Ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp

Để ứng phó với những bất lợi do thiên tai ngày một tăng, thành phố Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp tạo các vùng nông nghiệp sinh thái xung quanh Thủ đô.

User
Ý KIẾN

Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt ngay tại nguồn phát sinh thúc đẩy hiệu quả hoạt động tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí xử lý chất thải. Hiện nay mô hình này đang được áp dụng và mang lại hiệu quả, ghi nhận tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đưa ra bốn nhóm mục tiêu cơ bản như cơ cấu lại nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Chương trình hôm nay đề cập đến những thành quả, khó khăn và đưa ý kiến các chuyên gia đóng góp giải pháp thực hiện chiến lược trong thời gian tới.

Đốt rơm rạ sau thu hoạch mặc dù để lại một lượng phân nhỏ cho vụ sau, xua đuổi chuột... nhưng lại gây ra hậu quả khôn lường cho sức khỏe người dân, môi trường, an toàn giao thông và phát thải lớn lượng khí CO2, tác động tiêu cực, lâu dài đến biến đổi khí hậu. Vì thế, xử lý rơm rạ sau thu hoạch là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra.

Để thực hiện cam kết tại COP26, cũng như đưa đất nước trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững, ngành nông nghiệp Hà Nội thời gian qua đã thực hiện nhiều giải pháp để nông nghiệp có thể phát triển cân bằng, vừa bảo đảm an ninh lương thực vừa thích ứng với biến đổi khí hậu và dịch bệnh, định hướng phát triển nông nghiệp bền vững trong thời gian tới.

Sau hơn 10 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn không ngừng được nâng cao, dù vậy bài toán nước sạch vẫn khiến chính quyền nơi đây trăn trở khi luôn là vùng trũng của thành phố. Hiện nay các nhà đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ thi công để nâng dần số hộ dân được tiếp cận nước sạch tập trung, trong đó năm 2023 cũng là năm có nhiều chuyển biến tích cực về nước sạch nông thôn tại huyện Sóc Sơn.

Hiện nay, Việt Nam đang là 1 trong 20 quốc gia có lượng phát thải CO2 nhiều nhất thế giới. Để hướng tới lượng phát thải ròng nhà kính bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, Việt Nam cần phải tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và giảm thiểu phát thải cacbon.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động do biến đổi khí hậu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi. Chính vì thế, nhiều giải pháp đồng bộ đã được triển khai để ngành chăn nuôi ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là xu thế phát triển chung của các quốc gia trên thế giới, phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là từ sau Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (gọi tắt là COP 26) với mục tiêu là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Áp dụng mô hình phân loại và xử lý rác hữu cơ tại nhà sẽ giúp giảm khoảng 50-70% lượng rác phải mang đến các bãi chôn lấp. Đây được coi là tín hiệu tích cực chứng minh hiệu quả giải pháp phân loại và xử lý rác tại nguồn mà nhiều xã tại huyện Ba Vì đang triển khai.

Công tác xử lý rác thải, chuyển đổi hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp được thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Để có thể cải thiện môi trường nông thôn, nhiều dự án đã được đưa vào thực hiện.

Với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng và kêu gọi cộng đồng cùng hành động vì môi trường xanh của Thủ đô, thay vì đi chơi ngày cuối tuần, hơn 500 bạn tình nguyện viên nhiều lứa tuổi khác nhau đã cùng tham dự sự kiện Ngày hội nhặt rác thế giới - World Cleanup Day 2023, đóng góp một phần công sức nhỏ để bảo vệ môi trường sống.

Diễn biến bất thường của dòng chảy khiến tình trạng sạt lở ngày càng phức tạp, khó lường. Hàng năm, thành phố đã chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác gia cố, tu bổ nhằm đảm bảo an toàn đê kè, phòng chống thiên tai. Các công trình hiện đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp thời ứng phó với mùa mưa lũ năm nay.

Để nâng cao chất lượng hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị theo tiêu chuẩn an toàn, Hà Nội triển khai các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước nhân rộng hệ thống chiếu sáng công cộng, sử dụng năng lượng tái tạo tại nhiều khu vực trên địa bàn Thủ đô.

Các làng nghề Hà Nội phát triển tạo việc làm cho lao động nông thôn. Tuy vậy, hệ lụy của sự phát triển đó là môi trường không khí, nguồn nước bị ô nhiễm.

Những khoảng rừng xanh được tạo nên từ những bãi rác thải tự phát của người dân ở phường Chương Dương đã tạo thêm màu xanh cho thành phố, không chỉ góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp mà góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí cacbon.

Mỗi năm, có 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường. Việc loại bỏ hoàn toàn sự có mặt của rác thải nhựa phải bắt đầu từ sửa đổi thói quen hàng ngày, nói “không” với rác thải nhựa...Đây là một trong nhiều giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và giảm thiểu đáng kể những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.

Phát triển sản xuất trong điều kiện đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, huyện Đan Phượng đã có những cách làm sáng tạo hiệu quả gắn phát triển nông nghiệp sạch với công nghệ cao, xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.

Do tác động của biến đổi khí hậu, mực nước các con sông xuống thấp khiến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi ngành nông nghiệp phải chủ động kế hoạch sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, các cấp Hội phụ nữ Thủ đô đã tổ chức nhiều buổi truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhân rộng và duy trì nhiều mô hình hiệu quả, thiết thực tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của mỗi hội viên phụ nữ về giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Huyện Ứng Hòa phát triển theo hướng sản xuất tập trung có quy mô lớn; hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; xây dựng nhãn hiệu, sản xuất theo hướng công nghệ cao, gắn nông nghiệp với bảo vệ môi trường khai thác hiệu quả nguồn đất đai. Nhờ đó đã góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác và nâng cao đời sống cho nông dân.

Để tăng cường công tác phòng chống thiên tai, bão lũ năm 2023, Hà Nội chuẩn bị đầy đủ nguồn lực theo phương châm '4 tại chỗ' để sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống xảy ra, lên phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, sự cố. Nhiều công trình đê kè đang được đẩy nhanh tiến độ, thi công, sẵn sàng ứng phó với mùa mưa bão năm nay.

Hà Nội tận dụng tối đa lợi thế về đa dạng hệ sinh thái tự nhiên, bản sắc văn hóa, đặc biệt kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước để tạo dựng nền nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch...

Do khan hiếm nguồn nước dùng cho sinh hoạt hoặc nếu có thì chất lượng nước không đảm bảo, người dân ở các xã miền núi Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì đều mong muốn được tiếp cận nước sạch. Huyện Ba Vì đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025, 100% người dân được sử dụng nước sạch. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe người dân, hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà còn hạn chế tối đa tình trạng khiến nước ngầm bị cạn kiệt, giảm chất lượng.

Tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất, không sử dụng phân tươi, thuốc bảo vệ thực vật được giám sát bởi các Tổ trưởng (do HTX bầu ra) và cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật, vì thế sản phẩm rau của HTX Văn Đức, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

UBND thành phố Hà Nội đã có kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 6 mỏ cát trong năm 2023. Tuy nhiên việc khai thác ra sao để hài hòa giữa phát triển kinh tế và tác động môi trường, hạn chế tối đa tình trạng xói lở, thay đổi dòng chảy là vấn đề đang được quan tâm.

Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh cả về số lượng và quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi cũng gây ra ô nhiễm môi trường chủ yếu do các nguồn chất thải rắn. Ngành chăn nuôi Hà Nội và các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường. Trong đó, chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học và áp dụng chăn nuôi tuần hoàn là giải pháp cho thấy sự ưu việt, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Những năm trước, việc triển khai nước sạch nông thôn của huyện Phú Xuyên (Hà Nội) gặp nhiều khó khăn vì nằm xa các nhà máy nước sạch như Sông Đà, Sông Hồng, Sông Đuống. Khó khăn này được thành phố tháo gỡ khi có quyết định cho Công ty CP Nước sạch Hà Nam là chủ đầu tư cung cấp nước sạch cho 27 đơn vị hành chính bao gồm các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Phú Xuyên và vùng lân cận thành phố Hà Nội nhờ đó các hộ dân được sử dụng nước sạch tập trung.

Vụ Xuân là một trong hai vụ sản xuất lúa chính của thành phố. Tuy nhiên đây cũng là vụ gặp rất nhiều bất lợi về thời tiết, đặc biệt là nước tưới cho gieo cấy. Vì thế thời gian qua, bên cạnh đẩy mạnh sản xuất lúa SRI để giảm thiểu sử dụng nước, các địa phương đã quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng các loại cây phù hợp và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Để hạn chế ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp, đồng thời giúp người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm nông sản an toàn cho sức khỏe, nhiều nông dân, HTX lựa chọn đầu tư các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Thành công của các mô hình đã sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh, an toàn.

Với nhiều mô hình hay trong tái chế rác, phân loại rác, Hội Phụ nữ các cấp đã tạo ra những bước chuyển biến trong bảo vệ môi trường.

Ô nhiễm môi trường chăn nuôi hiện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng nông thôn. Là một trong những địa phương có ngành chăn nuôi phát triển nhanh và lớn nhất của cả nước, Hà Nội đang tích cực tìm hướng đi đúng đắn và giải pháp đồng bộ trong xử lý môi trường chăn nuôi để có thể giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm, giúp người dân yên tâm sản xuất.

Thời gian gần đây, mực nước nhiều con sông lớn ở Hà Nội như sông Hồng, sông Đà xuống mức thấp kỷ lục gây ảnh hưởng lớn đến lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và gây sạt lở đê kè. Thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp ứng phó với tình trạng này cả trước mắt và lâu dài.

Để ứng phó với những bất lợi do thiên tai ngày một tăng, thành phố Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp tạo các vùng nông nghiệp sinh thái xung quanh Thủ đô.

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, không gian đô thị ngày càng trật thì nhu cầu về một không gian xanh ngày càng lớn và cấp thiết. Không chỉ mang tới cảnh quan đô thị, mà hệ thống cây xanh còn giúp giảm thiểu ô nhiễm. Thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu phủ cây xanh đã đề ra.

Quản lý bảo tồn và phát triển rừng là một trong những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, tuy nhiên, tại Hà Nội đang gặp áp lực rất lớn trong công tác này từ phát triển du lịch đến lễ hội tâm linh.

Sử dụng phân bón hữu cơ, ứng dụng chế phẩm sinh học và nâng cao nhận thức của nông dân... là những cách làm được huyện Ba Vì, Hà Nội áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường và là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại.

Sản xuất vụ Xuân 2023 chịu nhiều bất lợi do ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt là thiếu nước đổ ải và gieo cấy vụ Xuân. Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng bền vững, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu như xây mới và nâng cấp các trạm bơm, hồ chứa và chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp. Để chăn nuôi phát triển bền vững, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi được thực hiện triệt để, áp dụng giải pháp phù hợp, góp phần làm giảm phát sinh dịch bệnh, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

(HanoiTV) - Kinh phí không đủ cho việc tu sửa bảo dưỡng khiến nhiều trạm bơm bị xuống cấp trầm trọng. Trước các diễn biến bất thường của thời tiết, việc này gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp. Ghi nhận tại Ứng Hòa và Mỹ Đức là 2 vùng trũng tiêu thoát nước cho thành phố.