Trăm miền hội tụ (ngày 27/1/2023)

Trong những năm gần đây, sự xuất hiện những cành mai trắng vào dịp Tết tại Hà Nội đã trở thành nét chấm phá độc đáo tô điểm thêm không gian Tết của mỗi gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết để có được những cành mai trắng tinh khôi ấy là bao công sức vun trồng và chăm sóc của người dân trồng mai tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên, không khí và môi trường trong lành. Những năm qua, nhờ đẩy mạnh kết nối với các địa phương, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, du lịch ở Cô Tô đã phát triển vượt bậc.

Tuyên Quang là mảnh đất giàu tiềm năng, thế mạnh về du lịch. Các sản phẩm du lịch nổi trội của tỉnh là du lịch lịch sử - văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái... Những năm qua, Tuyên Quang đã chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Từ xa xưa, những nền văn minh nổi tiếng thế giới đều xuất phát từ lưu vực những con sông mẹ. Nền văn minh khởi nguồn của người Việt cổ hình thành bên những dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã. Dọc theo chiều dài đất nước, các dòng sông gắn với lịch sử và văn hóa đời sống mỗi đô thị. Ví như vẻ đẹp và sự phát triển năng động của thành phố Đà Nẵng luôn gắn liền với đôi bờ sông Hàn, Huế là thành phố soi bóng dòng sông Hương, và lưu vực phù sa trù phú của sông Hồng là nơi khởi nguồn của vùng đất kinh kỳ.

Đời sống văn hóa tinh thần của người Việt luôn gắn với các lễ hội truyền thống. Mỗi một vùng miền đều có những nét đặc sắc riêng mà người dân ở đó luôn trân trọng gìn giữ. Cũng vì thế mà lễ hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Khi đời sống vật chất đã được cải thiện, đồng bào các dân tộc ở khắp nơi đã có điều kiện hơn trong việc gìn giữ và khôi phục các nghi thức lễ hội truyền thống.

Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh văn hóa của nhiều vùng miền và các dân tộc anh em, từ đó tạo nên nét đặc sắc để lan tỏa đến cộng đồng và du khách. Cùng với các hoạt động tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng, xu hướng du lịch gắn với tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa dân gian của một vùng đất cũng đang hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Lợi thế độc đáo của văn hóa dân gian cũng đã và đang được Thành phố khai thác hiệu quả để phục vụ phát triển du lịch.

Trong kho tàng văn hóa dân tộc, âm nhạc truyền thống của mỗi vùng miền luôn mang đến sự phong phú và đa dạng sắc thái. Sắc thái riêng của mỗi loại hình âm nhạc truyền thống đều gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi địa phương và mỗi tộc người. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, điều kiện địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ. Cùng với dòng chảy của thời gian, với sự sáng tạo của các nghệ sĩ, âm nhạc dân tộc cũng được làm mới để phù hợp với xu hướng hiện đại. Không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, âm nhạc của đồng bào các dân tộc thiểu số còn góp phần làm giàu thêm cho nền âm nhạc Việt Nam.

Tết đến, xuân về là phải có hoa đào, hoa mai. Sắc đỏ của đào và sắc vàng, sắc trắng của hoa mai là hình ảnh không thể thiếu của ngày ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Nếu như trước đây, miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc lại ưa hoa đào và cho đó là sự may mắn của gia chủ vào những ngày đầu Xuân. Nay thì đã khác, dù sinh sống ở đâu trên dải đất chữ S thân thương mỗi người con đất Việt, tùy theo sở thích của mình mà lựa chọn hoa đào hay hoa mai cho ngày Tết.

Vào thời điểm này, khi hoa đào, hoa mận nở trắng núi rừng cũng là lúc không khí Tết đã gõ cửa từng nhà và trong các bản làng của người Mông. So với Tết Nguyên đán thì Tết của người Mông đến sớm hơn khoảng một tháng và phong tục đón Tết cũng có sự khác biệt. Đến với bản làng đồng bào dân tộc Mông ở xã Đắk R’măng, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông ta sẽ thấy một không khí vui xuân đón Tết đậm đà bản sắc dân tộc của bà con đồng bào người Mông.

Tại làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam nhiều năm gần đây, những phiên chợ vùng cao đã được tái hiện sinh động, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách phương xa khi đến với Hà Nội. Ở mỗi vùng miền khác nhau thì phiên chợ lại mang một nét văn hóa đặc sắc riêng. Với những phiên chợ được tái hiện ngay tại Hà Nội, điều thú vị đó lại nằm ở chính những người bản địa có mặt tại phiên chợ. Họ chính là linh hồn và là hướng dẫn viên và là chủ nhân của những sản phẩm đặc sắc tại hội chợ.

Đến với mảnh đất Tây Ninh, bên cạnh hành trình chinh phục núi Bà Đen nổi tiếng, du khách sẽ được người dân bản địa giới thiệu một đặc sản khá quen thuộc, đó là món bò tơ, một đặc sản quen thuộc của vùng Đông Nam Bộ. Vậy đâu là điểm đặc biệt để làm nên thương hiệu đặc sản bò tơ Tây Ninh mà đặc sắc nhất vẫn là món nướng?

Ngoài các giá trị di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên thì sự đa dạng, phong phú về văn hoá cũng được coi là thế mạnh giúp Hà Nội trở thành một bức tranh văn hóa nhiều màu sắc trong mắt du khách bốn phương. Nhiều người đã ví Hà Nội chính là “một Việt Nam thu nhỏ” bởi Thủ Đô là nơi hội tụ kết tinh văn hóa của nhiều vùng miền và các dân tộc tạo nên sự đa dạng trong văn hóa nhưng vẫn nổi lên những nét đặc sắc riêng. Đặc biệt đó là điệu hát Then Cao Bằng - một di sản văn hóa phi vật thể đã được thế giới ghi danh.

Lụa Hà Đông từ lâu đã đi vào thơ ca và lòng người, cái tên Vạn Phúc đã trở nên quen thuộc với bất cứ ai yêu sản phẩm lụa. Nhiều du khách ưu ái ví làng lụa Vạn Phúc là nơi hội tụ tinh hoa của sản phẩm lụa. Nơi đây đã trở thành điểm đến không thể thiếu khi du khách phương xa đến với Hà Nội, một không gian quen thuộc rực rỡ và nhộn nhịp quanh năm.

Được mệnh danh là nơi địa đầu Tổ quốc, cội nguồn của Cách mạng Việt Nam, Cao Bằng không chỉ được biết đến là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử mà còn là một điểm đến hấp du khách bởi khí hậu mát mẻ quanh năm. Mảnh đất Cao Bằng có một vẻ đẹp hoang sơ, nguyên sinh của những dãy núi non hùng vĩ và hệ thống hang động, hồ nước tuyệt đẹp. Ngành du lịch Cao Bằng đã có một kế hoạch dài hạn trong việc tăng cường hợp tác để phát triển du lịch và mục tiêu hướng tới đầu tiên là thị trường Hà Nội - một thị trường rộng lớn và tiềm năng.

Mùa này người tiêu dùng Hà Nội đang tranh thủ thưởng thức những trái cam vàng đúng vụ mọng nước, ngọt đậm và có vị thơm đặc trưng, nhờ nó đã góp phần đem lại cho người nông dân vùng Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nguồn thu nhập đáng kể. Cây cam nơi đây đã trở thành một trong những nông sản chủ lực, được đẩy mạnh phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Ai trong chúng ta cũng có một kỷ niệm gắn với những dòng sông. Dù là kỷ niệm tuổi thơ hay kỷ niệm về những chuyến đi thì hình ảnh những dòng sông luôn là những ký ức đẹp. Những dòng sông không chỉ nuôi dưỡng tinh thần mà còn lưu giữ những giá trị truyền thống. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, những dòng sông quê hương không chỉ đem lại cuộc sống cho con người, mà còn giúp người dân mở ra cơ hội phát triển du lịch.

Vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 cúc họa mi bắt đầu bung nở. Loài hoa khoe sắc trắng tinh khôi, báo hiệu mùa đông đã đến. Không biết từ bao giờ, mùa cúc họa mi ở Hà Nội lại thu hút khách du lịch đến thế. Nếu như trước đây, cứ đến mùa này, người Hà Nội thường làm quà cho người thân ở khắp mọi miền đất nước bằng những bó họa mi xinh xắn thì nay những vườn cúc họa mi lại làm nên thương hiệu cho du lịch Hà Nội, thu hút du khách bốn phương về với Thủ đô vào tiết trời cuối thu đầu đông này.

Lần đầu đến với huyện đảo Lý Sơn, du khách chắc đã nghĩ ngay đến việc khám phá một vùng biển đảo hoang sơ và gặp gỡ những ngư dân cả cuộc đời gắn bó với biển cả. Giờ đây khi trở lại Lý Sơn, ta sẽ thấy cả huyện đảo như một công trường với những công trình mới phục vụ du lịch và con đường ven biển bằng phẳng phục vụ những chuyến dạo biển của du khách bằng xe điện. Đặc biệt hơn cả là những chuyến trải nghiệm của du khách len lỏi quanh những ruộng trồng hành, trồng tỏi của người dân nơi đây.

Ở bất kỳ quốc gia nào văn hóa đọc luôn là vấn đề thu hút sự chú ý và quan tâm của xã hội, và đây cũng là vấn đề mang tính toàn cầu. Văn hóa đọc ở nước ta trong bối cảnh hội nhập và phát triển cũng đã khác xưa, mở ra nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức. Tại Việt Nam, các hoạt động về sách và văn hóa đọc đã diễn ra sôi động trên cả nước.

Du lịch cộng đồng hiện đang là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích bền vững cho các địa phương và mỗi Quốc gia. Hình thức du lịch này không chỉ giúp người dân có sinh kế ổn định mà còn bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địạ phương. Nhanh chóng cập nhật xu hướng phát triển này, tỉnh Quảng Bình là một trong những địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi và phát triển làm du lịch cộng đồng nhằm nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Nói đến sơn mài là nói đến một chất liệu đặc trưng của nghệ thuật Việt Nam, nó không chỉ để vẽ tranh mà còn tham gia vào nhiều đồ thủ công mỹ nghệ khác, trong đó có đồ gia dụng. Trải qua thăng trầm của thời gian, nghề sơn mài những tưởng đã bị mai một, nhưng băng tình yêu, ý thức trách nhiệm của mình nhiều nghệ nhân và thợ trẻ làng nghề Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đã có những cách làm sáng tạo để nghề làm sơn mài truyền thống ngày càng phát triển.

Không chỉ có vị trí thuận lợi, nằm ở cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, Hoà Bình còn là địa phương được biết đến với tiềm năng du lịch khám phá và du lịch văn hoá. Đây là vùng di sản với bề dày văn hoá được hình thành, lưu giữ và phát triển lâu đời của đồng bào các dân tộc đang sinh sống.

Vùng đất Tây Ninh quanh năm đầy nắng với địa hình đồng bằng xen lẫn cao nguyên. Cảnh quan đặc trưng nơi đây có núi cao, hồ rộng, rừng xanh và hệ động thực vật phong phú. Không chỉ vậy, văn hoá ẩm thực Tây Ninh cũng khá nổi tiếng với những đặc sản miền Đông Nam Bộ nức tiếng cả nước. Những món ăn tưởng chừng như bình dị, nhưng đầy ấn tượng đối với thực khách khắp mọi miền đất nước.

Festival nông sản Hà Nội năm 2023 lần thứ 2 vừa được tổ chức trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã để lại nhiều ấn tượng đối với các đơn vị và các địa phương trong cả nước đến tham gia. Kết quả lớn nhất được ghi nhận tại hội chợ lần này là mở rộng, tăng cường hợp tác và liên kết giữa các tỉnh thành phố trong cả nước...

Chi Lăng là một huyện nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn, nằm ở phía Bắc nước ta. Nhắc đến Chi Lăng, người ta thường nhớ đến ải Chi Lăng lừng danh trong lịch sử dân tộc, đến những ngọn núi đá vôi hùng vĩ, thiên nhiên hoang sơ... Nhưng ít ai biết được rằng, trên những ngọn núi đá vôi nổi tiếng ấy, có một loại trái được gọi bằng cái tên "vàng mọc trên núi đá vôi".

Huyện Tân Lạc - Tỉnh Hoà Bình được biết đến là một trong những cái nôi văn hoá của dân tộc Mường với những giá trị truyền thống được lưu giữ từ lâu đời như Mo Mường, chiêng Mường, nhiều sản phẩm thủ công đặc sắc, các hoạt động truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, rượu cần và những lễ hội sôi nổi... Với vẻ đẹp hùng vĩ, nền văn hoá đặc sắc và những tiềm năng sẵn có, huyện Tân Lạc hứa hẹn sẽ là điểm đến thành công cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, trải nghiệm...

Trong suốt chiều dài lịch sử, hình ảnh dòng sông và những con thuyền đã gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam, mang đậm nét văn hóa của bà con vùng sông nước. Từ trong lao động sản xuất, cha ông ta đã sáng tạo ra nhiều hình thức vui chơi giải trí, trong đó có đua thuyền rồng, đặc trưng không thể thiếu mỗi mùa lễ hội...

Nghệ nhân ưu tú Bùi Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng Di sản văn hóa Mường, tỉnh Hòa Bình, là một trong những nhà nghiên cứu dân gian về văn hóa cồng chiêng của dân tộc Mường. Với ông, lan tỏa giá trị cồng chiêng xứ Mường không chỉ là trách nhiệm, mà còn là niềm đam mê.

Tâm huyết dành cả cuộc đời cho Phật, Thánh, nghệ nhân Đặng Thị Mát đã đóng góp tích vào việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và góp phần đưa tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đi trình diễn, quảng bá đến với bạn bè quốc tế.

Kết tinh từ tâm hồn của người dân xứ Nghệ, dân ca ví giặm như một mạch nguồn chảy mãi xuyên suốt hàng thế kỷ. Đã 9 năm trôi qua kể từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, giá trị của những câu ví, điệu giặm vẫn được người dân xứ Nghệ gìn giữ và phát huy.

Sợi miến mỏng, nhỏ thanh, ăn dai và giòn là đặc sản của vùng đất Bắc Cạn. Trải qua quá trình sản xuất khắt khe về chất lượng, nguồn nguyên liệu sạch, sợi miến dai, lại không bị nát khi nấu, miến dong Bắc Cạn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Nhiều hoạt động “Kết nối giao thương” đã được triển khai với nhiều hình thức phong phú, tạo điều kiện tốt nhất cho các địa phương,doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động thương mại, kết nối.

Lạp là món ăn của dân tộc Thái ở Tây Bắc nước ta. Đây là món nộm với nguyên liệu được làm từ các loại thịt và trộn cùng các loại rau gia vị đặc trưng. Văn hóa bản địa của đồng bào Thái ở Sơn La cũng đã làm nên một đặc sản Lạp sống độc đáo, ấn tượng.

Bảo tàng tư nhân Hà Nội không chỉ góp phần làm cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa di sản và nhân dân, mà còn giúp kích cầu du lịch, tạo dựng thêm một điểm đến đẹp cho mỗi vùng đất hay lưu lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách gần xa.

Bún tộ Măng Line - món ăn đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt đựng trong một chiếc "tộ" (nồi) bằng đồng thau nguyên chất giúp thức ăn luôn nóng hổi và thơm ngon tròn vị tới miếng cuối cùng. Tại Hà Nội, bún tộ Măng Line cũng là một trong những từ khóa được tìm kiếm thường xuyên khi thực khách muốn tìm đến sự khác biệt trong nghệ thuật ẩm thực.

Từ bao đời nay con trâu không chỉ là “đầu cơ nghiệp” trong sản xuất, làm ra của cải vật chất, mà con trâu còn là phẩm vật quý giá để dâng cúng các vị thần linh như sự trả ơn của con người đối với các đấng bề trên. Bởi vậy, lễ dâng trâu tế trời được coi là một nét văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong cộng đồng một số dân tộc trên khắp mọi miền đất nước.

Được biết đến là "vương quốc" hang động và là địa phương có bờ biển dài hàng trăm km, mỗi năm, Quảng Bình thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội để Quảng Bình mở rộng đầu tư hợp tác với nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Nhờ thay đổi tư duy dám nghĩ, dám làm của người nông dân đã giúp Sơn La trở thành vựa nông sản lớn nhất miền Bắc. Nhiều sản phẩm nông sản an toàn và đặc trưng, có thế mạnh của Sơn La như các loại trái cây, rau củ và các sản phẩm chế biến đã và đang được ngành Công Thương Hà Nội và tỉnh Sơn La kết nối tiêu thụ để giới thiệu với người tiêu dùng Thủ đô.

Trong dòng chảy văn hóa Việt, chiếc áo dài có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn bó với đời sống của người dân xứ Huế nói riêng và là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay. Do đặc trưng văn hóa mà áo dài của mỗi vùng miền cũng có những điểm khác nhau. Qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài xứ Huế dần ảnh hưởng của chiếc áo dài xứ Bắc xưa và vì thế nó luôn được ưa chuộng.

Chẳng phải là của ngon, vật lạ nơi chốn thị thành, nhưng cá thính đã để lại những ấn tượng khó quên với những ai đã từng thưởng thức. Từ một món ăn với mục đích là để dự trữ thức ăn, giờ đây, cá thính đã trở thành đặc sản ở nhiều địa phương và Hà Nội. Dù có cùng tên gọi, nhưng ở những địa phương khác nhau, cá thính cũng sẽ có những hương vị riêng tùy vào khẩu vị của mỗi thực khách.

Đồng bào Dao, Nùng và Tày tại vùng sơn cước Bắc Kạn là cộng đồng được sở hữu và đã bảo tồn giống bí xanh truyền thống trở thành hàng hóa có năng suất cao. Những năm gần đây, bí thơm Bắc Kạn đã bắt đầu xuống phố, có mặt tại các siêu thị ở Hà Nội và được người tiêu dùng Thủ đô khá ưa chuộng.

Phố cổ Hà Nội là nơi lưu giữ linh hồn Thủ đô với tất cả những gì cổ kính và hoài niệm nhất. Mỗi con phố trong địa danh 36 phố phường đều lưu giữ những nét đặc trưng của đất Kinh kỳ, cùng với những ký ức về lịch sử, con người và đất nước. Yêu Hà Nội bằng những cách khác nhau, những kiến trúc sư trẻ tuổi từ nhiều vùng miền của đất nước đã có thiết kế sáng tạo nhằm tạo ra một mạng lưới kết nối di sản với khách du lịch, giúp du khách có những trải nghiệm thú vị hơn.

Với ưu thế chín sớm, cộng với mẫu mã sáng, đẹp, vị ngọt thanh đặc trưng đã khiến quả vải lai Phù Cừ (Hưng Yên) trở thành một đặc sản được ưa chuộng trong và ngoài nước. Nắm bắt lợi thế đó, những năm qua, chính quyền địa phương đã kết nối tiêu thụ nông sản giữa nhà vườn và các doanh nghiệp, đồng thời tổ chức nhiều phiên chợ để người tiêu dùng, đặc biệt là người dân Thủ đô biết đến và lựa chọn đúng sản phẩm.

Nói đến nghề tạc tượng người ta nhớ ngay đến làng tạc tượng Bảo Hà (Hải Phòng) hay làng Vũ Lăng (Thanh Oai, Hà Nội). Đây đều là những làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm và những sản phẩm của các làng nghề này đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước...

Với tình yêu và niềm đam mê với cây dược liệu, suốt một thời gian dài, chị Nguyễn Thanh Tuyền (quê Trà Vinh, Vĩnh Long) đã không quản ngại vất vả, cất công đi tìm vùng đất thích nghi để phát triển cây dược liệu. Sau bao nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ về thổ nhưỡng, khí hậu, chị Tuyền đã bén duyên với xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và quyết tâm gây dựng nơi này thành vựa dược liệu trù phú. Giờ đây, những vạt đồi vốn trồng ngô, sắn hiệu quả thấp đã được thay thế bằng những vùng chuyên canh cây dược liệu giá trị cao.

Vẻ đẹp hài hòa của núi non sông nước cùng những giá trị văn hóa tâm linh đã khiến chùa Hương (Mỹ Đức) trở thành một khu danh thắng nổi tiếng khắp cả nước. Đến chùa Hương những ngày không phải mùa lễ hội, du khách như được tìm về một miền không gian thoáng đãng mà ở nơi thị thành ồn ào, náo nhiệt không thể có được; đồng thời sẽ được tận hưởng không khí trong lành và cảnh đẹp thiên thiên mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của du lịch, những món ăn bình dị mang hương vị núi rừng của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc cũng theo đó mà nổi danh. Qua đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của các chuyên gia ẩm thực và các đầu bếp chuyên nghiệp, ẩm thực Tây Bắc đã trở thành những đặc sản mang hương vị đặc trưng riêng biệt vùng miền, dần trở thành hàng hóa đến với khắp mọi miền đất nước.