Ukraine đối mặt thách thức lớn khi Nga phản công ở Kursk

Hơn một tháng sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực Kursk, miền Tây nước Nga, Nga đã bắt đầu phản công. Theo giới quan sát, nếu đây thực sự là khởi đầu của một cuộc phản công lớn của Moscow, thì Kiev có thể gặp rắc rối.

Ukraine kiểm soát khoảng 1.300km2 lãnh thổ Nga ở khu vực Kursk sau khi tiến hành cuộc tấn công vào tháng 8.

Ukraine đã có thành công ban đầu khi quân đội của họ tràn vào miền tây nước Nga vào tháng trước, chiếm giữ hàng trăm km2 lãnh thổ trên khắp khu vực. Cuộc tấn công bất ngờ này khiến Nga bối rối và bị chỉ trích vì phản ứng “chậm chạp” và “phân tán”. Tuy nhiên, tất cả có thể sắp thay đổi.

Theo một chỉ huy cấp cao của Nga, Moscow đã phát động cuộc phản công ở Kursk và giành lại một số khu định cư. Các nhà phân tích cho biết nếu đây là khởi đầu của một cuộc phản công lớn và Moscow thực sự “phô trương sức mạnh”, thì Kiev có thể gặp rắc rối.

Nga “áp đảo về số lượng và hỏa lực”

Vào ngày 6/8, hàng nghìn binh sĩ Ukraine được yểm trợ bởi hàng loạt máy bay không người lái và vũ khí hạng nặng, bao gồm cả vũ khí do phương Tây sản xuất, đã tràn qua biên giới vào tỉnh Kursk của Nga.

Đây là cuộc tấn công lớn nhất kể từ Thế chiến II do quân đội một quốc gia nước ngoài tiến hành vào nước Nga. Quân đội Ukraine đã tiến nhanh và kể từ đó đã kiểm soát được khoảng 1.300 km2 lãnh thổ Nga.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào tuần trước từng phát biểu với hãng tin Sky News rằng Ukraine sẽ “giữ” vùng lãnh thổ này như một phần quan trọng trong “kế hoạch chiến thắng” của ông nhằm chấm dứt chiến tranh. Nếu có thể, điều này sẽ trao cho ông Zelensky những con bài mặc cả trong quá trình đàm phán.

Tuy nhiên, trong ba ngày qua, Nga cho biết họ đã giành lại 10 khu định cư ở khu vực xung quanh Snagost, trên sườn phía tây của khu vực do Ukraine chiếm đóng.

Thiếu tướng Apti Alaudinov, Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Chechnya đang chiến đấu ở Kursk xác nhận, quân đội Nga đã bắt đầu cuộc phản công.

“Tình hình đang thuận lợi cho chúng tôi”, ông nói với hãng thông tấn TASS của Nga. Tổng cộng khoảng 10 khu định cư ở khu vực Kursk đã được giải phóng”.

Ông Alaudinov cũng tuyên bố rằng quân đội Ukraine đang phải chịu tổn thất nặng nề và “bắt đầu nhận ra rằng việc giữ lãnh thổ sẽ không phải là chuyện dễ dàng”.

Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 12/9 cũng xác nhận, Nga đã bắt đầu “các hành động phản công”. Ông cho biết điều này “diễn ra theo đúng kế hoạch của Ukraine”.

Quân đội Nga bắt đầu phản công ở Kursk.

Các cảnh quay được định vị cho thấy, lực lượng Nga đã giành lại quyền kiểm soát các vị trí ở phía đông Zhuravli và đã tiến về phía bắc và đông bắc Snagost, theo phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW).

ISW cho biết ở giai đoạn này, quy mô, phạm vi và triển vọng tiềm tàng của các cuộc phản công của Nga vẫn chưa rõ ràng.

Giáo sư danh dự Graeme Gill của Đại học Sydney, một chuyên gia về chính trị Nga cho biết, cuộc xâm nhập của Ukraine vào Kursk sẽ không bao giờ bền vững. Và nếu Nga tấn công mạnh, Ukraine sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể theo kịp Nga về quân số, máy bay không người lái và pháo binh.

“Họ sẽ đông hơn và mạnh hơn”, “Cuối cùng, khi Nga thể hiện sức mạnh ở đó, Ukraine sẽ không thể duy trì cuộc xâm nhập”, Giáo sư Gill nói.

Nga vẫn tiếp tục tiến công ở miền đông Ukraine

Tư lệnh cấp cao của Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskii cho biết, một trong những mục tiêu chính trong cuộc tấn công của nước này vào tỉnh Kursk của Nga là chuyển hướng lực lượng Nga khỏi các khu vực khác, đặc biệt là miền đông Ukraine.

Tuy nhiên, giao tranh ở Donbas, bao gồm các khu công nghiệp Donetsk và Luhansk của Ukraine, thay vào đó lại diễn ra nhanh hơn. Hiện lực lượng Nga còn cách trung tâm công nghiệp chiến lược Pokrovsk vài km.

Quân nhân Ukraine ở vùng Sumygần biên giới Nga 

Ông Anatol Lieven, Giám đốc chương trình Âu Á tại Viện Quincy về Chính sách Nhà nước có trách nhiệm cho biết, bất chấp cuộc xâm nhập của Ukraine ở Kursk, cán cân lợi thế vẫn nghiêng về phía Nga.

“Một mục tiêu chính của chiến dịch là chuyển hướng quân đội Nga khỏi miền đông Ukraine, nơi họ đang tấn công và điều đó dường như chưa xảy ra”, ông nói với chương trình Late Night Live của ABC News và cho biết thêm, có những báo cáo cho rằng chính Ukraine có thể đã phải chuyển hướng nhiều “lực lượng tinh nhuệ” của mình khỏi tiền tuyến phía đông đến Kursk.

“Theo quan điểm của Ukraine, đó sẽ là một sai lầm khá nghiêm trọng”, ông nói.

Nga cho biết họ đã kiểm soát 1.000 km2 lãnh thổ ở miền đông Ukraine vào tháng 8 và tháng 9. Dữ liệu nguồn mở và báo cáo chiến trường cho thấy đây là lần Nga tiến quân nhanh nhất ở Donbas trong khoảng hai năm qua.

'Đó là một sai lầm'

Giáo sư Graeme Gill của Đại học Sydney cho biết, Ukraine đã khiến tình hình ở miền đông trở nên tồi tệ hơn với việc dàn dựng cuộc xâm nhập ở Kursk.

“Tôi nghĩ đó là một sai lầm”, “Nếu cuộc tấn công Kursk là nhằm mục đích kéo quân đội Nga khỏi Donbas và làm dịu tình hình ở đó, thì có vẻ như nó không thành công”, ông nói.

Nhưng cũng có những lý do khác được đưa ra cho cuộc tấn công này. Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, chiến dịch Kursk là một nỗ lực nhằm buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin đàm phán chấm dứt xung đột và tạo ra vùng đệm để ngăn chặn các cuộc tấn công vào khu vực Sumy lân cận. Ông cũng sử dụng nó làm đòn bẩy để thúc đẩy sự hỗ trợ nhiều hơn từ phương Tây, đặc biệt là để khiến Mỹ thay đổi lập trường cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Giáo sư Gill cho biết Ukraine đang cho phương Tây thấy rằng họ có khả năng tiếp tục chiến đấu, nói với họ rằng “nếu các bạn cung cấp vũ khí cho chúng tôi, hãy nghĩ xem chúng tôi có thể làm gì”.

“Nếu cuộc xâm lược thực sự có ý định là một vở kịch để có được sự hỗ trợ lớn hơn từ phương Tây, thì bạn có thể nói rằng nó đã thành công”, Giáo sư Gill nhận định. Nhưng ông cũng tin rằng Kiev sẽ khó có thể trụ vững ở Kursk nếu Nga tiến hành một cuộc phản công lớn. “Nếu họ bị đẩy ra khỏi Kursk, theo một nghĩa nào đó, điều đó có thể làm suy yếu tất cả các mục tiêu đó”, “Theo một nghĩa nào đó, đó là một cái bẫy do chính họ dựng lên”, ông nói.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Anh David Lammy trong chuyến thăm Kiev mới đây đã công bố các gói viện trợ mới cho Ukraine. Trong đó, Mỹ sẽ dành cho Ukraine khoản viện trợ kinh tế và nhân đạo mới trị giá 717 triệu USD, còn Anh sẽ cung cấp thêm cho Kiev khoản viện trợ trị giá 600 triệu bảng (tương đương 781 triệu USD). Ngoài ra, London cũng cho biết sẽ chuyển giao thêm hàng trăm tên lửa phòng không, hàng chục nghìn viên đạn pháo và nhiều xe bọc thép hơn cho Ukraine vào cuối năm nay.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken cũng đưa ra gợi ý mạnh mẽ nhất từ trước đến nay về việc Nhà Trắng sắp dỡ bỏ lệnh hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự quan trọng bên trong nước Nga.

“Chúng tôi đã điều chỉnh chính sách và thích nghi khi nhu cầu và tình hình chiến trường thay đổi. Và không có gì phải nghi ngờ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy khi tình hình thay đổi”, ông Antony Blinken nói.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 13/9 cũng đã có cuộc hội đàm tại Washington để thảo luận để thảo luận về việc dỡ bỏ các hạn chế sử dụng vũ khí của Ukraine.

Đầu năm nay, Mỹ đã nới lỏng một số hạn chế, cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công các khu vực dọc biên giới Nga. Tuy nhiên, hiện tại, Mỹ và nhiều nước phương Tây, trong đó có Anh vẫn chưa cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga vì lo ngại căng thẳng leo thang.

Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cảnh báo rằng, nếu phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa nhằm vào lãnh thổ Nga, điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Mỹ và các nước châu Âu tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Putin cũng nhấn mạnh, sự tham gia trực tiếp của phương Tây sẽ làm thay đổi đáng kể bản chất của cuộc xung đột Nga - Ukraine và Nga sẽ đưa ra quyết định phù hợp dựa trên các mối đe dọa mà nước này phải đối mặt.

Tuy nhiên, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby ngày 13/9 khẳng định, Mỹ không có thay đổi nào trong chính sách về tên lửa tầm xa đối với Ukraine. Theo người phát ngôn Nhà Trắng, điều này cũng đã được quán triệt sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra cùng ngày.

Lối thoát “duy nhất” cho xung đột Nga - Ukraine?

Xung đột Nga - Ukraine kéo dài hơn hai năm qua đã gây tổn thất cho cả hai bên tham chiến, đồng thời tác động tới hòa bình và an ninh khu vực, ảnh hưởng an ninh lương thực, năng lượng trên phạm vi toàn cầu và để lại những hệ lụy khôn lường.

Trong bối cảnh ấy, phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh - diễn đàn ngoại giao quân sự thường niên của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân ngày 13/9 cho rằng, “đàm phán” là giải pháp duy nhất cho các cuộc xung đột như cuộc chiến Nga - Ukraine.

“Để giải quyết các vấn đề nóng như cuộc khủng hoảng ở Ukraine và xung đột Israel - Palestine, thúc đẩy hòa bình và đàm phán là lối thoát duy nhất. Trong chiến tranh và xung đột, không có bên nào chiến thắng. Đối đầu cũng không dẫn đến đâu”, ông Đổng Quân nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 11 ở Trung tâm Hội nghị quốc tế Bắc Kinh ngày 13/9

Cũng theo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, xung đột càng gay gắt, chúng ta càng không thể từ bỏ đối thoại và tham vấn. Kết cục của bất kỳ cuộc xung đột nào đều là hòa giải, ông Đổng Quân nói thêm, đồng thời kêu gọi tất cả các quốc gia thúc đẩy “phát triển hòa bình và quản trị toàn diện”.

Cùng với Brazil, Trung Quốc vào tháng 5 vừa qua đã gợi ý một kế hoạch hòa bình “6 điểm” kêu gọi cả Nga và Ukraine tránh “leo thang thù địch” và “khiêu khích”. Kế hoạch này được đưa ra song song với các nỗ lực hòa bình của Ukraine dựa trên công thức “10 điểm” của Tổng thống Zelensky.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Metropoles của Brazil được công bố vào ngày 12/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ trích sáng kiến hòa bình của Trung Quốc và Brazil mà ông cho là mang tính “phá hoại”.

“Hoặc là ủng hộ hoặc là không ủng hộ chiến tranh. Nếu không ủng hộ thì hãy giúp chúng tôi ngăn chặn Nga”. “Sự thỏa hiệp để từ bỏ đất đai? Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng sáng kiến đó mang tính phá hoại. Đó chỉ là một tuyên bố chính trị”. “Kế hoạch này thiếu sự tôn trọng đối với Ukraine và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi”, ông Zelensky nói.

Về phần mình, Tổng thống Zelensky đã đưa ra công thức hoà bình gồm “10 điểm”, trong đó bao gồm việc Nga rút quân hoàn toàn khỏi nước này.

Trong khi đó, Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán về việc giải quyết xung đột Ukraine, nhưng điều này chỉ có thể được bắt đầu sau khi thực tế lãnh thổ hiện nay được công nhận.

Việc cả Ukraine và Nga vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong các điều kiện có thể đưa đến các cuộc đàm phán hòa bình cho thấy cơ hội sớm chấm dứt xung đột vẫn còn rất xa vời.

User
Ý KIẾN

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden không có kế hoạch ân xá cho con trai Hunter Biden - người sẽ bị kết án về tội cấp liên bang liên quan đến súng và thuế. Thẩm phán dự kiến sẽ ra phán quyết về vụ án này vào tháng 12 tới.

Đài Sputnik (Nga) dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz tuyên bố Warsaw không còn vũ khí hoặc thiết bị quân sự nào có thể chuyển giao cho Ukraine.

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía căn cứ không quân Nevatim ở miền Nam Israel.

Sau khi giành quyền kiểm soát Thượng viện, đảng Cộng hòa của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội kiểm soát cả Hạ viện.

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét thay thế nguồn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga bằng việc nhập khẩu từ Mỹ.

Một người đàn ông đã bị bắn chết vào chiều 8/11 (theo giờ địa phương) tại sân bay quốc tế Sao Paulo - sân bay đông đúc nhất của Brazil. Truyền thông địa phương đưa tin vụ việc có khả năng liên quan đến tội phạm có tổ chức.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng bác bỏ kế hoạch của Tổng thống đắc cử Mỹ - ông Donald Trump nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình nhanh chóng giữa Nga và Ukraine. Tổng thống Zelensky lập luận điều này sẽ dẫn đến thất bại cho Ukraine.

Chính quyền Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm các nhà thầu quân sự Mỹ triển khai tới Ukraine để giúp quân đội nước này bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống vũ khí do Washington cung cấp, đặc biệt là máy bay chiến đấu F16 và hệ thống phòng không Patriot, một quan chức có hiểu biết trực tiếp về kế hoạch này nói với đài CNN.

Tàu hải quân Italy chở một nhóm nhỏ người di cư đã cập cảng của Albania hôm 8/11. Đây là một phần trong nỗ lực của Rome nhằm cứu vãn kế hoạch đưa người di cư ra nước ngoài sau những rào cản pháp lý đầu tiên.

Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã bắn hạ một thiết bị bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ. Đây là lần thứ ba Houthi bắn hạ một chiếc MQ-9 Reaper.

Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 của Mỹ đã kết thúc nhanh chóng và ít kịch tính hơn nhiều so với diễn biến chiến dịch tranh cử suốt mấy tháng qua. Donald Trump đã giành chiến thắng áp đảo với 312 phiếu đại cử tri. Đâu là lý do làm nên chiến thắng vang dội của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng lần này?

Nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chuẩn bị các sắc lệnh hành pháp và tuyên bố về việc rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tờ Thời báo New York ngày 8/11 đưa tin.

Tỷ phú Elon Musk cho rằng xung đột Nga - Ukraine sẽ sớm kết thúc và thời gian đang trôi nhanh đối với những người tìm cách hưởng lợi từ cuộc xung đột này.

Các blogger quân sự ngày 8/11 đưa tin, quân đội Nga sắp kiểm soát một thị trấn lớn ở mặt trận miền Đông Ukraine, từ đó tạo đà cho chiến dịch tiến về phía tây nhằm kiểm soát toàn bộ khu vực Donbas.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sắp thu hoạch lúa thế hệ thứ ba từ những hạt giống được mang về từ chuyến du hành vũ trụ vào năm 2022, sau thời gian sinh trưởng hơn 100 ngày tại một cơ sở lai tạo và canh tác cây trồng ở Thượng Hải.

Việc Israel hủy bỏ thỏa thuận với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm cho người tị nạn Palestine ở Cận Đông của Liên hợp quốc (UNRWA) đã gây lo ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng mà người dân Gaza sẽ phải gánh chịu.

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Peru Agustin Lozano đã bị bắt vì liên quan đến tham nhũng và rửa tiền.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau vừa thông báo tái thành lập một hội đồng cấp nội các về quan hệ Canada - Mỹ để ứng phó với những lo ngại của chính quyền trước nhiệm kỳ mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Người dân ở phía bắc Dải Gaza đang phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng do hoạt động bao vây của Israel ở Gaza và các cuộc không kích ngày càng dữ dội vào khu vực này gây ra.

Trong Hội nghị Bộ trưởng toàn cầu được tổ chức lần đầu tiên tại thủ đô Bogota, Colombia, hơn 100 quốc gia đã cam kết chấm dứt nạn bạo lực đối với trẻ em.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga có thể tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung với Triều Tiên trong tương lai.

Ngày 8/11, Nga tấn công cơ sở năng lượng vùng Zhytomyr, miền bắc Ukraine; chặn đứng đường cao tốc Zaporozhye-Kurakhovo

Người dân Cuba đã kiên cường ứng phó với tình trạng mất điện trên diện rộng sau khi bão Rafael quét qua, khiến 10 triệu người sống trong bóng tối.

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump mới đây bày tỏ ý định đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine.

Tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu tại Budapest, Hungary vào ngày 8/11, trong bối cảnh ông Trump trở thành Tổng thống đắc cử thứ 47 của Mỹ, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ những mối lo ngại về tình hình các vấn đề nổi cộm trên thế giới, đồng thời nhất trí quan điểm cần phải giảm bớt sự phụ thuộc vào Hoa Kỳ.

Hiệp hội Bóng đá Việt Nam tại Hàn Quốc (VFAK) vừa tổ chức thành công sự kiện "Ngày hội đồng hương Việt Nam tại Hàn Quốc" lần 4 với tên gọi VFAK-SBI Cosmoney Đồng hương Cup 2024 tại công viên bóng đá Geumma, thành phố Iksan, tỉnh Jeonbuk.

Ngày 8/11, Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã được thông báo chi tiết về vụ bạo lực nhằm vào các cổ động viên bóng đá Israel ở Amsterdam (Hà Lan). Ông đã kêu gọi Chính phủ Hà Lan và lực lượng an ninh nước này phải có hành động mạnh mẽ và nhanh chóng đối với những kẻ bạo loạn, đồng thời đảm bảo an toàn cho công dân Israel.

Hiện nước Mỹ đã bắt đầu tiến trình chuyển giao quyền lực cho chính quyền mới. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thiết lập một nhóm tiếp quản quyền lực để bắt đầu tiến trình chuyển giao kéo dài 75 ngày.

Ngày 8/11, nhà chức trách Philippines cho biết đã dọn sạch cây cối bật gốc và các mảnh vỡ, sau khi bão Yinxing đổ bộ vào khu vực duyên hải miền Bắc nước này đêm 7/11.

Ngày 7/11, theo thông tin từ Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên đến thăm rừng nhiệt đới Amazon tại nước Brazil vào cuối tháng 11 này, trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài 6 ngày tới Mỹ Latinh để tham dự hai hội nghị thượng đỉnh quốc tế.

Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, ông Donald Trump sẽ bắt đầu quá trình lựa chọn nội các và các viên chức hành chính cấp cao khác trong những tuần tới. Sau đây là những ứng cử viên hàng đầu cho một số vị trí chủ chốt trong các lĩnh vực quốc phòng, tình báo, ngoại giao, thương mại, nhập cư và hoạch định chính sách kinh tế. Một vị trí có thể có nhiều ứng cử viên.

Australia đã công bố dự luật cấm người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội vì cho rằng các nội dung độc hại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Dự kiến, dự luật này sẽ được thông qua vào cuối năm 2025.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi lời chúc mừng Tổng thống đắc cử của Mỹ - ông Donald Trump và cho biết ông sẵn sàng đàm phán với nhà lãnh đạo tương lai của Mỹ.

Bão Rafael đã quét qua miền Tây Cuba, gây thiệt hại nặng về cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh miền Tây và Thủ đô La Habana.

Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 5 đã chính thức khai mạc tại Thủ đô Budapest của Hungary, nhằm giải quyết các thách thức chung, tăng cường an ninh và thúc đẩy sự ổn định trên toàn châu Âu.

Tổng thống đắc cử Donald Trump thường đã phác thảo một chương trình nghị sự rộng khắp, trong đó kết hợp các cách tiếp cận bảo thủ truyền thống đối với các vấn đề thuế và các vấn đề văn hóa với khuynh hướng dân túy hơn về thương mại và sự thay đổi trong vai trò quốc tế của Mỹ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết tại cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu ở Budapest, Hungary rằng, quân đội Triều Tiên chiến đấu cùng lực lượng Nga ở tỉnh Kursk đã phải chịu tổn thất đầu tiên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Ukraine cần trung lập để có cơ hội hòa bình. Phát biểu trên được ông Putin đưa ra tại cuộc họp thường niên lần thứ 21 của Câu lạc bộ thảo luận Valdai tại Sochi, vùng Krasnodar, Nga.

Israel tuyên bố chấm dứt hợp tác với Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA). Động thái được cho là sẽ làm trầm trọng thêm tình hình nhân đạo vốn đã rất tồi tệ ở Dải Gaza nói riêng và nhiều khu vực khác ở Trung Đông nói chung.

Khi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ lần lượt được công bố, ông Donald Trump tuyên bố mình "chiến thắng rực rỡ" và dành lời khen ngợi đặc biệt cho một người đàn ông đã giúp ông trở lại văn phòng hàng đầu của nước Mỹ. "Một ngôi sao được sinh ra, Elon", ông nói trong một bài phát biểu ở West Palm Beach, Florida, đề cập đến đồng minh lớn nhất của ông trong cuộc đua tổng thống: Elon Musk, ông chủ tỷ phú của Tesla, SpaceX và X (trước đây là Twitter).

Bão Rafael đã quét qua miền tây Cuba ngày 7/11 giờ địa phương, gây thiệt hại nặng về cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh miền tây Mayabeque, Artemisa và thủ đô La Habana.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc châu Âu đảm bảo độc lập về an ninh với Mỹ và bảo vệ lợi ích của người dân. Tuyên bố được Tổng thống Macron đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Chính trị châu Âu đang diễn ra tại thủ đô Budapest của Hungary, nhằm thảo luận về quan hệ giữa Mỹ và châu Âu sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.

Quân đội Liban cho biết các cuộc không kích của Israel vào nước này trong đêm qua đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương, trong đó có cả các nhân viên của Liên hợp quốc.

Tổng thống Hàn Quốc ông Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc không loại trừ khả năng trực tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau khi Triều Tiên triển khai quân đội hỗ trợ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.

Việc khách du lịch tràn ngập ngôi làng Hanok Bukchon khiến chính quyền địa phương quyết định thử nghiệm áp đặt lệnh hạn chế ngay trong tháng 11 này. Tuy nhiên, chính sách này đang gây nhiều tranh cãi trong cả cộng đồng địa phương và khách du lịch.

Ngày 7/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bổ nhiệm bà Susie Wiles, giám đốc chiến dịch tranh cử của ông, làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng nhiệm kỳ thứ 2 bắt đầu từ ngày 20/1/2025. Bà Susie Wiles sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức Chánh văn phòng Nhà Trắng.