Trung Quốc liên quan đến vụ lật đổ TGĐ OpenAI Sam Altman?

Đó là một trong số các giả thiết được đặt ra sau khi Tổng Giám đốc OpenAI - Sam Altman – tác giả của ChatGPT bị sa thải rồi lại được bổ nhiệm lại chỉ trong vòng 4 ngày. Không chỉ đơn giản là câu chuyện của một công ty công nghệ, ẩn đằng sau hiện tượng này là rất nhiều yếu tố liên quan tới việc tranh chấp quyền lực giữa các nước lớn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI hiện đã được coi là một mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền văn minh.

Tác giả: Pippa Malmgren
Người dịch: Nguyễn Thành Nam
Đồ họa: Thanh Nga

---

Vụ sa thải kịch tính và chóng vánh kéo dài 4 ngày ở công ty công nghệ OpenAI xứng đáng nhận được sự quan tâm sâu sắc hơn từ phía công chúng. Bề ngoài, đây có vẻ là một cuộc tranh giành quyền lực, nhưng đằng sau đó có thể là câu chuyện về địa chính trị và tương lai của nhân loại. Vụ việc bắt đầu từ cách đây 1 tuần, khi HĐQT của tổ chức phi lợi nhuận đình đám OpenAI (công ty chủ quản của ChatGPT đang làm mưa làm gió) sa thải Giám đốc điều hành Sam Altman. Ông Sam Altman được biết đến là một lãnh đạo có tầm ảnh hưởng và một bậc thầy về công nghệ AI. Quyết định sa thải của HĐQT đã khiến hơn 700 nhân viên của OpenAI viết thư ngỏ tuyên bố sẽ nghỉ việc và đi theo nhà lãnh đạo của họ. Giữa lúc này, Sam lại nhanh chóng được bổ nhiệm lại.

Sam Altman nhà sáng lập OpenAI, tác giả của công cụ Chat GPT.

Các thông tin mới nhất cho thấy, chỉ một ngày trước khi bị sa thải, Altman đã tuyên bố anh ta sắp đạt được đột phá lớn trong AI. HĐQT nhận được một bức thư tư vấn là thuật toán này, có tên là Q*, có thể “đe dọa nhân loại”. Thuật toán này được coi là đột phá trong hành trình đi tìm siêu trí tuệ, còn được gọi là trí tuệ nhân tạo tổng quát - AGI, là một hệ thống có thể thông minh hơn con người.

Giấc mơ của Altman là sự tác hợp AGI với toàn bộ chuỗi cung ứng AI chip, AI phones, AI robot và những bể dữ liệu LLM (Mô hình ngôn ngữ lớn - hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến được đào tạo trên bộ dữ liệu văn bản khổng lồ có khả năng hiểu và sinh ngôn ngữ tự nhiên) lớn nhất thế giới. Dự án này được mang mật danh là Tigris. Để làm được điều đó, Altman cần rất nhiều tiền và năng lực tính toán. Có lẽ vì thế mà anh ta đã nói chuyện với Jony Ive - nhà thiết kế của iPhone, Softbank và Cerebras, nhà sản xuất AI chip nhanh nhất thế giới.

Chip của Cerebras rất to, phải bằng cái đĩa ăn, nhưng mạnh hơn tất cả các con chip thông thường khác. Nó chạy phần mềm Swarm X có thể kết hợp được nhiều chip với nhau thành một quần thể, tạo ra một thực thể tính toán, có thể xử lý khối lượng dữ liệu rất lớn, rất cần để làm AI thông minh hơn. Cerebras là mối đe dọa lớn nhất cho nhà sản xuất siêu máy tính và AI chip Nvidia. Các siêu máy tính Summit và Sierra của Nvidia, là trụ cột bảo vệ nước Mỹ, và được đặt trong những căn hầm có khả năng chống bom nguyên tử ở Oak Ridge (Tennessee). Tất cả các tổ chức lớn đều phụ thuộc vào máy tính hoặc chip của Nvidia. Giá trị thị trường của Nvidia tăng vọt lên 1.35 ngàn tỷ đô từ mức 300 tỷ của 3 năm trước, mức tăng giá trị lớn nhất trên sàn Nasdaq kể từ năm 1971.

Cerebras thiết kế các con chip chạy nhanh hơn 20 lần so với Nvidia. Bởi thế nhiều người nghĩ rằng nếu Cerebras IPO, Nvidia sẽ tèo. Chúng ta bắt đầu nhìn thấy an ninh quốc gia liên quan đến câu chuyện này.

Trong khi Phương Tây tập trung vào AI tổng hợp và không có năng lực nhận thức, thì Trung Quốc đang đi con đường khác. Họ đang là một trong những quốc gia dẫn đầu trong việc xây dựng máy tính lượng tử với hơn 3.000 bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ lượng tử, cao hơn cả Mỹ và Nhật Bản. Máy tính lượng tử Jiuzhang của Trung Quốc có thể xử lý các tác vụ trí tuệ nhân tạo AI thông thường nhanh gấp 180 triệu lần so với các siêu máy tính mạnh nhất thế giới.

Altman cũng có suy nghĩ tương tự. Anh muốn xây dựng một thế hệ máy tính mới cho thời đại AI. Vào tháng 7, anh hợp tác với Cerebras và vườn ươm G42 của UAE để cho ra mắt Condor Galaxy “Siêu máy tính lớn nhất thế giới cho mục đích huấn luyện AI”. G42 cũng là nhà tài trợ cho dự án LLM Arabic lớn nhất, và đang hợp tác với Amazon để tập hợp và xử lý những ngân hàng cực lớn về gen, protein và các vật liệu sinh học khác.

AGI hay còn gọi là siêu trí tuệ là một hệ thống được cho là có thể thông minh hơn con người. Là giấc mơ của những nhà phát triển AI, cần rất nhiều tiền và năng lực tính toán để hiện thực hóa. Nhưng cũng nhiều người lo sợ đây sẽ là công nghệ có nguy cơ "đe dọa nhân loại".

Đối với các nhà khoa học dữ liệu AI, những dữ liệu như ngôn ngữ, quốc tịch và DNA hiện đang ẩn chứa rất nhiều cơ hội. Altman hiện không tìm thấy ở phương Tây đủ các phương tiện, ý chí và nguồn tài chính để tập hợp một lượng lớn dữ liệu có ý nghĩa – cũng là tài nguyên cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đủ để đáp ứng tham vọng của mình. Nhưng các nhà đầu tư ngoại quốc thì có, như người Ả rập, người Hoa - những người đang rất quan tâm Altman, và cả những người đang ủng hộ G42.

Thêm nữa, nếu thế giới thực sự muốn AI được thiết kế cho sự đa dạng, những sản phẩm y tế và tài chính, có thể phù hợp với số đông của loài người, thì phải tìm những nguồn dữ liệu thực sự đa dạng. Việc này chắc chắn không thể thực hiện được ở Mỹ bởi sự phê duyệt chặt chẽ của FDA sẽ tước bỏ đi rất nhiều những dữ liệu cần thiết.

Người ta bắt đầu lo lắng về việc Altman thiếu những “hành lang định hướng”, họ ngụ ý rằng, anh ta đang mạo hiểm và xây dựng một cái gì đó giống như thần đèn Djini, một khi đã thoát ra thi không thể nhét trở lại vào lọ được nữa. Anh ta sẽ giống như Oppenheimer, người muốn kích thích các nguyên tử để chiến thắng trong chiến tranh, mặc dù ông ta có thể đốt cháy khí quyển và biến Trái đất thành tro tàn.

Theo tiêu chuẩn đó, Altman là một nhà khoa học điên, sẵn sàng bất chấp rủi ro của chúng ta để đạt được đột phá của mình. Bởi thế bức thư gửi hội đồng quản trị của một số nhân viên, cũng như nhận xét của một số người quan tâm đến vận mệnh thế giới về tỷ lệ thôi việc lớn ở OpenAI, không phải là do “không hợp văn hóa”, mà chính xác là do “cách hành xử giả dối và lừa đảo”, “tự huyễn hoặc” và “theo đuổi mục tiêu một cách vô trách nhiệm.” Với Altman, sự “theo đuổi” này có nghĩa là tích hợp siêu trí tuệ vào robot, khi OpenAI bắt đầu đầu tư vào robot hình người do hãng IX của Nauy chế tạo hồi tháng Ba.

Bạn có thể hiểu tại sao hội đồng quản trị của OpenAI lại có cảm giác lo lắng khi Altman chạy đôn đáo ở Trung Đông và châu Á, để tìm kiếm hàng tỷ đô cho tầm nhìn của mình. Như Bloomberg đã viết đó không phải là tìm nguồn lực cho những “dự án thứ yếu”, mà là chiến lược đầu tư những “dự án cốt lõi”. Đó là tái định nghĩa thiết kế chip, thu nhập và lưu trữ dữ liệu, năng lực tính toán và giao diện giữa AI và robot vật lý.

Một chuỗi cung ứng mới sẽ không chỉ thách thức hạ tầng IT của Mỹ. Nó có thể góp phần làm giảm sức mạnh của nước Mỹ. Nó có nghĩa là sáng tạo có thể xảy ra ngoài nước Mỹ và các nhà làm luật Mỹ không thể can thiệp vào việc thu nhập dữ liệu.

Không có gì bất ngờ khi chính quyền Mỹ cho rằng việc Altman hợp tác với G42 là làm bạn với kẻ thù. Họ biết rằng đằng sau G42 là những người sở hữu ByteDance (công ty mẹ của Tiktok mà G42 có vốn lớn). Họ biết rằng G42 sở hữu Pax AI, một Pegasus (phần mềm gián điệp nổi tiếng) được cấu hình lại. Liệu có thể tin rằng Altman hiện đang không nằm trong danh sách giám sát chặt chẽ của các tổ chức an ninh nào đó?

Condor Galaxy 1: Siêu máy tính lớn nhất thế giới để huấn luyện AI của Cerebras, đối thủ cạnh tranh với Nvidia.

Thực tế là Altman không tin vào các đường biên giới. Anh ta chỉ có một mục tiêu, xây dựng AI tốt nhất. Anh ta có một tầm nhìn có thể làm cho hội đồng quản trị của OpenAI, thậm chí là cả Washington lo lắng. Trong khi để đảm bảo yếu tố địa chính trị hoặc vấn đề độc quyền; một số công nghệ lõi sẽ không được chuyển giao giữa các quốc gia, thậm chí kể cả các linh kiện hoặc chip vi xử lý cũng không được xuất hiện trong các chuỗi cung ứng hoặc thương mại tới các khu vực / quốc gia nằm trong diện cạnh tranh hoặc đối đầu; thì Altman tuyên bố: chúng tôi sẽ tự xây dựng cả chuỗi cung ứng của mình.

Nếu như trước đây, một công dân Mỹ có thể bị bắt vì bán các sáng tạo công nghệ ra ngoài nước Mỹ; thì giờ đây, liệu ai có thể cấm một người Mỹ sáng tạo bên ngoài nước Mỹ? Liệu có thể ra lệnh cho các công ty khởi nghiệp tại Mỹ không được lấy tiền từ nước ngoài hay không được hợp tác với các công ty ngoại quốc? Liệu có thể cấm họ thách thức Nvidia?

Những gì xảy ra trong tuần qua tại OpenAI đã xác nhận rằng, những nhà lãnh đạo trẻ trong không gian AI không quan tâm đến biên giới. Như Andrew Feldman, đồng sáng lập và CEO của Cerebras tuyên bố: “AI không phải là thú cưng của Silicon Valley, nó cũng chẳng phải là của Mỹ. Nó đã thành một hiện tượng toàn cầu”. Các quốc gia nắm giữ công nghệ lõi như Mỹ sẽ thừa hiểu những thách thức về an ninh nếu như không kiểm soát được những luồng tư tưởng như của Altman và hậu quả mà những hiện tượng như này gây ra. 

Phân tích về vấn đề này, tờ Daily Dot cho rằng Altman bị sa thải sau khi có thông tin OpenAI đang lén lút đàm phán một thoả thuận thu nhập dữ liệu với hãng D2 (Double Dragon - Rồng Kép) - một công ty công nghệ được cho là có liên quan tới Trung Quốc. David Covucchi báo cáo: “D2 có năng lực thu nhập/đánh chỉ số/xét duyệt gấp 10 lần Alphabet - công ty mẹ của Google. Bởi thế thỏa thuận với OpenAI nếu có, sẽ giúp OpenAI tiếp cận một khối lượng lớn dữ liệu để huấn luyện mô hình của mình, khi các phương án khác đã cạn kiệt”.

Như vậy, ẩn bên dưới hiện tượng này, có rất nhiều yếu tố liên quan tới xung đột địa chính trị đang diễn ra. Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh con đường AI của mình. Họ tập trung vào CAI (cognitive AI – AI nhận thức). Họ muốn các hệ thống đó suy nghĩ độc lập với những prompt (câu hỏi) - thậm chí đã cấp cho AI quyền tự do điều khiển các vệ tinh và các máy bay không người lái mang vũ khí. Không nghi ngờ là Altman muốn được sử dụng những năng lực đấy, và những quốc gia đang theo đuổi cùng mục tiêu sẽ sẵn sàng hợp tác với một người như Altman.

Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh phát triển công nghệ AI và cũng là nhà sản xuất robot và xe điện dẫn đầu thế giới.

Cũng có thể vì thế mà Larry Summer, nguyên Bộ trưởng Tài chính Mỹ, người có nhiều quan hệ với doanh nghiệp, lại nhảy vào hội đồng quản trị của OpenAI. Chính phủ Mỹ hiểu rằng, nếu không thể bắt Altman dừng lại, thì sẽ phải khống chế được những dự án mà anh ta đang thực hiện.

Tất cả điều này có ý nghĩa gì với chúng ta? Các chuyên gia như Altman nói rằng họ đang thiết kế AI cho những việc “tốt”. Nhưng bản thân họ lại đang mâu thuẫn với nhau nội hàm khái niệm như thế nào là “tốt”. Chỉ có một điều rõ ràng là cuộc chạy đua về công nghệ AI này sẽ để lại hậu quả cho toàn bộ nền văn minh chúng ta.

User
Ý KIẾN

Là nơi nghệ thuật giao thoa với công nghệ, Bảo tàng Mercer Labs ở thành phố New York (Mỹ) hứa hẹn mang đến cho du khách trải nghiệm tham quan độc đáo và đầy kích thích qua không gian thực tế ảo.

Bộ Thông tin và truyền thông vừa ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát.

Chiều 24/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Blockchain và AI: cuộc cách mạng tương lai.

Sử dụng công nghệ in 3D kết hợp đồ họa, một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội đã tạo ra tiểu cảnh có độ phức tạp, tinh xảo vượt xa kiểu dáng chế tác bằng đá thông thường. Công nghệ này giúp phá vỡ rào cản về thiết kế. Các tiểu cảnh thường cần tới vài tháng để hoàn thành thì nay chỉ mất 2 - 3 ngày.

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có công văn gửi đến Công ty Netflix, yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Trở lại Việt Nam sau 15 năm, FOSSASIA Summit 2024 đã xác lập kỷ lục về số lượng người tham gia, khoảng 6.000 người đến từ 60 quốc gia, gấp đôi dự kiến của ban tổ chức. Sự kiện thành công ngoài mong đợi, tạo tiếng vang với cộng đồng đam mê công nghệ trên toàn thế giới.

Các doanh nghiệp Việt nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu điện toán đám mây trong nước, thay vì các nhà cung cấp nước ngoài như hiện nay. Đây là thông tin được đưa ra trong ngày thảo luận thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh về CNTT và nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024.

Những phần chia sẻ mang chuyên môn cao của các diễn giả Việt Nam tại FOSSASIA Summit 2024 đã gây ấn tượng mạnh với các chuyên gia công nghệ quốc tế, qua đó thúc đẩy động lực cho các bạn trẻ đam mê công nghệ.

Hôm nay (8/4), Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin & Nguồn mở châu Á đã khai mạc và thu hút hơn 2.000 người tham dự, bao gồm sinh viên, lập trình viên, các công ty công nghệ toàn cầu và nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Với sự xuất hiện của hơn 150 chuyên gia công nghệ cùng các sản phẩm, giải pháp công nghệ, FOSSASIA Summit 2024 trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều sinh viên trong nước và quốc tế mong muốn tìm hiểu về những nền tảng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.

Sáng 8/4, FOSSASIA Summit 2024 - Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin (CNTT) & Nguồn mở Châu Á diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam và kết nối doanh nghiệp trong nước với các tập đoàn, đối tác quốc tế.

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Hơn 200 diễn giả là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mã nguồn mở đã có mặt tại Hà Nội để chuẩn bị tham dự Hội nghị FOSSASIA Summit 2024 sẽ được tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ ngày 8 - 10/4 tới.

FOSSASIA Summit 2024 - Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin (CNTT) & Nguồn mở Châu Á sẽ giới thiệu những giải pháp công nghệ hiện đại nhất trên thế giới, dự kiến thu hút khoảng 3.000 người tham gia.

Với mục tiêu tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao thương, góp phần phục hồi và phát triển ngành quảng cáo, triển lãm quốc tế thiết bị và công nghệ quảng cáo Việt Nam VietAd 2024 - Hà Nội vừa được khai mạc tại Cung Triển lãm kiến trúc, quy hoạch xây dựng quốc gia. Đây là sự kiện thường niên của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam.

Từ ngày 3-6/4, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội diễn ra Hội chợ Vietnam Expo 2024. Điểm chú ý tại Vietnam Expo năm nay là các hoạt động xúc tiến và triển lãm hướng tới mục tiêu thúc đẩy tăng tưởng xanh. Bên cạnh đó là hoạt động kết nối giao thương B2B được thực hiện trên nền tảng trực tuyến để thu hút tổ chức thương mại, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia từ xa.

Sáng nay (24/3), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024 và vòng loại trực tiếp cấp quốc gia.

Trong Hội nghị Nhà phát triển hàng năm của Nvidia (GTC), Giám đốc điều hành Nvidia, ông Jensen Huang đã giới thiệu B200 - chip mới nhất của công ty, có tốc độ xử lý một số tác vụ nhanh hơn 30 lần so với phiên bản trước.

Vấn đề cắt giảm khí thải nhà kính đang được nhiều nước trên thế giới đồng lòng đưa ra các cam kết, hướng đến mục tiêu Net Zero - đưa mức phát thải ròng về 0. Trong lộ trình đó, nhiều quốc gia đã ban hành những chính sách khuyến khích các loại phương tiện giao thông không phát thải và đưa ra lộ trình chấm dứt sử dụng động cơ đốt trong. Ô tô hybrid được xem là giải pháp trung gian trước khi chuyển từ động cơ đốt trong sang xe điện.

Tại Hội Báo toàn quốc 2024, đông đảo phóng viên, nhà báo và công chúng đã rất ấn tượng với một màn trình diễn đặc biêt được thực hiện bởi một robot AI do Đài Truyền hình TP.HCM - HTV đem đến Hội báo. Con robot thông minh này có khả năng di chuyển, tương tác với con người và nhảy theo nhạc.

Nhiều hãng sản xuất phương tiện đưa ra các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường nhưng người tiêu dùng chưa thực sự mặn mà, dám chuyển đổi từ các xe truyền thống sang xe điện hay xe sử dụng động cơ hybrid. Đây là rào cản lớn khó hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra.

Đến thời điểm này, các nhà mạng đã sẵn sàng cho cuộc chạy đua đấu giá tần số 5G vào ngày mai (8/3). Các nhà mạng mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông sớm cấp phép tần số 5G để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm đem đến trải nghiệm mới cho người dùng dịch vụ viễn thông.

Tối 5/3, hàng loạt người dùng của Meta, công ty mẹ của hàng loạt ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Messenger, Instagram tại Việt Nam gặp phải tình trạng đồng loạt bị đăng xuất tài khoản. Đây là lần thứ hai Facebook xảy ra lỗi trong vòng một tuần qua.

Khoảng 22h30 tối ngày 5/3, một sự cố kỹ thuật bất ngờ đã xảy ra với Facebook khiến hàng loạt người dùng trên toàn thế giới gặp phải tình trạng bị tự động 'out' khỏi tài khoản của mình mà không rõ lý do. Hàng triệu người dùng rơi vào trạng thái hoang mang khi tưởng tài khoản của mình bị xâm nhập.

Công ty Humane vừa giới thiệu thiết bị có tên AI Pin, một thiết bị nhỏ gọn, có thể giúp người dùng sử dụng trí tuệ nhân tạo AI chỉ bằng sự tương tác qua giọng nói. Thiết bị được tích hợp mô hình ngôn ngữ lớn theo kiểu ChatGPT, được đeo trên áo của người dùng, giống như một chiếc huy chương, sau đó, người dùng ra lệnh bằng giọng nói, AI Pin sẽ phản hồi bằng những câu trả lời tự nhiên.

Apple vừa ra quyết định hủy bỏ dự án xe điện Titan sau khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ những gã khổng lồ công nghệ khác trong lĩnh vực xe điện, như Xiaomi và Sony.

Tại hội nghị thế giới di động MWC ở Barcelona, Tây Ban Nha, công ty Viễn thông Deutsche Telekom của Đức đã giới thiệu ý tưởng điện thoại thông minh tương lai dựa vào trí tuệ nhân tạo thay vì các ứng dụng để xử lý các nhu cầu cụ thể của người dùng.

Công ty công nghệ Trung Quốc Honor đã ra mắt toàn cầu điện thoại thông minh Magic 6 Pro cùng chức năng AI theo dõi mắt, cho phép người dùng mở và di chuyển ô tô từ xa chỉ bằng cách nhìn vào màn hình điện thoại. Sự kiện diễn ra ngày trước lễ khai mạc Triển lãm Di động thế giới (MWC) 2024, Hội chợ Thiết bị di động thường niên lớn nhất thế giới.

Xiaomi, thương hiệu tiên phong trong ứng dụng công nghệ mới của Trung Quốc vừa chính thức ra mắt điện thoại Xiaomi 14 Ultra, điện thoại thông minh cao cấp mới trong sự kiện ra mắt độc quyền tại Barcelona, Tây Ban Nha. Xiaomi 14 Ultra được tích hợp công nghệ AI đem lại những trải nghiệm mới mẻ cho người sử dụng.

Đêm 9/2 (tức ngày 30 tháng Chạp), tại Hồ Tây, Hà Nội đã diễn ra màn trình diễn ánh sáng bằng phương tiện bay không người lái (drone). Thế nhưng đăng sau màn trình diễn mãn nhãn này là cả một sự kỳ công, công phu trong khâu chuẩn bị và trình diễn.

Kính thực tế ảo Vision Pro, sản phẩm mới đầu tiên của Apple sau 7 năm, đã lên kệ tại tất cả cửa hàng Apple Store tại Mỹ và trên trang web của Apple Mỹ vào ngày 2/2.

Hãng công nghệ Apple (Mỹ) đang lên kế hoạch cho phép các nhà phát triển phần mềm phân phối các ứng dụng cho người dùng tại Liên minh châu Âu (EU) bên ngoài cửa hàng ứng dụng App Store của hãng.

Hãng điện tử Samsung Electronics (Hàn Quốc) cho biết mẫu điện thoại thông minh mới Galaxy S24 đã lập kỷ lục đặt hàng trước tại thị trường trong nước với hơn 1,2 triệu chiếc.

Với iOS 17.3, ra mắt rạng sáng 23/1, nhiều thao tác trên iPhone sẽ không thể mở bằng mật khẩu, mà yêu cầu xác thực Face ID hoặc Touch ID.

Hiện nay, ngày càng có nhiều thông tin đồn đoán về việc Apple sẽ tung kính thực tế hỗn hợp Vision Pro ra thị trường vào cuối tháng 1/2024.

Sáng 26/12, 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2023 do các nhà báo đến từ 43 cơ quan báo chí trên cả nước bình chọn đã được công bố. Danh sách này do CLB Nhà báo Công nghệ thông tin - Truyền thông (ICT) Việt Nam thực hiện.

Theo một số nguồn tin, tai nghe không dây thế hệ thứ 4 sắp được Apple 'trình làng'. Dự kiến, đây sẽ là một bước đột phá của dòng sản phẩm tai nghe không dây của Apple.

Tối 20/12, chủ nhân các giải thưởng của VinFuture 2023 với tổng trị giá 4,5 triệu USD đã được gọi tên trong Lễ trao giải được tổ chức tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Tại buổi lễ, Giáo sư Võ Tòng Xuân đã trở thành người Việt Nam đầu tiên được vinh danh ở VinFuture.

Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành năng lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công thương, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã tổ chức diễn đàn Công nghệ và Năng lượng năm 2023 lần thứ 6 tại Hà Nội.

Đó là một trong số các giả thiết được đặt ra sau khi Tổng Giám đốc OpenAI - Sam Altman – tác giả của ChatGPT bị sa thải rồi lại được bổ nhiệm lại chỉ trong vòng 4 ngày. Không chỉ đơn giản là câu chuyện của một công ty công nghệ, ẩn đằng sau hiện tượng này là rất nhiều yếu tố liên quan tới việc tranh chấp quyền lực giữa các nước lớn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo AI hiện đã được coi là một mặt trận mới trong cuộc chiến giữa các nền văn minh.

Sau khi cựu CEO uy tín Sam Altman bị sa thải vào ngày 17/11, OpenAI rơi vào tình trạng hỗn loạn khi hàng loạt nhân viên dọa nghỉ việc.

Trong một tuyên bố mới nhất vào ngày 22/11, OpenAI cho biết, Sam Altman sẽ trở lại công ty với tư cách là Giám đốc điều hành. Công ty khởi nghiệp này cũng đang trong quá trình cải tổ hội đồng quản trị.

Theo CEO Satya Nadella của Microsoft, cựu CEO OpenAI Sam Altman sẽ gia nhập Microsoft để dẫn dắt nhóm nghiên cứu AI mới.

Theo Công ty Truyền thông The Information ngày 19/11, đây là một phần nội dung thông báo của ông Ilya Sutskever - một trong những thành viên Hội đồng quản trị của OpenAI, gửi tới nhân viên.

Tháng 9/2022, lần đầu tiên dòng chíp bán dẫn tích hợp "Make in Việt Nam" đã được các kỹ sư của Công ty Thiết kế và Sản xuất chip vi mạch FPT - FPT Semiconductor chính thức công bố. Toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển dòng chip này được các kỹ sư của FPT thiết kế hoàn thiện tại Việt Nam. Đó là những nền tảng để thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ cao của đất nước.

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã đưa ra cảnh báo về một số tác động tiêu cực của trí tuệ nhân tạo đến sự phát triển của trẻ em.