Vị đoàn viên

Vào những ngày cận Tết, ký ức về những ngày gia đình quây quần sum họp lại trở nên sống động trong tâm trí những người con xa quê, càng nhân lên khát vọng giây phút đoàn viên…

Chiều nay, Hường chia sẻ cùng bạn những dòng cảm xúc của Hoàng Hạnh trong một ngày cuối năm xa quê.

Đã nhiều năm trôi qua, cứ mỗi độ cận Tết, chẳng hiểu vì sao con lại mở bài hát “Xuân này con không về” và nghe đi nghe lại. Thời gian chầm chậm lắng đọng, đi qua những miền kí ức thương nhớ, lòng người lại nôn nao với mỗi nỗi niềm khắc khoải vào thời khắc chuyển giao. Hình như cũng đã năm năm, con không được ở bên mẹ vào những thời khắc đón giao thừa. Mỗi một độ xuân qua đi, hình ảnh những ngày Tết quây quần sum họp cứ nhen lên trong lòng con những nỗi nhớ quay quắt.

Con biết có những người còn đang cách xa gia đình tới nửa vòng trái đất. Và có lẽ họ cũng đang giống như con, chất chứa nỗi nhớ thương quê nhà khắc khoải. Con tin chắc một điều, cho dù bước chân con người có đi tới đâu, đôi khi vô tình lạc lối, thì con tim sẽ vẫn tìm về với quê hương, gia đình, về với nguồn cội. Cứ mỗi ngày tháng đi qua, những người con tha hương đều gắng gỏi làm việc thật chăm chỉ để rồi ước mong lớn nhất của họ là được trở về với gia đình trong ngày đoàn viên.

Tết là thời điểm gia đình quây quần, sum họp. Ảnh: Phạm Văn Học

Chính trong thời điểm những ngày cuối năm này, con người ta mới lại càng thèm thuồng, khao khát cái hơi ấm của quê hương, của vòng tay gia đình. Con vẫn nhớ như in nồi lá mùi mẹ nấu vương vấn trong mùi Tết, nồi bánh chưng chiều ba mươi sôi sùng sục tỏa hơi ấm giữa mịt mờ sương khói... Con cũng đã nhớ về ngoại thật nhiều. Con nhớ về những khoảnh khắc giao thừa đoàn tụ của gia đình mình trong những ngày giáp Tết của nhiều năm trở về trước, những khoảnh khắc mà có lẽ suốt cả cuộc đời này con cũng không thể nào quên.

Ngoại đã đi xa. Tóc mẹ cũng mỗi ngày lại điểm thêm một vài sợi bạc. Lòng con càng bùi ngùi và da diết hơn khi mỗi lần lắng nghe câu hát: “Mỗi mùa xuân sang. Mẹ tôi già thêm một tuổi. Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.” Cứ một mùa xuân qua đi, người ta lại ngỡ ngàng nhận ra có quá nhiều thứ khiến cho lòng người phải day dứt và tiếc nuối. Trong dòng chảy hối hả của thời gian, tuổi tác của những người con thương yêu lại thêm cao và những khoảnh khắc đoàn viên cơ chừng ngày càng ngắn lại. Con rưng rưng nhớ về quê nhà trong từng đêm thao thức, lòng chỉ thầm cầu mong sao cho những người thân của mình sẽ mãi mãi an lành.

Ngoài kia, từng đàn chim én đang ríu rít bay về. Những sắc mai đào đang duyên dáng, e ấp chờ ngày bung nhụy. Con nghe trong tim mình nỗi nhớ quê nhà cồn cào dậy sóng. Những ngày cuối năm, sao mà thao thiết nhớ hương vị của những ngày tháng đoàn viên./.

User
Ý KIẾN

Với mỗi dự định, mỗi mục tiêu đặt ra, có người gặp trở ngại thì sẽ bị lung lay, chùn bước; có người vẫn kiên trì đi tiếp, từng chút một. Cứ làm từ từ, rồi cũng xong.

Có một câu nói cũ, chắc nhiều người từng nghe qua: "May mắn là khi cơ hội gặp gỡ sự chuẩn bị". Nhưng có lẽ, may mắn không chỉ đơn giản là cuộc hẹn tình cờ giữa cơ hội và sự chuẩn bị, mà còn là kết tinh của niềm tin và nỗ lực. Một người may mắn không phải là người chỉ ngồi yên chờ đợi vận may gõ cửa, mà là người dám tin vào những điều tốt đẹp và nỗ lực không ngừng để khiến điều đó xảy ra.

Có người kể với tôi, ngoại của cô là một người rất hiền, lành và thương người. Tình thương ấy không chỉ dành cho con cháu trong nhà mà ngoại còn ân cần thương cả những người xa lạ nữa. Ngoại thường bảo: Chẳng ai thiếu ai mà không sống được cả. Chỉ là mình thương người ta nhiều một chút thì thêm một lý do để sống thôi.

Nhắc tới sa mạc, có lẽ ai cũng hình dung ra một vùng đất đầy khắc nghiệt, trơ trọi với những cơn bão cát, cái nắng bỏng rát và chẳng còn gì khác. Nhưng không, cuộc sống trên sa mạc phong phú hơn nhiều. Có người kể với tôi rằng, sa mạc rồi cũng nở hoa.

Bạn biết không, có lúc mỏi mệt, bất chợt, tôi lại nhớ tới câu nói mà một người đã từng nói với tôi rằng: Khi đời người là một cuộc thi marathon, hãy kiên trì đến phút cuối cùng của đường đua.

Thuở ấu thơ, ta ngóng trông ngày mình khôn lớn. Đến khi trưởng thành, ngoảnh đầu nhìn lại, mới giật mình nhận ra những ngày thơ bé ấy là quãng thời gian tươi đẹp nhất của cuộc đời. Những ngày tháng vô tư, hồn nhiên, chẳng lo âu phiền muộn, chỉ đong đầy niềm vui và những giấc mơ trong trẻo.

Mỗi khi có người chuyển đến một vùng đất xa xôi, có lẽ ai cũng nghĩ, chỉ có người trưởng thành mới nhớ quê hương da diết. Nhưng sự thật là, ngay cả những người trẻ, cũng khao khát một ngày được quay trở về.

Bạn biết không, thời sinh viên, khi mà món đồ công nghệ giá trị nhất mà ta sở hữu là một chiếc điện thoại Nokia cục gạch đã qua sử dụng và những quyển sách đọc được bằng cách đi mượn hoặc lân la ở những tiệm sách cũ, thì viết nhật ký với ai đó là một cách để giải toả những điều khó chia sẻ với người khác.

Con người ta ai lớn lên rồi cũng có cho riêng mình một miền ký ức tươi xanh. Đôi khi vì những bộn bề của cuộc sống hiện tại mà nó bị lãng quên, vùi lấp, đã tưởng nó mất đi. Nhưng không, nó vẫn ở đó. Và trong một trưa đầy nắng, miền ký ức tươi xanh của một người được tắm mát trong tiếng gà cục tác…

Cuộc sống cần có sự kết nối. Con người sống lại càng cần sự kết nối hơn bao giờ hết. Nhưng nhịp sống hiện đại, đặc biệt là sự xuất hiện của thế giới công nghệ, đôi khi lại khiến người ta quên đi sự kết nối, gắn kết với những người xung quanh, lãnh cảm với những gì tồn tại quanh mình. Bởi vậy, mỗi người nên chăng ngắt kết nối với những điều không thực sự cần thiết để kết nối với những điều thực sự thiết thực quanh mình?

Tới bây giờ, có người vẫn chưa thể lý giải nổi tại sao hai thứ không có “họ hàng” gì liên quan lại luôn đi kèm với nhau: Thuốc lào – Chè Thái. Dọc theo đường quốc lộ 1A ở xứ Thanh, rất dễ bắt gặp các quán có biển tên chỉ viết đúng bốn chữ này ở ven đường. Thuốc lào thì không viết rõ địa danh ở đâu, chứ chè thì nhất định phải là chè Thái bởi ý niệm: chè ở Thái Nguyên thì mới ngon nhất.

Les Brown, một nhà diễn thuyết nổi tiếng trên toàn nước Mỹ vì những thông điệp đầy sức sống, kêu gọi con người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên và khẳng định chính mình, đã từng nói: “Quá nhiều người trong chúng ta không sống với giấc mơ của mình vì chúng ta sống với nỗi sợ hãi”.

Trước đây khi nghe ai đó nói rằng: "muốn yêu thương người khác, trước hết bạn phải biết yêu thương chính mình", có người thường bỏ ngoài tai và luôn tìm cách biện hộ cho việc không chăm sóc bản thân vì chẳng có thời gian. Khi sức khỏe lên tiếng báo động, cô mới giật mình lo sợ và nhận ra mình đã bỏ quên bản thân từ rất lâu rồi.

Tôi vốn không phải là người thích chạy theo xu hướng, kể cả việc thưởng thức phim. Chắc đó là lý do khi mọi người hào hứng tìm kiếm bộ phim "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" trên khắp các nền tảng mạng xã hội, tôi vẫn bình thản với hiện tượng đặc biệt này. Dẫu thế, trong một ngày phố phường oi ả, cảm thấy đôi phần kiệt quệ vì đời sống, tôi đã ngồi nghiêm chỉnh xem trọn vẹn bộ phim. Có một người cũng giống như tôi.

Mùa nắng ở Hà Nội, có người thường giữ thói quen cùng người bạn thân dạo quanh những góc phố thân thuộc, ngắm nhìn phố phường Hà Nội óng ánh dưới nắng vàng.

Có một người con luôn tự hào về bố, bởi bố từng là một chiến sĩ giải phóng quân, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời bình, bố là một cựu chiến binh cần mẫn với công việc đời thường và luôn gương mẫu trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Mỗi khi đến ngày lễ 30/4, người con ấy lại nghĩ nhiều về bố, về giá trị của cuộc sống hòa bình.

Tròn 50 năm non sông thu về một mối, người dân từ Đất Mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái được hân hoan sống trong độc lập, tự do. Tháng Tư, nhớ lại câu chuyện đã được nghe trong chiến tranh và hòa bình, thấy thêm yêu “Nước của những người không bao giờ khuất”.

Đất nước mình có rất nhiều những dòng sông. Nhưng chắc chắn, trong thời hiện đại, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải. Những ngày tháng 4 lịch sử này đánh dấu tròn nửa thế kỷ đất nước thống nhất, cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải giờ đây chỉ còn là chứng tích cho một thời mất mát, đau thương.

Trưa nay, ngồi ăn cơm cùng các anh chị đồng nghiệp, câu chuyện rôm rả xoay quanh dịp lễ 30/4 sắp tới. Ai cũng háo hức chia sẻ dự định, ai cũng mong chờ một kỳ nghỉ thật đặc biệt – không chỉ vì được nghỉ, mà bởi đây là một ngày có ý nghĩa rất thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam.

Sau cái rét nàng Bân, Hà Nội lại bắt đầu bước sang một mùa kỳ lạ khác trong năm, gây cảm giác khó chịu dai dẳng, đó chính là mùa nồm.

Mọi sự sống trên đời này suy cho cùng đều phấn đấu hướng đến nơi có nhiều ánh sáng để trở nên mạnh mẽ, tốt đẹp hơn. Dù cho có trải qua bao nhiêu chông gai thử thách, chỉ cần ta không bỏ cuộc thì ánh sáng luôn ở cuối đường hầm.

Người ta lập gia đình không chỉ để có một tờ giấy đăng ký kết hôn, mà để tìm một nơi gọi là nhà. Nhưng có bao nhiêu người thật sự mong muốn trở về nhà sau một ngày dài? Có bao nhiêu người khi chồng rời đi, lòng vợ đầy nuối tiếc vì chưa đủ thời gian bên nhau? Hạnh phúc không phải là một điểm đến, mà là hành trình mà vợ chồng cùng nhau bước qua mỗi ngày.

Có một người mẹ, trong lúc nóng giận, không kiềm chế được đã đánh con mình. Người xưa thường nói: "Yêu cho roi cho vọt". Nhưng liệu sự thể hiện tình yêu bằng cách này có làm đau trái tim con cái, hay tự làm đau chính trái tim của những người làm cha làm mẹ?

Trong hành trình của cuộc đời mình, trải nghiệm bao ấm lạnh của thế gian, bỗng một ngày có người nhận ra rằng: Lương thiện không phải là một phẩm chất bẩm sinh, lương thiện chính là sự lựa chọn của cá nhân với cộng đồng

Tháng Tư trở về trong hơi thở dịu dàng của đất trời, khe khẽ như sợ đánh thức những giấc mơ cũ còn vương trên vòm lá. Lòng ai đó cũng có một góc nhỏ dành riêng cho tháng Tư - nơi cất giữ những hoài niệm không tên, chỉ một làn gió thoảng qua cũng đủ làm xao động.

Có người chưa bao giờ là một học sinh xuất sắc. Những năm cấp ba, thành tích học tập của cô chỉ ở mức trung bình, không có điểm nào vượt trội, trừ khả năng viết văn mặc dù ưu điểm này thi thoảng vẫn có nhiều bạn được đánh giá cao hơn cô. Với con đường học vấn của chính mình, cô vẫn hay tự nghĩ mình là kẻ thích bơi ngược dòng nước.

Tháng Tư, mùa đi ngang phố bằng những đóa loa kèn trắng tinh khôi, bằng nắng vàng rải nhẹ trên mái hiên, bằng tiếng ve lưa thưa khẽ gọi hè về. Trong một buổi chiều mỏng nắng, có người ngồi lặng im trong quán cà phê quen, mở một cuốn sách cũ. Những dòng chữ như lạ, như quen. Rồi bất chợt, cô thấy mình… cũng giống như cuốn sách ấy.

Chẳng có lăng kính nào trong suốt hơn thủy tinh thể của mắt. Chẳng có màn hình nào nhạy cảm hơn võng mạc và ký ức. Chỉ sợ ta không chịu mở to mắt để nhìn và mở rộng lòng để nhớ.

Sẽ có những ngày bầu trời phủ đầy mây xám, cơn mưa ập đến chẳng hẹn trước, cuốn trôi đi bao dự định, làm ướt đẫm cả tâm hồn. Nhưng cũng chính những cơn mưa ấy mới làm nên sắc màu rực rỡ của cầu vồng, mới khiến ta biết thêm trân trọng những ngày nắng đẹp.

Trong những ngày tháng Ba âm lịch, khi du khách thập phương nô nức hành hương về Đền Hùng, tìm về nguồn cội linh thiêng, có một người cũng đã đặt chân tới xứ Mường đất Tổ, xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Không chỉ để tìm hiểu về văn hóa Mường, cô ấy còn có cơ hội thưởng thức món xôi nếp gà gáy xứ Mường đất Tổ.

Không biết từ bao giờ, Hà Nội luôn có những cuộc hẹn với các loài hoa. Và cũng không biết từ bao giờ, có người yêu các loài hoa ấy như chính tình yêu đối với Hà Nội.

Theo thời gian, có người dần hiểu ra rằng sẽ không bao giờ có thể tìm thấy một người hoàn hảo trong mắt mọi người xung quanh. Cô bắt đầu học cách chấp nhận chính mình giữa một thế giới vô vàn những điều không hoàn hảo. Và cô nhận ra rằng: yêu thương bản thân chưa bao giờ là đủ.

Thời gian là thứ công bằng nhất mà cuộc sống ban tặng cho mỗi con người. Nhưng có lẽ, điều đáng sợ nhất về thời gian không phải là nó cứ trôi đi mà chẳng chờ đợi ai, mà chính là việc nó có thể đưa mọi thứ vào lãng quên.

Năm nay thời tiết thật lạ kỳ. Giữa tháng Tư mà vẫn đợt gió mùa, trời trở lạnh. Cái rét nàng Bân chạm tới đầu hè…

Tháng Tư chạm ngõ, mang theo những tia nắng đầu hạ vàng ươm như mật ong rót xuống từng tán cây. Nắng nhẹ nhàng, chưa gay gắt, chỉ đủ để hong khô những giọt sương còn vương trên lá, đủ để làm bừng sáng những con đường ngập tràn hoa cỏ.

Có người chạm khẽ Hà Nội lần đầu vào một mùa hạ nóng rực lúc vừa kết thúc năm ba đại học. Với tính cách thích là nhích, hành trang ngày ấy của cô ngoài ví tiền thì chỉ còn vỏn vẹn một mảnh nhiệt huyết xê dịch cháy bỏng. Trong tưởng tượng của cô sinh viên Sài Gòn khi đó, Hà Nội là một khái niệm lạ lẫm vô cùng.

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng, bạn có yêu ba nhiều như bạn nghĩ? Đôi khi, trong cuộc sống bận rộn, chúng ta dễ dàng coi tình cảm gia đình là điều hiển nhiên.

Có bao giờ bạn cảm thấy lòng mình như một chiếc vali cũ kỹ, chất đầy những mảnh vỡ cảm xúc không sao sắp xếp nổi? Mỗi lần cố gắng mở ra để tìm kiếm một câu trả lời, thứ bạn nhận được chỉ là một mớ hỗn độn, không biết bắt đầu từ đâu. Có người từng như thế – bế tắc và lạc lõng trong chính tâm trí mình, cho đến khi tìm thấy một người bạn đặc biệt: trang nhật ký.

Hẻm nhỏ ngõ sâu từ lâu vẫn luôn cho người ta một ấn tượng gần như cố hữu về sự thanh vắng và tĩnh lặng. Vậy nhưng, có một con ngõ nơi có mấy thế hệ gia đình sinh sống bao năm lại khác - rộn ràng, náo nhiệt, thấm đượm hơi thở cuộc sống với đủ loại âm thanh sinh động từ sáng tới tối.

Nhiều lần vì nhớ thương mà có người thả trôi ký ức, lạc về chốn quê xưa ăm ắp kỷ niệm. Nhắm mắt lại, đắm chìm trong hương lúa, hương ngô, hương xôi nếp mới cuộn cùng khói chiều bảng lảng bay. Cô thả trôi về những ngày thơ ấu, ngồi trong đôi quang gánh của mẹ chang chang nắng đồng. Thả trôi về những ngày theo lũ bạn chăn trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt cá; cả những khi trốn mẹ, trốn cha dãi nắng trưa hè.

Những chuyến đi ngắn ngày, rời bỏ Sài Gòn náo nhiệt, tìm kiếm những vùng đất đẹp đẽ và quyến rũ lạ kỳ, luôn khiến một người hào hứng hơn bất cứ khi nào dù đã đi rất nhiều lần, đến mức gần như thuộc lòng các cung đường, nhưng cao nguyên này với cô vẫn là một điểm đến tuyệt vời.

Qua lễ chung thất, di ảnh của ông được rước lên ban thờ trên tầng thượng để nhận hương hỏa cùng các cụ. Tính ông ham vui, thích náo nhiệt. Bà sợ ông trên ấy buồn chán nên ngày nào cũng gắng lết đôi chân nhức mỏi lên bầu bạn chốc lát, đôi khi vừa dọn dẹp linh tinh vừa lầm bầm như độc thoại, lắm lúc lại chỉ thẫn thờ ngồi dõi mắt nhìn xa xăm.

Có người ngồi bên hiên nhà, tay cầm ly cà phê đen sóng sánh, nhìn mưa rơi lách tách ngoài sân. Hương cà phê thoảng lên, đắng mà thơm nồng nàn, như chính những ngày cô đã đi qua trong đời.

Tháng Tư, có người thường giữ thói quen đi dạo quanh những góc phố còn bảng lảng hơi sương của Thủ đô, tìm mua một bó hoa loa kèn trắng muốt. Thi thoảng, cô bán hoa có nụ cười tỏa nắng như sắc trời Hà Nội, hỏi anh: Là đàn ông mà anh yêu thích hoa loa kèn không kém gì các bà, các cô nhỉ? Anh khẽ mỉm cười, lặng lẽ ngắm nhìn mấy bông hoa trắng muốt bừng nở dưới ánh nắng óng ánh, thấy lòng mình dịu dàng trong phút chốc.

Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.

Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?