mức trúng cao nhất lên tới 109 triệu đồng/m². Tại Ứng Hoà, địa bàn cách trung tâm thành phố 40 km, hạ tầng chưa kết nối, thửa cao nhất trong cuộc đấu giá ngày 11/11 cũng bị đẩy cao phi lý, lên tới 82,5 triệu đồng/m².
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, dù các phiên đấu giá giảm bớt về lượng người, hồ sơ tham gia nhưng giá trúng vẫn ở ngưỡng rất cao, một phần vì mục tiêu đẩy giá của nhóm đầu cơ và môi giới. Mục tiêu của nhóm đầu tư là đẩy tâm lý thị trường cũng như mặt bằng giá lên cao. Bởi nếu mua ở thực, họ khó có thể đẩy giá trúng ngang ngửa sản phẩm xây sẵn trong khu đô thị, trong khi đơn giá này chưa gồm chi phí đầu tư xây dựng nhà trên đất.
Đại diện lãnh đạo một đơn vị tổ chức đấu giá cũng cảnh báo, việc đẩy giá trúng lên cao có thể "nhằm đẩy hàng tồn xung quanh của nhóm đầu cơ". Bởi mới cuối năm ngoái, cũng tại các huyện vùng ven Hà Nội, nhiều phiên đấu giá đất ế ẩm không có hồ sơ đăng ký.
Qua tìm hiểu của phóng viên, có đến 60 - 70% người tham gia phiên đấu mới đây là hội nhóm chuyên nghiệp, làm nghề đấu giá đất. Nhóm này phản ứng nhanh với các thông tin thị trường, "biết cách trả giá để trúng" để bán chênh mức nào cũng thu được lợi nhuận.
Đất đấu giá bị đẩy lên gấp 2 - 3 lần so với mặt bằng chung còn tác động đến tâm lý người dân sở hữu đất ở khu vực xung quanh, khiến họ đẩy giá bán đất của mình theo. Điển hình như mặt bằng giá bán khu vực xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đạt 43 triệu đồng mỗi m² vào quý II. Sau nhiều phiên đấu giá kỷ lục, giá rao bán trung bình khu vực này đã tăng lên 62 triệu đồng một m², tăng 44% chỉ sau một quý.
Các chuyên gia cho rằng tình trạng đẩy giá trúng lên quá cao dẫn đến khả năng bỏ cọc lớn, tác động tiêu cực đến mọi phân khúc nhà ở, gia tăng hiện tượng đầu cơ đất đai, gây lũng đoạn thị trường. Thực tế tại phiên đấu giá xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, sau khi hết thời hạn nộp tiền, có khoảng 80% người trúng đấu giá đã bỏ cọc. Trước tình trạng này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương công khai thông tin người bỏ cọc để tránh thổi giá, trục lợi qua đấu giá đất.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Ngày 9/12 tới đây, huyện Thanh Oai, Hà Nội, tiếp tục đấu giá 19 thửa đất tại xã Đỗ Động với giá khởi điểm chỉ 5,3 triệu đồng/m².
Tại diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài PT-TH Hà Nội chủ trì tổ chức, các chuyên gia đã thảo luận chi tiết về điểm mới của Luật Đất đai 2024 trong việc định giá đất. Một trong số đó là bỏ khung giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm tiệm cận với giá thị trường.
Nguồn vốn FDI đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản. Nhiều phân khúc đang có những diễn biến tích cực nhờ nguồn vốn ngoại.
Ngày 6/12, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt và Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mỹ Đức sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 82 thửa đất tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
Sáng 21/11, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã thảo luận dự thảo nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Tọa lạc tại cửa ngõ phía Đông Hà Nội, The Fibonan là dự án căn hộ cao cấp gây ấn tượng mạnh nhờ sự nổi trội về giá, vị trí và chất lượng xây dựng vượt trội. Đây là lựa chọn lý tưởng cho giới tinh hoa đang tìm kiếm không gian sống tinh tế, hiện đại và gần gũi với thiên nhiên.
Theo trang dữ liệu batdongsan.com.vn, trong tháng 10/2024, nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung cũng tăng 13%.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 20 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành.
UBND thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4 ha đất (đợt 1) tại các xã Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, cho Tập đoàn Vingroup - CTCP để thực hiện dự án Khu chức năng đô thị Green City.
Phân khúc căn hộ chung cư đang là tâm điểm trên thị trường bất động sản. Thời điểm cuối năm thường là mùa bán hàng sôi động nhất, giá căn hộ chung cư và các dự án đang mở bán cũng được quan tâm hơn.
Giá nhà tăng cao phi lý; tình trạng mất cân đối thừa phân khúc cao cấp nhưng lại thiếu hụt nhà ở vừa túi tiền; hiện tượng đầu cơ gom hàng, thổi giá đã khiến ước mơ an cư của người trẻ ngày càng trở nên xa vời.
Giá nhà đang cao gấp 20 lần thu nhập của người dân, đây là nghịch lý đang diễn ra. Sự phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản còn ảnh hưởng rất lớn sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp để các luật mới thực sự đi vào cuộc sống.
Liên quan đến giải quyết kiến nghị của Cục Thuế Hà Nội, UBND Thành phố đã có văn bản số 3845 về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Khảo sát từ các ngân hàng thương mại cho thấy lãi suất cho vay mua nhà của một số ngân hàng có xu hướng giảm và được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm 2024, nhưng dư nợ vẫn còn thấp.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3840 về việc triển khai Nghị định số 108/2024/NĐ-CP ngày 23/8/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở, giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Nhiều diện tích ki-ốt tầng 1 ở một số tòa nhà tái định cư, nhà ở công nhân tại Hà Nội đang bị bỏ hoang, không cho thuê trong nhiều năm nay.
Tại diễn đàn "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển", các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cần phải có các giải pháp tổng thể và đồng bộ. Đặc biệt, pháp lý và nguồn vốn được coi là hai điểm nghẽn chính cần phải khơi thông càng sớm càng tốt.
Năm 2024, thị trường bất động sản đã có những chuyển dịch tích cực. Tuy nhiên đà phục hồi này vẫn chưa đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các phân khúc.
Hiện nay, thị trường bất động sản đang ở trạng thái kim tự tháp ngược, phân khúc bình dân rất ít, còn phân khúc cao cấp lại thừa quá nhiều. Và đúng như hình ảnh được ví von, kim tự tháp mà xoay ngược thì rất dễ đổ.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 6011 giao hơn 1,2 triệu m² đất (đợt 1) tại huyện Đan Phượng (đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng) cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần để thực hiện Dự án Khu chức năng đô thị Green City.
Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - quốc gia vừa tổ chức đấu giá thành công 20 thửa tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú với giá trúng cao nhất là 94,7 triệu đồng/m², gấp 20 lần giá khởi điểm.
“Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” là diễn đàn do Đài Hà Nội tổ chức vào ngày 16/11/2024 sau tuyến tin bài phóng sự phản ánh với thông điệp “Nhà là để ở, không phải để đầu cơ”.Trong gần 4 tiếng, các nhà quản lý và chuyên gia đã cùng trao đổi, phân tích làm rõ những vấn đề còn tồn tại khiến thị trường bất động sản chưa phát triển lành mạnh. Những thông điệp mạnh mẽ đã được các diễn giả đưa ra cho thấy bức tranh toàn cảnh của thị trường bất động sản hiện nay.
"Xoá nhà tạm, nhà dột nát: Hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ khi xây mới và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa" là nội dung đáng chú ý tại Thông báo số 523 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Nhà ở xã hội đã được tháo gỡ nhiều khúc mắc nhưng vẫn cần sự chung tay từ nhiều phía. Trong đó, chuyên gia cho rằng Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo về bố trí đất, vốn, thủ tục triển khai...
Sau mỗi vụ trả đấu giá đất cao rồi bỏ cọc, giá đất trong khu vực dường như lại được tiếp sức để tăng thêm. Ba năm sau vụ bỏ cọc đất 'vàng' Thủ Thiêm, giá đất tăng mạnh dẫn đến nhiều hệ lụy.
"Thiếu lành mạnh và nhiều lãng phí" là kết quả cuộc khảo sát nhanh mà Đài Hà Nội đã thực hiện khi hỏi về “Thực trạng của thị trường bất động sản (BĐS)”. Khẳng định ấy hoàn toàn không bất ngờ bởi nếu chỉ nhìn nhận hay đánh giá thị trường trong một thời gian ngắn sẽ thấy có rất nhiều câu hỏi được đặt ra.
Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.
Trên thế giới, thuế bất động sản (BĐS) được đánh giá là một loại thuế quan trọng bởi đây là nguồn thu lớn và thường xuyên được dùng để đầu tư, tu bổ hạ tầng, chi trả cho các dịch vụ, đáp ứng an sinh xã hội tại địa phương. Khi tăng thuế chuyển nhượng sẽ dẫn đến giảm giá bất động sản và số lượng giao dịch trên thị trường.
Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội chủ trì tổ chức đã quy tụ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản. Nhiều khuyến nghị, thảo luận chuyên sâu đã được đưa ra tại diễn đàn nhăm ngăn chặn tình trạng thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường, trong đó có đề xuất thuế bất động sản để hạn chế đầu cơ.
Sau hơn ba tháng tạm dừng để rà soát, đất đấu giá tại huyện Thanh Oai lại tiếp tục nóng khi 25 lô đất tại xã Đỗ Động được đưa ra đấu giá với mức khởi điểm thấp, chỉ từ 5,3 triệu đồng/1m², nhưng mức trúng lại cao hơn nhiều so với mặt bằng khu vực.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng để tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.
Sáng 16/11, Đài Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển". Thông qua diễn đàn, Đài Hà Nội mong muốn tập hợp ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia thành một tài liệu tham vấn quan trọng để chuyển cho các cơ quan hữu quan của Chính phủ, hướng đến mục tiêu lý tưởng "mọi người dân đều có nhà để ở".
25 lô đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai hôm nay đã được đưa ra đấu giá. Không còn cảnh đông kỷ lục như cách đây hơn 3 tháng, nhưng giá trúng vẫn khiến nhiều người phải giật mình. 2 lô đất có giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m2. Lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m2.
Sáng nay, 16/11, Đài Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.
Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.
Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.
Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.
Hưởng ứng lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm và quyết tâm của thành phố Hà Nội về chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn thể chế để huy động nguồn lực dành cho phát triển, cùng với tuyến bài triển khai trong suốt hai tháng qua, sáng nay, 16/11, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.
Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.
Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.
Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.
Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.
Nhiều dự án bất động sản (BĐS) ách tắc pháp lý trong thời gian dài đã khiến cho lượng hàng tồn kho không thể "thoát" được, trong khi các khoản phải chi của các doanh nghiệp tăng mạnh.
Sau gần 2 tháng tạm dừng để rà soát, kiểm tra các điều kiện pháp lý, lựa chọn phương án đấu giá phù hợp, ngày mai 16/11, huyện Thanh Oai sẽ tổ chức đấu giá đất trở lại.
Thị trường bất động sản (BĐS) đồng thời có tác động ảnh hưởng đến 40 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó đoán định, thường xuyên thay đổi với sự tham gia của nhiều đối tượng, thành phần.
0