Trịnh Đình Tiến, nhiếp ảnh gia đặc biệt và những cổng chào

Chào đón đoàn quân trở về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954, ngoài cờ hoa, biểu ngữ rợp trời, phố phường Hà Nội thêm vẻ uy nghi bởi những chiếc cổng chào được dân chúng dựng lên ở nhiều cửa ngõ, phố phường Hà Nội. Người đời sau sẽ khó hình dung về những “khải hoàn môn” ngày ấy nếu không có một tay máy trẻ tuổi say mê chụp ảnh cổng chào: Trịnh Đình Tiến.

Nhiếp ảnh gia Trịnh Đình Tiến (1938-2021) vốn con nhà “danh gia vọng tộc”. Ông là hậu duệ đời thứ 10 của chúa Trịnh Căn. Cha ông là Trịnh Đình Kính, nhà tư sản dân tộc nổi tiếng giàu có, người làm ra thủy tinh màu đầu tiên ở Việt Nam, sản phẩm được xuất cả sang Pháp, đọ cùng những hàng tinh xảo của châu Âu. Chị gái là Trịnh Thị Ngọ, nổi danh với cái tên Hanoi Hannah - phát thanh viên chương trình tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời chống Mỹ.

Nhiếp ảnh gia Trịnh Đình Tiến. Ảnh: Nguyễn Quang Thiều cung cấp.

Từ bé ông Tiến đã có sở thích chụp cổng chào Hà Nội. Vì thế nên ngày ấy, ông đã chụp được một loạt cổng chào của các phố phường Hà Nội. Phố Hàng Thiếc thì làm cổng chào bằng tôn múi, phố Hàng Bông thì làm cổng chào bằng bông, phố Hàng Nón thì làm cổng chào bằng lá nón, phố Hàng Đào thì lại làm cổng chào bằng vải điều đỏ…

Phố Hàng Bông gắn bông. Ảnh: Trịnh Đình Tiến.

Khi những chiếc cổng chào được người Hà Nội dựng lên đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về, chàng trai 17 tuổi Trịnh Đình Tiến khi đó đã không bỏ lỡ những hình ảnh đặc biệt trong thời khắc đặc biệt của lịch sử dân tộc:

“Người dân Hà Nội đã hướng về kháng chiến từ lâu rồi. Khi đại quân ta trở về, Bác Hồ trở về thì dân Hà Nội rất phấn khởi, dựng lên những cổng chào khải hoàn môn, khúc ca khải hoàn đón những người chiến thắng trở về. Nơi phố Hàng Khay, các cụ bô lão và nhân dân phố Hàng Khay dựng lên cái cổng chào đón tiếp quân ta. Cổng chào này chất liệu bằng mành, dựng lên bằng tre nứa - tượng trưng cho cổng thành.

Phố Hàng Khay. Ảnh: Trịnh Đình Tiến

Tôi có chụp một cái ảnh nữa tại Hàng Bông, ngã tư Hàng Bông, Quán Sứ, Hàng Gai cổng chào bằng bông, bông gòn người ta đắp lên. Ở phố Hàng Thiếc, ngã ba phố Hàng Thiếc thì làm bằng tôn múi. Còn tại Cửa Nam thì họ làm bằng chất liệu vải điều. Tôi, người thanh niên Hà Nội 17 tuổi háo hức cầm máy ảnh đi chụp ảnh tất cả các cổng chào của Hà Nội, cổng khải hoàn môn để đón quân ta giải phóng Thủ đô, chấm dứt một thời kỳ dài Hà Nội bị chiếm đóng, dân ta độc lập tự do…”.

Phố Hàng Thiếc. Ảnh: Trịnh Đình Tiến
Phố Cửa Nam trong dịp giải phóng Thủ đô 10/10/1954. Ảnh: Trịnh Đình Tiến.

Sau này, Trịnh Đình Tiến mơ theo nghề quay phim. Ông từng theo học ngành quay phim ở Trường Sân khấu Điện ảnh. Cái số không được làm nghề này nên khi phụ quay phim "Vợ chồng A Phủ", ông bị tai nạn ngã ngựa, hỏng mắt phải. Buộc phải rẽ ngang, ông hành nghề chụp ảnh dạo để kiếm sống. Nhưng đó lại là duyên may của Hà Nội khi có một người lưu giữ lịch sử thành phố bằng ảnh. Trong ngôi nhà ở số 65 Hàng Bồ, ông cất giữ một kho tư liệu ảnh vô giá, ghi lại hình ảnh của Hà Nội trải qua nhiều chục năm, về con người, cảnh sắc, phường phố, y phục, xe cộ… và những nghệ sĩ tài hoa của Hà Nội như danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng…

Ngõ Hàng Hương. Ảnh: Trịnh Đình Tiến.

Câu châm ngôn của riêng ông là: "Nói có sách, mách có ảnh". "Bất kỳ ai cũng có thể hiểu được lịch sử qua kho tư liệu ảnh của tôi" – nói một cách chính xác, bất kỳ ai cũng có thể hiểu được lịch sử Hà Nội giai đoạn mà ông sống qua kho tư liệu ảnh ấy. Kho tư liệu ảnh khổng lồ ấy là những khoảnh khắc Hà Nội không mất đi, kể cả khi thời gian đã trôi, kể cả khi ông đã không còn nữa…

User
Ý KIẾN

Chiều 8/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đi kiểm tra, dự tổng duyệt Lễ kỷ niệm cấp Quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Từ nhiều tháng qua, nhà văn hóa địa bàn dân cư số 11 phường Vĩnh Tuy luôn trở thành điểm hẹn của cư dân. Họ cùng họp bàn, thực hiện kế hoạch thu dọn, vệ sinh và làm đẹp cảnh quan cho các tuyến phố.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", Thành phố đang đẩy mạnh hoàn thiện kết cấu hạ tầng khung để mở rộng không gian phát triển, phát huy vai trò Thủ đô, là động lực phát triển, trung tâm liên kết vùng và cả nước.

Chiều 8/10, quận Ba đình đã tổ chức Lễ gắn biển công trình cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

70 tác phẩm hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc về chủ đề “Hà Nội – Sức sống và niềm tin” vừa khai mạc trưng bày sáng 8/10, diễn ra đến hết ngày 22/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tổ chức World Culinary Awards vừa trao cho Hà Nội giải thưởng "Điểm đến thành phố ẩm thực tốt nhất châu Á năm 2024", tại lễ trao giải lần thứ 5 vừa diễn ra tại Dubai, UAE. Năm ngoái, thành phố Hà Nội được tổ chức này vinh danh là "Điểm đến thành phố ẩm thực nổi bật nhất châu Á 2023".

Thành phố Hà Nội đã hoàn thành 75% trong khoảng 100 công trình trọng điểm năm 2024 nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (GPTĐ), với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 75.000 tỷ đồng.

Thành Đoàn Hà Nội và Hội cựu Thanh niên xung phong thành phố đã tổ chức buổi gặp mặt Đội Thanh niên xung phong công tác giải phóng Thủ đô vào sáng nay, 8/10.

Công an quận Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 27 năm thành lập Công an quận vào chiều 7/10.

Sáng nay (8/10), 10 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024 đã được vinh danh tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Sau đây là danh sách và tóm tắt thành tích của 10 cá nhân xuất sắc.

"Các điển hình tiên tiến, gương “Người tốt, việc tốt” sẽ ngày càng phát triển, có sức lan tỏa rộng rãi, góp phần cổ vũ cán bộ, đảng viên, nhân dân Hà Nội vươn lên mạnh mẽ, làm cho vườn hoa “Người tốt, việc tốt” của Thủ đô ngày càng phát triển rực rỡ" - Thủ tướng Chính phủ nói.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024 được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức vào 7h30 ngày 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Hội nghị sẽ vinh danh 10 cá nhân xuất sắc, đồng thời biểu dương 70 gương điển hình tiên tiến.

Hà Nội đang mùa thu - mùa đẹp nhất trong năm và cũng là mùa đánh dấu Thủ đô thêm một tuổi mới. Những người nước ngoài đang có mặt tại Hà Nội dành tình cảm đặc biệt cho thành phố.

Chiều 7/10, Kho bạc nhà nước Hà Nội tổ chức Lễ công bố quyết định về việc bổ nhiệm hai Phó Giám đốc. Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã đến dự.

Chiều 7/10, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố do Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên làm Trưởng đoàn, đã giám sát công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Tây Hồ.

Thành phố, các địa phương tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, chuyển đổi số; lắng nghe, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Sáng 7/10, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn dự lễ khánh thành và gắn biển công trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Dự án đầu tư xây dựng Khu liên cơ quan Vân Hồ (52 phố Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng).

Sáng 7/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn đã chỉ đạo tổng duyệt chương trình Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt và vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2024.

Sáng 7/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn đã tham dự Trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những Cửa ô”.

Những ngày này, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm đang khoác lên mình tấm áo mới vui tươi, rực rỡ nhưng cũng đầy ắp sự hoài niệm, chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Chiều 7/10, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã dự lễ gắn biển hai công trình “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Sáng 7/10, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự lễ gắn biển hai công trình cấp thành phố chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Trường THCS Giảng Võ và Cụm công trình hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình.

Những ngày đầu tháng 10, phố bích họa Phùng Hưng đang trở thành địa điểm tham quan độc đáo và hấp dẫn. Không chỉ mô tả vẻ đẹp của Hà Nội qua những bức bích họa đặc sắc mà nơi đây còn là một không gian sống động, tái hiện lại những ký ức không phải ai cũng biết về Hà Nội giai đoạn 1946-1954.

Chiều 7/10, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ khối và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Hà Nội đang đổi mới và phát triển theo hướng trở thành một đô thị thông minh và hiện đại. Trong tiến trình đó, diện mạo, kiến trúc của thủ đô đã có những thay đổi để phù hợp với quy hoạch theo từng thời kỳ.

Trong Quý III/2024, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện; trong đó, người lao động làm việc tại Hà Nội có tốc độ tăng thu nhập cao hơn cả, đạt 10,7 triệu đồng, tăng 6,6% so với quý trước.

Sáng nay (7/10), quận Ba Đình tổ chức Lễ gắn biển công trình cấp thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Trường THCS Giảng Võ và Cụm công trình hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Trúc Bạch.

Sáng nay (7/10), quận Hoàng Mai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và tổng kết phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” năm 2024.

Sáng nay (7/10), quận Hà Đông đã tổ chức lễ gắn biển ba công trình hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và gắn biển tên các tuyến đường, phố mới.

Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Lê Hồng Thắng cho biết đã có 11/11 tổ chức đã bàn giao mặt bằng, 94/160 hộ gia đình đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.

Sáng 7/10, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thành ủy Hà Nội đã phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”.

Sáng 7/10, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn đã dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tại Nhà lưu niệm đồng chí Trần Duy Hưng (quận Nam Từ Liêm).

Những ngày này, khắp các nẻo đường, tuyến phố của Hà Nội được trang trí cờ hoa rực rỡ để chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Đài Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10" tại Nhà hát Lớn tối 6/10. Tới dự có Ủy viên Trung uơng Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Chương trình “Đêm hội Áo dài 2024” đã mang đến những bộ sưu tập áo dài ấn tượng, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã khép lại thành công, để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân và du khách. Đây là một hoạt động trọng điểm kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình".

78 đơn vị, với gần 3 nghìn vận động viên, được lựa chọn qua hội khỏe cấp cơ sở, tranh tài ở bốn môn thi đấu gồm bóng đá nam, cầu lông, bóng bàn, kéo co nam và nữ.

Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình là ngày hội lớn của nhân dân Thủ đô, điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm đón nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình của UNESCO.

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài” đã chính thức bế mạc vào tối 6/10 tại sân khấu Quảng trường Đoan Môn, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long.

Ngày Hội Văn hóa vì Hòa bình không chỉ là dịp để tôn vinh văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để nhìn lại chặng đường 70 năm Thủ đô Hà Nội đứng lên mạnh mẽ từ đổ nát của chiến tranh để trở thành một đô thị hiện đại, phát triển bền vững.

Chúng ta đang sống trong những ngày đẹp nhất của Hà Nội. Trong sắc thu, Hà Nội dường như chứa đựng trọn vẹn cả bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông trong chỉ một ngày.

Trước năm 2015, phường Láng Thượng là địa bàn trọng điểm, phức tạp. Sau khi đồng chí Nguyễn Anh Tuấn nhận trọng trách Trưởng Công an phường Láng Thượng, phường đã ổn định về an ninh trật tự.

Sau 5 tháng thực hiện kế hoạch liên tịch giữa UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội về xây, sửa 725 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đến nay, 100% công trình đã hoàn thành và đi vào sử dụng.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, sáng 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Đây là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc của thành phố.

“Thủ đô Hà Nội - 70 năm sự nghiệp quy hoạch - kiến trúc và phát triển đô thị” là nhan đề cuộc Hội thảo do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức.

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” - sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.