Tương lai Ukraine sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ?

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Mỹ đã đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với cuộc xung đột. Các nhà quan sát nhận định, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ có tác động đáng kể đến chính sách đối ngoại của Washington, đặc biệt là cuộc chiến ở Ukraine.

Quan điểm của chính quyền Trump tiềm năng

“Tôi sẽ giải quyết vấn đề này ngay cả trước khi tôi trở thành Tổng thống” - đó là tuyên bố liên quan đến xung đột Nga - Ukraine mà ông Donald Trump đưa ra trong cuộc tranh luận trực tiếp với bà Kamala Harris tại Philadelphia hồi tháng 9.

Tại cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây tại New York, khi ông Zelensky đến Mỹ để trình bày “Kế hoạch chiến thắng” của mình, ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hoà nhấn mạnh, ông có “mối quan hệ rất tốt” với cả nhà lãnh đạo Ukraine và Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời một lần nữa khẳng định sẽ làm việc với cả hai bên để nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột.

“Chúng ta sẽ ngồi lại và thảo luận về điều đó và nếu chúng tôi giành chiến thắng, tôi nghĩ là trước ngày 20/1 khi tôi nhậm chức Tổng thống, trước đó rất lâu, chúng ta có thể giải quyết được điều gì đó theo cách có lợi cho cả hai bên”.

Ông Donald Trump, cựu Tổng thống Mỹ

Ông Trump trước đó từng nhiều lần tuyên bố rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ. Ông cũng thể hiện sự hoài nghi về việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine và có thể sẽ sử dụng áp lực chính trị và kinh tế lên cả Nga và Ukraine để thúc đẩy đàm phán hòa bình.

Hồi cuối tháng 6, các cố vấn của ông Trump đã trình bày một ý tưởng chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine nếu cựu Tổng thống có thêm một nhiệm kỳ ở Nhà Trắng. Theo đó, nếu Kiev từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình, ông Trump có thể rút viện trợ quân sự cho Ukraine. Ngược lại, nếu Nga không ngồi vào bàn đàm phán, Mỹ thậm chí sẽ viện trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine. Theo tờ The Scotsman, mục đích của ông Trump là buộc hai bên phải đối diện nhau trên bàn đàm phán để quyết định kết quả của cuộc xung đột, thay vì đối đầu nhau trên chiến trường.

Nghị sĩ Mỹ JD Vance – liên danh tranh cử cửa ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, hồi tháng 9 cũng tiết lộ thêm về kế hoạch của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Nga – Ukraine. Theo đó, cách ông Trump xử lý vấn đề này có thể bao gồm việc thiết lập một “khu phi quân sự” trên phần lãnh thổ Ukraine hiện do Nga chiếm giữ. Khu phi quân sự được đề xuất đó sẽ “được xây dựng thật kiên cố để người Nga không đưa quân qua được”.

Ông Vance cũng cho biết, theo phương án hòa bình này, Ukraine sẽ duy trì nền độc lập của mình bằng việc chấp nhận bảo đảm trung lập, nghĩa là Kiev sẽ không gia nhập NATO hoặc những “thể chế liên minh” khác.

Ông Trump từng nhiều lần tuyên bố rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ.

Quan điểm của bà Harris

Theo giới quan sát, Ukraine sẽ gặp khó khăn hơn đáng kể nếu ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng. Trong khi đó, tình hình sẽ thuận lợi hơn nếu bà Kamala Harris đắc cử. Với vai trò Phó Tổng thống Mỹ dưới thời chính quyền Joe Biden, bà Harris đã tham gia tích cực vào việc hỗ trợ Ukraine từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ là người điều phối viện trợ quân sự của Mỹ với các đối tác NATO, thắt chặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga và đại diện cho Mỹ tại các hội nghị quốc tế. Nếu kế nhiệm Tổng thống Biden, bà Harris được cho là sẽ tiếp tục các chính sách đối ngoại mà ông Biden đã thiết lập, bao gồm cả việc hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, môi trường chính trị trong nước và áp lực từ các nhóm cấp tiến trong đảng Dân chủ có thể khiến bà khó có thể duy trì mức hỗ trợ quân sự như hiện tại.

Bà Harris đã tuyên bố rằng, bà sẽ tiếp tục theo đuổi các mục tiêu chính sách của chính quyền Joe Biden, cụ thể là giúp Ukraine bảo vệ và khôi phục chủ quyền, đồng thời giảm nguy cơ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia trực tiếp vào một cuộc xung đột với Nga.

Bà Harris đã tuyên bố rằng bà sẽ tiếp tục theo đuổi các mục tiêu chính sách của chính quyền Joe Biden.

Phó Tổng thống Mỹ cũng cam kết sẽ cung cấp thêm viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine, nói rằng sẽ hỗ trợ Kiev “cho đến khi nào còn cần thiết”.

Bà Harris đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần, bao gồm cả những ngày trước khi xảy ra xung đột với Nga vào tháng 2/2022, mỗi lần bà đều nhắc lại sự ủng hộ nhiệt thành của Mỹ đối với Ukraine.

“Mỹ ủng hộ Ukraine không phải vì lòng từ thiện, mà vì lợi ích chiến lược của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ an ninh mà Ukraine cần để thành công trên chiến trường”.

Bà Kamala Harris, Phó Tổng thống Mỹ

Cho đến tháng trước, bà Harris không đưa ra tuyên bố trực tiếp nào cho thấy lập trường của bà về các cuộc đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine. Sau cuộc gặp với Tổng thống Zelenskyy tại Washington hôm 26/9, bà Harris đã lên án bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào liên quan đến việc sáp nhập lãnh thổ Ukraine và từ chối tư cách thành viên của Ukraine trong các liên minh an ninh.

Mặc dù vậy, những người quan tâm đến tương lai của Ukraine nhận thấy, dường như Phó Tổng thống Mỹ là một đồng minh yếu hơn so với những suy nghĩ trước đây. Trong một cuộc phỏng vấn với CBS vào tối 7/10, bà Harris đã từ chối khẳng định bà ủng hộ Ukraine gia nhập NATO, cho biết đó là vấn đề sẽ được giải quyết nếu và khi đến thời điểm. Một dấu hiệu khác là trong quá trình vận động tranh cử, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ hiếm khi đề cập đến cuộc chiến tại Ukraine, mà thường nói về các vấn đề trong nước và đôi khi là cuộc xung đột ở Gaza.

Trong cuộc tranh luận gần đây với ông Trump, khi được hỏi liệu bà có muốn Ukraine giành chiến thắng hay không, bà Harris đã đưa ra một câu trả lời dài dòng mà không nói thẳng là “có”.

Nếu bà Harris thắng cử vào tháng tới, nhưng đảng Dân chủ không giành được cả hai viện của Quốc hội, thì viện trợ cho Ukraine sẽ không phải là ưu tiên hàng đầu của bà.

Một phần nguyên nhân dẫn tới sự thờ ơ của bà Harris là do sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với cuộc xung đột Ukraine đã giảm mạnh kể từ thời kỳ cao điểm vào tháng 2/2022. Đến tháng 7 năm nay, số lượng cử tri ủng hộ mức tài trợ hiện tại của Mỹ dành cho Kiev chỉ còn 24%.

“Mọi người ít quan tâm hơn vì Ukraine ít được đưa tin. Còn có nhiều cuộc khủng hoảng khác trên thế giới, trong đó Gaza là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất. Tôi nghĩ rằng việc Ukraine bị kẹt trong cuộc xung đột đóng băng này trong năm qua cũng đã tác động đến sự ủng hộ”.

Ông Matt Duss - Nhà phân tích Mỹ

Ngoài ra, cũng có những lo ngại rằng nếu bà Harris thắng cử vào tháng tới, nhưng đảng Dân chủ không giành được cả hai viện của Quốc hội, thì viện trợ cho Ukraine sẽ không phải là ưu tiên hàng đầu của bà trong cuộc thương lượng với đảng Cộng hòa.

Ukraine nỗ lực đảm bảo nguồn viện trợ 

Chính quyền Ukraine đang nỗ lực duy trì sự hỗ trợ của Mỹ bất kể kết quả bầu cử như thế nào. Tổng thống Volodymyr Zelensky và các quan chức cấp cao Ukraine đã tích cực tiếp xúc với cả hai phe chính trị Mỹ để đảm bảo sự hỗ trợ tài chính và quân sự lâu dài. Ukraine cũng đang xây dựng một chiến lược quốc tế nhằm thúc đẩy tầm nhìn hòa bình của mình. Trong bối cảnh ấy, Tổng thống Ukraine Zelensky đang có chuyến công du các thủ đô châu Âu nhằm kêu gọi sự đảm bảo càng nhiều viện trợ càng tốt trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra. Tuy nhiên, sứ mệnh này đối diện với không ít khó khăn.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng “Kế hoạch chiến thắng” của ông nhằm chấm dứt cuộc chiến với Nga đã phải chịu một đòn giáng mạnh bởi một kẻ thù bất ngờ, đó là siêu bão Milton.

Một cuộc họp của các đồng minh của Kiev, Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, dự kiến diễn ra vào cuối tuần này tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức đã bị hoãn lại sau khi Tổng thống Joe Biden hủy các chuyến công du đến châu Âu để tập trung chỉ đạo trong nước đối phó với cơn bão Milton. Hiện vẫn chưa rõ hội nghị này khi nào mới diễn ra và liệu các phái đoàn cấp cao tương tự, bao gồm cả Tổng thống Biden, có tham dự hay không.

Đối với Ukraine, việc hội nghị bị hoãn lại là một bước lùi, trong bối cảnh ông Zelensky đang muốn nhanh chóng huy động sự ủng hộ cho kế hoạch của mình trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng tới. Trong nỗ lực dường như để cứu vãn tình hình, ông Zelensky đã bắt đầu chuyến công du châu Âu tới Anh, Pháp, Đức và Italy để trình bày chi tiết về chiến lược của mình. Kế hoạch này bao gồm tư cách thành viên NATO cho Ukraine, quyền sử dụng tên lửa của phương Tây để tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga và số lượng vũ khí lớn hơn.

Các nhà ngoại giao phương Tây tại Kiev cảm nhận rằng thời gian gần đây Tổng thống Zelensky đã cởi mở hơn trong việc bắt đầu đàm phán với Nga.

Trong ngày 10/10, ông Zelensky đã gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thư ký NATO Mark Rutte, để trình bày “Kế hoạch Chiến thắng”, trong đó nhà lãnh đạo Ukraine đã đề xuất “các bước quyết định để xung đột kết thúc chậm nhất là vào năm 2025”.

Tại các cuộc gặp ông Zelensky, các nhà lãnh đạo châu Âu và NATO đã tái khẳng định cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine:

“Tôi muốn nhắc lại ở đây sự ủng hộ của Pháp đối với Ukraine. Có những cam kết liên tục về mặt trang thiết bị đang thực hiện trong những tháng qua, cả về mặt trang thiết bị quốc phòng cũng như đào tạo”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề vũ khí tầm xa, dường như ông Zelensky vẫn chưa đạt được điều mình mong muốn.

“Từng đồng minh sẽ quyết định cách thức vũ khí họ chuyển giao cho Ukraine có thể được sử dụng. Về mặt pháp lý, điều đó là có thể. Nhưng liệu các quốc gia đồng minh có thực hiện điều này hay không, thì còn tùy thuộc vào từng quốc gia", ông Mark Rutte, Tổng thư ký NATO nói.

Tình thế đang trở nên cấp bách với Ukraine do sự không chắc chắn của cuộc bầu bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới. Đặc biệt, đã có những biểu hiện cho thấy dường như ý chí chính trị để hỗ trợ Ukraine giành chiến thắng trước Nga đang dần suy yếu ở cả hai bờ Đại Tây Dương.

Tình thế đang trở nên cấp bách với Ukraine do sự không chắc chắn của cuộc bầu bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.

Anh và Pháp, những nước cung cấp cho Ukraine tên lửa không đối đất Storm Shadow và Scalp, vẫn chưa cho phép Kiev sử các tên lửa này để tấn công các căn cứ hậu phương của Nga khi chưa được Mỹ bật đèn xanh. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cũng kiên quyết phản đối Kiev sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấn công lãnh thổ Nga. Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn phản đối việc cung cấp hệ thống tên lửa Taurus, mà Kiev từ lâu đã yêu cầu để nhắm vào các tuyến tiếp tế và bệ phóng tên lửa Nga. Còn Thủ tướng Hungary Viktor Orban mới đây nhận định Ukraine không thể giành thắng lợi trên chiến trường.

“Nếu bạn không thể chiến thắng trên chiến trường, bạn phải giao tiếp, phải đàm phán, phải ngừng bắn và cứu mạng người. Vì vậy, đó là những gì chúng tôi muốn. Ngừng bắn càng sớm càng tốt vì cá nhân tôi tin chắc rằng không có giải pháp nào trên chiến trường”.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban

Trước tình thế bấp bênh, các nhà ngoại giao phương Tây tại Kiev cảm nhận rằng thời gian gần đây Tổng thống Zelensky đã cởi mở hơn trong việc bắt đầu đàm phán với Nga, ngay cả khi Moscow đang kiểm soát hơn 20% lãnh thổ Ukraine và không có ý định nhượng lại bất kỳ lãnh thổ nào mà họ hiện đang kiểm soát. Chẳng hạn, ông Zelensky từng nói rằng Nga sẽ được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hòa bình tiếp theo mà Ukraine có kế hoạch tổ chức, dù thời điểm diễn ra sự kiện này vẫn chưa rõ ràng.

Kiev vẫn khẳng định tầm quan trọng của việc chấm dứt xung đột theo các điều khoản của mình, nhưng lập trường của họ đã suy yếu trong năm qua khi Nga giành được nhiều lợi thế trên chiến trường.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới sẽ quyết định kết quả của cuộc xung đột Ukraine. Tuy nhiên, bất kể kết quả bầu cử có thế nào, chính sách của Mỹ đối với Ukraine sẽ có nhiều thay đổi, với mục tiêu chính là chấm dứt xung đột nhanh chóng và giảm bớt gánh nặng viện trợ quân sự của Mỹ. Chính quyền mới có thể gây áp lực lên các đối tác châu Âu để tăng cường vai trò của họ trong việc hỗ trợ Ukraine, đồng thời thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Trong khi bà Harris có thể tiếp tục duy trì sự cân bằng giữa hỗ trợ quân sự và ngoại giao, thì ông Trump có thể sẽ tìm cách nhanh chóng đạt được một thỏa thuận, bất chấp những nhượng bộ có thể gây bất lợi cho Ukraine.

User
Ý KIẾN

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Mỹ đã đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với cuộc xung đột. Các nhà quan sát nhận định, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ có tác động đáng kể đến chính sách đối ngoại của Washington, đặc biệt là cuộc chiến ở Ukraine.

Cả Mỹ và Pháp đều nhấn mạnh đến việc tăng cường sức mạnh của lực lượng quân đội Liban để thực hiện Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình tại khu vực biên giới Liban và Israel.

Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã công bố dự thảo ngân sách năm 2025, trong đó dự định cắt giảm chi tiêu và tăng thuế với tổng trị giá 60 tỷ euro để đối phó với thâm hụt ngân sách.

Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 19 vừa được tổ chức tại thủ đô Vientiane của Lào với chủ đề "ASEAN: Tăng cường kết nối và khả năng phục hồi", trong đó tập trung vào việc tăng cường hợp tác trong khuôn khổ EAS để thúc đẩy sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Chiều 11/10, Ủy ban Nobel Na Uy đã công bố giải Nobel Hòa bình 2024 thuộc về tổ chức Nihon Hidankyo (Nhật Bản). Nihon Hidankyo là một tổ chức gồm những nạn nhân sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử luôn nỗ lực trong việc kêu gọi tạo ra một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Giới chức bang Colorado cho biết đã giải cứu thành công 12 du khách bị mắc kẹt tại một mỏ vàng cũ ở độ sâu 300 mét dưới lòng đất trong sáu giờ.

Nhóm vũ trang Houthi tại Yemen vừa tuyên bố, họ đã tấn công hai con tàu vận tải quốc tế, một ở Biển Đỏ và một ở Ấn Độ Dương, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng liên quan đến cuộc xung đột tại Gaza.

Mặc dù lạm phát phi mã tại Argentina với mức cao nhất thế giới đã bắt đầu chậm lại, nhưng điều này vẫn gây ra khó khăn cho người dân.

Milton là cơn bão thứ ba tấn công Florida trong năm nay sau bão Francine và bão Helene. Sau khi cơn bão đi qua, Florida (Mỹ) hiện đang nỗ lực khắc phục hậu quả của bão.

Giới chức địa phương cho biết ngày 10/10, một người đã thiệt mạng và 12 người khác bị mắc kẹt ở độ sâu 300 mét dưới lòng đất sau khi thang máy gặp sự cố tại một mỏ vàng cũ, nay là điểm tham quan du lịch tại bang Colorado, Mỹ.

Liên minh châu Âu (EU) mới đây cho biết, sẽ tiến hành điều tra về hoạt động của các nền tảng xã hội như TikTok, YouTube và Snapchat do lo ngại những người dễ bị tổn thương bởi những tin tức giả mạo và độc hại.

Ủy ban Nobel Na Uy sẽ thông báo người hoặc tổ chức đoạt giải Nobel Hòa bình 2024 vào lúc 11h ngày hôm nay (16h giờ Hà Nội).

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ đã tăng cường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, trả lời phỏng vấn cho các hãng truyền thông lớn, nhỏ trong nỗ lực thu hút cử tri ở những tuần cuối cùng của cuộc đua giành chức tổng thống Mỹ.

Người đứng đầu Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell ngày 10/10 cho biết, các bên tham chiến ở Gaza đã nhất trí ngừng bắn vì mục đích nhân đạo nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai đợt tiêm vaccine bại liệt thứ hai dành cho hơn 590.000 trẻ em dưới 10 tuổi, dự kiến diễn ra vào ngày 14/10 tới.

Lực lượng Lâm thời Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) ngày 10/10 ra thông cáo cho biết, đài quan sát tại trụ sở của họ trúng đạn từ xe tăng Merkava của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), khiến hai binh sĩ bị thương và phải nằm viện, song không nghiêm trọng.

Tại Diễn đàn Khí đốt Quốc tế St. Petersburg ngày 10/10, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto đã cảnh báo rằng việc kết nạp Ukraine vào NATO trong khi quốc gia này đang có chiến tranh với Nga sẽ dẫn đến Thế chiến thứ 3.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết trong bản cập nhật Triển vọng và Thống kê Thương mại Toàn cầu được công bố hôm mùng 10/10, khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến sẽ tăng 2,7 % vào năm 2024.

Trung tâm bão quốc gia Mỹ ngày 10/10 cho biết bão Milton sau khi đổ bộ vào bang Florida đã suy yếu và trở thành bão hậu nhiệt đới. Cơn bão đã khiến ít nhất 14 người thiệt mạng.

Chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và các ủy ban chính trị liên quan đã huy động được 1 tỷ USD, kể từ khi bà trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ vào tháng 7 vừa qua.

Người đứng đầu Cơ quan Liên hợp quốc cứu trợ người tị nạn Palestine cho biết một số nơi trú ẩn và dịch vụ của họ đã bị buộc phải đóng cửa lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Giới chức Liban cho biết ít nhất 22 người đã thiệt mạng trong cuộc không kích của quân đội Israel vào trung tâm thủ đô Beirut tối 10/10, đánh dấu đòn tập kích đẫm máu nhất của Israel vào thủ đô của quốc gia láng giềng kể từ đầu chiến sự.

Wafiq Safa, quan chức chính trị cấp cao của Hezbollah được cho là vẫn sống sót sau cuộc không kích của Israel tại Beirut ngày 10 tháng 10. Điều đặc biệt, đây là nhân vật chính trị đầu tiên mà Israel nhắm tới, sau khi đã tiêu diệt hàng loạt nhân vật quân sự của Hezbollah trong những tuần gần đây.

Gần 70 quốc gia, hiện chiếm 80% tổng công suất điện tái tạo toàn cầu - dự kiến sẽ đạt hoặc vượt các mục tiêu vào năm 2030. Tuy nhiên, thế giới vẫn còn cách xa mục tiêu tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Một quan chức chính trị cấp cao của Hezbollah được cho là vẫn sống sót sau vụ không kích lớn nhất từ ​​trước đến nay vào trung tâm Beirut đêm 10/10.

Các nhà khoa học tại Chile đã phát triển thành công loại vaccine ức chế hormone sinh sản của chó, giúp chủ có thể kiểm soát khả năng sinh sản của chúng mà không cần phải phẫu thuật triệt sản.

Giải Nobel Vật lý và Nobel Hóa học năm 2024 vừa được trao cho các nhà khoa học trong lĩnh vực AI, phản ánh tầm ảnh hưởng và sự tỏa sáng của công nghệ AI đến nghiên cứu khoa học toàn cầu.

Theo Giám đốc Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Mỹ Deanne Criswell, bang Florida đã tránh được những gì tồi tệ nhất khi phải đối mặt với cơn bão Milton mà các cơ quan chức năng đã cảnh báo trước đó.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 10/10 đã có cuộc gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte và Thủ tướng Anh Keir Starmer để thảo luận Ukraine có nên sử dụng tên lửa phương Tây để tấn công các mục tiêu quân sự sâu trong lãnh thổ Nga.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, cũng như thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Một quan chức Israel vừa nói với CNN rằng nội các an ninh của nước này sẽ họp để bỏ phiếu về cách đáp trả cuộc tập kích bằng tên lửa đạn đạo của Iran hồi đầu tháng.

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hàn Quốc hôm nay đã nhất trí nâng cấp mối quan hệ song phương lên mức cao nhất là đối tác chiến lược toàn diện sau 35 năm hợp tác. Quyết định được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc tại thủ đô Viêng Chăn, Lào.

Lực lương Hezbollah đã lần đầu tiên công khai ủng hộ nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn tại Liban. Diễn biến này đánh dấu lần đầu tiên lực lượng Hezbollah công khai ủng hộ phương án đình chiến với Israel mà không đặt điều kiện Tel Aviv phải chấm dứt cuộc chiến ở Gaza.

Nga tuyên bố đã bắn hạ 92 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine được phóng vào ngày 10/10; Ukraine báo cáo giao tranh dữ dội ở Toretsk; Bộ Quốc phòng Pháp có kế hoạch gửi lô tiêm kích đa năng Mirage 2000 đầu tiên tới Ukraine vào nửa đầu năm 2025... là những diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine trong ngày 10/10

Với sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, hàng năm, thế giới phải hứng chịu rất nhiều cơn bão với sức tàn phá khủng khiếp, kéo theo tình trạng lũ lụt trên diện rộng, các vụ sạt lở, lũ quét gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Nhiều nước đã có các biện pháp vừa tình thế vừa dài hạn để phòng, tránh, chống và phản ứng nhanh, nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra.

Nữ nhà văn của Hàn Quốc Han Kang được vinh danh giải Nobel Văn học 2024 vì những áng văn chương mãnh liệt, đậm chất thơ, đã chất vấn những sang chấn gắn liền với lịch sử và phơi bày bản chất mong manh của đời người.

Phần mái sân bóng chày Tropicana Field tại thành phố St. Petersburg, bang Florida bị gió tốc sau khi bão Milton quét qua khu vực.

Báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn vừa công bố của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy trong năm 2025, nhu cầu dầu mỏ của Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung sẽ không cao như dự báo trước đây.

Hãng dược phẩm của Anh GSK vừa thông báo đã đạt thỏa thuận trị giá 2,3 tỷ USD tại Mỹ để chấm dứt các vụ kiện cáo buộc thuốc trị chứng ợ nóng Zantac của công ty này gây ung thư.

Một máy bay của hãng hàng không Turkish Airlines từ Seattle đến Istanbul phải hạ cánh khẩn cấp ở New York hôm 9/10, sau khi phi công đột tử giữa chuyến bay.

Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 18 thành viên mới tham gia Hội đồng Nhân quyền, gồm 47 quốc gia thành viên, trong đó các ghế được phân bổ cho các nhóm khu vực để đảm bảo đại diện theo địa lý.

Bão Milton sáng 10/10 đã đổ bộ vào bờ biển phía Tây của bang Florida (Mỹ) sớm hơn so với dự báo ban đầu.

Ngoại trưởng Anh David Lammy đã tới thăm Jordan và có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Ayman Safadi, thảo luận về quan hệ song phương và tình hình căng thẳng ở khu vực Trung Đông.

Sáng 10/10, bão Milton đã đổ bộ vào thành phố Siesta Key, bang Florida, Mỹ với sức gió lên đến 193km/h, gây mưa dữ dội, lốc xoáy và nước biển dâng.

Hội nghị thượng đỉnh Ukraine - Đông Nam Âu lần thứ ba đã diễn ra tại Dubrovnik, Croatia. Hội nghị nhằm thể hiện sự đoàn kết của các nước Đông Nam Âu với Ukraine trong bối cảnh nước này đang đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong cuộc xung đột với Nga.

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã tới thăm Saudi Arabia và có cuộc gặp với người đồng cấp Farhan Al Saud tại Thủ đô Riyadh, thảo luận về quan hệ song phương và diễn biến khu vực trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.

Một trong những điều kiện tiên quyết để Israel thực hiện lệnh ngừng bắn tại Liban là nhóm Hezbollah phải rút khỏi sông Litani.