Trục sông Hồng, biểu tượng phát triển mới của Thủ đô

Theo quy hoạch Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trục sông Hồng sẽ là không gian chủ đạo của đô thị trung tâm, với diện mạo mới xứng tầm một trong những thủ đô lâu đời nhất châu Á. Sau hơn nghìn năm âm thầm bồi đắp, nuôi dưỡng và trải qua bao thăng trầm cùng mảnh đất kinh kỳ, sông Hồng sẽ lại chứng kiến một giai đoạn phát triển mới của Thủ đô.

Trục không gian chủ đạo của đô thị trung tâm

Với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 28/6, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Một trong những điểm nhấn của Luật Thủ đô là cho phép Thành phố trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô

Vị trí quan trọng của sông Hồng đã được cụ thể hóa rất rõ trong Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội. Giờ đây, với việc Luật thủ đô được thông qua, Thành phố Hà Nội sẽ được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch.

Nguồn lực đất đai khu vực hai bên sông cũng sẽ phát huy được tối đa giá trị và giúp Hà Nội xây dựng mô hình thành phố ven sông xứng tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó, đưa sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô.

Thời gian trước, quy hoạch phân khu sông Hồng đã được thành phố Hà Nội chú trọng triển khai. Đặc biệt, Kế hoạch số 68 ngày 3/3/2023 đã xác định đến năm 2025 thành phố sẽ đầu tư xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành các quận nội thành. Tất cả các quận, huyện này đều nằm ở hai bên bờ sông Hồng. Đây cũng là sự khẳng định mạnh mẽ vị trí trục trung tâm chủ đạo của sông Hồng.

Trong 5 trục động lực của Thủ đô mà Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đề cập, trục sông Hồng cũng chính là trục không gian chủ đạo của đô thị trung tâm với đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử.

Video: Quy hoạch sông Hồng phát huy tối đa nguồn lực đất đai

Sông Hồng trở thành dòng sông nằm giữa khu vực đô thị phía Bắc - Nam Thủ đô, chảy qua trung tâm thành phố. Về mặt hình thái, đô thị của Thủ đô Hà Nội sẽ quay mặt ra sông. Hai bên sông sẽ xây dựng con đường di sản văn hóa tái hiện lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc và con đường giới thiệu cảnh quan, đất nước con người, hình ảnh đặc trưng của các vùng miền để phát triển các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.

Đây cũng là không gian tái hiện các lễ hội văn hóa truyền thống từ mọi miền tổ quốc; kết nối với khu vực hồ Tây, khu vực cầu Long Biên và phố cổ hình thành không gian phát triển các hoạt động du lịch, giải trí và kinh tế ban đêm.

Trục sông Hồng sẽ phân thành ba đoạn.

  • Đoạn một từ Ba Vì đến cầu Hồng Hà dài 90 km.
  • Đoạn hai từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở dài 40 km qua đô thị trung tâm (thuộc địa giới hành chính của 55 phường xã, 13 quận huyện gồm: Đan Phượng, Mê Linh, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín).
  • Đoạn ba từ Mễ Sở đến hết Phú Xuyên dài 30 km được phát triển vận tải đường thủy, khai thác du lịch, dịch vụ văn hóa, dịch vụ sinh thái, nông nghiệp.

Trong đó, đoạn hai từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở (hai cây cầu dự kiến khởi công vào tháng 10/2024) sẽ có có 3 phân đoạn. Phân đoạn từ cầu Hồng Hà tới cầu Thăng Long là khu vực phát triển không gian sinh thái, bảo tồn tính tự nhiên.

Từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì sẽ là phân đoạn trung tâm, đa chức năng với các công trình công cộng, văn hóa dịch vụ thương mại. Còn phân đoạn từ cầu Thanh Trì đến cầu Mễ Sở được quy hoạch cho không gian sinh thái, trọng tâm với các khu vực trồng rau màu cây cảnh khu vực nuôi trồng thủy sản cùng làng nông nghiệp truyền thống và công trình di tích lịch sử.

Những thành phố lớn trên thế giới như London (Anh), New York (Mỹ) hay Seoul (Hàn Quốc)… cũng đều rất chú trọng đến việc quy hoạch đô thị ven sông, lấy những con sông như Thames, Hudson hay sông Hàn làm trục phát triển trung tâm. Từ đó, các đô thị ven sông này tạo dựng được thêm những giá trị kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.

Với sông Hồng, Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 cũng đã tính đến việc khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng; lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch, tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng và bãi giữa sông Hồng.

Định hướng này sẽ là “điểm tựa” để đưa con sông Hồng chảy giữa lòng Hà Nội, trở thành khung thiên nhiên, trở thành điểm nhấn đặc sắc của đô thị Hà Nội trong tương lai. Sông Hồng sẽ trở thành trục không gian xanh, vừa thay đổi diện mạo ấn tượng cho những vùng đất hai bên bờ sông, vừa lan toả, tạo động lực phát triển cho thành phố Hà Nội và cả vùng Thủ đô.

Bãi giữa sông Hồng sẽ trở thành công viên văn hóa.

Với quan điểm ấy, Thành phố đã giao các cơ quan liên quan triển khai nghiên cứu lập Đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng", thuộc địa bàn 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ, hướng tới việc hiện thực hóa các mục tiêu được định hướng trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Việc cải tạo bãi giữa, bãi bồi sông Hồng thành Công viên văn hóa du lịch của Thủ đô có thể xem như một giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của bãi giữa sông Hồng. Đồng thời, việc này cũng giúp tạo không gian mở, xanh, đáp ứng nhu cầu vui chơi và thể thao, tham quan du lịch hấp dẫn du khách, giải quyết bài toán thiếu các không gian công cộng, nhất là các không gian văn hóa, sáng tạo, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi và triển lãm nghệ thuật của người dân Thủ đô.

Phát triển hệ thống giao thông hiện đại

Cũng liên quan đến những cây cầu, theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, giai đoạn tới, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng thêm 9 cây cầu  qua sông Hồng. Những cây cầu mới không chỉ khai thác tiềm năng quỹ đất hai bên bờ sông, giúp giải bài toán ách tắc mà thành phố đang phải đối mặt, mà còn tăng kết nối, phát triển kinh tế-xã hội liên vùng Thủ đô, góp phần đưa trục sông Hồng trở thành một biểu tượng mới cho sự phát triển của Hà Nội.

Phối cảnh cầu Trần Hưng Đạo

Ðồ án quy hoạch Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 cũng đề xuất hệ thống tàu điện một ray (sky-monorail) bố trí dọc hai bên sông Hồng. Hệ thống tàu điện này sẽ kết nối với tuyến xe buýt đường sông, tạo nền tảng hệ thống giao thông công cộng, xóa sự ngăn cách về không gian của hệ thống đê tả và hữu Hồng, góp phần đưa đô thị phát triển hướng ra sông thay vì quay lưng lại sông như nhiều năm qua.

Với khổ tàu và đường ray bé, tàu có thể kết nối, trung chuyển khách vào khu vực phố cổ. Được biết, đơn vị tư vấn đã đề xuất ba lộ trình có thể thực hiện tuyến tàu một ray. Tuyến số 1 dài khoảng 11 km từ Liên Hà (huyện Ðông Anh) đến Tân Lập - An Khánh (huyện Hoài Ðức). Tuyến số 2 chạy từ Mai Dịch - Mỹ Ðình - Văn Mỗ - Phúc La - Giáp Bát - Thanh Liệt -đến Phú Lương dài khoảng 22 km. Tuyến số 3 từ Nam Hồng (huyện Ðông Anh) đến Ðại Thịnh (huyện Mê Linh) dài khoảng 11 km.

Tàu điện một ray có thể dễ dàng đi vào các hành lang trong thành phố.

Phương tiện công cộng này có nhiều ưu điểm như cấu trúc gọn, di chuyển êm không gây ồn ào, hiệu quả vận chuyển hành khách cao và chi phí đầu tư cho loại hình này thấp hơn các loại hình tàu điện khác. Tàu điện một ray có thể dễ dàng đi vào các hành lang trong thành phố, mà không cần sự trợ giúp của hệ thống lưới điện quốc gia và các trạm điện…

Tại các điểm kết nối nhà ga của tuyến đường sắt một ray sẽ kết hợp với dịch vụ du lịch, văn hóa với các giá trị vật thể và phi vật thể như bãi tắm Chử Ðồng Tử, đền Nguyên Phi Ỷ Lan, làng cổ Bát Tràng... , qua đó khai thác hiệu quả hơn tiềm năng du lịch của Trục sông Hồng.

Hà Nội đánh thức tiềm năng du lịch sông Hồng

Sông Hồng với nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, làng cổ đã mở ra cơ hội cho doanh nghiệp xây dựng tour đặc trưng của Hà Nội. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch của con sông này vẫn đang ngủ đông khi chưa được khai thác xứng tầm.

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2024, ngành du lịch Thủ đô chú trọng phát huy các giá trị văn hóa, di sản gắn với du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn dựa trên các lợi thế của từng địa phương.

Video: Đưa sông Hồng trở thành biểu tượng mới của Thủ đô

Ngày 21/6, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức chương trình khảo sát một số tuyến điểm du lịch dọc sông Hồng. Tuyến du lịch sông Hồng do Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển du lịch sông Hồng khai thác từ nhiều năm qua, hiện có 6 tuyến tham quan chính với nhiều trải nghiệm hấp dẫn, như: Những nhịp cầu hạnh phúc; Ấn tượng sông Hồng và 4 chương trình Trên dòng sông Phật pháp với hành trình thăm các đình, đền, chùa từ huyện Gia Lâm, Thường Tín (Hà Nội) đến huyện Khoái Châu (Hưng Yên), Duy Tiên (Hà Nam), thị xã Từ Sơn và huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).

Trong đó, tuyến Ấn tượng sông Hồng thăm đền Đại Lộ, đền Dầm (huyện Thường Tín, Hà Nội), đền Chử Đồng Tử - Tiên Dung (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên), làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã hình thành từ hơn 20 năm trước.

Trước đó, Sở Du lịch phối hợp với Tổng Công ty Du lịch Hà Nội khảo sát xây dựng tour du lịch đường thủy kết nối các điểm du lịch văn hóa, làng nghề trên khu vực sông Hồng nhằm đưa vào khai thác tour du lịch đường thủy kết nối phố cổ Hà Nội với làng gốm sứ Bát Tràng, di tích đền thờ Chử Đồng Tử.

Đây là một trong những hoạt động góp phần để ngành du lịch Hà Nội quảng bá hình ảnh Thủ đô đến với bạn bè trong nước và quốc tế, thúc đẩy việc đạt được mục tiêu đón 27 triệu lượt khách du lịch đến với Hà Nội trong năm 2024, trong đó, 5,5 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 103 nghìn tỷ đồng.

Hạn chế lớn nhất hiện nay là hệ thống bến cảng, bến tàu thủy nội địa ở Hà Nội thiếu trầm trọng và không bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật khiến tàu du lịch khó cập bến, đặc biệt là vào mùa nước cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Sự chồng chéo trong các chính sách, quy định về cấp phép, quản lý bến tàu thủy nội địa và phương tiện đường thủy cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư không dám vận hành, khai thác sản phẩm du lịch đường sông tại Hà Nội.

Một chuyến tàu du lịch trên sông Hồng.

Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bến bãi và cảnh quan hai bên sông; sản phẩm du lịch cũng như công tác xúc tiến quảng bá sản phẩm còn nghèo nàn, đơn điệu; thiếu hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ tốt; thiếu tính liên kết, hoạt động tìm hiểu văn hóa và trải nghiệm tại các làng nghề, làng cổ ở các địa phương trên dọc tuyến sông còn hạn chế là những nguyên nhân khiến tuyến du lịch sông Hồng chưa thu hút được du khách trong nước và quốc tế.

Sau chương trình khảo sát, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các sở, ngành, các chuyên gia để xây dựng kế hoạch cụ thể. Từ đó, tham mưu, đề xuất với UBND thành phố về việc khai thác, phát triển tuyến du lịch sông Hồng.

Trong đó, ưu tiên đầu tư, xây dựng và quản lý bến tàu thủy nội địa; cải tạo cảnh quan môi trường; bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách; nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách gia tăng trải nghiệm cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ và đội ngũ phục vụ tàu, đội ngũ hướng dẫn viên, lắp đặt hệ thống audio guide (thuyết minh tự động) và hệ thống màn hình chiếu trên tàu để tăng cường thông tin về các điểm đến cho du khách.

Thực hiện: Đỗ Bắc
Đồ họa: Thanh Nga

User
Ý KIẾN

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.

Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.

Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.

Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.

Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản nhằm cụ thể hóa Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.

Sáng 21/11, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.

Trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đang gấp rút thi công nhằm đạt các tiến độ, về đích trước ngày 31/12/2024.

Sáng nay (21/11), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Bằng việc ưu tiên thúc đẩy công nghệ xanh và chuyển đổi số, Hà Nội đang trên đà khẳng định mình là trung tâm phát triển kinh tế và văn hóa năng động, ứng dụng công nghệ số để xây dựng Thủ đô trở thành thành phố thông minh với tầm nhìn dài hạn về sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Với việc huy động tổng lực và đồng bộ các giải pháp tập trung xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đến thời điển này, huyện Sóc Sơn đã có 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam đang là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt tại các thành phố lớn như Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt mới đây được đánh giá là giải pháp mang tính bền vững, lâu dài.

Ngay trong ngày đầu công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố - Trưởng Ban chỉ đạo cùng các thành viên đã nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với Dự án đầu tư xây dựng công viên hồ Phùng Khoang.

Trong 2 ngày 19 - 20/11, Hội Luật gia TP Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024-2029.

Hà Nội là địa phương đầu tiên thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay, 20/11.

Trong kỳ họp vào tháng 12 tới, UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ trình HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về vùng phát thải thấp nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 2, Điều 28, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024.

HĐND thành phố Hà Nội vừa thông qua nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng ba khu công nghiệp tại các huyện Thường Tín và Sóc Sơn.

Các đơn vị chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đang tiến hành xác định giá đất để triển khai giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường Tô Ngọc Vân.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6004/QD-UBND về việc phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”.

Để bảo đảm nguồn cung nông sản cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội đang tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất cây trồng vụ đông, phấn đấu diện tích canh tác tăng 3.000 - 4.000 ha so với kế hoạch từ đầu năm.

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo được công bố tại Hội nghị sáng nay (20/11) do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì.

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng chống lãng phí, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Kỳ họp thứ 19 HĐND thành phố đã kết thúc, hoàn thành đúng nội dung chương trình đã đề ra. Với tỷ lệ thống nhất cao HĐND đã thông qua nhiều Nghị quyết, quan trọng.

Tại kỳ họp thứ 19, hôm nay, HĐND TP Hà Nội xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô năm 2024.

Tại Kỳ họp thứ 19, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã nhất trí thông qua Nghị quyết Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” do UBND Thành phố trình tại Tờ trình số 421/TTr-UBND ngày 13/11/2024.

Sáng nay, HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.

Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.

Quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tại Kỳ họp chuyên đề, sáng 19/11, với đa số phiếu tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sáng 19/11, HĐND thành phố đã khai mạc Kỳ họp thứ 19 - Kỳ họp chuyên đề, nhằm xem xét và quyết định 15 nội dung thuộc thẩm quyền.

Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng nay (19/11), HĐND thành phố Hà Nội, khóa XVI nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 19( kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.

Công an thành phố Hà Nội vừa phối hợp cùng UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức triển khai đồng loạt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại 12 điểm trường trên địa bàn quận.

Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, sáng 18/11, Đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.

Đến thời điểm này, 30/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố đã triển khai xây dựng 216/202 trụ sở Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thị trấn; trong đó, 97 trụ sở được hoàn thành, bàn giao đi vào hoạt động.

Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng đến từng gia đình, mỗi người dân; góp phần xây dựng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Hà Nội những ngày này, sáng nào cũng bị một lớp sương dày đặc mờ ảo bao phủ, người lái xe khó quan sát, khó nhìn xa.

Căn hộ đã hoàn thiện nhưng ít người thuê, còn các toà nhà khác thì xây dựng dở dang rồi để đó trong khi nhu cầu về nhà ở tại Hà Nội là rất lớn. Nghịch lý này đang tồn tại nhiều năm nay tại khu nhà ở dành cho học sinh, sinh viên tại khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

Tối qua, 17/11, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương tới chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.

Sáng 18/11, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đoàn đại biểu đến đặt hoa tại tượng đài Bác Hồ, Bác Tôn nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Sáng nay, 18/11, Đoàn công tác của Thành ủy Hà Nội do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội nhân Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sáng 18/11, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương dẫn đầu đoàn đại biểu đến đặt hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn.

Trải qua 20 năm tổ chức, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành nề nếp, là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc tổ chức Ngày hội nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Tối 17/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.

Ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi được ra mắt với mục tiêu kết nối người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố. Chính quyền các địa phương cùng lực lượng công an cơ sở đã và đang đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng để cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời những vấn đề dân sinh.

Tối 17/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã tới dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân Tổ dân phố số 9, phường Long Biên, quận Long Biên.

Nhiều hồ điều hòa đang bị chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán, thậm chí còn trở thành bãi trông giữ phương tiện.