Truyện ngắn ‘Khoảng trời riêng’ - Dương Hướng.

Trong sâu thẳm của mỗi người ai cũng vấp phải những sai lầm của tuổi trẻ. Có những vấp ngã trở thành một ký ức sâu lắng không thể nào quên. Nhưng cũng có những vấp ngã đầu đời lại trở thành cú hích phải trả một bài học đắt giá cho sau này. Mời quý thính giả nghe truyện ngắn ‘Khoảng trời riêng’ của nhà văn Dương Hướng.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Sau hai ngày di chuyển, Nam và thầy bói đã đến núi Tượng (Liên Hoa Sơn) nhưng phải gian nan leo núi, cả hai mới đến được An Sơn Tự. Trong khi thầy muốn Nam vào chùa để giới thiệu anh với các vị trụ trì thì anh lại muốn đi sâu vào rừng để tìm cái huyền diệu nơi núi Tượng.

Sau ba đêm ở khách sạn Đế Vương, Nam bị vứt ra đường. Anh không dám về nhà, lang thang hết phố này đến đường khác, luôn luôn nghĩ cách để được làm vua. Thay vì mua vé tàu về nhà, anh mua vé đi miền Đông bởi nghe nói trên núi ở Nha Trang có một vị hòa thượng tu đến độ có thể tàng hình.

Lấy bối cảnh ở Cồn Phụng - một cồn nhỏ giữa sông Tiền Giang, trong giai đoạn 1960 - 1970 nhiều biến động, tiểu thuyết đã làm sáng tỏ giai thoại bí ẩn của Nguyễn Thành Nam - một thầy tu đạo Dừa ẩn dật, thu hút gần 1 triệu tín đồ đến vương quốc tự xưng của ông.

Nguyễn Thừa đã có quyết định đi làm ở phòng hành chính thuộc ủy ban thị xã, tuy nhiên lý lịch vẫn luôn là con đường duy nhất cản trở anh. Sau một thời gian công tác, ủy ban đã nhận đơn kiện sử dụng con cháu phản động vào công việc chính quyền của nhân dân, buộc anh phải chuyển xuống phòng thủy lợi và đến Châu Lam làm công trình.

Cú sốc của gia đình và sự ra đi của mẹ khiến sức khỏe của cha Nguyễn Thừa ngày càng yếu đi. Trong một buổi sáng, ông đã lặng lẽ qua đời không một lời trăng trối. Sau tang bố, Nguyễn Thừa bỏ ý định xin đi bộ đội, anh quyết bỏ học để tìm việc làm.

Vì không được chữa trị kịp thời, mẹ Nguyễn Thừa đã không qua khỏi. Dẫu biết đó là vòng luân hồi của cuộc đời nhưng cả gia đình anh cùng làng xóm vẫn không tránh khỏi sự đau đớn, xót xa.

Vì cái nghề thu mua bán xe cũ của cha và cái nghề nuôi rắn của mẹ thuộc vào hàng hóa ngoại thương nhằm phục vụ cho giai cấp tư sản đã gắn cho gia đình Nguyễn Thừa tiếng phản động và người thuộc "tầng lớp khác", vì vậy gia đình anh khó mà thoát khỏi vòng lao tù. Sự việc xảy ra khiến cả nhà Nguyễn Thừa lao đao, mẹ anh lâm bệnh nặng.

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, gia đình Nguyễn Thừa cùng làng xóm trở về phố Đệ Nhị, giờ là phố Văn Miếu. Nhà cửa được lợp lại, chị lớn đi lấy chồng, cha anh bắt đầu gom một số xe cũ hỏng mang về sửa sang rồi cho thuê. Mẹ anh thì khôi phục lại nghề sắn. Nguyễn Thừa cùng anh hai được đi học trở lại.

Tưởng như mọi hành động đối xử của bà Phó Chủ tịch với Hải Linh là nhiệm vụ tình cờ nhưng thực chất lại là sự sắp đặt của Chủ tịch thông qua Phó Chủ tịch. Anh nhờ bà đưa cho cô chiếc máy ảnh và cũng chính anh là người ngấm ngầm gửi tác phẩm của cô đi thi và đạt giải. Tuy Hải Linh biết rất rõ tất cả là ý đồ của Chủ tịch nhưng cô vẫn lờ đi như không hay.

Sau khi ở vùng tự do trở về Phúc An, người dân tản cư ai cũng lo hối lộ cho lão Lý trưởng bởi sợ gặp phiền phức. Riêng cha của Nguyễn Thừa không làm vậy nên ông bị lão nghi ngờ là gián điệp cho Việt Minh và kiếm cớ đó để cầm giấy đến nhà lục soát.

Hải Linh kể về khoảng thời gian cô nhận đỡ đầu một cô bé khuyết tật. Sau khi tâm sự và lắng nghe những ước nguyện ngây ngô mà chín chắn của cô bé 10 tuổi làm mọi việc bằng đôi chân, Hải Linh thưa chuyện với Phó Chủ tịch xã xin làm người đỡ đầu cho em để em được đến trường.

Từ ngày bỏ xứ đạo, Maria trở nên nửa tỉnh nửa mê. Cuộc sống hằng ngày của cô là lấy nhà ga, lề đường làm chỗ ngủ, đồ ăn thức uống nhặt được thứ gì thì dùng thứ đó. Không một ai có thể nhận ra cô nàng xinh đẹp thuở nào bởi có lẽ, cô không thể thoát ra khỏi ký ức trong căn hầm của cha Phêrô hôm đó.

Ở phần này, tác giả kể về nhân vật Maria - một mầm non xinh đẹp. Tuy bị người đời vứt bỏ nhưng Chúa lại tạo cho trần gian một nàng Eva mà bất cứ chàng trai nào cũng muốn trở thành Adam. Đức tin chồng chất đức tin, Maria nguyện hiến dâng cả phần hồn lẫn phần xác cho Chúa. Với cô, cha Phêrô là đức tin duy nhất. Chính vì vậy, lòng sùng kính nhiều khi làm cô nhầm lẫn giữa Chúa và cha.

Cuộc sống hôn nhân của Hải Linh không đơn thuần như những cặp đôi khác. Mọi hành động của cô đều bị chồng quản lý. Viện lý do sợ cô mang thai vất vả, gã đã không cho cô tham gia công tác xã hội. Ngoài công việc dạy học, cô không được phép quan hệ giao du với bạn bè. Những lý luận hành động của gã đều để khẳng định cho việc "dạy vợ từ thuở còn thơ".

Lợi dụng sự si mê tình ái của gã thợ ảnh trong lần gặp lại, Hải Linh đã đưa hắn vào tròng. Chỉ sau hơn một tháng, đám cưới của cô và hắn đã được diễn ra. Dù có cảm thấy ăn năn, hối lỗi nhưng cô vẫn luôn tự đấu tranh tư tưởng, tự tìm lý do để biện bạch cho cho mưu mô của mình.

Cứ ngỡ đồng ý lời cầu hôn của tổ trưởng, Hải Linh sẽ có cuộc sống bình yên. Nhưng khi biết tin cô mang thai, anh đã trốn tránh trách nhiệm với lý do gia đình không đồng ý. Bụng mang dạ chửa đi nhận quyết định công tác, cô còn bị Trưởng phòng nông nghiệp lừa lọc để có những hành vi đồi bại với mình.

Dân Phúc An đã nhiều ngày cùng nhau tản cư vào rừng. Vì không chịu được điều kiện thiếu thốn, vất vả mà một số gia đình giữa đường phải quay về. Trong những ngày này, Nguyễn Thừa bệnh nặng tưởng chết. Khi cả gia đình đã chuẩn bị cho sự ra đi của anh thì bà lang kiêm bà đỡ cùng thầy mo Sán Dìu đã kịp thời đến cứu giúp.

Ngược về thời thơ ấu của Nguyễn Thừa, nhân vật bà đỡ xuất hiện và được nhắc đến như một lang y của thị xã Phúc An. Mặc dù không được học bài bản qua trường lớp nhưng bà là người đỡ đẻ và chữa đủ thứ bệnh cho người dân nơi đây.

Mối quan hệ giữa tổ trưởng và Hải Linh đã có những tiến triển mới. Ở cạnh anh, cô luôn có cảm giác an toàn và được che chở. Mặc dù tổ trưởng không bao giờ nhắc đến cái đêm cô xảy ra chuyện với tên thợ ảnh, nhưng điều đó lại không mang đến sự thanh thoát trong lòng cô.

Gã thợ ảnh tán tỉnh nhiệt tình, Hải Linh xiêu lòng. Trong một lần hẹn hò, cô suýt để bản thân rơi vào dục vọng của hắn. Sự việc xảy ra ảnh hưởng lớn đến tinh thần nên cô phải nghỉ học về nhà vài hôm. Lúc này, tổ trưởng đã đại diện lớp đến thăm. Sự ân cần, lịch thiệp của anh khiến trái tim cô rung động.

Hải Linh kể về thời gian cô đi học tại Trung cấp Nông nghiệp trong tỉnh. Tại đây, cô quen hai chàng trai là tổ trưởng tổ học tập và anh nhiếp ảnh gia. Nếu như tổ trưởng luôn tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm với cô thì tay nhiếp ảnh gia lại tấn công rất nhiệt tình.

Sau khoảng thời gian mang bầu vất vả, mẹ Hạ Linh đã hạ sinh. Tuy nhiên, đứa bé lại không có hình hài như một con người. Tin tức đẻ ra ma quái đã lan truyền khắp tỉnh. Liệu cuộc sống của cô và bố mẹ có trở lại được như xưa hay không?

Nguyễn Thừa cùng Hải Linh tiếp tục kể cho nhau nghe về thời thơ ấu của mình, anh được lắng nghe về câu chuyện gia đình, cuộc sống hôn nhân của bố mẹ cô phải chịu hậu quả từ chiến tranh để lại. Việc có con của bố mẹ Hải Linh không mấy dễ dàng. Sau một thời gian chạy chữa thuốc thang, mẹ cô đã mang bầu và dự tính là con trai như mong muốn của cả dòng họ.

Trận chiến đấu của làng Quyết Chiến và làng Quyết Thắng bước vào đỉnh điểm trên bãi giữa. Một bên quyết ngăn đổi thủ lại không cho tiến lên cướp chiến lợi phẩm, một bên quyết đòi phải chia đôi thành tích. Cả một vùng náo loạn trong tiếng gào thét, từng cặp người xoắn vào nhau như ngày hội đô vật, bao nhiêu bức bối từ thuở nào, nhân đà này họ trút giận lên đầu đối thủ.

Về thời thơ ấu của Nguyễn Thừa, lúc đó, Nguyễn Thừa vẫn là em bé còn bú sữa mẹ, xong rồi trên lưng các chị Hai, chị Ba đến khắp các con phố trong thời loạn lạc. Đó là thời kỳ chiến tranh giặc Mỹ đánh phá miền Bắc. Mặc dù nằm trong điểm bắn phá của không quân Mỹ nhưng làng quyết chiến chưa bao giờ bị máy bay đánh trúng. Bom rơi, đạn nổ mới chạm tới đầu làng thì Mỹ phải ký hiệp định dừng ném bom miền Bắc.

Sau khi Nguyễn Thừa và Hải Linh tìm được cho mình chủ đề, ý tưởng sâu sắc từ cô bé sử dụng máy vi tính bằng chân và bức ảnh mang tên "Kiếm tìm", cả hai đã cùng ngồi lại uống vài cốc bia để ăn mừng. Cũng từ đây, Hải Linh đã bày tỏ và kể cho anh câu chuyện về đời mình, câu chuyện về cô gái công tác trong ngành nông nghiệp nhưng lại biết chụp ảnh.

Khoảng thời gian Nguyễn Thừa nhận viết bài cho doanh nghiệp, thấy cần có ảnh đăng kèm để bài viết có sức thuyết phục hơn, anh đã quen Hải Linh - cô nhiếp ảnh gia trẻ. Sau một thời gian làm việc chung, cả hai trở nên thân thiết, họ cảm mến nhau vì tình yêu với văn chương và cả sự chân thành của đối phương.

Là một tay ngang trong văn đàn Việt Nam, không theo văn chương từ sớm nhưng các tác phẩm của Nguyễn Nhuận Hồng Phương luôn được công chúng đón nhận và yêu mến. Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' của nhà văn là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của đội ngũ những người cầm bút Vĩnh Phúc sau 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh và tách Hội Văn học nghệ thuật.

Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, liên minh chiến đấu chung một chiến trường bền chặt. Các đồng chí trong Ban cán sự Việt Nam kết nối và giúp đỡ Trung Lào như lời Bác Hồ đã căn dặn. Nhóm Tân và Hòa ở ven bìa rừng, hàng ngày làm nương rẫy cùng dân bản, rồi cả hai được già bản tốt bụng đưa về nhà gặp các thanh niên trong bản để tuyên truyền, vận động. Từ đây, Tân cũng gặp Noong Kẹo và nên duyên với cô.

Sau một thời gian được chăm sóc và chữa bệnh tích cực, sức khỏe của Hoàng Tân đã có tiến triển. Dù vẫn phải gắng gượng dậy nhưng khi họ hàng, làng xóm, đồng đội tới thăm, ông đều nắm chặt tay, hỏi han từng người. Gặp lại anh em, ông không quên dãi bày suy nghĩ của mình, hỏi han tình hình của cậu em nuôi Văn Lân - người đồng đội bị bắt giam cùng ông tại đồn Quảng Bá.

Quân Pháp biết rõ vai trò và ảnh hưởng của Hoàng Tân nên chúng đã tung các lực lượng truy lùng, treo thưởng hàng vạn đồng tiền Đông Dương cho những ai bắt được ông. Tuy đã cảnh giác và được nhân dân che chở nhưng do hoạt động ngay trong vòng vây của chính quyền thực dân, Hoàng Tân đã 7 lần bị bắt và lần nào cũng bị tra tấn dã man.

Được tin có lính về vây bắt, chú Ba trốn ra sau nhà, mượn xe đạp đưa Hoàng Tân đi trốn. Không bắt được Tân, chúng bắt ông Quân và cô Xuân giải về đồn Liễu Giai giam giữ và tra hỏi về tội nuôi giấu Việt Minh nhưng chúng không lấy được bất cứ lời khai nào từ họ nên đành thả về.

Địch ngăn cấm hoạt động tiếp tế ra vùng tự do của ta, hòng buộc lực lượng kháng chiến suy yếu rồi diệt vong. Không thể để đồng báo ngoài vùng tự do thiếu hàng hóa, quân đội ta đã phá vỡ kế hoạch lập phòng tuyến bao vây của địch và phát động phong trào du kích chiến tranh tại vùng sau lưng địch để bao vây chúng.

Bãi sậy Tứ Tổng là căn cứ, pháo đài của quân dân huyện Trấn Tây nói chung, của tự vệ, du kích và nhân dân Tứ Tổng nói riêng, đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến đấu bảo vệ chính quyền và nhân dân.

Đinh Sơn được giao nhiệm vụ vận dụng nghiệp vụ biện pháp vừa học cắm sâu tại vực ven đê Tứ Tổng, Nhật Tân, Yên Phụ. Ngay sau đó, anh đã trở về quê và xin giấy thông hành, tuy nhiên điều này không dễ dàng gì với những người mới hồi cư về như anh.

Hoàng Tân bị bắt với lý do là Việt Minh chống lại mẫu quốc. Anh bị áp giải về đồn Quảng Bá và liên tục bị tra hỏi về hoạt động của lãnh đạo Việt Minh. Cũng tại đây, Tân gặp Lân, nhưng cả hai đều tỏ ra không quen biết nhau.

Cuộc chiến đấu của Trung đoàn Thủ đô và các đơn vị tự vệ trong 60 ngày đêm đã tiêu diệt 2.000 quân địch, đập tan mưu đồ đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp, tạo điều kiện cho các cơ quan trung ương rút lên chiến khu an toàn và nhân dân sơ tán sang vùng tự do, bảo toàn lực lượng.

Không khí chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược tại Tứ Tổng diễn ra vô cùng khẩn trương, sôi nổi. Là nơi có vị trí đặc biệt quan trọng, là trung tâm của vành đai đỏ ở ngoại thành Hà Nội - Tứ Tổng được chia là hai khu quân sự và mỗi khu có một nhiệm vụ khác nhau sao cho phù hợp với tình hình kháng chiến.

Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 thắng lợi trọn ven, đó chính là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập và Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân đồng bào. Sự kiện lịch sử được chọn diễn ra tại vườn hoa Ba Đình và ông Phạm Văn Khoa - cán bộ Việt Minh được giao phụ trách chuẩn bị nhiệm vụ quan trọng này.

Sau ngày giặc Pháp chiếm được Hà Nội và dựng lên chính quyền tay sai, chúng ráo riết xây dựng vành đai kiên cố bảo vệ nội thành, bày nhiều âm mưu dò la hoạt động của Việt Minh quanh Tứ Tổng. Hoàng Tân và các cán bộ chủ chốt Tứ Tổng cần chủ động biết trước mưu kế của địch.

Quán triệt nhiệm vụ cấp trên giao, Hoàng Tân cùng cán bộ lãnh đạo hội đi tuyên truyền và phát triển hội viên, tiến tới thành lập tổ chức cứu quốc Tứ Tổng. Hội viên hoạt động bí mật, thường xuyên đi rải truyền đơn tuyên truyền vai trò của Việt Minh, xây dựng cơ sở.

Trước Cách mạng tháng Tám, tại Tứ Tổng có nhiều xưởng mộc của người Pháp, Nhật, Việt. Nơi đây thu hút hàng nghìn công nhân đến làm. Nhiều cán bộ Thành ủy, Xứ ủy đã thâm nhập, vận động cách mạng tại Tứ Tổng. Tại đây, Hoàng Tân là thợ xẻ khỏe mạnh, thông minh, tháo vát luôn được mọi người yêu quý.

Qua tiểu thuyết 'Tứ Tổng', nhà văn, nhà báo Nguyễn Thế Nghiệp đã giúp cho độc giả sống lại thời khắc đầy cam go của 77 năm về trước, khi người dân Tứ Tổng cùng đội du kích đưa 1.200 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô và toàn bộ vũ khí vượt qua sông Hồng an toàn lên chiến khu tiếp tục chiến đấu.

Bình đã trở lại khu phố nhà binh sau một thời gian đi xa. Anh cảm thấy mọi thứ thay đổi đến nao lòng khi nhà nhà, người người mở quán; băng rôn, biển hiệu đua chen; nhà cao tầng thay thế các căn hộ tập thể chật hẹp. Cuộc sống của gia đình Nam và Thảo cũng như những người trên phố nhà binh liệu có như anh tưởng tượng?

Mặc dù Hùng đã vùi đầu vào công việc, tìm đến rượu, những cuộc tình khoảnh khắc, nhưng anh không thể quên được hình bóng của Thảo. Hai tháng nằm viện vì vết thương cũ trong chiến tranh tái phát đã giúp anh suy nghĩ, chiêm nghiệm.

Thảo ngày càng tỏ ra dửng dưng với mọi chuyện, từ việc con cái, công việc đến quan hệ vợ chồng. Linh cảm thấy vợ đang có điều bất ổn, Nam đã bố trí một buổi picnic để tìm lại kỷ niệm của hai vợ chồng.