Triển khai 6 nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ nhằm bàn về các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 3, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp và phục hồi sản xuất.

Nêu một số tồn tại, hạn chế và các bài học kinh nghiệm cần lưu ý trong công tác phòng, chống, ứng phó với bão lũ vừa qua; nhất trí với các đề xuất của các bộ, ngành, địa phương về nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, nhất là các cơ chế, chính sách nhằm khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương, cảm ơn các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng và nhân dân đã nỗ lực phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; đồng thời nghiêm khắc phê bình những tổ chức, cá nhân có lúc, có nơi còn chủ quan, lơ là, thiếu tinh thần, trách nhiệm trong phòng, chống, ứng phó thiên tai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương về khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Ảnh: TTXVN.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ quán triệt mục tiêu: không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói rét, thiếu nước uống, không có chỗ ở; khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 có hiệu quả; nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân; khẩn trương khôi phục sản xuất, kinh doanh; kiểm soát tốt lạm phát, phấn đấu vẫn đạt tăng trưởng kinh tế 7%; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh, an toàn, an dân; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, giữ môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích; cứu chữa người bị thương, bị bệnh và tổ chức mai táng cho người thiệt mạng; có chính sách cho gia đình có người bị mất, người bị thương; rà soát, hỗ trợ, tiếp tế lương thực, thực phẩm, nước sạch, bảo đảm nguồn nhu yếu phẩm để ổn định đời sống nhân dân. Nhất là phải tìm mọi biện pháp tiếp cận những nơi còn chia cắt, cô lập để tiếp tế cho người dân; huy động lực lượng, dọn dẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường, khơi thông kênh mương, thu gom rác thải, nhất là tại các khu vực bị ngập lụt; phòng chống dịch bệnh phát sinh sau bão lũ; không để mất điện, mất sóng viễn thông và các dịch vụ thiết yếu bị đứt gãy; khẩn trương sửa chữa các cơ sở y tế, giáo dục để đón các cháu học sinh đến trường.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ các ngành, địa phương tiếp tục thống kế thiệt hại của nhà nước, nhân dân; tổ chức nơi ở tạm, an toàn cho người dân đã mất nhà cửa, đồng thời tổ chức tái định cư cho tất cả người dân bị mất nhà, vùi lấp tới nơi ở an toàn, hoàn thành trước ngày 31/12/2024 với điều kiện an toàn và tốt hơn nơi ở cũ; tổ chức khôi phục giao thông; đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau; tổ chức thống kê thiệt hại để có chính sách hỗ trợ gia đình bị thiệt hại, miễn giảm học phí cho học sinh bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Đối với nhiệm vụ khôi phục sản xuất, kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu rà soát, thống kê thiệt hại các cơ sở sản xuất kinh doanh để khôi phục trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là chính sách về tín dụng, hỗ trợ giống cây con, phân bón cho nông nghiệp, hỗ trợ khôi phục các loại hình dịch vụ, khôi phục sản xuất công nghiệp, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, có phương án tăng cường các loại hình giao thông, giảm giá cước vận tải, khôi phục các kho bãi tập kết hàng hóa; điều hòa các công trình thủy điện, thủy lợi trong xả lũ và tích nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ bàn về các biện pháp khắc phục hậu quả bão số 3, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp và phục hồi sản xuất. Ảnh: TTXVN.

“Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng...; Bộ Tài chính nghiên cứu giảm, giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí; Bộ Công Thương bảo đảm vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh; Ngân hàng Chính sách xã hội có phương án cho vay các hộ gia đình; ngành bảo hiểm thanh toán kịp thời cho các thiệt hại của doanh nghiệp, người dân.”, Thủ tướng chỉ đạo.

Để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, Thủ tướng yêu cầu phải đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm thu ngân sách, cung ứng xăng dầu, điện nước; sử dụng hiệu quả tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả, chống tham nhũng, lãng phí, trục lợi; cung ứng đủ hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh; kiểm soát giá cả, không để găm hàng, đội giá, tranh thủ lúc khó khăn để trục lợi; tập trung làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tái cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp tình hình địa phương; tiếp tục đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan xây dựng, triển khai chương trình khắc phục hậu quả bão lũ, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án chống hạn mặn, sạt lở, sụt lún tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án khảo sát, đánh giá, phòng chống sạt lở trên cả nước. Các cơ quan xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích một số ngành, lĩnh vực có thể phát triển bứt phá, tăng tốc như các ngành chíp bán dẫn, khu thương mại tự do, trung tâm tài chính...

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để tích cực, chủ động tổ chức thực hiện đúng, trúng, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn nói trên; đồng thời kêu gọi với “tình dân tộc, nghĩa đồng bào,” “tương thân, tương ái,” “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá rách hơn,” phát huy tinh thần "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt;" "ai có của giúp của, ai có công giúp công, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều, tất cả vì nhân dân, vì đất nước,” chung sức, đồng lòng khắc phục hậu quả bão số 3, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu đề ra.

User
Ý KIẾN

Trong bão số 3, cây si cổ thụ gắn liền với khuôn viên tòa biệt thự Pháp cổ có tuổi đời hơn trăm tuổi ở góc phố Trần Hưng Đạo - Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã bật gốc.

Sáng 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Chiều 19/9, Văn phòng Trung ương Đảng ra thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.

Hướng tới chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tổ hợp Cung Thiếu nhi Hà Nội sẽ được khánh thành vào thứ 7 ngày 21/9.

Nhà máy điện rác Seraphin - nhà máy điện rác thứ hai của Thủ đô Hà Nội sẽ được đưa vào vận hành thử nghiệm từ tháng 12 năm nay.

Sáng 19/9, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã tiếp công dân theo đơn thư của bà Nguyễn Thị Vân, xã Kim Quan, huyện Thạch Thất và công dân Hà Quang Thuyết, con ông Hà Văn Đạo, ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh.

Tính đến ngày 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức hai đợt phân bổ cho 12 tỉnh, thành phố với tổng số tiền 81,5 tỷ đồng.

Chiều 19/9, Học viện Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024.

Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 445.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu khống, rút tiền từ Ngân hàng SCB và chuyển một lượng lớn tiền ra nước ngoài.

Trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, tình trạng xe đỗ, dừng sai quy định gây mất ATGT, mất mỹ quan đô thị có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp.

Ngày 18/9, tại khu vực gần cầu Thủ Biên, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, một lái xe đầu kéo đã bị xe tải hất văng khi vội vàng chạy sang đường mà không chú ý quan sát.

Chiều 19/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam đang tính đến phương án sơ tán công dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Một vụ tai nạn giao thông do hai xe khách tông nhau đã xảy ra vào khoảng 0h15 sáng 19/9 trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Hậu quả của vụ va chạm này là hai hành khách trên xe đã tử vong.

Từ ngày 1/10 tới, ngành đường sắt sẽ bắt đầu mở bán vé tập thể tàu Tết 2025 nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên.

Tại dự thảo Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ, Bộ GTVT đã đề xuất sửa một số quy định về niên hạn sử dụng đối với từng loại xe ô tô kinh doanh vận tải.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ chấp thuận đề xuất của UBND TP Hà Nội về dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai.

Để ứng phó với cơn bão số 4, các đơn vị của Vùng 3 Hải quân đã duy trì lực lượng, phương tiện trực; cơ động tàu thuyền ra khu tránh bão; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn nhà cửa, kho tàng; thành lập các tổ, lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.

Vào lúc 16h30 ngày hôm nay 19/9, một vụ cháy đã xảy ra tại một xưởng giấy tại số 51 đường Quang Tiến, Nam Từ Liêm. Rất may không có người bị nạn.

Ngày 19/9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Chiều nay (19/9), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin về công tác phối hợp với các nước để bảo hộ ngư dân trước cơn bão số 4 Soulik.

Ông Lương Hoài Nam vừa bị tạm hoãn xuất cảnh chỉ vì là người đại diện công ty đang nợ thuế - Bamboo Airways. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xử lý trong trường hợp này của cơ quan Thuế “cứng nhắc” vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động cũng như nỗ lực trả nợ thuế của doanh nghiệp.

Quá trình khám xét nhà của cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ, Bộ Công an đã phát hiện và thu giữ nhiều tài sản, đồ vật của bị can này, trong đó có 97 miếng vàng nguyên khối và bộ sưu tập 13 đồng hồ hàng hiệu, 134 sổ tiết kiệm.

Trong vòng 24 giờ qua, từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã hứng chịu mưa lớn với lượng mưa lên tới hàng trăm mm, gây nguy cơ ngập lụt diện rộng và nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất.

Chung tay với đồng bào cả nước khắc phục hậu quả nặng nề sau thiên tai, sáng nay 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Cứu trợ Thành phố số tiền 30 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân 12 tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

Ngày 19/9, phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đã phối hợp Công an TP. Thủ Dầu Một bắt quả tang và tạm giữ 04 đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép số lượng lớn pháo hoa nổ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc, sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba từ ngày 21-27/9/2024.

Dự án Cung Thiếu nhi mới của Hà Nội đã và đang hoàn thiện sau gần 3 năm thi công, với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng. Khi đi vào hoạt động, nơi đây sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho việc học tập, vui chơi của thanh thiếu niên Thủ đô là môi trường phát triển cho các tài năng tương lai của Thành phố.

Nhà máy điện rác Seraphin - nhà máy điện rác thứ hai của Thủ đô Hà Nội sẽ được đưa vào vận hành thử nghiệm từ tháng 12 năm nay.

Giờ cao điểm sáng 19/9 đã xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông nghiêm trọng trên đường gom Đại lộ Thăng Long hướng từ Hòa Lạc về trung tâm, tại km 6+200 đoạn trước khu đô thị Vinsmart City. Nguyên nhân là do thi công sửa chữa đường ống nước sông Đà.

Trước diễn biến bão số 4, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng và sạt lở đất đá, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã kích hoạt đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.

TAND TP. HCM xác định trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - những con số rất lớn trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.

Khoảng 4 giờ sáng 19/9, cầu Ngòi Móng (đoạn km 0+250), trên đường tỉnh 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình đã bị lún và sập, hiện không có thiệt hại về người.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Quảng Ngãi đã có mưa lớn trên diện rộng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương tập trung biện pháp khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là tình trạng mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất, lũ quét.

Ngày 18/9/2024, Công an tỉnh Lào Cai đã đấu tranh, triệt phá thành công chuyên án, bắt giữ 4 đối tượng có hành vi án mua bán người xuyên quốc gia.

Ngày 19/9, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam đã ra tù sau khi được Hội đồng xét duyệt giảm án đồng ý cho giảm toàn bộ thời gian còn lại của mức án.

Vào 10 giờ sáng nay, bão số 4 di chuyển với vận tốc 20-25km/h, tâm bão nằm trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Ngày 19/9, TAND TP. HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 đại án Vạn Thịnh Phát. Ở phiên tòa này, bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 đồng phạm hầu tòa với 3 tội danh.

Tổ chức phi chính phủ ActionAid quốc tế tại Việt Nam vừa có buổi làm việc với huyện Sóc Sơn, Hà Nội để hỗ trợ huyện khắc phục hậu quả sau bão số 3.

Sáng 19/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4 dự kiến đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung.

Tại huyện đảo Cồn Cỏ vào lúc 9h31, sức gió cực đại đạt 25,5 m/s (cấp 10). Dự báo vào 13 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.