Về nhà sau lũ

Sau 10 ngày bị nước lũ bủa vây, nhiều gia đình ở huyện Chương Mỹ đang tất bật dọn dẹp, khắc phục hậu quả với mong muốn sớm ổn định cuộc sống.

Nhiều khu vực trên địa bàn xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, nước đã rút dần.

Ngay sau khi nước rút, các lực lượng chức năng như quân đội, công an, y tế, thanh niên, dân quân cùng người dân bắt tay vào dọn dẹp vệ sinh, khử khuẩn. Nước rút đến đâu, người dân nhanh chóng dọn dẹp đến đấy, mong trở về cuộc sống bình thường.

Ngay sau khi nước rút, các lực lượng chức năng cùng người dân bắt tay vào dọn dẹp vệ sinh.

Tân Tiến có 6 thôn, thì 5 thôn với hơn 500 hộ bị ngập trong lũ. Sau khi nước rút, xã Tân Tiến đã huy động tổng lực dân quân tự vệ và các đoàn thể tham gia tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, hỗ trợ những gia đình neo người dọn dẹp, kê lại đồ dùng.

Đến hôm nay, mọi sinh hoạt của người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ gần như trở lại bình thường.

Đội dân quân tự vệ hỗ trợ những gia đình neo người dọn dẹp, kê lại đồ dùng.

167 hộ tại thôn Việt An bị ngập trong nước khoảng 10 ngày nay. Nhà bà Đỗ Thị Mây cũng bị nước ngập, sau khoảng một tuần là bắt đầu rút. Nước rút đến đâu, bà tranh thủ dọn dẹp, lau rửa đến đó.

Hôm nay, toàn thôn tổng vệ sinh, trưởng thôn đã huy động lực lượng thanh niên, dân quân tự vệ trong xã đến hỗ trợ bà kê dọn bàn ghế, vệ sinh sân vườn, rắc vôi bột khử khuẩn để phòng ngừa dịch bệnh.

Ngay khi nước rút, lực lượng chức năng đã khẩn trương phun khử khuẩn.

Bà Đỗ Thị Mây (thôn Việt An, xã Tân Tiến) cho hay: “ Nước ngập vào, đã được cán bộ quan tâm đến gia đình, tặng nước uống, mì tôm vào lúc khó khăn. Sau khi nước rút, gia đình tôi đã dọn dẹp sạch sẽ”.

Tại thôn Tiến Tiên, đến hôm nay nước vừa rút ở các trục đường chính. Nhà bà Nguyễn Thị Xã ngập tràn rác thải. Nhà chỉ có hai ông bà già, khó lòng tự xử lý được khối lượng công việc khổng lồ. Xã đã huy động thanh niên, phụ nữ cùng tham gia dọn dẹp với phương châm "nhanh, gọn, sạch và vệ sinh".

Toàn xã đã thu gom khoảng 50 tấn rác.

Sau một ngày huy động tổng lực, toàn xã đã thu gom khoảng 50 tấn rác, rắc 5 tấn vôi bột và phun thuốc tiêu độc khử trùng đảm bảo môi trường sạch sau khi lũ rút.

Đời sống người dân xã Tân Tiến đang trở lại bình thường. Xã đang đánh giá những thiệt hại do lũ gây ra để hỗ trợ bà con phục hồi sản xuất.

Cuộc sống dần ổn định tại các xã vùng lũ 

Sau hơn hai tuần bị ảnh hưởng bởi bão số 2, mực nước sông Bùi còn 5,95 m, dưới báo động 1, đã giảm hơn 3 m so với trước. Nước ngập tại các huyện ngoại thành đang rút nhanh. Nước rút tới đâu, lực lượng đoàn viên thanh niên của xã Nam Phương Tiến đã huy động các phương tiện máy xúc, xe thu gom, hỗ trợ bà con vận chuyển rác. Đồng thời chung tay vệ sinh môi trường, dọn dẹp cho đường làng ngõ xóm, nhà cửa quang đãng, gọn gàng trở lại.

Tới thời tiết nắng ráo, đây là thời điểm thuận lợi để người dân trong vùng ngập lụt dọn về nhà, dần ổn định cuộc sống. Bà Lê Thị Thuỷ hôm nay phấn khởi bởi việc buôn bán đã trở lại. Nay nước rút, bà mở lại sạp rau.

Bà Lê Thị Thuỷ (thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến) phấn khởi: “Hôm nay thời tiết nắng, tôi dọn dẹp hàng quay trở lại bán hàng, tôi rất vui”.

Bà Lê Thị Thuỷ vui mừng mở hàng.

Ngay sau khi nước lũ rút, gia đình anh Phùng Văn Lượng nhanh chóng di chuyển đàn vịt hơn 2.000 con về trang trại nhà mình, mà trước đó do ngập lụt phải mang đi sơ tán ở khu vực khác. Số lượng gia cầm thất thoát không hề nhỏ. Những ngày tới, anh Lượng hy vọng sớm vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định công việc chăn nuôi.

Anh Phùng Văn Lượng (thôn Nhân Lý) chia sẻ: “Nước rút rồi, gia đình vệ sinh sạch sẽ chuồng trại để mua con giống tái đàn”.

Anh Phùng Văn Lượng nhanh chóng di chuyển đàn vịt hơn 2.000 con về trang trại nhà mình.

Nước rút đến đâu tổ chức dọn vệ sinh, vớt rác đến đó, Huyện Đoàn tiếp tục huy động đoàn viên thanh niên tham gia tổng vệ sinh môi trường. Theo kế hoạch, lực lượng thanh niên sẽ dọn vệ sinh môi trường liên tục từ nay đến 10/8.

Nỗi lo đời sống

Sau khi nước rút dần, ông Trịnh Văn Bốn ở xã Nam Phương Tiến đã có thể nhặt rau ở khoảng sân thân thuộc để nấu bữa trưa cho gia đình. Tuy chưa hẳn đã ổn định, nhưng đã khắc phục tạm thời để có thể sinh hoạt, nấu ăn, duy trì cuộc sống hằng ngày.

Ông Trịnh Văn Bốn chia sẻ: “Hiện nay nước đã rút ra cổng, gia đình đã khắc phục được chỗ bếp để sinh hoạt ăn uống bình thường lại”.

Ông Trịnh Văn Bốn đã có thể nhặt rau ở khoảng sân thân thuộc để nấu bữa trưa cho gia đình.

Nỗi lo về cuộc sống khi nước rút là trăn trở của bà Doãn Thị Tài khi còn lại con bò và vườn rau. Nước ngập sâu khiến cuộc sống của gia đình bà bị đảo lộn suốt hơn 10 ngày qua. Đến nay, dù mực nước đã rút nhưng một số nơi vẫn ngập sâu.

Bà Doãn Thị Tài cho hay: “Bây giờ thì phải khắc phục thôi. Bên ngoài có một ít rơm, cỏ không có thì tôi phải mua cám cho bò ăn. Nay mai mà nước cạn thì lại đi kiếm cỏ. Cả ba sào cỏ tôi trồng đều mất hết. Bây giờ nhà tôi đi ra ngoài nước vẫn ngập ngang ngực”.

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự đoàn kết của người dân xã Nam Phương Tiến, mọi thứ đang được khắc phục từ từ.

Theo thống kê sơ bộ, trong đợt mưa lũ vừa qua, xã Nam Phương Tiến đã thiệt hại hơn 20.000 con gia cầm, 21 con gia súc, 135 ha thủy sản, 70 ha lúa.

Ông Lê Văn Lanh – Phó Chủ tịch xã Nam Phương Tiến, cho biết: “Hiện nay nước đang rút dần nên bên cạnh việc tổng vệ sinh, khử trùng, chúng tôi huy động lực lượng địa phương hỗ trợ bà con trong quá trình di chuyển tài sản trở lại, di chuyển vật nuôi ra chuồng trại để bà con tiếp tục tái sản xuất.

Đối với những hộ bị thiệt hại gia súc, gia cầm do lũ cuốn trôi, chúng tôi đang tiến hành rà soát nhằm đề nghị cấp trên hỗ trợ. Bên cạnh đó, khuyến khích, khuyến cáo các hộ tiếp tục tái đàn. Hiện nay đối với địa phương, chúng tôi có kế hoạch xuất kinh phí hỗ trợ bà con vật tư, giống cây trồng để bà con tái sản xuất”.

User
Ý KIẾN

Ở các diễn đàn giao thông, nhiều người để lại bình luận phản ánh tình trạng các tài xế của nhà xe Phương Trang thường xuyên đi ẩu, chạy quá tốc độ, vi phạm luật giao thông.

La Niña có thể kéo dài từ vài tháng đến hai năm, và sự xuất hiện của nó thường được dự báo trước bởi các cơ quan khí tượng thông qua việc theo dõi và phân tích dữ liệu nhiệt độ biển và các yếu tố khí hậu khác.

Bão số 4 kết hợp tác động gió mùa Tây Nam mạnh, nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên có hoàn lưu ảnh hưởng rất rộng, chuyên gia cảnh báo không chủ quan trước cơn bão này.

Các chuyên gia nhận định rằng diễn biến thời tiết phức tạp hiện nay, đặc biệt là sự gia tăng tần suất và cường độ của bão, liên quan đến sự chuyển pha từ El Niño sang La Niña.

Chiều 19/9, Học viện Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024.

Ngày 18/9, tại khu vực gần cầu Thủ Biên, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, một lái xe đầu kéo đã bị xe tải hất văng khi vội vàng chạy sang đường mà không chú ý quan sát.

Từ ngày 1/10 tới, ngành đường sắt sẽ bắt đầu mở bán vé tập thể tàu Tết 2025 nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên.

Tại dự thảo Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ, Bộ GTVT đã đề xuất sửa một số quy định về niên hạn sử dụng đối với từng loại xe ô tô kinh doanh vận tải.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ chấp thuận đề xuất của UBND TP Hà Nội về dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai.

Để ứng phó với cơn bão số 4, các đơn vị của Vùng 3 Hải quân đã duy trì lực lượng, phương tiện trực; cơ động tàu thuyền ra khu tránh bão; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn nhà cửa, kho tàng; thành lập các tổ, lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.

Vào lúc 16h30 ngày hôm nay 19/9, một vụ cháy đã xảy ra tại một xưởng giấy tại số 51 đường Quang Tiến, Nam Từ Liêm. Rất may không có người bị nạn.

Ngày 19/9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Chiều nay (19/9), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin về công tác phối hợp với các nước để bảo hộ ngư dân trước cơn bão số 4 Soulik.

Ông Lương Hoài Nam vừa bị tạm hoãn xuất cảnh chỉ vì là người đại diện công ty đang nợ thuế - Bamboo Airways. Nhiều ý kiến cho rằng, cách xử lý trong trường hợp này của cơ quan Thuế “cứng nhắc” vì có thể ảnh hưởng đến hoạt động cũng như nỗ lực trả nợ thuế của doanh nghiệp.

Trong vòng 24 giờ qua, từ 14 giờ ngày 18/9 đến 14 giờ ngày 19/9, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum đã hứng chịu mưa lớn với lượng mưa lên tới hàng trăm mm, gây nguy cơ ngập lụt diện rộng và nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất.

Chung tay với đồng bào cả nước khắc phục hậu quả nặng nề sau thiên tai, sáng nay 19/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Ngày 18/9, cán bộ, chiến sĩ tàu Cảnh sát Biển SB 6001, Vùng Cảnh sát Biển 2 đã tổ chức cứu hộ, lai dắt tàu cá cùng 12 thuyền viên về bờ an toàn.

Lúc 14 giờ 30 ngày 19/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.

Theo dự báo, từ chiều 19/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế với sức gió giật cấp 10. Hiện tại, Quảng Bình và Quảng trị đang mưa to, có khả năng gây ngập úng, sạt lở đất. Gió lớn quật đổ nhiều cây xanh trên các tuyến đường.

Vào lúc 14h ngày 18/9, tâm bão Soulik (báo số 4) đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trưa 19/9, bão số 4 đang nằm trên biển tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị với cường độ cấp 8, cấp 9. Từ 13-15 giờ hôm nay, 19/9 bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình và Quảng Trị; vùng gần tâm bão đi qua có thể có gió cấp 8, cấp 10.

Trước diễn biến bão số 4, nguy cơ mưa lũ trên diện rộng và sạt lở đất đá, ngoài lực lượng nòng cốt là Quân đội, Biên phòng và Công an, tỉnh Quảng Bình đã kích hoạt đội xung kích phòng, chống thiên tai với hơn 12.000 người tại 151 xã, phường, thị trấn.

TAND TP. HCM xác định trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan - những con số rất lớn trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.

Khoảng 4 giờ sáng 19/9, cầu Ngòi Móng (đoạn km 0+250), trên đường tỉnh 445, phường Kỳ Sơn đi xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình đã bị lún và sập, hiện không có thiệt hại về người.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Quảng Ngãi đã có mưa lớn trên diện rộng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương tập trung biện pháp khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là tình trạng mưa lớn gây ngập úng, sạt lở đất, lũ quét.

Vào 10 giờ sáng nay, bão số 4 di chuyển với vận tốc 20-25km/h, tâm bão nằm trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Tổ chức phi chính phủ ActionAid quốc tế tại Việt Nam vừa có buổi làm việc với huyện Sóc Sơn, Hà Nội để hỗ trợ huyện khắc phục hậu quả sau bão số 3.

Sáng 19/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4 dự kiến đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung.

Tại huyện đảo Cồn Cỏ vào lúc 9h31, sức gió cực đại đạt 25,5 m/s (cấp 10). Dự báo vào 13 giờ ngày 19/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Do mưa lớn nên mực nước ở một số sông suối tại địa bàn tỉnh Quảng Bình dâng cao gây ngập và khiến giao thông bị chia cắt cục bộ.

Ngày 19/9, Cảng hàng không Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cho biết, Cục Hàng không Việt Nam có quyết định tạm ngừng khai thác máy bay tại sân bay Đồng Hới (Quảng Bình) từ 15 giờ đến 22 giờ ngày 19/9 do thời tiết xấu vượt tiêu chuẩn khai thác.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn về việc khắc phục 30 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tập trung khắc phục hậu quả, Kiểm toán Nhà nước đã điều chỉnh kế hoạch và phương án kiểm toán.

Theo báo cáo của Cục cứu hộ cứu nạn, Bộ tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, để ứng phó với bão số 4, Bộ Quốc phòng đã huy động hơn 305.000 người.

Nghị quyết số 143 của Chính phủ yêu cầu thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế; xem xét miễn, giảm lãi vay cho các đối tượng chịu ảnh hưởng sau bão số 3.

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 và dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Bình gây mưa lớn, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất đá. Tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị, địa phương theo sát diễn biến của bão và tình hình mưa lũ, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra.

Bão số 4 đang di chuyền vào vùng biển khu vực miền Trung. Đảo Cồn Cỏ - một huyện đảo tiền tiêu nằm cách thị trấn Cửa Việt (Quảng Trị) 17 hải lý bắt đầu có gió giật cấp 8. Tất cả khách du lịch tại Cồn Cỏ đã vào bờ an toàn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Bão số 4 có khả năng gây ra mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị - Đà Nẵng.

Theo báo cáo Khảo sát Chính phủ điện tử 2024 mà Liên hợp quốc mới phát hành, năm nay Việt Nam đã tăng 15 bậc về chỉ số Chính phủ điện tử - EGDI, đứng thứ 71/193.

Dự án "Thanh niên trong các Hợp tác xã là chủ thể của chuyển đổi số tại cộng đồng địa phương – YOUCOOL” được triển khai trong 3 năm nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tăng cường các kỹ năng số và nâng cao nhận thức của thanh niên nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số toàn diện.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa cho biết, bão số 4 đã suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão: Cấp 7, giật cấp 10.

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.