Trải nghiệm 'Tết làng Việt' ở làng cổ
Dịp cuối tuần này, một không gian Tết đậm chất xưa, đặc trưng của những ngôi làng ở đồng bằng Bắc Bộ đã được tái hiện ngay tại ngôi làng cổ độc nhất vô nhị ở ngoại thành Hà Nội - Làng cổ Đường Lâm. Với nhiều hoạt động hấp dẫn cùng không gian đậm màu xưa cũ, sự kiện “Tết làng Việt” tại đây đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, với nhiều trải nghiệm thú vị.
Không gian chợ Tết truyền thống đậm chất xứ Đoài được tái hiện ngay trung tâm làng cổ Đường Lâm - Sân Đình Mông Phụ đã gợi lại biết bao cảm xúc cho bà Phạm Thị Lan về một thời ấu thơ theo mẹ đi chợ sắm Tết.
Bà Phạm Thị Lan - Tỉnh Tuyên Quang cho biết: "Ngày xưa tôi thường theo mẹ ra chợ sắm Tết mặc dù không được phong phú như bây giờ nghèo hơn nhưng Tết cổ truyền vẫn thế vẫn có các trò chơi, các loại bánh".
Còn với các bạn trẻ, nhất là em Tô Ngọc Huyền - Sơn Tây, Hà Nội thì không gian chợ Tết này lại mang đến những cảm nhận khác biệt và lạ lẫm.
Bé Tô Ngọc Huyền – Thị xã Sơn Tây, Hà Nội chia sẻ: "Mọi thứ đều mới lại với con. Hàng năm con cũng được cùng bố mẹ đi sắm Tết nhưng chủ yếu là Trung tâm thương mại và siêu thị năm nay được đi chợ Tết thế này con cảm thấy rất ấn tượng và thú vị".
Đến với không gian “Tết làng Việt” du khách còn được trải nghiệm, tìm hiểu về các nét văn hóa đặc trưng của ngày Tết cổ truyền như nghệ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ, nặn tò he, các trò chơi dân gian… Không gian đậm chất Tết xưa đã để lại ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong lòng du khách nước ngoài.
Chị Hashiguchi Mana – Du khách Nhật Bản chia sẻ: "Tôi đã tìm hiểu về Tết của Việt Nam trước khi đến đây. Hôm nay tôi muốn trải nghiệm tất cả những hoạt động ở lễ hội này vì nó rất hấp dẫn, thú vị. Mọi thứ đều nhiều màu sắc và mang đậm truyền thống của các bạn. Tôi cũng đặc biệt yêu thích bộ áo dài truyền thống này. Tôi mong sẽ được quay lại đây để trải nghiệm nhiều hơn nữa".
Thông qua các hoạt động phong phú, hấp dẫn sự kiện này không chỉ góp phần quảng bá đến bạn bè quốc tế về những giá trị văn hóa truyền thống, ẩm thực độc đáo mà còn là để giữ gìn truyền thống cho thế hệ mai sau.
Với nhiều đổi mới trong công tác tổ chức Thị xã Sơn Tây kỳ vọng sẽ thu hút khoảng 1,5-2 vạn du khách trong nước và quốc tế đến với làng cổ Đường Lâm trong hai ngày cuối tuần. Đồng thời mong muốn “Tết làng Việt” sẽ trở thành hoạt động thường niên, điểm nhấn phát triển du lịch của địa phương qua đó góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với rất nhiều hoạt động phong phú, mới lạ, không chỉ là nơi hội tụ mà còn lan toả mạnh mẽ tinh thần sáng tạo Thủ đô.
Ban Tổ chức ước tính đã có hơn 35.000 khách tham quan, trải nghiệm trên tuyến chính Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Đây là những khởi đầu ấn tượng trong chuỗi ngày hội của giới sáng tạo và những người yêu Hà Nội.
Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.
Sáng nay, 13/11, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tiếp nhận tác phẩm hội họa của Vua Hàm Nghi “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”, do hậu duệ 5 đời của nhà vua trao tặng và tổ chức toạ đàm, giới thiệu về sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi.
Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên độc đáo, bầu không khí trong lành.
Vườn hoa Cửa Nam sau cải tạo đã hoàn toàn thay đổi từ cảnh quan kiến trúc đến cách bố trí các tiểu cảnh, trở thành một không gian nghệ thuật sắp đặt độc đáo của Thủ đô.
Tối 11/11, show diễn thời trang đẳng cấp của cuộc thi "Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024" đã diễn ra tại thành cổ Sơn Tây, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và các tên tuổi hàng đầu trong làng thời trang và nghệ thuật.
Tiếp nối thành công của cuốn sách “Miền Tây du hí”. nằm trong dự án “trẻ em viết sách cho trẻ em”, cuốn "Miền Trung du hí" vừa được ra mắt, kể về những câu chuyện trong hành trình giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của các tác giả nhí.
Sau khi ra mắt và phát hành vào cuối tháng 10, tiểu thuyết “Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi” của tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã bán hết ngay 1.000 bản sách trong lần in đầu tiên, chỉ sau 5 ngày.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là một không gian văn hóa, triển lãm độc đáo, giàu tính thẩm mỹ. Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật mang đến góc nhìn trung thực và đầy đủ về hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam.
Trong năm thứ 4 tổ chức Lễ hội Thiết kế Sáng tạo, hơn 500 nhà sáng tạo, kiến trúc sư, nghệ nhân, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực thiết kế thăng hoa trong cảm xúc, thể hiện những ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy công nghiệp văn hóa của Hà Nội phát triển.
Nhà báo, nhà văn Phạm Việt Tiến vừa chính thức cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết “Mưa ở lung chừng đồi”, với những trang văn đầy chân thực về thân phận của những người phụ nữ đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho những cung đường ra trận.
Nét độc đáo của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đó là mỗi một nhà ga đều được thiết kế màu sắc và hình ảnh riêng biệt gắn liền với từng địa danh cụ thể. Sáng 9/11, thêm một tác phẩm nghệ thuật công cộng với tên gọi ‘’Năm giờ sáng, Hà Nội thức giấc’’ được khánh thành tại nhà ga S8 Cầu Giấy.
Một trong những điểm nhấn của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đó là không gian Pavillon Viglacera Aurora độc đáo, thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã mở cửa đón du khách vào tham quan và trải nghiệm các không gian nghệ thuật. Trong đó, Cung thiếu nhi Hà Nội được coi là “trái tim” của tuyến lễ hội, với các hoạt động sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Trong bối cảnh đô thị hiện đại, nghệ thuật đường phố đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa và xã hội. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian công cộng, nghệ thuật đường phố còn tạo ra những khoảnh khắc kết nối tuyệt vời giữa con người với con người, giữa nghệ sĩ và cộng đồng.
Tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ vừa diễn ra lễ công bố fashion show "Sắc màu di sản". Chương trình do Bản Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội và Công ty Cổ phần Media Tân Thành An phối hợp tổ chức.
Tối nay (9/11), UBND thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024.
Ga Hà Nội được xây dựng từ năm 1902 với tên gọi ban đầu là ga Hàng Cỏ. Trải qua hơn một thế kỷ, nhà ga vẫn giữ được nét kiến trúc cổ kính pha lẫn hiện đại, trở thành một điểm nhấn kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
Triển lãm gốm nghệ thuật "Hiện Linh" của hoạ sĩ Ngô Xuân Bính sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10/11, tại không gian sáng tạo ngoài sân vườn của Bảo tàng Hà Nội.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ khai mạc vào tối ngày 9/11 với chương trình nghệ thuật và diễu hành chủ đề “Giao lộ”, lấy cảm hứng từ khung cảnh đô thị Thăng Long xưa với những tiếp biến từ quá khứ tới hiện tại.
Với chủ đề “Giao lộ thời gian”, Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024 hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô với hơn 100 hoạt động sáng tạo, hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Với mong muốn để thế hệ trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước, vở diễn “Thiếu phụ Nam Xương” của Nhà hát Tuồng Việt Nam đã kể lại câu chuyện gần gũi quen thuộc với nhiều thế hệ.
Sau nhiều năm đắm mình trong thế giới của hội họa biểu hiện trừu tượng, Trần Lưu Mỹ đã trở thành một cái tên nổi bật trong giới mỹ thuật trong và ngoài nước. Mỗi triển lãm cá nhân được tổ chức liên tiếp trong khoảng thời gian gần đây của Trần Lưu Mỹ đã góp thêm một góc nhìn tươi mới cho nghệ thuật trừu tượng đương đại.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 17/11 với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh. Nằm trong chuỗi các hoạt động của lễ hội, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức buổi toạ đàm "Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại".
Trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF VII), ngày 7/11, Viện Phim Việt Nam khai mạc Triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh" tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia.
Vườn hoa Lý Tự Trọng trên địa bàn quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa được cải tạo với kinh phí 25 tỷ đồng, đã mang một diện mạo mới, khang trang và sạch đẹp.
Trong nỗ lực hội nhập, phát triển và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Hà Nội đã ký kết hợp tác với Hội đồng Thủ công thế giới nhằm phát triển bền vững làng nghề.
Đầu tháng 11, họa sĩ nổi tiếng Trần Lưu Mỹ đã tổ chức triển lãm cá nhân “Khoảng trống III”. Nối tiếp hai triển lãm trước đã từng rất thành công, những bức tranh của họa sĩ Trần Lưu Mỹ dẫn dắt người xem vào thế giới của nghệ thuật trừu tượng ấn tượng.
Với chủ đề “Thúc đẩy dòng chảy văn hoá sáng tạo Thủ đô”, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 sẽ chính thức khai mạc vào thứ Bảy (9/11) và kéo dài đến hết ngày 17/11.
Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ là nội dung đang được tập trung triển khai trong Chương trình khuyến công quốc gia 2024, nhằm hỗ trợ các cơ sở sản xuất khắc phục hạn chế, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô.
Sáng ngày 5/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin về Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và quảng bá, thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, hàng nghìn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.
Tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đang diễn ra Triển lãm “Hành trình sống và yêu - 2024” của của nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai).
Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
0