Ukraine gặp nhiều thách thức trước trận chiến mùa đông
Tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 27/11 nhận định năm tới sẽ là thời điểm đầy thách thức đối với nền quốc phòng Ukraine và thế trận của nước này trên chiến trường có thể thay đổi vào mùa Đông đang đến. Cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ sớm bước sang năm thứ ba, với việc Moscow chiếm ưu thế trên các mặt trận quân sự, chính trị và kinh tế. Bên cạnh đó, Ukraine còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực, đạn dược trong khi sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ và châu Âu đang có dấu hiệu suy giảm.
Trong những ngày gần đây, Nga đã đạt được những bước tiến tiếp theo trên trục phía Bắc trong nỗ lực bao vây thành phố Avdiivka. Quân đội Nga đã tăng cường các cuộc tấn công trên bộ và trên không vào Avdiivka kể từ giữa tháng 10, coi đây là tâm điểm của cuộc tấn công chậm rãi qua khu vực Donbass phía đông Ukraine trong cuộc xung đột kéo dài 21 tháng.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết, kể từ đầu tháng 10, lực lượng Nga đã tiến lên được 2km trong khu vực này. Mặc dù khiêm tốn nhưng bước tiến này có thể là một trong những thắng lợi lớn nhất của Nga kể từ mùa xuân năm 2023. Hiện quân đội Nga đã đến gần nhà máy than cốc và hóa chất Avdiivka, một cụm cứ điểm phòng thủ kiên cố của Ukraine.
Ông Sergey Kuzhugetovich Shoygu - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Các lực lượng Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hiệu quả và mạnh mẽ chống lại quân đội Ukraine, khiến năng lực của đối phương bị giảm sút nghiêm trọng. Quân nhân của chúng tôi đã hành động khéo léo và dứt khoát. Họ đã chiếm được các vị trí tốt hơn và mở rộng quyền kiểm soát theo mọi hướng.”
Mặc dù Avdiivka đã bị bao vây ba mặt nhưng Ukraine hiện vẫn kiểm soát một hành lang rộng khoảng 7km, qua đó họ tiếp tục cung cấp hậu cần cho thành phố. Giới chức Ukraine cũng cho biết thời tiết xấu đã làm chậm lại chiến dịch bảo vệ miền Đông Ukraine và giành lại thị trấn Avdiivka của Nga.
Sau hai ngày hứng chịu bão lớn với lượng tuyết dày đặc ở phía Nam, cùng dự báo lượng mưa tăng lên ở phía Đông, mặt đất đang trở thành những vũng lầy và không thích hợp để tiến hành các cuộc tấn công theo kế hoạch.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington cho biết gió thổi mạnh với vận tốc 136km/h khiến cho các lực lượng của Nga không thể sử dụng pháo và các phương tiện trinh sát trên không. Điều này đã giúp cho quân đội Ukraine củng cố các vị trí của mình ở bờ đông sông Dnipro.
Tuy nhiên, nguồn tin này nhận định các điều kiện thời tiết mùa đông cũng đang giúp quân đội Nga tiến vào trung tâm Krynky, đẩy các lực lượng của Ukraine khỏi phía Nam của ngôi làng. Ukraine cũng không thể điều động thêm binh sĩ mới do sóng cao và gió lớn ở hữu ngạn sông Dnipro.
Trong một bài viết gần đây, Tướng Valery Zaluzhny, Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine, đã nêu ra những khó khăn mà lực lượng Ukraine phải đối mặt. Ông thừa nhận rằng việc huấn luyện và tuyển quân đang trở thành một thách thức nghiêm trọng. Đến nay, cuộc xung đột tiêu hao giữa Nga và Ukraine đã sắp bước sang năm thứ ba và Kiev đang rất cần bổ sung lực lượng để có thể tiếp tục duy trì khả năng chiến đấu.
Thách thức về nhân lực
Bà Antonina Danylevych, một giám đốc nhân sự 43 tuổi, đã từng rất tự hào khi chồng bà cùng với hàng chục nghìn công dân Ukraine khác nhập ngũ để bảo vệ tổ quốc vào tháng 3 năm ngoái. Tuy nhiên, giờ đây bà cảm thấy cuộc sống thật khó khăn khi cuộc xung đột dường như không có hồi kết. Chồng bà chỉ được về phép khoảng 25 ngày kể từ khi nhập ngũ và hai con của họ đang lớn lên mà không có bố.
Bà Antonina Danylevych - một công dân Ukraine chia sẻ: “Chồng chúng tôi đã nhập ngũ ngay từ đầu cuộc chiến. Chúng tôi yêu cầu chính phủ phải xác định rõ thời gian mà các quân nhân phải phục vụ. Họ đã kiệt sức và cần được xuất ngũ.”
Trong bối cảnh xung đột đang kéo dài và tốn kém hơn nhiều so với những gì nhiều người từng nghĩ, và không có gì đảm bảo là Ukraine sẽ giành chiến thắng, mùa thu năm nay, bà Danylevych cùng 25.000 người Ukraine đã ký thỉnh nguyện thư gửi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi quân đội đưa ra mốc thời gian rõ ràng về thời điểm các quân nhân sẽ được xuất ngũ. Điều này cho thấy những lựa chọn khó khăn mà giới chức Ukraine phải đối mặt khi tìm cách duy trì nguồn nhân lực trong cuộc đối đầu với Nga, trong khi vẫn đảm bảo được lực lượng lao động đủ lớn để duy trì nền kinh tế đang suy sụp.
Tháng 8 vừa qua, Tổng thống Zelensky đã sa thải tất cả người đứng đầu đơn vị tuyển quân khu vực ở Ukraine liên quan đến cáo buộc nhận hối lộ từ 500 đến 10.000 USD để cung cấp giấy miễn trừ y tế giúp người dân tránh nhập ngũ. Theo một cuộc điều tra của đài BBC (Anh), gần 20.000 đàn ông Ukraine đã trốn nhập ngũ bằng cách rời khỏi nước này bất chấp lệnh cấm xuất cảnh.
Để bổ sung nhân lực, trong tuần này, Ukraine sẽ công bố chính sách mới về nghĩa vụ quân sự. Theo đó, Kiev dự kiến lập các công ty tuyển quân để huy động binh sỹ đúng mục tiêu hơn, đồng thời trấn an tân binh rằng họ sẽ được bố trí nhiệm vụ phù hợp với kỹ năng, không phải tất cả đều bị đẩy ra tiền tuyến. Mặc dù vậy, theo giới quan sát, trong bối cảnh người dân ngày càng mệt mỏi vì xung đột kéo dài, chính sách mới của chính phủ Ukraine vẫn sẽ khó thu hút tân binh.
Không chỉ thiếu nhân lực, quân đội Ukraine còn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn vũ khí đạn dược, đặc biệt là đạn pháo 155mm sau khi Israel khởi động chiến dịch trên bộ ở dải Gaza. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ The Economist, Tướng Valery Zaluzhny, Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine, thừa nhận Ukraine đang bị thiếu đạn pháo nghiêm trọng và Nga đang nắm giữ lợi thế do có thể tự chủ được việc sản xuất. Ngoài ra, Nga đạt được lợi thế này bằng cách áp dụng các công nghệ mới cho phép họ tấn công chính xác các mục tiêu Ukraine đồng thời hạn chế hiệu quả của pháo binh Ukraine.
Ukraine thiếu vũ khí, đạn dược
Ukraine đang phải nỗ lực để đảm bảo đủ nguồn cung đạn dược trong bối cảnh thời tiết trở nên xấu hơn và các khu vực chiến tuyến bị đóng băng khi mùa đông đến.
Liên minh châu Âu từng cam kết sẽ cung cấp đủ một triệu quả đạn pháo cho Ukraine trong vòng 1 năm, tính đến tháng 3/2024. Tuy nhiên, một quan chức EU mới đây thừa nhận mục tiêu này khó có thể đạt được.
Ông Boris Pistorius - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức: “Câu hỏi liệu con số một triệu quả đạn pháo cung cấp cho Ukraine có thực tế hay không là một câu hỏi đúng. Đã có những ý kiến cho rằng hãy cẩn trọng khi đưa ra con số này bởi việc đưa ra quyết định thì dễ nhưng khâu sản xuất có đáp ứng được hay không lại là chuyện khác. Có thể nói rằng mục tiêu cung cấp một triệu quả đạn pháo cho Ukraine sẽ không đạt được.”
Đến nay EU mới chỉ giao cho Ukraine khoảng 300.000 quả đạn pháo, chủ yếu từ kho dự trữ quốc gia, kể từ khi khởi động chương trình vào tháng 2 năm 2023. Các nhà ngoại giao và nhiều quan chức cấp cao của châu Âu cho rằng, việc EU không tăng cường đáng kể hoạt động sản xuất là nguyên nhân dẫn đến lo ngại trên.
Theo số liệu của tình báo phương Tây, Ukraine bắn khoảng 6.000 viên đạn cỡ 155mm mỗi ngày, trong khi Nga sử dụng 20.000 viên – tương đương số đạn mà tổ hợp công nghiệp-quốc phòng châu Âu sản xuất mỗi tháng, nhưng số liệu trên thực tế có thể còn cao hơn tùy theo cường độ chiến đấu và nguồn cung cấp bên ngoài.
Đạn pháo là một trong những yêu cầu chính của Ukraine khi nước này đàm phán với các đối tác phương Tây về việc hỗ trợ cho cuộc chiến chống lại Nga. Trước yêu cầu cấp thiết từ phía Ukraine, chính phủ các nước phương Tây lập luận rằng, họ đang hướng tới trang bị cho Kiev những hệ thống vũ khí tầm xa chất lượng cao hơn, nhờ đó giúp Ukraine phần nào thu hẹp khoảng cách với Nga về mặt vũ khí tiên tiến. Tuy vậy, nếu thiếu đạn pháo, Ukraine sẽ không thể cản được đà tiến của Nga và cũng không có khả năng tạo ra bước đột phá lớn trong tương lai. Tại hội nghị ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra mới đây, một lần nữa thông điệp tiếp tục duy trì ủng hộ Ukraine đã được các nước thành viên NATO tái khẳng định. Tuy nhiên, việc cả Quốc hội Mỹ và Liên minh châu Âu đều đang trì hoãn thông qua các gói viện trợ bổ sung đang đặt quân đội Ukraine vào tình thế bấp bênh.
Tình thế bấp bênh khi viện trợ suy giảm
Tại hội nghị ngoại trưởng NATO, Tổng thư ký Stoltenberg đã có phát biểu trấn an Ukraine và khẳng định sự vững chắc của liên minh quân sự.
Ông Jens Stoltenberg – Tổng thư ký NATO: “Chúng ta sẽ tìm cách tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ tập thể, tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác của chúng ta. Các đồng minh vẫn kiên định ủng hộ Ukraine.”
Ngoại trưởng Mỹ Antoni Bliken phủ nhận các nước NATO đang mệt mỏi vì hỗ trợ Ukraine.
Ông Antony Blinken - Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm: “Tôi không hề nghe thấy điều gì về cảm giác mệt mỏi hay lùi bước, trái lại là quyết tâm tiếp tục tiến về phía trước và có lý do chính đáng cho điều đó.”
Ukraine đang phải dựa vào các khoản viện trợ từ Mỹ và các đồng minh khác để duy trì năng lực chiến đấu. Đến nay, Mỹ và các đồng minh hiện đã chi hơn 175 tỷ USD để hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine. Tuy nhiên, nguồn tài trợ giảm mạnh trong những tháng gần đây khi các nhà lập pháp ở Washington phải đối mặt với nguy cơ chính phủ đóng cửa và điều mà họ cho là cấp bách hơn, đó là hỗ trợ Israel trong cuộc chiến ở Gaza. Không chỉ vậy, sự chia rẽ trong Quốc hội Mỹ đang cản trở các gói viện trợ mới. Không ai chắc chắn liệu việc viện trợ cho Ukraine có được khôi phục hay không và nếu có thì khi nào.
Lầu Năm Góc cho biết họ còn khoảng 5 tỷ USD trong Quyền Điều chỉnh nguồn lực Tổng thống để cung cấp cho Ukraine vũ khí từ kho dự trữ của quân đội và chỉ còn hơn 1 tỷ USD để tái bổ sung. Với sự cạn kiệt của kho dự trữ quân sự trên khắp phương Tây – và cuộc khủng hoảng ở Trung Đông – giới lãnh đạo Mỹ có thể sẽ miễn cưỡng cho đi nhiều hơn những gì họ được phép mua lại.
Trong khi đó, tại châu Âu, gần đây các nước EU đã đưa ra một loạt lời hứa hẹn mới. Hà Lan, Phần Lan và Litva đã công bố các gói trợ giúp quân sự mới cho Ukraine. Đức cũng có kế hoạch tăng gấp đôi hỗ trợ cho Ukraine vào năm tới lên 8,5 tỷ USD và sẽ cung cấp thêm hệ thống phòng không. Tuy nhiên, trước nguy cơ nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể rơi vào suy thoái, việc chính phủ nước này tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine đã vấp phải sự phản đối của dư luận.
Bà Sevim Dagdelen, thành hạ viện Đức cho biết: “Chúng ta thực sự đang có một cuộc chiến tranh tiêu hao ở Ukraine. Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là phải có lệnh ngừng bắn và một giải pháp hòa bình. Việc chuyển giao vũ khí, viện trợ quân sự cho Ukraine không phải là giải pháp mà chỉ làm xung đột leo thang.”
Không chỉ vấp phải sự phản đối của dư luận, một phán quyết mới đây của tòa án hiến pháp Đức cũng có vẻ sẽ cản trở các kế hoạch của chính phủ nước này tăng cường viện trợ cho Ukraine.
Tại Hà Lan, đảng Tự do cánh hữu cứng rắn của ông Geert Wilders, đảng giành được số ghế lớn nhất trong cuộc bầu cử Hà Lan gần đây, phản đối việc gửi vũ khí cho Ukraine. Điều này đặt ra câu hỏi liệu Hà Lan có còn dẫn đầu liên minh cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine hay không.
Chính phủ mới của Slovakia cũng đã tạm dừng viện trợ quân sự. Tất cả các quyết định ấy khiến Ukraine không khỏi lo ngại nếu không có sự lãnh đạo của Mỹ, châu Âu có thể nhanh chóng mất niềm tin.
Trong khi đó, lợi thế đang nghiêng về Nga khi Nga có nhiều binh lính hơn Ukraine. Tổng thống Vladimir Putin đã đặt nền kinh tế vào chế độ thời chiến, sử dụng doanh thu lớn từ dầu mỏ để bù đắp cho chi phí sản xuất vũ khí gia tăng. Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang chạy hết tốc lực để đảm bảo nhu cầu chiến trường và tích lũy vũ khí đạn dược, sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng với quy mô lớn hơn và trực diện với NATO. Kế hoạch tài chính của chính phủ Nga cho năm 2024 - 2026, được thông qua mới đây cho thấy nước này sẵn sàng tập trung nguồn lực lớn hơn cho cuộc xung đột ở Ukraine. Ngân sách quốc phòng dự kiến sẽ tăng lên hơn 100 tỷ USD vào năm tới, tăng gần 70% so với năm 2023 và là mức cao nhất kể từ thời Liên Xô.
Khả năng của Ukraine trong việc đẩy lùi Nga chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ bền vững của Mỹ và các đồng minh châu Âu. Nếu nguồn cung cấp vũ khí, đạn dược và thông tin tình báo không đủ, Ukraine sẽ rất khó giữ vững phòng tuyến, chứ chưa nói đến việc giành thắng lợi trong cuộc phản công. Tờ Wall Street Journal của Mỹ ngày 27/11 nhận định năm tới sẽ là thời điểm đầy thách thức đối với nền quốc phòng Ukraine và thế trận của nước này trên chiến trường có thể thay đổi vào mùa Đông đang đến. Cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ sớm bước sang năm thứ ba, với việc Moscow chiếm ưu thế trên các mặt trận quân sự, chính trị và kinh tế.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Tờ Moskovsky Komsomolets của Nga dẫn thông tin từ ấn phẩm “Chính trị đất nước” đưa tin sáng 21/11, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan, miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine.
Lực lượng không quân Ukraine thông báo Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Ukraine hôm thứ Năm. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, Nga sử dụng một loại vũ khí mạnh mẽ, có khả năng hạt nhân với tầm bắn hàng nghìn km.
Ukraine cáo buộc Nga tập kích thành phố Dnipro bằng loạt vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, nhấn mạnh không có thiệt hại đáng kể. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đi xa hàng nghìn km.
Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin, ngày 20/11, Israel đã tiến hành không kích vào thành phố lịch sử Palmyra của Syria, khiến 36 người thiệt mạng và hơn 50 người khác bị thương. Đây là một trong các cuộc tập kích gây thương vong lớn nhất tại Syria trong những tháng qua.
Ngày 20/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng trung đoàn tác chiến đặc biệt đã giành quyền kiểm soát khu định cư Ilyinka tại tỉnh Donetsk của Ukraine.
Nhà Trắng cho biết, Mỹ không bất ngờ trước việc Nga hạ ngưỡng tấn công hạt nhân, đồng thời tuyên bố Washington không có kế hoạch điều chỉnh thế trận hạt nhân của mình để đáp trả.
Nga cáo buộc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấn công lãnh thổ Nga hôm 19/11, đúng vào ngày thứ 1.000 của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo: Lực lượng Ukraine đã phóng tên lửa ATACMS về phía vùng Bryansk của Nga, nhưng hệ thống phòng không đã bắn hạ năm tên lửa và làm hư hại một tên lửa khác.
Các nhà lập pháp Ukraine ngày 19/11 đã bỏ phiếu phê duyệt ngân sách năm 2025 của chính phủ, trong đó hơn 53 tỷ USD, tương đương 60% tổng chi tiêu được phân bổ cho quốc phòng và an ninh.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Ukraine đã phóng nhiều tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất vào tỉnh Bryansk (Nga).
Hôm qua, lực lượng Hezbollah tại Liban đã mở lại các cuộc tập kích dữ dội vào Israel, gây nhiều thương vong và khiến còi báo động vang lên tại hàng trăm khu dân cư, thị trấn.
Tin tức về việc Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa làm dấy lên lo ngại về khả năng leo thang xung đột. Tờ Le Figaro của Pháp đưa tin, ngay sau khi Mỹ bật đèn xanh cho Ukraine, thì Anh và Pháp cũng có động thái tương tự, tuy nhiên sau đó, tờ Le Figaro đã gỡ bài đăng này.
Xung đột Ukraine leo thang khi Mỹ “bật đèn xanh” cho phép Kiev sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào sâu lãnh thổ Nga, còn Moscow cảnh báo đáp trả. Một số chuyên gia nhận định, động thái này của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ khiến Tổng thống đắc cử Trump gặp khó khăn trong việc sớm chấm dứt chiến sự.
Trong ngày 17/11, quân đội Israel tiếp tục tiến hành hàng loạt cuộc không kích nhằm vào nhiều khu vực tại Liban, Dải Gaza, gây ra những cảnh tượng kinh hoàng với người dân nơi đây.
Tổng thống tiếp theo của Mỹ ông Donald Trump có thể sẽ xem xét lại quyết định của người tiền nhiệm về việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp để tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Các Nghị sĩ cấp cao Nga cho rằng, quyết định của Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất có thể làm leo thang xung đột ở Ukraine và có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.
Hàng chục người Palestine đã thiệt mạng hoặc bị thương trong một cuộc không kích của Israel diễn ra ngày 17/11, nhằm vào một tòa chung cư ở phía Bắc Gaza.
Chỉ còn hai tháng nữa là hết nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên cho phép quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Theo CNN, quyết định này vốn tuân theo một mô-típ quen thuộc của Washington.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Thông tin trên được đưa ra vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11). Đây sẽ là thay đổi đáng kể đối với chính sách của Washington trong cuộc xung đột Ukraine-Nga.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 17/11 cho biết, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công lớn vào nhiều khu vực của Ukraine, các mục tiêu thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự và các cơ sở năng lượng quan trọng của nước này. Một nửa công suất sản xuất điện của Ukraine đã bị phá hủy.
Những vụ nổ đã vang lên khắp thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine sáng 17/11, khi Nga tiến hành cuộc tấn công tên lửa lớn nhất kể từ tháng 8 nhắm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine khi mùa đông đang đến.
Mohammad Afif, quan chức quan hệ truyền thông cấp cao của Hezbollah, được cho là đã bị ám sát trong một cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut.
Mỹ, Australia và Nhật Bản đã cam kết tăng cường hợp tác quân sự và nhất trí thành lập một Cơ quan tham vấn ba bên mới.
Người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen, ông Yahya Saree tuyên bố nhóm này đã tấn công “một mục tiêu quan trọng” tại thành phố cảng Eilat của Israel bên bờ Biển Đỏ bằng một số thiết bị bay không người lái (UAV).
Quân đội Nga đã kiểm soát các khu định cư Leninskoye và Makarovka tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/11 cho biết.
Quân đội Israel cho biết đã hoàn thành đợt không kích thứ ba vào vùng ngoại ô phía nam Beirut, nhắm vào một số trung tâm chỉ huy của Hezbollah.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt máy bay không người lái (drone) tự sát, sau khi ông giám sát một cuộc thử nghiệm loại vũ khí này hôm 14/11, KCNA đưa tin.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa bắt đầu cuộc tập trận chung Freedom Edge lần thứ hai tại vùng biển Hoa Đông, kéo dài ba ngày, nhằm tăng cường khả năng phối hợp và ứng phó với các tình huống phòng không, phòng thủ tên lửa, tác chiến mạng và chống tàu ngầm.
Quân đội Israel hôm 14/11 thông báo đã tấn công hơn 300 mục tiêu của Phong trào Hezbollah ở Liban trong tuần qua, phá hủy nhiều kho vũ khí và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tay súng đối địch.
Ngày 14/11, Hãng thông tấn quốc gia Liban đưa tin 11 người đã thiệt mạng và 9 người khác bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào miền Nam và miền Đông Liban cùng ngày.
Ngày 14/11, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghzi đã gặp Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại Tehran để thảo luận chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran trong bối cảnh diễn biến quốc tế bị chi phối bởi việc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng.
Quân đội Nga đã áp sát một tuyến đường sắt gần thành phố Kupyansk ở Khu vực Kharkov và tràn vào vùng ngoại ô của thành phố, chuyên gia quân sự Andrey Marochko ngày 14/11 nói với TASS.
Mỹ đã chính thức mở một căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan trong bối cảnh nhiều quan ngại về sự đoàn kết giữa các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Trong ngày 13/11, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội Nga đã kiểm soát khu vực Rovnopol tại Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Nếu đột phá thành công gần Krasnoarmeysk (Ukraine gọi là Pokrovsk), quân đội Nga sẽ có cơ hội tốt để nhanh chóng tiến thêm 150 km đến Dnieper. Đây là lời khẳng định của đại tá Markus Reisner, nhà sử học và chuyên gia quân sự người Áo khi trả lời phỏng vấn kênh NTV.
Tờ The Washington Post ngày 10/11 đưa tin, Tổng thống đắc cử của Mỹ - ông Donald Trump đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về xung đột Ukraine và các giải pháp tiềm năng.
Triển lãm Hàng không Chu Hải lần thứ 15 sắp khai mạc vào ngày 12/11 tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bên cạnh những vũ khí trên không thu hút sự chú ý của truyền thông nước ngoài, năm nay Trung Quốc sẽ giới thiệu một số lượng kỷ lục các thiết bị quân sự trên bộ, một trong những phần quan trọng nhất của sự kiện.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 10/11 cho biết, quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát làng Volchenka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
400 ngày đã trôi qua kể từ khi xung đột nổ ra giữa Israel và Hamas. Số người thiệt mạng ở Gaza kể từ đó đến nay là hơn 43.500 người. Bộ Y tế Liban cho biết, các cuộc tấn công của Israel vào Liban đã giết chết ít nhất 3.117 người và làm bị thương 13.888 người khác kể từ tháng 10 năm 2023.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar tuyên bố, nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được thái độ nghiêm túc trong đối thoại.
Tổng thống Hàn Quốc ông Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc không loại trừ khả năng trực tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau khi Triều Tiên triển khai quân đội hỗ trợ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine.
Người đứng đầu chính quyền Nga tại khu vực Kharkov, ông Vitaly Ganchev, nói với RIA Novosti rằng các đơn vị của Lực lượng vũ trang Nga hiện chỉ còn cách thành phố Kupyansk vài km.
Một quả cầu lửa khổng lồ đã được nhìn thấy ở Beirut sau các cuộc tấn công của Israel nhằm vào ngoại ô phía nam thủ đô của Liban vào rạng sáng ngày 7/11. Liên hợp quốc cảnh báo thiệt hại do các cuộc tấn công của Israel đã chạm tới những ‘điểm mốc quan trọng’.
Quân đội Israel đã yêu cầu người dân ở hai khu phố vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Liban sơ tán trước khi tấn công các mục tiêu của phong trào Hezbollah, trong thời điểm hai bên mở lại các cuộc tấn công dữ dội nhằm vào nhau, gây nhiều thương vong và khiến cục diện chiến trường ngày càng thêm ác liệt.
Lãnh đạo phong trào Hezbollah, ông Naim Qassem vừa cho biết chỉ những diễn biến trên chiến trường mới có thể dẫn đến quyết định chấm dứt tình trạng thù địch giữa nhóm vũ trang Liban và quân đội Israel.
Theo thông báo từ Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), ngày 6/11, nước này đã tiến hành tập trận bắn đạn thật để đánh chặn tên lửa, nhằm phô diễn năng lực phòng không.
0