Từ 14/10 sẽ cưỡng chế GPMB dự án đường Nguyễn Tuân

Dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân được UBND quận Thanh Xuân phê duyệt từ năm 2018. Gần 6 năm qua, dự án vẫn chưa thể triển khai do khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Dự kiến, ngày 14 -15/10 tới, địa phương sẽ thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường hợp không chấp hành bàn giao mặt bằng.

Gia đình ông Đặng Trần Thắng chuyển đến sinh sống tại ngôi nhà 3 tầng, với diện tích hơn 22m2, từ năm 1992 Mặc dù đã được thông báo thuộc diện giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân từ lâu, thế nhưng, đến nay gia đình ông vẫn chưa đồng ý di dời do chưa chấp thuận về đơn giá đền bù.

Ông Đặng Trần Thắng (số nhà 27 đường Nguyễn Tuân) cho biết: “Tổng số tiền tôi được đền bù là hơn 500 triệu, mà mua nhà tái định cư mất 1,4 tỷ, nghĩa là còn phải bù hơn 800 triệu. Chủ trương của nhà nước mở đường thì dân chúng tôi, bản thân tôi rất là ủng hộ thôi, nhưng tiền đền bù và tiền cho người ta có nơi ăn chốn ở cũng phải xứng đáng".

Cùng với gia đình ông Thắng, theo quyết định thực hiện cưỡng chế của UBND quận Thanh Xuân, có 88 trường hợp cần giải phóng mặt bằng với tổng diện tích thu hồi gần 2500m2.

Bà Nguyễn Thị Tươi  (số nhà 134c đường Nguyễn Tuân) cho biết: “Chúng tôi không đòi hỏi phải bồi thường theo giá thị trường, nhưng phải bố trí tái định cư cho gia đình chúng tôi, để các thế hệ còn có chỗ ăn học, an sinh xã hội".

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân, thống kê sơ bộ toàn dự án có 11 tổ chức và 160 hộ gia đình thuộc diện giải phóng mặt bằng với tổng diện tích đất thu hồi khoảng hơn 14.300m2. Trong đó, có 88 trường hợp thuộc quyết định cưỡng chế sắp tới. Đến nay, đã có 37 hộ chấp thuận bàn giao mặt bằng. Vướng mắc lớn nhất là đơn giá đền bù đối với các hộ dân có nguồn gốc đất là đất nông nghiệp, đất lưu không.

Ông Bùi Đức Hùng, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân, cho biết: “Cái khó khăn nhất đối với dự án này là đơn giá đền bù chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Một số trường hợp chỉ sử dụng đất có nguồn gốc là đất lưu không, đất nông nghiệp, đất giao thông,… Đối với trường hợp này, theo quy định của Nhà nước, không được đền bù về đất. Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn cho người dân, UBND có đề xuất lên thành phố, đối với trường hợp sử dụng đất như vậy, trong trường hợp người dân sử dụng đất chuyển đổi trước năm 1993 thì được hỗ trợ 30% theo giá đất ở, còn đối với trường hợp từ năm 19993 – 2004, hỗ trợ 20%”.

Theo quyết định, dự kiến thời gian cưỡng chế thu hồi đất là hai ngày 14-5/10. Từ nay đến ngày đó, quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp thuận bàn giao mặt bằng. Sau khi có mặt bằng sẽ tiến hành thi công mở rộng đường trong khoảng 2 năm.

Với tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân dài 720m, có điểm đầu giao với đường Nguyễn Trãi, điểm cuối đến ngõ 162 Nguyễn Tuân. Tuyến đường sẽ có mặt cắt ngang 21m, gồm phần lòng đường rộng 15m và 2 bên vỉa hè rộng 3m.

User
Ý KIẾN

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2026 - 2030 sẽ triển khai 50 dự án nhà ở xã hội với khoảng 57.000 căn, tương ứng 3,2 triệu m2 sàn.

UBND thành phố vừa ban hành quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết khu đô thị Nam An Khánh và phần mở rộng - khu B, tỷ lệ 1/500 tại ô đất ký hoạch HH2D với tổng diện tích khoảng 23.900 m2. Trong đó, điều chỉnh giảm 20 tầng chiều cao tối đa toà nhà.

Các luật có liên quan đến bất động sản có hiệu lực cùng với những ưu đãi về nguồn vốn đang được kỳ vọng sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp.

Báo cáo thị trường quý 4 năm 2024 cho biết nguồn cung nhà ở cao tầng ở Hà Nội tiếp tục chiếm ưu thế, cao gấp đôi so với Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng điểm qua một số sự kiện đáng chú ý về thị trường bất động sản trong năm 2024.

Nổi bật nhất trong năm 2024 là việc 3 bộ luật liên quan đến bất động sản thực thi sớm hơn 5 tháng so với dự kiến. Đây là những đòi hỏi từ thực tế để giải quyết nhiều khó khăn đang bủa vây từ việc triển khai dự án, phát huy tiềm năng đất đai…Riêng với thị trường bất động sản, 3 luật mới hứa hẹn sẽ góp phần minh bạch thị trường; hạn chế sự đầu cơ, thổi giá vốn là “căn bệnh” trầm kha bấy lâu.

Từ tháng 8 đến nay, đấu giá đất tại Hà Nội luôn nóng bởi tình trạng trả giá cao rồi bỏ cọc hay thao túng, thậm chí là phá đấu giá. Tình trạng này sẽ được chấn chỉnh khi bảng giá đất mới được thành phố ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 175 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng.

Một trong những sự kiện nổi bật của Hà Nội trong năm 2024 là Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô. Nội dung được người dân quan tâm là các chính sách đặc thù, mang tính vượt trội trong phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp và người không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường.

Năm 2024, đánh dấu sự thành công lớn của ngành xây dựng khi tăng trưởng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.

Năm 2024 ghi nhận sự vào cuộc mạnh mẽ của nhiều cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Tuy nhiên, kết quả chưa được như kỳ vọng, cả nước mới hoàn thành được 21.000 căn hộ (tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch cả năm 2024).

Bảng giá đất mới được Hà Nội ban hành có hiệu lực đến hết năm 2025 và theo Luật Đất đai 2024 thì sẽ có 11 trường hợp áp dụng bảng giá đất này.

Dự kiến, đến hết năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành ba dự án nhà ở xã hội với 1.700 căn hộ, đáp ứng 9% nhu cầu về nhà ở của người lao động thu nhập thấp.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2024 đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất với nhiều kết quả phục hồi tích cực; cùng với sự hỗ trợ sát sao từ phía Chính phủ, các cơ quan ban ngành, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới.

Công an TP.HCM đang điều tra vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ phát triển bất động sản An Lạc Tân.

Giá chung cư ở Hà Nội dịp cuối năm đã trầm lắng, cả giá và giao dịch đều giảm, nhưng mặt bằng giá vẫn quá cao, vượt xa khả năng của người có nhu cầu ở thật.

Thực hiện Chỉ thị số 46 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị các tỉnh, Thành phố tăng cường rà soát, kiểm tra việc cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh đảm bảo các điều kiện đưa vào sử dụng theo quy định.

Giá nhà tăng cao bất hợp lý đang dần trở thành rào cản lớn nhất cho người lao động khi muốn sở hữu nhà tại các đô thị lớn. Liệu điều này có dẫn tới bong bóng bất động sản?

Giá chung cư ở Hà Nội dịp cuối năm trầm lắng, cả giá và giao dịch đều giảm. Nhưng mặt bằng giá vẫn quá cao, vượt xa khả năng của người có nhu cầu ở thật.

Số liệu mới nhất cho thấy, 455/705 huyện tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với 46 triệu thửa đất; 300 huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.

Từ nay đến cuối năm 2025, HUD dự kiến khởi công thêm 5 dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội với tổng diện tích sàn 105.000 m², tương đương 1.063 căn hộ.

Cùng với những chính sách ưu đãi về phát triển nhà ở xã hội, Bộ xây dựng cũng đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn cho vay ưu đãi người mua nhà ở xã hội và đang xin ý kiến các Bộ, ngành; Bộ này đề xuất gói vay ưu đãi quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện 5 năm, từ nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ.

UBND quận Hà Đông giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận rà soát, làm rõ cơ chế đầu tư Khu đô thị Mỗ Lao trước đây.

Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định, Nhà nước phải can thiệp nếu giá bất động sản tăng 20% một quý.

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và trung bình. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất được Bộ Xây dựng xác định trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, để từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời góp phần điều tiết thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Cụ thể hoá Luật đất đai, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã ban hành bảng giá đất mới. Điều chỉnh tiệm cận hơn với giá thị trường, bảng giá đất mới được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn.

Bảng giá đất mới được Hà Nội ban hành đã gần tiệm cận giá thị trường. Đây sẽ là cơ sở để Thành phố thiết lập chính sách đồng bộ trong quản lý đất và hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng và người có nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án.

Trong các giao dịch dân sự về nhà đất, việc ủy quyền để thực hiện diễn ra khá nhiều. Nội dung ủy quyền ra sao là do chủ bất động sản tự xác định, tuy nhiên pháp luật cũng có những qui định đối với người được ủy quyền không được tự mình chuyển nhượng đấtđược ủy quyền bán cho chính mình.

Tại tọa đàm do Hội môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 27/12, Tiến sĩ Võ Trí Thành điểm lại việc tăng giá "sốc" của giá nhà trong vài thập kỷ. Theo đó, nếu tính lạm phát thì trong thập kỷ 90, giá cả hàng hóa tăng 4 lần. Hai thập niên vừa rồi, giá hàng hóa tăng không quá 2 lần, thế nhưng giá nhà tăng tới 400 lần.

Bảng giá đất mới được Thành phố Hà Nội ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12 đến hết năm 2025. Theo đó, mức giá tại từng khu vực, vị trí được xác định cụ thể sẽ góp phần đẩy nhanh thủ tục đầu tư, giúp khởi động các dự án bất động sản đang gặp vướng mắc do phải chờ bảng giá đất mới.

Quận Long Biên vừa tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án xây dựng nhà ở thấp tầng tại phường Phúc Lợi.

Trái ngược với đà tăng giá phi lý, vượt xa giá trị thực của phân khúc bất động sản thấp tầng, lợi suất cho thuê gồm nhà riêng, nhà phố và đất nền vừa trở về mức của đầu năm 2021 là 3%/năm.

Ô đất tại địa chỉ 94 Lò Đúc đã được thành phố Hà Nội giải phóng mặt bằng từ năm 2013, nhưng đến nay dự án vẫn bỏ hoang, gây lãng phí. Trao đổi tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Hai Bà Trưng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, đã yêu cầu các sở, ngành loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với dự án này.

Theo kế hoạch, ngày 11/1/2025, huyện Ba Vì sẽ tổ chức đấu giá 51 thửa đất tại 4 xã Phú Sơn, Đồng Thái, Thụy An và xã Phú Phương.

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất thổ cư đã được quy định rất rõ trong Luật Đất đai 2024. Để thực hiện, người dân có thể tìm hiểu những quy định mới trong Nghị định 102/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

UBND thành phố vừa ban hành quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng đối với 4 ô đất: CT1, CT2, LK1.2 và NT thuộc dự án Khu chức năng đô thị ĐM1, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Triển khai nhiệm vụ năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai sau sáp nhập.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.

Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, dự kiến sẽ tổ chức đấu giá 5 thửa đất vào thời điểm giữa tháng 1/2025. Mức giá khởi điểm mỗi thửa từ trên 12 tỷ đồng.

Chiều 27/12, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thị trường bất động sản (BĐS) quý IV năm 2024.

Chủ tịch UBND thành phố đã ký ban hành Văn bản số 4362 về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh về công tác phòng chống lãng phí đối với tài nguyên đất đai.

Tại Chỉ thị số 47 triển khai Luật số 56 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấm dứt việc sử dụng nhà, đất vào mục đích cho thuê, cho mượn, bố trí làm nhà ở, liên doanh, liên kết... không đúng quy định.

Để đẩy mạnh công tác xử lý các dự án bỏ hoang, chống lãng phí, Hà Nội đang đưa ra nhiều phương án, trong đó, việc chuyển đổi công năng Dự án khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội đang được quan tâm.

Huyện Sóc Sơn sẽ hoãn việc tổ chức đấu giá lại 36 thửa đất đấu giá không thành công ngày 29/11 vừa qua, do bị các đối tượng phá rối trả từ gần 100 triệu đồng đến 30 tỷ đồng/m2. Trước đó, theo kế hoạch, những thửa đất này sẽ được tổ chức đấu giá lại vào ngày mai, 28/12.

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 5, quy mô hơn 1.341 ha, tập trung phát triển đô thị, du lịch sinh thái và hạ tầng giao thông hiện đại.

Chiều qua, chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án phải "nhanh hơn, quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn".