Vì sao ông Trump kiên quyết từ chối tranh luận lần hai?

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã kiên quyết từ chối bước vào cuộc tranh luận trực tiếp lần hai vào tháng 10 tới, bác bỏ thách thức của đối thủ, Phó tổng thống Kamala Harris.

Ông Trump từ chối "thách đấu"

Ngày 21/9, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với Phó Tổng thống Kamala Harris, vài giờ sau khi chiến dịch tranh cử của ứng cử viên đảng Dân chủ thông báo rằng bà đã đồng ý đối mặt với đối thủ của đảng Cộng hòa vào ngày 23/10 trên kênh CNN.

Trước đó, trong chiến dịch tranh cử của mình, bà Kamala Harris cho biết đã sẵn sàng cùng ông Donald Trump tham gia trong cuộc tranh luận lần hai sẽ diễn ra vào ngày 23/10.

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại buổi tranh luận hôm 10/9

"Tôi sẽ vui vẻ chấp nhận một cuộc tranh luận thứ hai, và hy vọng ông Trump sẽ tham gia cùng tôi", bà Harris viết trên X.

Chiến dịch của bà Harris từng đề nghị một cuộc tranh luận tiếp theo sau cuộc tranh luận hôm 10/9, tuy nhiên, ông Trump khẳng định ông sẽ không tham gia bất kỳ một cuộc tranh luận nào khác.

CNN cho biết cả ông Trump và bà Harris đều đã nhận được lời mời tranh luận vì CNN tin rằng người dân Mỹ sẽ hiểu rõ hơn về hai ứng cử viên trong cuộc tranh luận thứ hai. Cuộc tranh luận này sẽ có các quy định tương tự cuộc tranh luận giữa Tổng thống Joe Biden và ông Trump hồi tháng 6 ở thành phố Atlanta. Sự kiện sau đó đã buộc Tổng thống Biden phải dừng tranh cử và nhường chỗ cho bà Harris.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau chiến dịch tranh cử của bà Harris khi bà cho biết đã chấp nhận lời mời của CNN, phát biểu trước những người ủng hộ tại cuộc vận động tranh cử ở Wilmington, North Carolina, cựu Tổng thống Mỹ cho biết thời gian không còn đủ để tổ chức thêm một cuộc tranh luận. "Quá muộn, cuộc bỏ phiếu đã bắt đầu", ông Trump nói.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại buổi vận động tranh cử ở Wilmington

Ông nói thêm với đám đông người ủng hộ rằng mặc dù kênh CNN đã "rất công bằng" khi ông tranh luận với Tổng thống Joe Biden vào tháng 6, nhưng "họ sẽ không công bằng nữa".

Tới tháng 11, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 mới chính thức diễn ra, nhưng từ ngày 20/9, các điểm bỏ phiếu tại 3 bang gồm Virginia, Minnesota và South Dakota đã mở cửa, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp. Các chuyên gia dự đoán sẽ có một số lượng lớn cử tri đi bỏ phiếu sớm trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.

Quan điểm về tranh luận của hai ứng cử viên

Với bà Harris, cuộc tranh luận hôm 10/9 là một bước đệm giúp bà thể hiện bản thân rõ hơn với các cử tri Mỹ, những người vẫn chưa hiểu rõ và biết về bà. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để nữ phó tổng thống vượt qua “cái bóng” của ông chủ Nhà Trắng đương nhiệm Joe Biden và gây ấn tượng hơn với người dân.

Khảo sát của Đài ABC News cho thấy 58% cử tri Mỹ cho rằng bà Harris chiến thắng cuộc tranh luận. Dù vậy, không ứng viên nào thật sự giành thêm lợi thế bầu cử.

Kể cả việc Taylor Swift, nữ ca sĩ có tầm ảnh hưởng bậc nhất showbiz thế giới, tuyên bố ủng hộ bà Harris ngay sau khi tranh luận kết thúc cũng không mang lại nhiều lợi thế cho ứng viên Đảng Dân chủ.

Khán giả theo dõi màn tranh luận của hai ứng cử viên trên truyền hình trực tiếp

Những diễn biến mới nói trên có lợi cho bà Harris và bất lợi cho ông Trump nhưng không hoàn toàn đã quyết định cục diện cuối cùng của cuộc bầu cử. Ông Trump vẫn có thể thắng cử và bà Harris vẫn có thể bị thất cử. Ở lần bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2016, ông Trump thua bà Hillary Clinton trong cả 3 lần tranh luận  nhưng rồi vẫn đắc cử Tổng thống. Kết quả thăm dò dư luận ở Mỹ không phải là sự đảm bảo cho dự đoán về kết quả cuộc bầu cử.

Trong các phỏng vấn sau cuộc tranh luận hôm 10/9, một số cử tri chưa quyết định “chọn phe” đã nói với tờ Journal rằng họ không hiểu rõ rằng các kế hoạch của bà Harris sẽ giúp ích cho họ như thế nào. Những người theo đảng Dân chủ và các nhà chiến lược muốn bà Harris thắng cử cho biết rằng mặc dù nhiều ý tưởng của đương kim Phó Tổng thống có sức mạnh chính trị, nhưng bà vẫn chưa trình bày chúng theo cách cụ thể và đáng tin cậy đối với cử tri.

Các nhà quan sát nhận định, bà Harris muốn có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn nữa, bởi trong cuộc tranh luận hôm 10/9, bà đã đặt ông Trump vào thế phòng thủ, với hàng loạt các phát ngôn công kích vào chương trình nghị sự, cũng như các rắc rối pháp lý mà ông phải đối mặt.

Ngoài ra, động lực khiến bà Harris vẫn muốn có một màn tranh luận kế tiếp là vì kết quả các cuộc thăm dò gần đây cho thấy hai ứng viên vẫn đang cạnh tranh quyết liệt và cựu Tổng thống Trump dường như có lợi thế hơn về chính sách kinh tế, nhập cư, vốn là mối quan tâm được các cử tri đặt lên hàng đầu.

Mike Murphy, một chiến lược gia kỳ cựu của đảng Cộng hòa và là nhân vật phản đối ông Trump trong đảng, cho rằng: “Bà Harris phải sớm tìm cách giảm bớt lợi thế của ông Trump về những thành công trong điều hành kinh tế, bởi vì bà ấy thực sự không làm điều đó trong cuộc tranh luận”. Ông Murphy nhấn mạnh thành bại của bà Harris sẽ nằm ở việc thuyết phục cử tri rằng bà giúp họ cải thiện kinh tế. “Nếu bà ấy giỏi về điều đó và kết nối được với cử tri, bà ấy sẽ ở một vị thế cực kỳ mạnh mẽ”, ông Murphy nói. “Ngược lại, nếu bà ấy chỉ cho thấy sự tương đồng với ông Biden về mặt kinh tế, tôi nghĩ ông Trump có thể thắng”.

Sau khi cuộc tranh luận đầu tiên kết thúc, cựu Tổng thống Donald Trump đã bác kế hoạch tiếp tục phiên đối đầu thứ hai với đối thủ đảng Dân chủ. Theo ông Trump, ông đã giành phần thắng trong cuộc tranh luận đầu tiên. Mặt khác, bà Harris cũng tin rằng bà đã có phần thể hiện vượt trội hơn so với ứng viên đảng Cộng hoà.

Giới chuyên gia đánh giá, quyết định trên của ông Trump và nhóm cộng sự tranh cử mang tính chiến thuật. Bryan Lanza, cố vấn cấp cao của chiến dịch chia sẻ với CNN: "Chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn trong các buổi phỏng vấn, sự kiện vận động, đến thăm các bang hơn là tham gia một cuộc tranh luận được sắp xếp để gây bất lợi cho ông Trump".

Hai ứng viên phó tổng thống là thượng nghị sĩ J.D. Vance của đảng Cộng hòa và Thống đốc Minnesota Tim Walz của đảng Dân chủ sẽ tranh luận vào ngày 1/10, chương trình do CBS News tổ chức. Theo truyền thống, các ứng viên tổng thống thường sẽ có lời sau cùng trong cuộc tranh luận vào tháng 10 trên truyền hình cả nước, sau cuộc tranh luận của những ứng viên phó tổng thống.

Lợi thế sau cuộc tranh luận đầu tiên

Theo kết quả khảo sát của New York Times, Đại học Siena và Philadelphia Inquirer được công bố hôm 19/9, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đều giành được 47% ủng hộ từ nhóm cử tri có thể đi bỏ phiếu trên toàn quốc. Tại bang chiến trường Pennsylvania, bà Harris dẫn trước ông Trump 4 điểm phần trăm, với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 50% và 46%.

Trong nhóm cử tri đã đăng ký bỏ phiếu, ông Trump đạt tỷ lệ ủng hộ 47%, trong khi bà Harris nắm 46%. Kết quả này không thay đổi nhiều so với cuộc thăm dò được tiến hành một tuần trước đó, khi ông Trump giành 48% và bà Harris có được 46%. Trong nhóm cử tri nữ có thể đi bỏ phiếu, bà Harris dẫn trước ông Trump với khoảng cách lớn, lần lượt là 53% và 41%. Cựu tổng thống chiếm ưu thế ở nhóm cử tri nam giới với tỷ lệ 52%, so với 39% của bà Harris.

Ở nhóm cử tri da màu, bà Harris giành được 77% tỷ lệ ủng hộ và ông Trump là 14%. Ưu thế đảo ngược ở nhóm cử tri da trắng, khi cựu tổng thống Mỹ nhận được 53% ủng hộ và Phó tổng thống Mỹ là 43%.

Hai ứng cử viên nhận được tỷ lệ ủng hộ sít sao

Theo số liệu của Ủy ban Bầu cử Mỹ, trong tháng 8, chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã chi 174 triệu USD cho các hoạt động tranh cử. Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump chỉ chi 61 triệu USD.

Bà Harris và ông Trump cho biết phần lớn chi tiêu của họ là dành cho quảng cáo, với số tiền nhỏ hơn để trả cho các cuộc vận động, đi lại và trả lương nhân viên.

Chiến dịch tranh cử của bà Harris cũng cho biết đã quyên góp 75.000 USD cho Quỹ Thống nhất Detroit, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm tăng tỷ lệ cử tri da màu đi bầu ở Michigan, một bang chiến trường lớn trong cuộc bầu cử năm nay.

Dù gia nhập đường đua muộn, nhưng bà Harris đã vận động quyên góp được số tiền kỷ lục, ngân sách tính đến cuối tháng 8 là 235 triệu USD, trong khi của ông Trump là 135 triệu USD.

Financial Times cho hay, lợi thế tài chính giúp những quảng cáo của bà Harris được phủ sóng rộng rãi trên truyền hình, nhưng kết quả cuối cùng vẫn luôn khó đoán định. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông Trump đã đánh bại ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton dù huy động được ít tiền hơn. Ngoài ra, cả ông Trump và cựu Tổng thống George W. Bush đều không được đánh giá cao trong các cuộc tranh luận, nhưng sau đó vẫn giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Nhà phân tích Stephen Collinson từ CNN thì lưu ý, phải mất nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần để cuộc tranh luận Tổng thống tác động tới cử tri và tạo ra ấn tượng mới về các ứng viên. Đặc biệt, ông Collison nhấn mạnh, luôn tồn tại khả năng sẽ xảy ra các sự kiện gây sốc trong và ngoài nước trong những tháng tới và chúng sẽ làm thay đổi cán cân một cách bất ngờ.

Do đó, cũng có những ý kiến cho rằng, trong vài tuần tới, có thể ông Trump sẽ thay đổi quyết định và đưa ra lời thách đấu với bà Harris trong một màn tranh luận khác. “Tôi tin rằng ông ấy đang cân nhắc, nếu khoảng cách giữa ông và đối thủ tiếp tục sát nút nhau trong những tuần cuối, ông ấy sẽ cần một đòn bẩy để duy trì lợi thế của mình trước bà Harris” , bà Alyssa Farah Griffin, một nhà bình luận của CNN và cựu giám đốc truyền thông Nhà Trắng của ông Trump, dự đoán.

Mọi kịch bản về kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống năm nay ở nước Mỹ vẫn đều có thể xảy ra. Ông Trump hiện tránh tranh luận lần nữa với bà Harris nhưng không loại trừ tới sát ngày bầu cử sẽ đổi ý.

User
Ý KIẾN

Với đa số ý kiến tán thành, các thành viên Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua "Hiệp ước cho tương lai" nhằm giải quyết hàng loạt cuộc xung đột, các mối đe dọa về môi trường, cũng như những thách thức công nghệ mà nhân loại đang phải đối mặt. Tổ chức đa phương này đánh giá đây là bản kế hoạch tương lai "mang tính đột phá".

Ngày 22/9, một vụ đánh bom đã xảy ra tại huyện Swat, Tây Bắc Pakistan, khiến một cảnh sát trong nhóm bảo vệ an ninh cho khoảng 10 nhà ngoại giao thiệt mạng.

Tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã bổ nhiệm một hội đồng gồm 22 thành viên để chỉ đạo chính sách kích thích kinh tế nhằm đảm bảo Chính phủ có thể thực hiện cam kết thúc đẩy nền kinh tế.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel, ông Herzi Halevi ngày 22/9 tuyên bố, quân đội nước này đã chuẩn bị tốt để tiếp tục tiến hành các giai đoạn chiến đấu tiếp theo sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Truyền thông Nhật Bản đưa tin, ít nhất 6 người đã thiệt mạng do lũ lụt và lở đất gây ra bởi mưa lớn tại tỉnh Ishikawa, miền Trung Nhật Bản. Trận mưa dữ dội đã tàn phá vùng Noto ở phía Bắc tỉnh này.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã huy động thành công 27 triệu USD trong một buổi gây quỹ tại New York vào ngày 22/9.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay đang ở vào giai đoạn quyết liệt và bà Harris được cho là có được lợi thế kể từ khi trở thành ứng cử viên chính thức của đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống Mỹ.

Trong bài phát biểu mới đây, Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố, Israel gần đây đã tấn công lực lượng Hezbollah ở Liban theo những cách mà phong trào này không thể ngờ tới.

Quốc hội Mỹ vừa công bố một thỏa thuận gia hạn tài trợ cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 12, nhằm tránh nguy cơ chính phủ phải đóng cửa chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống.

Một trận động đất có độ lớn 5,2 độ richter đã làm rung chuyển huyện Bojnurd, tỉnh Bắc Khorasan, miền Đông Iran, khiến ít nhất 28 người bị thương.

Trong ngày 23/9, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố một đề xuất cấm sử dụng phần mềm và phần cứng của Trung Quốc trong các xe kết nối và tự động trên đường phố Mỹ do lo ngại về an ninh quốc gia.

Hãng Yonhap dẫn nguồn tin Quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã thả thêm nhiều bóng bay chứa rác về phía Hàn Quốc trong ngày 22/9, chỉ bốn ngày sau một vụ việc tương tự.

Trong bài trả lời phỏng vấn truyền hình mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết, chi tiêu quân sự của Kiev đã vượt mốc 150 tỷ USD, nhưng số tiền này vẫn chưa đủ đối với Kiev.

Theo nguồn tin cảnh sát Mỹ, ngày 22/9, một vụ nổ súng bên ngoài hộp đêm ở Alabama trong ngày 21/9 đã khiến 4 người thiệt mạng và 18 người bị thương.

Ngày 22/9, các cuộc giao tranh ác liệt xuyên biên giới tiếp tục nổ ra giữa quân đội Israel và phong trào Hezbollah ở Liban.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức đưa ra lời từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với Phó Tổng thống Kamala Harris với lí do mọi thứ “đã quá muộn” khi một số bang đã bỏ phiếu sớm.

Hãng thông tấn RIA Novosti ngày 22/9 dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết trực thăng Mi-28NM của nước này đã tấn công binh sỹ và xe bọc thép của quân đội Ukraine ở khu vực biên giới vùng Kursk.

Thế giới tạo ra 57 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm. Con số này cho thấy rác thải nhựa vẫn tiếp tục là một vấn nạn mà các nước cần chung tay giải quyết. Tái chế được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm lượng rác thải nhựa đang làn tràn khắp nơi.

Bà Kazuo Araki, một nghệ nhân bóng Temari nổi tiếng đã và đang nỗ lực để bảo tồn cũng như truyền bá nghề thủ công lâu đời này đến với thế hệ trẻ.

Tổng thống Israel Isaac Herzog đã chính thức bác bỏ cáo buộc về việc Israel liên quan đến các vụ nổ thiết bị viễn thông tại Liban, diễn ra trong hai ngày 17-18/9. Theo đó, Tổng thống Herzog khẳng định: "Tôi hoàn toàn bác bỏ bất kỳ sự liên quan nào đến hoạt động này".

Để làm mát các thành phố, đồng thời tăng cường đa dạng sinh học, các nhà nghiên cứu của Đức đã đưa ra giải pháp kiến trúc phủ xanh đô thị theo chiều dọc bằng một hệ thống cây dây leo phát triển nhanh, có thể tạo ra nhiều bóng râm.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa thông qua thành phần Chính phủ mới của tân Thủ tướng Michel Barnier, với toàn bộ 39 thành viên đều thuộc các đảng trung dung và cực hữu.

Quân đội Liên bang Nga và Quân đội nhân dân Lào đã bắt đầu cuộc tập trận chung Laros-2024 tại trường bắn Sergeyevsky thuộc khu vực Primorsky ở vùng Viễn Đông của Nga.

Đài truyền hình Al Jazeera có trụ sở ở Qatar cho biết, lực lượng Israel đã bất ngờ đột kích vào văn phòng của họ tại Ramallah ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng và ban hành lệnh đóng cửa trong 45 ngày.

Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 6 của nhóm Bộ tứ (Quad) đã ra Tuyên bố chung, trong đó nhất trí mở rộng hợp tác về an ninh hàng hải, tập trung vào việc nâng cao khả năng tương tác giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của các nước thành viên.

Theo các nguồn tin Reuters, ngày 23/9, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố một đề xuất cấm sử dụng phần mềm và phần cứng của Trung Quốc trong các xe kết nối và tự động trên đường phố Mỹ do lo ngại về an ninh quốc gia.

Giới siêu giàu ở Trung Quốc tăng 108% trong 10 năm, với 2.350 người chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp.

9 ngư dân Ấn Độ có thể đã thiệt mạng sau khi tàu đánh cá của họ bị lật trong cơn bão tại vịnh Bengal vào sáng sớm ngày 21/9.

Ngày 21/9, Tổng thống Ukraine Volodymy Zelensky cho biết việc chấm dứt cuộc xung đột với Nga phụ thuộc vào "quyết tâm" ở các đồng minh phương Tây của Kiev trong việc cung cấp và cho phép sử dụng vũ khí cần thiết.

Hezbollah tuyên bố đã tấn công các cơ sở sản xuất và quân sự ở miền Bắc Israel để trả thù cho vụ các thiết bị liên lạc bị kích nổ từ xa khiến hàng nghìn người thương vong vào tuần trước.

Hãng thông tấn IRNA vừa công bố, số người thiệt mạng trong vụ nổ do rò rỉ khí metan tại một mỏ than ở miền Đông Iran đã lên tới 51 người, cùng hơn 20 người khác bị thương.

Iran vừa công bố tên lửa đạn đạo tầm xa tấn công chính xác mới nhất do nước này tự sản xuất và máy bay không người lái Kamikaze tại một cuộc diễu hành lớn của lực lượng vũ trang nước này.

Sáng sớm 22/9, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo các hệ thống đánh chặn đã được kích hoạt ở miền Bắc Israel khi Hezbollah phóng một loạt tên lửa qua biên giới.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã nhóm họp với chỉ huy quân đội Herzi Halevi và các quan chức quốc phòng cấp cao khác sau khi lệnh hạn chế tập trung đông người được áp dụng đối với cư dân ở các khu vực phía Bắc Israel.

Mạng lưới bác sĩ phi chính phủ Sudan thông báo ít nhất 11 người, trong đó có ba trẻ em, đã thiệt mạng và 17 người khác bị thương trong các cuộc đụng độ vũ trang giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) tại El Fasher, thủ phủ bang Bắc Darfur, vào ngày 21/9.

Chính quyền Sri Lanka đã ban hành lệnh giới nghiêm qua đêm áp dụng trên toàn quốc ngay sau khi điểm bỏ phiếu đóng cửa lúc 4 giờ chiều 21/9 (theo giờ địa phương) để đảm bảo an ninh trong quá trình kiểm phiếu.

Tối 21/9, Israel tiếp tục thực hiện thêm nhiều cuộc không kích vào miền Nam Liban. Nhóm vũ trang ở Liban đáp trả bằng nhiều đợt tập kích tên lửa dữ dội vào miền Bắc Israel.

Mực nước sông Danube ở thủ đô Budapest của Hungary dâng cao hơn và đạt đỉnh vào thứ Bảy (21/9).

Đài Al Jazeera có trụ sở tại Qatar xác nhận quân đội Israel đã tiến hành đột kích vào văn phòng của Đài tại thành phố Ramallah, khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng và ban hành lệnh đóng cửa hoạt động trong 45 ngày.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris hôm qua 21/9 đã chấp nhận lời mời của Đài CNN tham gia cuộc tranh luận trên truyền hình do đài này tổ chức ngày 23/10. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối đề nghị của bà Harris.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra khuyến cáo công dân nước này nên nhanh chóng rời khỏi Liban khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động, do tình hình xung đột leo thang giữa Hezbollah và Israel.

Nga sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine lần thứ hai có thể diễn ra vào tháng 11 tới, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố vào ngày 21/9.

Hôm 21/9, Trung Quốc lần đầu tiên công bố các mẫu vật từ mặt tối của Mặt Trăng do tàu thám hiểm Thường Nga-6 của nước này thu thập được.

Hải quân Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận mang tên Phương Bắc/Tương tác tại thành phố Vladivostok, thuộc vùng Viễn Đông của Nga.

Những sản phẩm thủy tinh truyền thống của Venice, Italia từ lâu đã nổi tiếng khắp thế giới. Để tôn vinh nghề thủ công lâu đời này, thành phố Venice và đảo Murano lân cận đã tổ chức Tuần lễ Thuỷ tinh Venice với nhiều sự kiện như triển lãm và giới thiệu về nghệ thuật làm thủy tinh.

Hôm qua, 21/9, lễ hội bia lớn nhất thế giới Oktoberfest lần thứ 189 đã khai mạc tại thành phố Munich, miền Nam nước Đức, trong điều kiện an ninh được thắt chặt sau nhiều vụ tấn công được cho là do các phần tử thánh chiến thực hiện tại nước này.