Về lại phố hàng
Có người tóc đã bạc trắng. Giấc ngủ lấp lánh kim thêu. Những sợi chỉ xa gần mờ nhòa. Những giấc mơ hồi tưởng xuyên lớp lớp vải trắng, xuyên mù sương thời gian, nhoi nhói như chích vào da thịt. Quá khứ chưa bao giờ ngủ yên, ào về như lá đổ trên mỗi mùa xuân rực rỡ. Bạn hãy cùng Hường xuôi miền ký ức, theo chân một người về lại phố Hàng…
"Và rực rỡ rêu phong Hà Nội
Hoa bỗng bừng lên mở khóa những đường về
Chuông nhà thờ văng vẳng cơn mê
Bố gầy yếu đứng nhìn phố cũ"
Bố tôi không biết được gốc gác, chỉ nhớ cụ nội từ đâu đó Hưng Yên lên sinh sống ở phố cổ. Ông nội lớn lên ở đấy, ông bà nội sinh các bác, bố tôi và các chú cô. Nghề thêu của nhà nối từ cụ qua ông, đến lúc bố tôi trưởng thành, khi Hà Nội được giải phóng năm 1954 một thời gian thì dừng lại và ở lại mãi cùng xưa cũ. Tuổi thơ tôi đi qua làng quê, nhìn những chị những em cắm cúi bên khung vải, thoăn thoắt kim chỉ làm nở hoa cúc vàng, làm tung sóng biếc và rồng phượng ẩn hiện trong mây tía, tưởng đã quen từ xa vắng mơ hồ.
Đời cụ nội chủ yếu làm thuê. Đến đời ông đã dư dả vốn liếng mở cửa hiệu, đặt tên Tiến Bảo. Năm 1933, khi bố tôi được sinh ra thì đã có cửa hàng. Chắc hồi đó gia đình dư dả nhất nên tên đệm của bố tôi là Tiến, còn các anh chị em của bố thì đều đệm là Văn hoặc Thị, với tên một cô em liền sau bố tôi là Bảo, nhưng đã sớm qua đời từ bé. Ngày xưa, phố cổ, nghề cũ như thế nào, giờ lần lại trong trí nhớ tám chục năm tóc bạc của bố thật là khó. Cả các bác đã ngoài 90, 80 và các cô đã ở vào hàng thất thập, nghĩ lại cũng chỉ chung chung, áng áng. Đã quá nhiều lo toan, quá nhiều thay đổi trong những tháng năm sau này, khi lớp bình dân Hà Nội cũ phải gồng gánh cho những thế hệ mới theo nhau lớn lên, trong một thời kỳ dài những vẻ đẹp cũ ít được nâng giữ và nhen nhóm.
Hiệu thêu Tiến Bảo ở 36 phố Hàng Nón, dạo đó làm ăn rất thịnh, thuê cả toà nhà, vừa ở vừa làm hàng, bán hàng. Nhà kiểu cũ, ba cửa nhìn ra mặt đường, có mái và ban công liền thẳng với tường, như cái lan can. Ông định mua lại nhưng nhà chủ cũng nhiều tiền, không muốn bán, họ thấy ăn nên làm ra và quý mến nên cho thuê như là để giữ hộ. Nhiều người khác trong và ngoài họ cũng quý trọng ông. Dạo hồi cư, cả nhà trở lại Hà Nội đang tạm chiếm, từ khi bộ đội về tiếp quản Hà Nội, nếu không phải là ở nhà riêng tại Hoàng Mai, Quan Thánh, Tiên Sinh (tức là phố Nhà Hoả bây giờ), thì cả gia đình gồm ông bà với một lô con cái, vẫn được ở nhờ nhà cao cửa rộng đàng hoàng. Lúc mới về, khi hàng họ buôn bán còn khan hiếm, gia đình còn được giúp củi, gạo, mắm muối. Cả chặng thời gian ấy, chuyển từ phố Hàng Đàn (gần đầu Hàng Hòm bây giờ) sang đến Huyền Trân công chúa (nay là phố Bùi Thị Xuân), rồi về Hàng Trống, sau chốt lại Hàng Mành. Tên hiệu Tiến Bảo theo đến tận sau 1954, khi đã về định cư ở đây, đến lúc bố không mở cửa hàng nữa, đi lao động tập thể làm công viên bảy mẫu, hoạt động trong thành đoàn, rồi đi vào công nhân, đi học nghề và dần xa phố cổ. Về sau bố tôi ở cũng chẳng xa xôi lắm nơi sinh ra, trong Hà Đông, có 11 cây tính từ cầu Trắng sông Nhuệ đến bưu điện Hồ Gươm. Nhưng có lẽ, đã là cách trở mãi mãi. Tôi không biết nếu bố còn giữ nghề, còn mở hàng thì chuyện sau sẽ thế nào.
Đời sống có lẽ không nên dành nghĩ nhiều về những giả định. Chỉ nhớ hồi bé, ngày nào tôi cũng lấy phấn cặm cụi vẽ đầy nhà. Bố hay vẽ cho tôi con rồng và nói đó là mẫu bố thêu ngày xưa. Con rồng phấn trắng trên nền gạch nhà cấp bốn mái ngói cũ, trần cót ép nhiều mưa dột, có quả cầu lửa phun ra từ miệng và gợn lửa, gợn mây điểm dưới những bàn chân xòe móng. Con rồng bay mãi trong thương nhớ của bố tôi suốt đến bây giờ, suốt chặng thời gian Hà Đông, dài hơn nửa đời của bố. Rồi một dạo học sinh cấp I chúng tôi, gần cuối những năm 80, nhà trường yêu cầu đứa nào cũng phải làm phù hiệu, bố lấy vải gấp, khâu thành hình chữ nhật nhỏ, lấy mấy cuộn chỉ màu thêu tên cho anh em tôi. Lớp 6, khi chúng tôi học môn kỹ thuật, ra chợ mua lủng củng những là khung tròn nhỏ, mùi soa trắng với chỉ màu, về tập tành, đâm chọc loạn xạ. Bố còn thêu mẫu cho một khóm hoa lá xinh xinh. Nhưng khi chúng tôi thêu thử thì đã… thậm xấu.
Cả cụ nội và ông nội đều là những người thợ lành nghề. Lại có bà nội tháo vát. Hồi đó ngoài các đồ thêu phổ biến, bà còn nhận thêu phù hiệu, thêu lon đính trên áo cho binh sĩ Pháp. Bà cứ ra ra vào vào trại lính nhận hàng, trả hàng, có những người họ trêu là bà trưởng ở với tây, đẻ ra con lai. Của đáng tội, tóc bà cũng quăn quăn trước trán, và các con bà, mấy người da trắng, mũi cao, dáng thanh. Lứa chúng tôi, lớn lên ở tận tít cuối thế kỷ cũ, đầu thế kỷ mới, chẳng thể hình dung nổi cụ mình, ông mình từ năm sáu mươi năm trước tay nghề đến đâu, và làm lụng thế nào. Chỉ nghe mọi người nói, có một kỳ hội chợ nào đấy ở Đấu Xảo, cụ ngồi thêu thi được giải cao gì đó, nhà tổ chức gắn mề đay cho cụ. Hoặc nhiều năm sau, khi ông nội không còn nữa, người quanh phố Hàng Mành vẫn trân trọng nhắc tên ông - cụ Tiến Bảo. Bố được ông dạy, vẫn nhớ hồi thanh niên thêu bức chùa một cột bằng chỉ đen và trắng, lồng kính treo trong nhà. Ai vào cũng tưởng ảnh đen trắng. Giờ những đồ vật, những kỷ niệm như thế, chẳng còn gì. Nhà tôi qua mấy đời người, đã có bao nhiêu thứ, bao nhiêu điều không giữ lại được.
Bố còn nhớ hồi đi học, ở nhà cứ ngồi vào khung thêu thì bác Hải trên bố bốn tuổi lại không cho làm. Đứng lên đi, mày mà làm là cậu bắt giống tao, bắt ngồi nhà làm đấy! Bác Hải nói thế. Bác lại cho bố tiền đi xem xi nê. Hồi đó đã có rạp, có phim cao bồi của Mỹ. Năm 1946, cả nhà đi tản cư, bác Hải ở lại gia nhập Trung đoàn Thủ đô. Về sau bác hành quân lên Tây Bắc, chiến đấu và hy sinh ở đó. Bác chưa lập gia đình. Không để lại dù một bức ảnh, một lời nhắn, chỉ có giấy báo tử của đơn vị gửi về. Bây giờ, tên bác khắc trên bia đền liệt sĩ phường Hàng Quạt, quận Hoàn Kiếm. Cứ mỗi tháng 6, bố tôi lại nhắc các em, các con chuẩn bị hương hoa để ngày 27/7 mọi người đến thắp hương cho bác. Bố hay ngậm ngùi nhắc lại chuyện một dạo tiền tiêu chuẩn gia đình liệt sĩ của bác Hải được cấp cho ông bà theo quý. Sau ông lên xin cho cấp theo tháng. Bố thương ông sau những năm hiệu thêu phát đạt, vật chất đủ đầy, gia cảnh sung túc, là cả thời gian dài thiếu thốn quá, phải bán hay đổi dần đồ trong nhà đi, từ tượng đồng đen, cái sập, đến đôn sứ con voi, những chiếc bình, chiếc thống lớn để trồng quất, đào, và cả cái hộp thuốc lá cứ mở nắp là nhô ra một con chó miệng ngậm điếu thuốc… Bố tôi cứ chép miệng, một dạo bà bác ở nước ngoài có gửi về nhiều quần áo, nhưng có mấy bộ kiểu tây đầm, cả nhà không dám cho bà nội mặc, giờ nghĩ lại thương, giá cứ để bà mặc cho ấm. Hồi bà tháo hoa tai cho bố mua xe Vĩnh cửu phân phối. Bố tính sau cố gắng dành lương để mua lại cho bà. Nhưng rồi bao nhiêu cũng lo cái ăn hết. Bây giờ bố tôi tám mươi, đời sống dễ chịu hơn trước nhiều, nhưng thỉnh thoảng lại không được vui, lại nghĩ cái điều giá như cho những năm cuối đời ông bà ở Hàng Mành.
Mỗi lần nhìn ở đâu một hình thêu, lòng tôi lại nao nao nghĩ ngợi. Một tối tấp nập, tôi dắt con gái từ Hàng Mã vòng về Hàng Nón, Hàng Mành, qua đình Tú đình Thị khuất lấp trong ngõ Yên Thái, thờ tổ nghề thêu mà ngày xưa mỗi kỳ giêng hai lễ lạt, ông nội lại áo the khăn xếp cùng các cụ trong phường nghề ra hương khói. Nhớ một lần tôi hỏi ngày bé bố trông thế nào? Con cứ hình dung một đứa bé tóc để trái đào, quần áo dài, đeo vòng, sáng mùng một Tết cứ phải ở trong nhà, cấm chưa được ra ngoài. Và tôi kể với con gái bé, từ tưởng tượng mơ hồ, ngày xưa bằng tuổi con, ông nội nhà mình đã ở trên những phố này. Tôi mường tượng đâu đây bóng hình con trẻ, thập thò sau cửa hàng một sớm đầu năm. Tiếng cười như lanh lảnh gọi./.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…
Dạo gần đây mạng xã hội nổi rần rần về chữa lành. Chỉ cần mở YouTube, 10 podcast thì 9 cái nói về việc chữa lành. Có người nói với tôi, muốn hạnh phúc phải yêu chính mình trước đã, phải chiều chuộng bản thân, làm gì mình thích để chữa lành. Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, nghĩ đến bản thân nhiều hơn, đặt gánh nặng trách nhiệm trên vai xuống để đi chữa lành cho đầu óc thanh thản, nhẹ nhàng hơn...
Đêm ở biển, thanh âm của biển, vị của biển, giữa một màu đen bát ngát bao la. Lòng bình yên lắng dịu. Biển vắng giữa đêm mùa thu thật lạ mà thật quen. Ngỡ như ta đã gặp đâu đó một thời xa lắm. Nhớ về một đêm biển vắng năm nào, ngồi ở một căn chòi nhỏ, lặng nghe tiếng mưa rơi... Biển vẫn vậy, dịu dàng quá đỗi. Ta khác rồi, liệu đã thâm trầm như biển ngày xưa?
Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng một lần theo đuổi điều gì đó tưởng chừng vĩ đại, tưởng chừng hoàn hảo. Đó có thể là những giấc mơ lớn lao hay chỉ là những điều giản dị, bé nhỏ mà tâm hồn chúng ta đã khắc khoải tìm kiếm. Với tôi, hành trình ấy bắt đầu từ những buổi chiều thơ bé, nơi tôi đắm mình giữa đồng cỏ xanh rì, tìm kiếm chiếc lá cỏ hoàn hảo - một thứ biểu tượng đẹp đẽ mà tôi tin rằng khi tìm thấy, cuộc đời tôi sẽ trọn vẹn theo cách kỳ diệu nhất. Có một người cũng giống như tôi.
Có một người không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng quãng thời gian mà người ta vẫn ưu ái gọi tên "đẹp nhất của đời người" - thời trung học của cô đã gắn với mảnh đất cổ kính, nên thơ này. Từ lâu, Hà Nội đối với cô đã vượt lên cả một miền ký ức, trở thành một phần hiện hữu trong cuộc đời.
Hà Nội - một cái tên vừa nghe đã thấy nôn nao trong lòng, một miền ký ức không chỉ của riêng tôi mà còn của biết bao người đã từng đi qua nơi này, dù chỉ một lần.
Ước mơ ăn sáng ở Hà Nội, ăn trưa tại Sài Gòn sắp trở thành hiện thực khi Nhà nước quyết định đầu tư đường sắt cao tốc Bắc Nam. Ký ức một thời về những chuyến tàu xưa cũ sẽ dần chìm vào quên lãng...
Có người từng nói với tôi Hà Nội đâu có gì để si mê đến thế! Cũng có người kể rằng sống ở Hà Nội bao năm nhưng họ chẳng vấn vương gì thành phố tắc đường và khói bụi này. Không phải ai cũng đồng điệu trước những điều làm tôi quyến luyến với Thủ đô.
Những ngày thu dịu mát ở Sài Gòn, một người bước vào văn phòng, bất ngờ nhận một bó cúc họa mi được người bạn cất công mang từ Hà Nội vào gửi tặng. Nhìn sắc trắng giản dị của bó hoa, lòng ai đó không khỏi bồi hồi nhớ về khoảng đời niên thiếu nhiều mộng mơ ở Thủ đô.
Có người kể với tôi, cô ấy ra trường năm 2015 và bắt đầu cuộc sống của người trưởng thành với một công việc trái ngành không thể bình thường hơn. Cùng thời điểm ấy, bạn bè cô có người hăm hở học lên cao, có người vào làm tập đoàn lớn, có người thì đã bắt đầu khởi nghiệp.
Trong khuôn viên của một ngôi trường cấp ba, nơi một cô giáo làm việc mỗi ngày, có trồng rất nhiều cây. Mỗi loài cây đều có sức hút riêng với những đặc tính khác nhau. Những gốc sala cuối góc sân trường luôn làm cô chú ý bởi vẻ đẹp thuần khiết nhưng mạnh mẽ; như bao thế hệ học trò vừa hồn nhiên trong trẻo, vừa tự tin. Mỗi khi trong lòng có những chênh vênh bất ổn, cô thường thả hồn mình trôi vào khoảng xanh mênh mông này để tìm lại bình yên.
Có một vẻ đẹp rất riêng của Hà Nội mà chỉ những người yêu nơi này mới cảm nhận rõ - vẻ đẹp của sáng sớm những ngày giao mùa. Khi đất trời chưa dứt hẳn khỏi thu mà đông đã lấp ló đâu đó, cả thành phố như trôi trong một tầng không gian mờ ảo, nơi sắc vàng nhạt của nắng sớm hòa lẫn với làn sương mỏng, giăng kín những con đường, len lỏi vào từng góc phố.
Có một người được sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất phương Nam đầy nắng gió. Cô luôn ao ước được chiêm ngưỡng vẻ rêu phong cổ kính, được đắm mình trong tiết thu se sắt hay cái giá rét của ngày đông phố cổ, được ngắm nhìn những phụ nữ Hà Thành với nét duyên dáng đặc trưng của mình… Và rồi cô cũng có dịp đến thăm mảnh đất kinh kỳ với bao háo hức, mong chờ.
Thời tiết năm nay khác hẳn năm trước. Năm trước mưa thường ghé lúc chiều chiều, mưa từng hồi nặng hạt kéo theo nước dâng ngập lối. Năm nay mưa đỏng đảnh và bất chợt, cứ đến rồi đi, bất kể thời gian nào trong ngày. Mưa đi ngang tưới mát con phố nhỏ, mưa vô tình làm ướt góc sân mới hôm trước còn đắm mình trong cái nắng oi ả. Có người cũng quen dần với sự thất thường ấy của những ngày mưa.
Có một người nhìn vườn thu qua ô cửa sổ, thấy cây lá reo vui, trái chín gọi mời. Mùi hương quen thuộc mỗi mùa thu lại dậy lên trong gió thoảng. Cây thị góc vườn, cây ổi bờ ao bao năm nay vẫn đúng hẹn đơm hoa kết trái để mỗi khi thu về lại lặng lẽ tỏa hương. Gió thu xao động, trái chín đung đưa.
Mùi hương hoa sử quân tử trong đêm mưa luôn dịu dàng ôm ấp tôi sau ngày dài mỏi mệt. Có một người cũng như tôi, vẫn nhìn thấy loài hoa quen thuộc ấy hằng ngày, thế mà phải vào một đêm mưa tan, cô ấy mới nhận ra hương thơm của sử quân tử có thể khiến người ta thấy bình an đến vậy.
Một ngày cuối hạ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, khi những tán cây ngô đồng dần trở nên vàng vọt, lòng một người không khỏi nao nao nhớ mùa thu Hà Nội. Đó cũng là lý do dẫu sống xa xứ nhưng người đó thường giữ thói quen quay trở về Hà Nội vào mùa thu. Cũng bởi, mùa thu trong ký ức của nhiều người Hà Nội có một hương vị rất riêng biệt, chẳng thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào.
Có một người ngồi trong quán nhâm nhi từng ngụm café. Nhìn ngắm không gian được bài trí theo lối cổ xưa, những vật dụng xưa cũ, những ký ức chợt ùa về. Những vui buồn, sung sướng hay khổ đau đều như một thước phim quay chậm từ từ hiện ra trong trí óc cô. Một bản nhạc không lời nhiều âm sắc khiến cô chầm chậm đi ngược dòng thời gian.
Có người thích ngắm hoàng hôn, những lúc ấy cô thấy hồn mình thật tĩnh lặng. Như rặng núi sau hè nhẹ nhàng chìm vào đêm tối, lối mòn nào bước chân cũng dần xa. Cô hay nhẩn nha, thật ra là không biết làm gì hơn, nhìn mông lung theo ánh nắng buông lơi qua thềm. Mặt trời lặn dần, bâng khuâng ngày khép lại. Ngày mai là một ngày mới, thì thôi đừng nhìn lại, thôi đừng nhớ chuyện đã qua.
Phố lúc nào cũng hối hả. Người vội vã đi làm cho kịp giờ. Người tất bật đón con lúc tan ca. Người chớp nhoáng bán mua. Người gấp gáp giao hàng. Đường tuy rộng mà chật chội, đông đúc. Nắng nóng, khói bụi, kẹt xe, ngập nước… liệu ra phố có gì vui?
Mùa thu, người ta thường giật mình nhìn chiếc lá vàng mà nghe muôn nỗi tàn phai. Đời người rồi cũng là những quán không, là con nước trôi, là "mong manh có khác chi đời lá"? Nên cứ mỗi độ "Ô hay buồn vương cây ngô đồng/Vàng rơi! Vàng rơi: thu mênh mông", thì câu thơ tuyệt tác của Bích Khê cứ dâng lên nỗi bâng khuâng, man mác màu ly biệt.
Có một người rất thích những chiều tà. Kết thúc một ngày với bao chuyện buồn vui hoặc chỉ là một ngày bình thường nhưng khi ngồi lặng ngắm hoàng hôn, điều mà cô ấy nghĩ lại là ngày mai, ngày mai sẽ như thế nào sau khi ngày hôm nay kết thúc.
Có một người kể với tôi rằng: Cô ấy đã xăm một dấu chấm phẩy trên cổ tay trái. Khi nhìn thấy hình xăm nhỏ nhắn đó, nhiều người thường tò mò hỏi về ý nghĩa của nó.
Một buổi sáng Hà Nội, chút se lạnh tràn về từ khi ánh đèn đường vẫn còn mờ ảo, phủ lên những con phố một làn hơi sương nhẹ. Phía bờ cây xa xa, những chiếc lá vàng vẫn cố bám trụ trên cành, đợi một cơn gió nhẹ để buông mình xuống đất.
Tháng Mười, khi những cơn gió nhẹ khẽ lướt qua, mang theo hương thơm của lá khô và đất ẩm, anh lại nhớ mẹ nhiều hơn bao giờ hết. Anh nhớ về những ngày thơ ấu, nhớ những lần được mẹ ôm vào lòng, lắng nghe từng lời ân cần và trìu mến mẹ dành cho anh. Anh muốn nói với mẹ: Dù có lớn khôn thế nào, con vẫn luôn là đứa con trai bé nhỏ của mẹ.
Bạn biết không, tan làm cũng là lúc đèn đường rọi mờ mấy góc phố. Những cao ốc chọc trời sáng dần giữa bóng đêm buông thõng xuống thị thành. Lại một ngày mệt nhoài bên máy tính. Những báo cáo, kế hoạch, vài file excel chằng chịt công thức, làm bản thân chẳng còn thời gian để kịp nhận ra bao lâu rồi mình chưa được ngủ một giấc tròn chẳng lo lắng trách nhiệm?
Trong những giấc mơ hồi trẻ thơ, có một người thường nghe thấy tiếng sóng biển rì rầm, những ngọn sóng xanh mơn man bờ cát, nên ước ao một lần được nhìn thấy biển. Những câu chuyện mà ba cô thường hay kể cho chị em cô nghe mỗi khi rảnh rỗi, càng làm cô nôn nao những mơ ước về biển.
Vào một ngày giữa thu lộng gió, có một người bỗng thèm ly cà phê trứng nóng, nhớ cái hương vị đắng đót với béo ngọt ngầy ngậy đan nhau thành thức uống đặc trưng của Thủ đô. Cô nhớ cái không gian đượm mùi phố cổ - chật chội và xưa cũ, mùi cà phê quyện với mùi người, mùi của tường vôi trắng hòa trong những sợi nắng vàng hơn rót mật.
Chuyến bay đầu ngày từ thành phố Hồ Chí Minh hạ cánh xuống Nội Bài lúc ngoài trời vừa hửng nắng. Đón xe qua phố cổ trong cái háo hức như thể sắp gặp lại người bạn cũ, tim một người bất chợt rộn ràng nhanh hơn cả tốc độ vụt qua của cảnh vật bên ngoài cửa kính. Những con đường rộng rãi nối liền trục chính, rồi từ vô vàn ngã rẽ lại vẽ ra biết bao lối nhỏ vào đời thân thương mà ai đến đây lần đầu cũng đều khắc sâu ấn tượng.
Có những nỗi nhớ sẽ luôn tìm cớ trở về. Giữa những bộn bề của cuộc sống, trái tim luôn biết chắt lọc những thương nhớ thẳm sâu. Giữa những nhung nhớ ấy có một dòng sông quê lấp lánh.
Mỗi lần nghĩ đến lời hẹn về Thủ đô, có một người lại có cảm giác mình đang mắc nợ. Hà thành nhẫn nại đợi chờ, Hà thành chẳng bao giờ cất tiếng đòi cô phải thực thi món nợ đã kéo dài suốt hai thập niên. Nhưng cô lại thấy mình như kẻ thất hứa.
Tan làm về muộn, tôi đi chầm chậm qua những con đường thoáng rộng của Hà Nội, ngắm nhìn vẻ đẹp tĩnh lặng và sâu lắng của Thủ đô, vẻ đẹp mà ban ngày tôi không thể nhìn thấy. Hít hà hương bao loài hoa nhẹ nhàng thoang thoảng đâu đây, cảm nhận một thoáng heo may lướt nhẹ qua bờ vai, tôi biết, mùa thu đã về.
Thỉnh thoảng có một người vẫn hay ngồi một mình trong không gian vắng lặng, vặn ánh đèn vừa đủ sáng, chỉnh âm lượng vừa đủ nghe. Cô cứ ngồi đó thả hồn theo làn khói của nụ trầm hương, vấn vương những điều muốn quên, muốn nhớ. Khó mà nói được những lúc như vậy, cô buồn hay vui, chỉ biết là có một khoảnh khắc nào đó cô có thể dành trọn vẹn cho mình mà không bị chi phối bởi một ai hay điều gì khác. Khúc nhạc ngày thường bỗng trầm lắng bao suy tưởng, thực sự khi chỉ có một mình, ta vô tình nắm bắt được những thứ mà khi ồn ào vội vã ta đã lướt qua nhanh.
Có một cô gái, muốn kể cho người thương của mình về chuyện tình yêu của ông bà cô - một câu chuyện tình dài hơn 70 năm. Cho đến lúc mắt đã mờ, chân đã run, ông bà vẫn sớm tối bên nhau.
Có một người sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo trên mảnh đất miền Trung. Ở đó, lớp lớp người trẻ khi trưởng thành đều chọn vào Nam lập nghiệp mà chẳng mấy ai ra Hà Nội. Bởi vậy, Thủ đô Hà Nội từ nhỏ trong cô là một nơi xa xôi, trang nghiêm. Được đặt chân đến mảnh đất ngàn năm văn hiến dù chỉ một lần là niềm mơ ước mãi đến năm hai mươi sáu tuổi cô mới thực hiện được.
Bạn có bao giờ từng đứng giữa phố phường ồn ả, cố gắng len lỏi qua dòng xe chật ních như mắc cửi, để đuổi theo một người? Không phải vì trông hao hao bóng dáng thân quen nào đó. Bạn biết chắc người ta với bạn hoàn toàn xa lạ. Bạn mải miết đuổi theo, chỉ vì người ta đang mặc bộ đồ bà ba, mà lâu lắm, bạn mới nhìn thấy giữa chốn thị thành.
Đứa cháu đang băn khoăn nhờ ông chú “quân sư” chọn trường phù hợp, mà nhất định phải là một trường ở Hà Nội. Trong lòng một người bỗng chộn rộn miền ký ức sinh viên nơi ngõ nhỏ thân thương tưởng chừng đã ngủ yên tự khi nào.
Sáng ra đã nghe hơi sương vương ướt trán, hình như thu đã về. Qua một mùa hè nóng bức, thu về đất trời có phần dịu mát hơn, đêm ngủ bớt nồng hanh, gần sáng đã phải đắp chăn vì lạnh. Thu về không chỉ mang theo bao kỷ niệm mà còn tặng cho người những món quà của mùa thu.
Mỗi khi muốn lòng nhẹ nhàng thanh thản, cô lại tìm đến một ngôi chùa nhỏ. Ở đó, trong không gian tĩnh lặng, trong hương sen thoang thoảng, ngắm nhìn những chiếc lá sen nghiêng mình trong gió, cô bỗng chợt nhận ra những điều thật ý nghĩa trong cuộc đời…
Có một người em gái sống ở miền Nam gọi điện cho một người anh ở Hà Nội rằng, mùa thu này, nhất định cô ấy sẽ trở ra Hà Nội, và cô hẹn anh phải dành một buổi dẫn cô đi ăn hết những món quà chiều ở Thủ đô.
Mỗi một mùa trong năm tựa hồ một bức tranh tứ bình đầy thi vị. Nếu mùa xuân, đất trời dần được sưởi ấm, cây lá đâm chồi nảy lộc; mùa hạ, nắng vàng như rót mật, những cơn mưa bất chợt mát lành thì mùa thu lại như một nàng thiếu nữ đôi mươi quyến rũ và lãng mạn.
Phú Thọ là vùng đất của rừng cọ, đồi chè. Đời sống của người dân gắn bó keo sơn với cây cọ bao đời nay. Lá cọ xưa thường được dùng để lợp mái nhà, làm quạt, chổi, nón, mành. Thân cọ làm ván sàn, cột nhà... Còn quả cọ là nguyên liệu không thể thiếu của nhiều món ăn. Nếu tới Phú Thọ, bạn sẽ có dịp được thưởng thức món bún cọ.
Cái nết đỏng đảnh của những ngày cuối hạ đọng lại trong nắng mưa thất thường. Thế nào mà nắng còn đang rót mật, mưa đã ào ạt trút xuống, rồi mưa chưa được bao lâu, nắng đã vội hong mặt đường ráo hoảnh. Sự trong trẻo, thanh tân của đất trời sau mưa thai nghén một thoáng thu sang khi hạ đang dần tàn. Để rồi, chợt một ngày, thu miên man ngang phố…
Tháng Mười về, mang theo chút se lạnh đầu đông, có người không khỏi nhớ về những ngày tháng ấy, những tháng Mười đã qua trong cuộc đời. Tháng Mười không ồn ào, không vội vã, mà chỉ đơn giản lặng lẽ trôi, như một bản nhạc nhẹ nhàng ngân lên giữa lòng thành phố. Ở đâu đó trong gió, hương thơm của những mùa cũ quay về, mang theo bao ký ức, bao nỗi niềm thầm lặng.
Có một cô gái, cũng như bao người khác, cô có thể ngồi ở bên này gửi lời hỏi thăm một người bạn ở tận bên kia quả địa cầu, nhưng, nhiều hơn một lần, cô đã chọn chữ viết tay để tỏ bày. Những lần ấy, cô thấy lòng mình bay bổng như thể hái được đóa mây bồng bềnh rồi mê say đưa tay tung hứng.
Một buổi sáng tháng Tám, có người tỉnh dậy, trong tiết thu dìu dịu, cảm thấy tâm hồn thật khoan khoái, dễ chịu. Một cơn gió thật nhẹ thoảng qua cũng đủ đưa hương thị chín từ cây thị già góc vườn lùa vào cánh mũi phập phồng. Và bao ký ức về một mùa thu đong đầy yêu thương lại tràn về.
0