Trả lại đồ thất lạc, văn hóa taxi ở TP.HCM

Trong xã hội hiện đại, việc sử dụng dịch vụ giao thông công cộng, đặc biệt là taxi đã trở nên phổ biến và không thể thiếu đối với nhiều người dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Khi sử dụng dịch vụ này, không hiếm trường hợp hành khách để quên đồ cá nhân trên xe.

Câu chuyện thất lạc và tìm lại được hay không thì ở mỗi nơi, mỗi thời điểm lại mỗi khác. Nhưng ở đô thị tiêu biểu của Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, văn hóa trả lại đồ khi cho người để quên trên xe taxi đang dần trở thành nét văn hóa, giúp tạo ra một hình ảnh tích cực về người dân và dịch vụ taxi tại thành phố phương Nam trong mắt du khách.

Thành phố Hồ Chí Minh – đô thị năng động, điểm đến du lịch hàng đầu cả nước. Điều đáng chú ý đầu tiên và để lại ấn tượng đẹp cho du khách khi đến với vùng đất phương Nam là từ những con người làm việc trong hệ thống giao thông công cộng, mà đại diện tiêu biểu nhất, là những người lái taxi.

Những câu chuyện về việc hành khách để quên đồ trên xe taxi không phải chuyện hiếm gặp, trong thị trường dịch vụ giao thông ngày càng cạnh tranh, việc xử lý sự cố này theo hướng tích cực thậm chí sẽ là cơ hội để các hãng taxi tạo dựng hình ảnh và uy tín đối với khách hàng.

Anh Phạm Ngọc Phú – Huyện Hóc Môn – Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Mình cũng là người từng để quên hành lý trên taxi, hôm đó mình có một buổi họp từ sân bay về, khi chạy về công ty mình hơi vội nên không kiểm tra hành lý. Ví của mình, trong đó có thẻ căn cước và thẻ khách sạn nữa. Mình có điện cho tài xế, khoảng cách xe với khách sạn rất là xa nhưng anh ấy vẫn nhiệt tình hỗ trợ mình. Đến khi đến nơi, anh ấy lại đưa nhầm cho mình một thẻ căn cước khác, mình lại phải liên hệ một lần nữa và anh ấy lại quay lại một lần nữa".

Trước đây, trong tiềm thức của nhiều người khi để quên đồ trong xe taxi nghĩa là có thể sẽ gặp khó khăn, thậm chí là mất luôn tài sản bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, hiện nay, các hãng taxi ở đây đã chuẩn bị những phương án để xử lý tình huống này một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Ông Trần Bảo Giang – Trưởng phòng Hành chính nhân sự công ty Vinataxi cho biết: "Là một công ty taxi truyền thống lâu đời tại TP.HCM, chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp hành khách để quên tài sản hành lý ở trên xe, chúng tôi cũng đã chuẩn bị các phương án kịch bản cho vấn đề này. Đối với tài xế, chúng tôi tuyên truyền những lợi ích của việc trao trả lại cho hành khách. Biện pháp cho tài xế là bắt buộc phải nhắc nhở hành khách trước khi rời xe và kiểm tra lại tài sản của hành khách trong khoang hành lý. Trên xe chúng tôi cũng có những nhắc nhở với hành khách lưu ý đồ đạc trên xe".

Đây cũng là một trong những lý do khiến cho tổng đài và nhân viên trả lời điện thoại truyền thống vẫn được các hãng taxi duy trì trong thời đại công nghệ phát triển. Điều này giúp cho việc xử lý các sự cố trở nên chuyên nghiệp hơn, đồng thời tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của hãng taxi.

Chị Lê Thị Xuân Mai – Tổ trưởng Bộ phận tổng đài Vinataxi cho hay: "Bộ phận tổng đài của chúng tôi hoạt động 24/7, khi khách thất lạc hành lý có thể liên lạc cho tổng đài, cung cấp chi tiết thông tin chuyến đi để chúng tôi tìm ra tài xế, hỗ trợ khách hàng nhận tại tài sản để quên".

Chị Phạm Ngọc Khánh Loan – Tổng đài viên Taxi Mai Linh cho biết: "Những khách hàng người ta quên đồ nhiều khi người ta cuống lên, không thể nhớ được chính xác những thông tin, mình phải trấn an cho người ta dịu xuống, rồi hỗ trợ cho họ cung cấp lại thông tin nếu mà đúng xe Mai Linh thì tụi em sẽ tìm thấy, sự vui mừng của khách khi nhận lại, cũng cảm ơn tổng đài và xin lỗi vừa nãy lớn tiếng, nhưng là nhiệm vụ của tổng đài viên thì mình phải biết tiết chế cảm xúc".

Hiện nay, tất cả các hãng taxi đều đang áp dụng chính sách đào tạo tài xế về việc xử lý đồ đạc của khách hàng. Mỗi bác tài đều được huấn luyện về quy trình tiếp đón, nhắc nhở hành khách không để quên đồ cũng như việc xử lý ngay sau khi phát hiện đồ bỏ quên. Điều này giúp tăng cường trách nhiệm của tài xế trong việc giữ gìn và trả lại đồ đạc cho khách một cách an toàn và kịp thời.

Chị Đặng Y Khoa – Lái xe hãng taxi Mai Linh cho hay: "Công ty thường xuyên tập huấn cho tài xế mình phải có cái tâm, trước khi khách hàng xuống xe mình phải kiểm tra đồ đạc, nhắc nhở khách hàng để hành lý không bị thất lạc".

Anh Phùng Đức Doanh – Lái xe hãng Vinataxi cho biết: "Khi mình phục vụ khách hàng, họ đi xe để quên đồ, thì nghĩa vụ của mình là phải làm sao trả lại cho họ một cách nhanh nhất có thể, đó là điều rất vui vẻ và hạnh phúc".

Anh Nguyễn Xuân Chương – Lái xe hãng Vinataxi cho biết: "Mình luôn đặt vai trò của mình vào khách hàng để thấu hiểu ai cũng thế thôi khi mất tài sản lo lắng là điều tất nhiên, không có gì phải ức chế cả".

Việc xử lý việc khách để quên đồ của các hãng taxi hiện nay theo hướng tích cực từ lâu đã là xu hướng, và đang dần trở thành một nét văn hóa trong ngành dịch vụ giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc này không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng hay tạo dựng uy tín cho hãng taxi, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh thành phố thân thiện, đáng nhớ.

User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.

Lần thứ tư tổ chức, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 được mở rộng với hơn 110 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá tiêu biểu, qua đó, tinh thần sáng tạo được lan toả rộng khắp.

“Tôn cựu, nghênh tân” là chủ đề của cuộc triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cũ, 46 Hàng Bài, Hà Nội.

Sáng 18/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã dự khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.

Không gian vườn hoa Tao Đàn có vai trò kết nối cảnh quan, không gian kiến trúc đô thị với các công trình quan trọng trong khu vực như tòa nhà Thông tấn xã Việt Nam, trường ĐH Dược và quần thể Đại học Tổng hợp Hà Nội, trong lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024.

Chào mừng ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”.

Bảng nội quy được đặt ngay trước cổng chùa Yên Phú thuộc huyện Thanh Trì, quy định: “Không mang vàng mã vào chùa”. Người tới lễ chùa đã quen và cảm thấy thoải mái với nội quy này.

Xu hướng du lịch tại chỗ, hay còn gọi là staycation đang trở nên phổ biến khi nhiều người lựa chọn du lịch ngay trong chính thành phố nơi mình sống. Nó như một cách khám phá lại thành phố và cảm xúc của chính mình.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.

Cây cổ thụ nói chung và cây di sản Việt Nam nói riêng là báu vật của mỗi làng quê, đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian.

UBND huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, đã tổ chức Lễ hội đua mảng truyền thống trên sông Gâm và chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao năm 2024.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo.

Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....

Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.

Ngày 15/11/2024, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ tài hoa Văn Cao, gia đình ông phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một đêm nhạc đặc biệt mừng sinh nhật lần thứ 101 của ông với chủ đề "Văn Cao - Cha và Con”.

Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Người cao tuổi Hà Nội giờ đây đã trở thành ngôi nhà chung của hàng chục nhiếp ảnh gia cao tuổi. Đam mê sáng tạo, ngay cả thành viên tuổi ngoài 80 cũng không ngại xách máy tới các làng nghề ngoại thành để tác nghiệp.

Trong không gian nghệ thuật B&C Maison d’Art, Triển lãm "Hồn Dó" với 50 tác phẩm được thực hiện trên chất liệu giấy dó của họa sĩ Ngô Đức Hoàng đã tạo nên ấn tượng đặc sắc với công chúng yêu nghệ thuật.

Hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia (Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Hộp Ký ức 4.0".

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã thu hút rất đông người dân và du khách tới tham quan, trải nghiệm. Trong đó, nhiều người đặc biệt ấn tượng với tổ hợp triển lãm nghệ thuật được trưng bày tại Đại học Khoa học Tự nhiên, với nét kiến trúc và các tác phẩm mỹ thuật mang phong cách Đông Dương.

Sáng 15/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang (LLVT) - Chiến tranh cách mạng, giai đoạn 2019 - 2024.

Tối 14/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thạch Thất đã khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo.

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, tối 14/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi video clip toàn quốc "Người lính tôi yêu" và cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”.

Lễ hội kỷ niệm 735 năm ngày hóa của Đức thánh Thành hoàng làng Linh Ứng, thượng đẳng Thần Đại vương đền Cống Yên đã được nhân dân địa bàn dân cư số 3, 4, 5 phường Vĩnh Phúc tổ chức trang trọng.

Hà Nội sở hữu nhiều di sản giá trị. Việc tái tạo sức sống cho các di sản này sẽ đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố sáng tạo.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.

Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.

Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.

Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Kỷ niệm 100 năm ngày Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lần đầu đặt chân đến Trung Quốc trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước (11/11/1924 - 11/11/2024); hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 – 2025), Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức Triển lãm “Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, bầu không khí trong lành.

Vườn hoa Cửa Nam sau cải tạo đã hoàn toàn thay đổi từ cảnh quan kiến trúc đến cách bố trí các tiểu cảnh, trở thành một không gian nghệ thuật sắp đặt độc đáo của Thủ đô.