Trồng dưa lưới công nghệ cao, đảm bảo ATTP | Thực phẩm an toàn | 11/06/2023
Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn ứng dụng công nghệ cao, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cung ứng ra thị trường nhiều sản phẩm sạch, đảm bảo ATTP, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng Thủ đô. Cùng tìm hiểu cách làm này của huyện Phúc Thọ trong Chương trình "Thực phẩm an toàn" hôm nay.
Từ khóa:
Ý KIẾN
Hiện nay, an toàn thực phẩm là tiêu chí quan trọng để xét duyệt các sản phẩm đạt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc này không chỉ giúp chủ thể OCOP nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm mà còn tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm trên thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu.
Gần đây đã xảy ra hàng loạt các vụ ngộ độc liên quan đến thực phẩm, hàng hóa bán trước cổng trường. Vậy vấn đề về an toàn thực phẩm tại các quận, huyện trên địa bàn đã được chú trọng, giám sát ra sao, để hạn chế nguy cơ các vụ ngộ độc xảy ra tại trường học?
Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam hiện đang xếp vị trí thứ hai về lãng phí thực phẩm. Các chuyên gia cho rằng, điều này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là nguyên nhân gây ra mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, cũng như những tác động xã hội khác.
Phiên chợ trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn của TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2024 do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức, đã thu hút nhiều chuỗi kết nối nông sản an toàn tham gia. Đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố đã chủ động, tích cực duy trì, hỗ trợ phát triển gần 1.000 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố.
Hà Nội hiện có trên 4.500 trường học có bếp ăn bán trú, căng tin; trung bình 1 ngày cung cấp trên 117 nghìn suất ăn. Do vậy, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cho học sinh cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm.
Sau 2 năm triển khai, mô hình chợ văn minh thương mại và an toàn thực phẩm do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường phát động đã chứng minh tính ưu việt, được đông đảo tiểu thương, và người tiêu dùng đánh giá cao.
Từ tháng 8 năm nay đến hết tháng 8 năm 2025, toàn thành phố tập trung cao điểm cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong và ngoài trường học. Bếp ăn tại các nhà trường đều được kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Cùng với đó, trước cổng và xung quanh trường học các dịch vụ ăn uống cần được các địa phương giám sát kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hoài Đức là một trong những huyện triển khai sớm chuyên đề “Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học”, đặc biệt có sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng liên ngành trong việc kiểm tra, giám sát.
Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức buổi triển lãm với chủ đề “Nhận diện thực phẩm thật - giả”, thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng vì sự thiết thực, hữu ích.
Tại trường mầm non Tiên Dương (huyện Đông Anh), toàn bộ nguyên liệu và quá trình chế biến đều được nhà trường và nguồn cung cấp cam kết về chất lượng cũng như đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thời điểm này, các cơ sở giết mổ tập trung đã đặt hàng các chuỗi để có nguồn cung thực phẩm cuối năm. Nắm bắt nhu cầu thịt lợn sạch, an toàn của người tiêu dùng ngày càng cao, Công ty cổ phần Thực phẩm Song Đạt đã đầu tư lắp đặt hệ thống dây chuyền pha lóc, sơ chế tự động theo tiêu chuẩn châu Âu.
Chỉ còn 1 tuần nữa là đến Tết Trung thu, các đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đang kiểm tra, giám sát các sản phẩm bánh Trung thu, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý dứt điểm, không để các sản phẩm không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Nội đang chủ động triển khai thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh bánh trung thu trên địa bàn.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, các lực lượng chức năng của Hà Nội đang tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ mặt hàng bánh trung thu, quyết không để các sản phẩm kém chất lượng, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm lưu thông trên thị trường.
Nhiều hội chợ, tuần hàng quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ những sản phẩm OCOP đã được ngành nông nghiệp tổ chức, đưa nông sản an toàn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Sau gần 7 năm triển khai, nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội đã và đang triển khai mô hình “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát”, không chỉ góp phần thay đổi thói quen kinh doanh, ăn uống, nâng cao ý thức trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm mà còn hình thành nét văn minh mới trong thương mại.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm sản phẩm bánh mì trong mùa hè nắng nóng, chủ các cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh mì cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy, sản xuất, kinh doanh bánh mì ở Hà Nội đã đảm bảo an toàn thực phẩm hay chưa?
Hàng năm, các lực lượng chức năng của Hà Nội đều đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn, nhiều nhất là thực phẩm chức năng và thực phẩm cho người già và trẻ nhỏ. Các mặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng là vấn đề nổi cộm.
Hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm đã được nhà nước ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, tiến tới xóa bỏ điểm giết mổ nhỏ lẻ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường. Nhưng đến nay, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận chính sách để đầu tư hoặc nếu xây dựng thì hoạt động cầm chừng.
Các quán trà sữa tăng nhanh về số lượng. Tuy nhiên, chất lượng mặt hàng này đang bị thả nổi, khó kiểm tra, kiểm soát. Vậy công tác này cần được thực hiện ra sao?
Để đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học, ngoài kiểm tra điều kiện thực tế tại các bữa ăn bán trú, thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Để tận hưởng trọn vẹn mỗi kỳ nghỉ, một trong những điều cần thiết mà mỗi hành khách cần làm là tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm trước mỗi chuyến đi.
Thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo từng lĩnh vực cụ thể, tập trung phát triển nông nghiệp sạch, xanh, nông nghiệp chất lượng cao, hướng tới xuất khẩu bền vững. Từ đó, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái.
Những năm qua, vấn nạn nước đá bẩn, nước uống đóng chai, đóng bình dùng liền chưa đảm bảo vệ sinh luôn khiến người tiêu dùng lo lắng. Vậy thành phố Hà Nội cần phải vào cuộc kiểm soát hai loại hình này như thế nào?
Việc xảy ra hàng loạt các vụ ngộ độc tập thể trong thời gian qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo mất an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể nói chung và thức ăn đường phố nói riêng. Vậy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là trong các bếp ăn tập thể, cần được thực hiện ra sao?
Trước thực trạng các vụ ngộ độc có chiều hướng gia tăng như hiện nay, các hoạt động thanh, kiểm tra tại các tỉnh, thành trên cả nước cần được thực hiện nghiêm, để phát hiện sớm các cơ sở kinh doanh không đảm bảo an toàn. An toàn thực phẩm cần đảm bảo suốt quá trình, từ nguồn gốc, vận chuyển phân phối, bảo quản, chế biến thực phẩm.
Nông sản Việt Nam đang được xuất khẩu đến hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ và ngày càng có sức hấp dẫn lớn với các đối tác quốc tế. Tuy nhiên hiện nay, công tác quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói ở nhiều địa phương vẫn còn hạn chế, cần sớm khắc phục để nâng cao uy tín cho nông sản Việt.
Đảm bảo an toàn thực phẩm đối với loại hình dịch vụ ăn uống luôn được các cơ quan chuyên môn, chức năng, các địa phương, các cơ sở trên địa bàn thành phố chú trọng. Tuy nhiên, một số cơ sở vì lợi nhuận mà chưa tuân thủ nghiêm trong quá trình nhập nguyên liệu, cũng như chế biến chưa đảm bảo vệ sinh nhất là mùa hè nắng nóng rất dễ nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Những năm qua, cây bưởi được ngành nông nghiệp Hà Nội tập trung phát triển khá mạnh. Với tiềm năng lợi thế sẵn có, Hà Nội được xác định sẽ là vùng canh tác bưởi trọng điểm của cả nước trong thời gian tới. Với rất nhiều giống bưởi khác nhau, Hà Nội đã có định hướng thế nào trong phát triển thương hiệu và đảm bảo an toàn trong chăm sóc bưởi.
Theo Cục Trồng trọt, nhu cầu về bưởi trên thị trường trong những năm gần đây tiếp tục tăng cao. Dù vậy, giá trị kinh tế từ xuất khẩu bưởi ở Việt Nam hiện mới chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng giá trị của thế giới. Với trên 7.500 ha diện tích bưởi, Hà Nội có lợi thế để chuyên canh cây bưởi hướng tới thị trường xuất khẩu. Nhiều địa phương đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng bưởi và bưởi hiện là cây trồng chủ lực của nhiều địa phương.
Mỗi ngày Hà Nội có khoảng 150 tấn thịt gia súc, gia cầm được cung cấp từ các cơ sở giết mổ trong thành phố và các tỉnh thành phía bắc được kiểm soát về chất lượng và vệ sinh ATTP, đáp ứng 60% nhu cầu tiêu thụ thịt của thành phố. Chuẩn bị cho thị trường tiêu dùng của người dân Thủ đô dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024, các trang trại, hộ chăn nuôi gia súc gia cầm đang gối và tăng đàn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thực phẩm từ chăn nuôi.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Chuyển đổi số sẽ giúp khắc phục những hạn chế về chất lượng sản phẩm, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu... để từ đó hình thành nền nông nghiệp hiện đại, đem lại giá trị, thu nhập cao. Và đó cũng là những mục tiêu mà ngành Nông nghiệp Thủ đô đang nỗ lực hướng tới.
Trong những năm qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, phối hợp quản lý chặt chẽ, nên điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các bếp ăn đã được đầu tư bài bản, hiện đại hơn. Đặc biệt, nhận thức và kỹ năng thực hành ATTP của người chế biến tại bếp ăn tập thể cũng được nâng cao.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đã chủ động phát triển nông sản, sản phẩm OCOP. Nhiều hoạt động quảng bá và tiêu thụ nông sản đã được Hội liên hiệp phụ nữ các cấp thực hiện, nhằm giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Hà Nội hiện đang là địa phương có diện tích sản xuất lúa lớn nhất miền Bắc. Với lợi thế này, Hà Nội đang tập trung đưa những giống có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất theo quy trình Việt GAP, tiến tới hữu cơ. Nhiều mô hình được triển khai tại các huyện ngoại thành Hà Nội đã mang lại kỳ vọng cho những người trồng lúa, kéo người nông dân gắn bó với cánh đồng của mình.
Để hình thành các vùng trồng cây dược liệu hàng nghìn ha phát triển tốt, Hà Nội ưu tiên chọn các giống dược liệu bản địa, phù hợp với canh tác lâu đời của địa phương. Vùng trồng dược liệu hữu cơ tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn được coi là một trong những vùng trồng dược liệu lớn nhất của Hà Nội.
Thay vì sản xuất những sản phẩm thô, gần đây nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã chuyển sang hướng sản xuất các sản phẩm sạch, an toàn thực phẩm, thậm chí là các sản phẩm tinh chế, nhằm bắt nhịp xu hướng tiêu dùng.
Xác định chương trình OCOP là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, huyện Quốc Oai đã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.
Cùng với các chính sách kích cầu du lịch trên địa bàn thành phố, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các địa điểm lưu trú luôn được quan tâm kiểm tra, giám sát. Đây là nội dung chính của chương trình hôm nay.
Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) đã và đang thúc đẩy các địa phương trên toàn thành phố tạo ra những sản phẩm mới, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Cũng thông qua chương trình OCOP, nhiều địa phương đã thoát nghèo và từng bước thay đổi cuộc sống người dân.
Để nâng cao giá trị nông sản và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sạch, Hà Nội đang tập trung hỗ trợ các HTX và người dân xây dựng quảng bá thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Tết Trung thu năm 2023 đang đến gần, UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các cấp, các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra những vi phạm chất lượng và điều kiện vệ sinh an toàn trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm, chú trọng vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu.
Những năm qua huyện Sóc Sơn luôn được xem là vùng canh tác lúa Nếp cái hoa vàng lớn nhất nhì Hà Nội. Hiệu quả đem lại từ giống lúa gạo đặc sản này là rất tích cực. 17 vùng sản xuất Nếp cái hoa vàng của 8 xã đều cho năng suất, chất lượng và tính đồng đều cao và mang lại tính kinh tế vượt trội. Tuy nhiên đầu ra cho sản phẩm lúa nếp cái hoa vàng vẫn là nỗi lo của bà con nông dân. Vấn đề này được chương trình "Thực phẩm An toàn" phát sóng trong chương trình hôm nay.
Kiểm soát ATTP đối với loại hình bếp ăn tập thể tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố không hề đơn giản. Từ tháng 8/2023, Hà Nội đã tập trung cao điểm truy xuất nguồn gốc tận cùng thực phẩm nhập vào trong bếp ăn công nghiệp. Vậy công tác này cần được thực hiện ra sao mời quý vị theo dõi vấn đề này phát sóng trong chương trình "Thực phẩm an toàn" phát sóng ngày hôm nay.
Là địa phương có tốc độ đô thị hoá quá nhanh, huyện Đan Phượng xác định nông nghiệp VietGap, nông nghiệp hữu cơ, phát triển các sản phẩm OCOP xây dựng thương hiệu là hướng phát triển trong tương lai.
Nho Hạ Đen có chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt được xu thế này, người dân huyện Phúc Thọ đã chuyển sang trồng nho Hạ Đen theo quy trình hữu cơ với hy vọng thu được nguồn lợi kinh tế cao.
0