Vì sao vũ khí phương Tây liên tục 'bốc cháy' tại Ukraine?

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bắt đầu bùng phát, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã cung cấp cho Kiev hàng trăm thiết bị quân sự hạng nặng hiện đại như xe tăng Leopard 2, xe tăng Challenger-2, xe tăng Abrams, xe chiến đấu bộ binh Bradley cùng nhiều khí tài khác. Tuy nhiên, Nga cho rằng việc phương Tây tiếp tục cấp vũ khí cho Ukraine chỉ khiến xung đột leo thang và kéo dài, trong khi không thể xoay chuyển cục diện chiến sự. Moscow đã nhiều lần tuyên bố phá hủy hoặc thu giữ một lượng lớn vũ khí của phương Tây.

Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bắt đầu bùng phát, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã cung cấp cho Kiev hàng trăm thiết bị quân sự hạng nặng hiện đại như xe tăng Leopard 2, xe tăng Challenger-2, xe tăng Abrams, xe chiến đấu bộ binh Bradley cùng nhiều khí tài khác.

Không lâu sau khi lực lượng vũ trang Ukraine phát động cuộc phản công vào tháng 6/2023, hàng loạt xe tăng Leopard 2A4 và Leopard 2A6 cùng các loại vũ khí khác bị đã phá huỷ xe bọc thép của Nga phá hủy. Điều tương tự cũng xảy ra trong những tháng tiếp theo với xe tăng Challenger 2 của Anh, AMX-10RC của Pháp.

Tháng 9/2022, Mỹ tuyên bố sẽ chuyển 31 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams cho Ukraine vào tháng 1 năm 2023, nhưng mãi đến mùa thu chúng mới đến nơi, Để tránh thiệt hại, chúng vắng mặt ở tiền tuyến cho đến tháng 2 năm nay.

Xe tăng M1A2 Abrams

Có tốc độ tối đa về phía trước là 67,5 km/giờ và tốc độ lùi là 40 km/ giờ; Trọng lượng từ 69,5 tấn đến 73,6 tấn tùy thuộc vào các biến thể khác nhau; Sử dụng động cơ turbine khí đa nhiên liệu 1.500 mã lực, có thể di chuyển tối đa khoảng 425 km trước khi cần tiếp nhiên liệu; Vỏ giáp được trang bị các miếng chèn uranium, giáp Chobham và giáp ở thân và tháp pháo. Dòng xe sở hữu giáp thanh, giáp phản ứng nổ và các hệ thống bảo vệ tích cực khác; Hệ thống hỏa lực gồm 1 khẩu pháo nòng trơn M256A1 120mm có tầm bắn 4 km và 3 súng máy, gồm: một súng máy hạng nặng 12,7mm chứa tới 900 viên đạn và 2 súng máy 7,62mm chứa 10.400 viên đạn. Xe tăng này có thể mang theo 40 quả pháo loại 120mm.
Tuy nhiên, chỉ một tuần sau khi xuất hiện trên chiến trường, chiếc M1 Abrams đầu tiên đã bị hạ tại thành phố Donetsk. Theo truyền thông Nga, chiếc xe tăng trị giá hàng triệu USD vốn được coi là “bất khả chiến bại" của Mỹ đã bị máy bay không người lái Piranha giá rẻ được sản xuất tại Nga tiêu diệt.
3 xe tăng M1 Abrams của Mỹ cung cấp cho Ukraine bị tiêu diệt tại khu vực Donbass, Ukraine

Một sĩ quan có bí danh “Kolovrat”, chỉ huy đội trinh sát tấn công UAV thuộc Lữ đoàn cận vệ 15 “Alexandria” của Nga, đơn vị đã tiêu diệt chiếc M1 Abrams mà Mỹ cung cấp cho Ukraine, tiết lộ: “Báo cáo đầu tiên về xe tăng Abrams hoạt động gần tiền tuyến xuất hiện vào ngày 19 tháng 2. Vậy là nó đã sống sót được đúng một tuần. Họ đã đốt cháy nó vào ngày 26.”

Ngày 8/3, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội nước này đã hạ thêm 2 xe tăng M1 Abrams ở khu vực lân cận làng Berdychi. Một chiếc bị bộ binh Nga tiêu diệt, chiếc còn lại bị vô hiệu hóa trong cuộc đấu tay đôi với xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 của Nga. Như vậy, kể từ khi bắt đầu được triển khai trên chiến trường, 3 xe tăng M1 Abrams đã bị phá huỷ tại Ukraine.

Điện Kremlin từng cảnh báo bất kỳ loại vũ khí nào mà phương Tây cung cấp cho Ukraine sẽ đều “bốc cháy”, xe tăng M1 Abrams của Mỹ không phải ngoại lệ.

Không chỉ có các loại vũ khí hạng nặng trên chiến trường, các hệ thống phòng không mà phương Tây cung cấp cho Ukraine cũng đang tỏ ra dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công của Nga.

Hãng tin Sputnik mới đây cho biết 2 hệ thống phòng không Patriot của Ukraine đã bị phá hủy trong cuộc tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm Iskander của Nga tại thị trấn Pokrovsk, tỉnh Donetsk, hôm 9/3. Mỗi hệ thống này được cho là có giá khoảng 400 triệu USD, là một trong những vũ khí hiện đại nhất mà phương Tây đã cung cấp cho Kiev.

Khoảnh khắc Nga phá huỷ 2 hệ thống phòng không Patriot của Ukraine

Trước đó, một đoạn video ghi lại cảnh bệ phóng tên lửa đa nòng HIMARS bị phá huỷ tại khu vực Donbass cũng được công bố. Mặc dù quân đội Nga không cung cấp thông tin chi tiết, nhưng bệ phóng HIMARS này có thể đã bị một tên lửa dẫn đường do hệ thống Tornado-S nhắm trúng.

Vì sao vũ khí phương Tây “mất thiêng”?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu hồi tháng 12/2023 cho biết Kiev đã mất hơn 14.000 xe tăng và xe chiến đấu bộ binh kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Còn Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết xung đột ở Ukraine đã phơi bày sự thật về hiệu quả của các thiết bị quân sự phương Tây.

“Huyền thoại về khả năng bất khả xâm phạm của các thiết bị quân sự phương Tây đã sụp đổ”, Tổng thống Putin nói.

Việc mất thiết bị, vũ khí ở Ukraine đã giáng một đòn nặng nề vào danh tiếng của tổ hợp công nghiệp - quân sự của phương Tây. Vậy, đâu là lý do?

Yếu tố đầu tiên chính là chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng vũ trang Ukraine đã được viện trợ hàng loạt vũ khí hiện đại, dù chúng có chung tiêu chuẩn NATO, nhưng do nhiều quốc gia phát triển và chế tạo. Mỗi loại vũ khí có yêu cầu riêng về sử dụng và bảo trì để đạt tiêu chuẩn chiến đấu cao nhất. Quân đội Ukraine, trong thời gian ngắn, không thể có đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên và binh sĩ có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của vũ khí phương Tây, khiến khí tài, vũ khí viện trợ không thể phát huy tối đa tính năng kỹ - chiến thuật thiết kế.

Leopard 2A4 - biến thể tối tân nhất được gửi tới Ukraine

Nặng 55 tấn khi mang tối đa 42 quả pháo 120mm và 4.750 viên đạn 7,62mm; Sở hữu động cơ diesel tăng áp kép, 12 xi-lanh, công suất 1.500 mã lực với dung tích 1.160 lít giúp nó có thể di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 68 km/giờ khi tiến về phía trước và 31 km/giờ khi đi lùi hơn 278 km trước khi cần tiếp nhiên liệu; Vỏ giáp của Leopard 2A4 là hỗn hợp thép và vonfram; Được trang bị pháo nòng trơn 120mm và 2 súng máy MG3A1 7,62 mm - một súng lắp ở cửa sập của bộ nạp đạn và súng còn lại lắp bên trái vũ khí chính. Vũ khí trên Leopard 2A4 có tầm bắn gần 5 km, với các hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và đạn dược chuyên dụng tầm bắn có thể nâng lên gấp đôi.

Tạp chí Foreign Affairs, trong một bài viết mới đây, cho biết, hơn 1/4 số xe tăng chiến đấu Leopard 2 của quân đội Ukraine đã bị Nga phá huỷ, số còn lại bị hư hỏng nặng không thể sửa chữa.

“Trong số gần 100 chiếc Leopard 2 đang phục vụ ở Ukraine, ít nhất 26 chiếc đã bị hạ gục, những chiếc khác không thể sử dụng được do cần sửa chữa và bảo trì”, tờ báo viết.

Xe tăng Leopard 2 do Đức viện trợ cho Ukraine

Một yếu tố khác là tần suất sử dụng vũ khí. Các loại vũ khí phương Tây có tiêu chuẩn kỹ thuật cao phù hợp tác chiến quy ước, binh chủng hợp thành, khi các tổ hợp vũ khí phối hợp với nhau để vừa phát huy sức mạnh, vừa giảm hao mòn vũ khí. Nhưng tại chiến trường Ukraine, các loại vũ khí viện trợ thường được sử dụng trên mức tối đa khiến chúng nhanh chóng xuống cấp và cần sửa chữa.

Các loại vũ khí được phương Tây viện trợ cũng không phải là loại hiện đại nhất và có thể bị tháo bỏ các công nghệ đặc biệt vì lo ngại chúng lọt vào tay quân đội Nga. Những thông tin về việc xe tăng M1 Abrams viện trợ cho Ukraine bị tháo bỏ hệ thống quản lý thông tin chiến trường hay lớp giáp đặc biệt làm từ hợp kim uranium là một minh chứng.

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ cung cấp cho Ukraine bị tháo bỏ hệ thống quản lý thông tin chiến trường hay lớp giáp đặc biệt làm từ hợp kim uranium

Theo nhà quan sát quân sự Alexei Leonkov, trong phiên bản M1 Abrams viện trợ cho Ukraine, lớp giáp bằng uranium nghèo đã được thay thế bằng lớp giáp vonfram, khiến xe tăng dễ bị đạn pháo và UAV của đối phương tấn công.

Mặt khác, xe tăng Abrams cũng có một số điểm yếu. Cụ thể, ông Leonkov đánh giá, Abrams là một loại xe tăng rất thất thường, với động cơ tua-bin khí hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu máy bay và lớp giáp thường bị ảnh hưởng bởi các vấn đề kỹ thuật đặc biệt.

“Điểm yếu thứ hai của Abrams là đỉnh tháp pháo và phần nhô ra bên hông. Cho dù được bảo vệ tốt đến đâu, chiếc xe tăng này vẫn dễ bị tổn thương. Thực tế là việc sửa đổi xe tăng Abrams để gửi tới Ukraine liên quan đến việc đặt đạn pháo không chỉ ở thân xe mà còn một phần ở phía sau tháp pháo. Điều này nghĩa là nếu xe tăng bị bắn trúng trực tiếp hoặc trong một số trường hợp khác, nó có thể phát nổ”, ông Leonkov cho hay.

Vấn đề thứ ba của xe tăng Abrams là hệ thống truyền động có thể biến xe tăng trở thành mục tiêu dễ bị tổn thương khi hoạt động ở địa hình hiểm trở.

“Quân đội Nga biết được hết những vấn đề này của xe tăng Abrams, vì vậy, họ chờ đợi lực lượng Ukraine triển khai xe tăng ra mặt trận ở Avdiivka và sau đó nhắm mục tiêu”, nhà quan sát Leonkov cho biết.

Còn về phía Quân đội Nga, ngay từ khi biết thông tin về việc Lực lượng vũ trang Ukraine được viện trợ các loại vũ khí hiện đại từ NATO, từ cấp chỉ huy cao nhất tới từng binh sĩ tham gia Chiến dịch quân sự đặc biệt đều hiểu vũ khí NATO chính là mục tiêu ưu tiên.

Theo hãng thông tấn RIA Novosti, nhiều binh sĩ Ukraine đã sợ phải điều khiển xe tăng Leopard-2 hay nhiều phương tiện chiến đấu do NATO viện trợ vì chúng luôn bị ưu tiên hỏa lực.

Nga phá hủy chiếc xe tăng Leopard 1A5 đầu tiên trong quá trình thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở khu vực Kupyansk

Cùng với đó, việc ưu tiên tiêu diệt các loại khí tài phương Tây viện trợ còn được hiện thực hóa bằng các khoản thưởng trực tiếp từ Bộ Quốc phòng hay các khu vực của Nga. Chính điều này đã khuyến khích binh sĩ Nga ưu tiên tiêu diệt chúng ngay khi phát hiện.

Về mặt kỹ thuật, các loại vũ khí, trang bị quân sự phương Tây đều đã được các chuyên gia quân sự Nga nghiên cứu điểm yếu, với đại diện các nhà máy, tổ hợp thiết kế vũ khí thường có mặt ở chiến trường. Họ sẽ được tiếp cận trực tiếp với vũ khí phương Tây để từ đó tìm ra phương án đối phó hiệu quả bằng cả các biện pháp cứng, hỏa lực hay chế áp mềm bằng các biện pháp kỹ thuật.

Tổng thống Putin đến thăm nhà máy sản xuất xe tăng Uralvagonzavod vào tháng 2/2024

Chính những yếu tố này đã khiến những loại khí tài vốn được đánh giá là hiện đại, đắt tiền bậc nhất thế giới, được sản xuất bởi các nền công nghiệp quốc phòng phát triển nhất thế giới “mất thiêng” tại chiến trường Ukraine.

Một bài báo đăng trên tờ New York Times vào tháng 7 năm 2023, cho biết, 20% số vũ khí do Mỹ và phương Tây cung cấp cho Ukraine đã bị hư hại hoặc bị phá hủy chỉ trong vòng hai tuần sau khi cuộc phản công mùa xuân của Ukraine bắt đầu. Thiệt hại ước tính lên tới gần 10 tỷ USD./.

User
Ý KIẾN

Bên cạnh những thông tin đáng chú ý sẽ diễn ra trong sự kiện, thì tin đồn về việc đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu và dàn sao Hàn sẽ có mặt tại Liên hoan phim năm nay cũng được quan tâm nhiều ngày qua. Qua đó, ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Điện ảnh, Trưởng Ban tổ chức LHP Quốc tế Hà Nội 2024 đã có những chia sẻ chính thức về thông tin trên.

Cựu bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh được giảm từ 5 năm 6 tháng xuống 4 năm tù trong vụ án tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác trái phép 1,5 triệu tấn quặng Apatit.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi ngày 5/11 cho biết, Triều Tiên đã bắn một số tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía Đông bán đảo Triều Tiên. Các tên lửa dường như đã rơi xuống ngoài Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản.

Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump ngày 4/11 cảnh báo rằng, nếu đắc cử, ông sẽ trừng phạt Mexico và Trung Quốc bằng thuế quan nếu cả hai nước này không có biện pháp ngăn chặn dòng chảy fentanyl vào Mỹ.

Đúng 0h ngày 5/11 (theo giờ miền Đông nước Mỹ), tức 12h trưa 5/11 (theo giờ Việt Nam), thị trấn Dixville Notch thuộc khu vực Green North Woods của bang New Hampshire đã mở cửa điểm bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đầy kịch tính.

Sáng ngày 5/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin về Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 và quảng bá, thu hút đầu tư trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Đổi mới công tác quản lý các Tạp chí Khoa học là một trong những nội dung nổi bật tại Hội thảo sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định 362 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng nay (5/11).

Sáng 5/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Toạ đàm "Báo chí với Ngày pháp luật Việt Nam", nhằm lan toả tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội và nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả của báo chí trong công tác truyền thông pháp luật.

Trường THCS Chương Dương, quận Hoàn Kiếm vừa tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024.

Trong buổi làm việc sáng 5/11, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội quan tâm đến quy định chính sách về nhà ở đối với đội ngũ sĩ quan quân đội.

Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Đài Hà Nội trân trọng đăng toàn văn bài viết.

Chiều ngày 4/11, Báo Hà Nội mới tổ chức họp báo, thông tin về Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hà Nội mới mở rộng lần thứ 11 năm 2024.

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin ở Thủ đô Moscow. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai quốc gia đang ngày càng nồng ấm.

Celta Vigo đối đầu đội bóng bị đánh giá yếu hơn là Getafe trên sân nhà và đội chủ nhà đã tận dụng tốt lợi thế mình có.

Nhà điều hành sân bay Aena của Tây Ban Nha ngày 4/11 cho biết, 50 chuyến bay dự kiến cất cánh từ sân bay El Prat của Barcelona đã bị hủy hoặc chậm trễ nghiêm trọng sau khi một trận mưa lớn trút xuống khu vực này.

Tại vòng 12 giải VĐQG Tây Ban Nha (La Liga), Sevilla tiếp đón Real Sociedad trên sân nhà nhưng lại không tận dụng được lợi thế này.

Ban Bí thư điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trận đấu cuối cùng của vòng 10 Ngoại hạng Anh chứng kiến cuộc trạm chán giữa Fulham và Brentford, kết quả của trận đấu này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thứ hạng của 2 đội. Với mục tiêu phải thắng, cả Fulham lẫn Brentford đều nhập cuộc với quyết tâm cao độ.

Sáng 5/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, bà con nông dân huyện Ba Vì có điều kiện đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, từ trồng trọt, chăn nuôi đến mở rộng các mô hình sản xuất mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chiều 4/11, theo giờ bờ Đông của Mỹ (tức rạng sáng 5/11 giờ Việt Nam), hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump của đảng Cộng hòa và bà Kamala Harris của đảng Dân chủ đã thực hiện nỗ lực vận động phút chót trước thềm giờ bỏ phiếu tại các bang chiến trường.

Cô bé Mông Hoàng Thảo Ngọc, nạn nhân cuối cùng của trận lũ quét sau siêu bão Yagi tại Làng Nủ, Lào Cai đã xuất viện sau 50 ngày chiến đấu với tử thần tại Bệnh viện Bạch Mai. Ngọc đã trở về Làng Nủ tiếp tục đến trường học, nhảy dây, chơi chuyền cùng bạn bè.

Nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã chủ động chuẩn bị sớm kế hoạch sản xuất hàng Tết. Sản lượng hàng sẽ tăng khoảng 10-20%.

Sáng nay (5/11), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo dự và trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Quốc Oai.

Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam vừa bị truy tố với cáo buộc nhận hối lộ 24,9 tỷ đồng trong vụ án liên quan đấu thầu giấy in sách giáo khoa.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 4/11 tuyên bố đã hạ sát hàng loạt chỉ huy Hezbollah ở Syria và Liban, bao gồm cả lãnh đạo tình báo và một số chỉ huy cấp cao khác.

Theo thông báo từ Quân đội Hàn Quốc, vào rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản.

Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.

Trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, hàng nghìn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.

Tối 4/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh". Tham dự sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nhân, doanh nghiệp chung sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và một số hội nghị cấp cao tại Trung Quốc.

Việc hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc thường có giá rẻ hơn so với các sản phẩm nhập khẩu từ thị trường khác đem lại không ít thách thức, nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 25/10 đến 31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp tử vong (tăng 110 trường hợp so với tuần trước).

Sáng 5/11, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029).

Trong chuỗi chương trình "Hành trình 20+", Hồ Ngọc Hà đã đến thăm và trao học bổng cho một bé trai mồ côi cha ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Cô xúc động bật khóc khi lắng nghe về những khó khăn mà gia đình bé trai phải đối mặt.

Theo Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Phúc Thọ do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông ký ban hành, huyện đã được phê duyệt 4 dự án.

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405 gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.

Công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã có thông tin về vụ sập nhà xảy ra trên địa bàn. Theo đó, nhiều người dân đã kịp chạy thoát nên không gây thiệt hại về người.

Trong phiên họp sáng 5/11, Quốc hội dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tay đua Lando Noriss của đội McLaren có vị trí xuất phát đầu tiên thì Max Verstappen lại xuất phát ở vị trí 17. Tuy nhiên, phong độ của Max Verstappen đã khiến cho cuộc đua trở nên kịch tích và gay cấn.

Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.

Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.

Trong thông báo trên kênh Telegram chính thức, quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt Abu Ali Rida, thủ lĩnh của Hezbollah ở khu vực Baraachit, miền Nam Liban.

Thủ tướng Anh Keir Starmer vừa thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.

Hôm nay (5/11), nước Mỹ chính thức bước vào cuộc bầu cử tổng thống. Hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa chạy đua với thời gian kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ cả hai rất sít sao.