Tranh cãi việc bốc thăm môn thứ ba thi vào lớp 10

Cuối tháng 9, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lấy ý kiến của các sở, nhà trường về phương án thi vào lớp 10 THPT công lập từ năm 2025 với ba môn gồm: Toán, Văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên trong số các môn học được đánh giá bằng điểm số.

Nhiều ý kiến đánh giá việc này khiến kỳ thi lớp 10 trở nên may rủi, tạo áp lực cho học sinh. Song cũng không ít ý kiến ủng hộ, cho rằng như vậy tránh tình trạng học lệch và sẽ chấm dứt được tình trạng mỗi địa phương quy định tuyển sinh một kiểu như hiện nay.

Hà Đình Trang, học sinh trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, đang nỗ lực học và ôn tập theo hướng dẫn của thầy cô giáo. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất ngoài 2 môn thi là Ngữ văn và Toán, sẽ bốc thăm môn thi thứ 3 và môn học này sẽ được công bố trước ngày 31/3 hàng năm khiến em khá lo lắng: "Em rất lo lắng vì năm nay bọn em sẽ có những môn tích hợp như Địa lý - Lịch sử và Khoa học tự nhiên, vậy nên khả năng bốc thăm vào hai môn này sẽ cao. Nội dung ôn tập và kiến thức của chúng em sẽ tăng lên rất nhiều".

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10. (Ảnh: Nguyễn Huế)

Một số phụ huynh và giáo viên cũng cho rằng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang rất áp lực, nên nếu thực hiện phương án này, cùng với việc khối lượng kiến thức học tập của học sinh tăng lên thì sẽ tạo thêm gánh nặng tâm lý cho cả học sinh, phụ huynh và các nhà trường.

Tuy vậy, nhiều ý kiến cũng cho rằng phương án này sẽ làm giảm tình trạng học tủ, học lệch của học sinh. Bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Hà Nội) nêu ý kiến: "Nếu thi xác định một môn nào đấy thì học sinh sẽ học tủ, học lệch và các con sẽ có tinh thần học đối phó, chống đối các môn khác. Và tôi hoàn toàn ủng hộ phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo".

Một số ý kiến cho rằng, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, bậc trung học cơ sở chính là nền tảng cơ bản để các em có thể ứng dụng vào thực tiễn sau khi hoàn thành chương trình, nên việc học đều các môn ở cấp học này là rất cần thiết. Trong thực tế, hiện các trường triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo kiến thức vững vàng cho học sinh ở tất cả các môn.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập hiện do các địa phương chủ động tổ chức về số môn, thời lượng, đề thi. Năm học 2024-2025, học sinh lớp 9 học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nên một số địa phương đã có dự kiến về môn thi cũng như cấu trúc, định dạng đề thi cho kỳ thi vào lớp 10. Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo có những quy định tiêu chí khung cho cả nước, trong đó có quy định về lựa chọn môn thi thứ 3 theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên, sẽ tránh được tình trạng mỗi nơi tổ chức thi và tuyển sinh một kiểu như hiện nay.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, đây là điểm mới chưa có tiền lệ trong tổ chức thi và tuyển sinh lớp 10 công lập nên sẽ có những rủi ro, vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tính toán kỹ lưỡng và có giải pháp phù hợp cho cả lộ trình thực hiện.

User
Ý KIẾN

Nếu xem thư viện là “trái tim” của trường học thì người thủ thư chính là “trái tim” của thư viện. Những người thủ thư, những giáo viên trông coi thư viện mà có được nguồn cảm hứng với sách thì chắc chắn sẽ giúp học sinh đến gần hơn với sách.

Tại Hà Nội, một số trường học đã có những cách làm sáng tạo để dần đưa ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo lộ trình và tiêu chí đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Từ đầu năm 2024 tới thời điểm này, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đã tiến hành kiểm tra 24 sở GD&ĐT các tỉnh, thành về các nội dung liên quan lựa chọn sách giáo khoa; đặc biệt là bấn đề dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có hơn 2.200 học sinh các trường trung học phổ thông đã đăng ký tham dự kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia năm học 2024-2025, tăng gấp 2 lần so với kỳ thi năm học 2023-2024.

“Vì sự phát triển bền vững ngành Kế toán - Tài chính” là chủ đề của chuỗi hoạt động do Học viện Tài chính phối hợp với Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA) tổ chức.

Trong đợt cao điểm xử lý vi phạm giao thông lần này, CSGT sẽ tập trung vào đối tượng là phụ huynh và học sinh; tăng cường tuần tra, kiểm soát quanh khu vực trường học.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Bộ sẽ ban hành dự thảo quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 từ ngày 15/10, sớm hơn các năm trước 3 tháng, nhằm tạo điều kiện chuẩn bị tốt nhất cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI,… sinh viên cần được lĩnh hội những kiến thức mới nhất, đảm bảo thực tế nghề nghiệp để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.

Chuỗi sự kiện Chào tân sinh viên Marketing Land là một trong những chương trình sôi động và quy mô lớn nhất Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chương trình được tổ chức với mục đích giúp các bạn tân sinh viên kết nối và thỏa sức thể hiện bản thân.

Sau sự việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm canh thừa, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sinh viên.

Sáng 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong giai đoạn 2020-2024, Việt Nam có 173 lượt thí sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế; tỷ lệ học sinh có huy chương là 87%, nếu tính cả bằng khen, cả 173 em đều đạt giải.

Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị không được để xảy ra tình trạng học sinh dùng điện thoại trên lớp nhưng không phục vụ học tập và không được giáo viên cho phép.

Không chỉ học qua sách vở mà học sinh còn được xem, được nhìn và hòa mình vào lịch sử bằng những địa danh, địa chỉ cụ thể, đã giúp các em tích lũy kiến thức và cảm xúc về truyền thống, vẻ đẹp của lịch sử Hà Nội một cách nhanh chóng.

Năm 2024, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế, với 38 lượt học sinh tham gia. Các đoàn học sinh Việt Nam đều mang về nhiều thành tích xuất sắc.

Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho biết, kết thúc xét đạt tiêu chuẩn chức danh có 631 ứng viên được các hội đồng xét thông qua để đề xuất xét đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư.

Tổ chức Times Higher Education (THE) vừa công bố bảng xếp hạng trường đại học tốt nhất thế giới năm 2025. Trong đó, Việt Nam có 9 đại diện.

Nghị định số 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới đáng chú ý liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh trong giáo dục.

Tại Hội nghị Giao ban chuyên môn cấp học phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tháng 9 vừa qua, một số hiệu trưởng trường công lập nêu đề xuất cho phép giáo viên, học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông được nghỉ học chính khóa ngày thứ Bảy.

Công ty Na Uy No Isolation đã phát triển robot AV1, nhằm giúp thay thế vị trí của những đứa trẻ bị bệnh không thể đến trường. Nhờ đó, các em có thể tiếp tục việc học và kết nối với bạn bè.

Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội vừa mở khoá đầu tiên chương trình tiên tiến ngành Kinh doanh quốc tế và Phân tích dữ liệu kinh doanh, được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa 2 trường đại học hàng đầu.

Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 37 về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.

Nhiều trường học tại Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động dạy và học, giúp học sinh phát triển tri thức, kỹ năng của một công dân toàn cầu.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm nay đã được ngành giáo dục quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, hướng ứng với nhiều hoạt động thiết thực.

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố, từ năm 2025, đại học này sẽ giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học chỉ còn ba phương thức.

Ngày 7/10, quận Ba Đình tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" tại 15 trường học trên địa bàn. Đây là một trong những sáng kiến nhằm nâng cao ý thức an toàn giao thông cho học sinh, phụ huynh và toàn thể cộng đồng, đặc biệt trong môi trường học đường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương xây dựng quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 vào tháng 11 tới và dự kiến ngày 15/10 sẽ ban hành dự thảo quy chế, sớm hơn các năm trước 3 tháng.

Sáng 7/10, huyện Phúc Thọ tổ chức lễ gắn biển công trình cấp thành phố - Trường THCS Long Xuyên, chào mừng kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô.

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động với nhiều yêu cầu khắt khe, việc học tập nâng cao trình độ là nhu cầu tất yếu, đặt ra những yêu cầu mới với các trường đại học trong việc đổi mới đào tạo sau đại học.

Sáng 6/10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức chương trình "Chào tân sinh viên Khóa 66 Trường Kinh doanh". Đây là một trong ba trường thành viên trực thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được hình thành từ sự sắp xếp 8 khoa/viện.

Khởi nguồn từ những lớp bình dân học vụ, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô hiện nay đã phát triển cả về lượng và chất, luôn tiên phong đổi mới và khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước, hướng đến vươn tầm khu vực và quốc tế.

Đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho Việt Nam đã đạt thành tích cao nhất từ trước tới nay với 100% thành viên đoạt giải thưởng trong kỳ thi Olympic Toán và Khoa học Quốc tế (IMSO) 2024, xếp hạng thứ 2 toàn đoàn.

Chiều 5/10, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã phối hợp với Viện Khoa học an toàn Việt Nam tổ chức chuyên đề “Tập huấn kỹ năng giảng dạy phòng chống tai nạn thương tích” cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025.

Quận Hoàng Mai vừa tổ chức phát động tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời với nhiều hoạt động phong phú, thúc đẩy văn hóa đọc.

Bộ GD-ĐT dự kiến các địa phương có thể chọn thi tuyển vào lớp 10 với 3 môn gồm Toán, Văn và một môn được bốc thăm ngẫu nhiên.

24 trường công lập chất lượng cao, công lập tự chủ tài chính của Hà Nội thu học phí từ 300.000 - 6,57 triệu đồng một tháng.

Chuỗi sự kiện giáo dục tài chính năm 2024 "Đồng tiền thông thái" nhằm thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia với mục tiêu giáo dục về đồng tiền thông thái cho sinh viên.

Tối 3/10, tại Trung tâm hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện tại Hà Nội năm 2024.

Tối 3/10, tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố năm 2024.

Thành phố Hà Nội đã giao gần 16.800 m² đất cho Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh để xây dựng hai trường học.

Vào 20h tối nay (3/10), lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện tại Hà Nội năm 2024 sẽ được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Lực lượng CSGT Hà Nội và công an các địa phương đang triển khai kế hoạch cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp học sinh, sinh viên, phụ huynh điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về ATGT.

Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" vừa được phê duyệt. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam cần đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực đại học trở lên phục vụ ngành này.

Chương trình cùng chung tay tái thiết trường lớp, nâng bước em tới trường vừa được phát động tại Hà Nội, nhận được sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp cùng học sinh và giáo viên Thủ đô.