Việc phân loại rác tại nguồn đã được luật hóa

Từ ngày 1/1/2025, khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, mỗi cá nhân, tổ chức phải thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Sau khi sửa nhà, gia đình ông Bình (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã phải loại bỏ khá nhiều đồ đạc cũ hỏng. Có đồ dễ vận chuyển, có thứ cồng kềnh phải hai người mới có thể mang ra điểm tập kết.

Ông Nguyễn Văn Bình nhìn nhận: ''Chủ trương đưa chất thải cồng kềnh về đúng chỗ thì chúng tôi thấy rất là hay, vì trước chúng tôi cũng thuê người đem đi đổ và không biết đem đi đổ ở đâu, đem đi đổ chỗ nào, vừa phải mất tiền mà không biết đổ ở đâu. Nay ở đây có điểm tập kết rõ ràng vào sáng thứ 7 mà lại miễn phí nên chúng tôi rất là ủng hộ''.

Phân loại rác tại nguồn để môi trường sạch hơn. 

Ông Lê Kinh Thông (tổ dân phố số 2, phường Cửa Đông) cho biết: ''Quan trọng nhất là vận động bà con thì các cán bộ cơ sở của tổ dân phố là đến vận động từng nhà, đồng thời có mạng có nhóm zalo phổ biến thông báo cụ thể của phường, nếu ai không thực hiện thì sẽ có hình thức cưỡng chế hành chính. Ví dụ phế thải anh vứt ra hè mà bị camera phát hiện thì phường có thể đến phạt; thứ hai, vận động bà con chịu khó để ở nhà, thứ 7 mang ra''.

Trước kia không có chỗ đổ rác cồng kềnh nên nhiều người bạ đâu bỏ đấy. Thậm chí, những đồ dùng cũ bỏ đi ấy còn được một số người tận dụng trên phố, gây nên sự nhếch nhác.

Nay, ở những phường có chỗ tập kết và vận chuyển rác cồng kềnh thường xuyên, tình trạng  đổ trộm rác thải cồng kềnh không còn diễn ra.

 Tình trạng đổ trộm rác thải cồng kềnh không còn diễn ra. 

Việc phân loại rác tại nguồn ban đầu không hề dễ dàng, bởi thói quen của nhiều người. Thực tế không phải ai cũng biết phân loại rác.

Chị Nguyễn Thị Huê, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội, Chi nhánh Hoàn Kiếm (URENCO 2), cho biết: ''Tuyên truyền lúc đầu vô cùng khó khăn. Các bác chưa hiểu được việc phân loại  này  như thế nào. Các bác vẫn đang hiểu là chúng tôi phải có 4 loại thùng rác, nhà có 4m2 mà để 4 loại thùng rác sinh hoạt vào đâu? Khi được tuyên truyền và phân tích, các bác hiểu được sẽ góp phần bảo vệ môi trường thì rất là ủng hộ''.

Phân loại rác tại nguồn góp phần xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường.

Khi xây dựng phương án phân loại rác tại nguồn và kế hoạch triển khai thực hiện, URENCO 2 đặt ra nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân tham gia; đặt chế độ báo cáo; hàng tuần tổ chức giao ban rút kinh nghiệm và điều chỉnh phương án nếu gặp khó khăn...

Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn. Sự vào cuộc trách nhiệm của chính quyền, ý thức tự giác của người dân là 2 yếu tố quan trọng để thực hiện thành công việc xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường.

User
Ý KIẾN

Để sớm bàn giao mặt bằng phục vụ thi công kênh La Khê dẫn nước vào trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, chính quyền quận Hà Đông đang chuẩn bị thực hiện cưỡng chế đợt 3 đối với 33 hộ dân sinh sống trên hành lang kênh La Khê.

Trước thềm Hội nghị Thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN, ngày 17/9, tại Viêng Chăn - Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cùng Đoàn đại biểu cấp cao Hà Nội đã tới chào xã giao Bí thư Thành ủy Viêng Chăn Anouphap Tounalom.

Sáng 17/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật thành phố Hà Nội lần thứ hai, với sự tham dự của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn.

Ngày 17/9, Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn đã đến Thủ đô Viêng Chăn (Lào) tham dự Hội nghị thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN.

Sau một tuần từ khi bão số 3 đi qua, góc phố Nghi Tàm, quận Tây Hồ vẫn rực rỡ bởi khung cảnh đẹp mắt của các giàn hoa giấy.

Sau bão số 3, Hà Nội ghi nhận hơn 36.000 ha lúa bị gãy, đổ và bị ngập, hơn 11.700 ha rau màu và hơn 8.800 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng.

Sau khi cơn bão số 3 đi qua, một số khu nhà tái định cư càng lộ rõ nguy cơ mất an toàn, gây lo lắng cho cư dân, đặc biệt là tại khu nhà tái định cư A6 Nam Trung Yên.

Trên phố Hàng Mã vào dịp Trung thu, tình trạng tự ý chiếm dụng vỉa hè, lòng đường tổ chức trông xe tự phát đã gây ảnh hưởng tới trật tự giao thông.

Tháng cao điểm học sinh đến trường, Phòng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội tăng cường biện pháp xử lý học sinh vi phạm luật giao thông.

UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.

Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Xuyên tập trung quyết liệt khắc phục những tồn tại, triển khai nhiều biện pháp để nâng cao chỉ số cải cách hành chính của huyện.

Thời điểm này, khi các tỉnh miền Bắc đang nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề sau bão lũ, nhiều trường học ở Hà Nội đã dừng tổ chức các chương trình vui Tết Trung thu để dành nguồn lực ủng hộ đồng bào tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Nhân dịp Tết Trung thu, TP. Hà Nội đã tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi và tặng quà cho trẻ em trên địa bàn, đặc biệt là những trẻ em bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tại Trường Tiểu Học Chương Dương, chiều 16/9, Sở LĐTB&XH phối hợp với quận Hoàn Kiếm tổ chức trao tặng quà cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ.

Sau 2 ngày triển khai tổng vệ sinh môi trường toàn thành phố, nhiều đường phố ở khu vực trung tâm, các tuyến đường chính thoáng đãng, sạch sẽ và an toàn hơn.

Khi nước ngập đã rút dần, thầy cô trường Yên Mỹ khẩn trương dọn dẹp, vệ sinh lớp học để đón học sinh tới lớp sớm nhất có thể.

Chiều ngày 16/9, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội tổ chức chương trình "Vầng trăng cổ tích, dẫn lối yêu thương", dành tặng 150 suất quà Trung thu cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các trường chuyên biệt trên địa bàn thành phố.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy, vùng mây đối lưu đang tồn tại và phát triển gây mưa rào và dông cho khu vực tỉnh Bắc Ninh.

Sáng nay 16/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã tới thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân và học sinh các xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.

Ngay sau khi nước rút, Hội người cao tuổi huyện Sóc Sơn, Hà Nội, phối hợp với 8 doanh nghiệp trên địa bàn thăm hỏi, trao quà hỗ trợ các gia đình khó khăn.

Hội thi “Dân vận khéo” năm 2024 là hoạt động trọng điểm của ngành Dân vận Thủ đô, thiết thực chào mừng các ngày kỷ niệm của ngành Dân vận và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Công tác chuẩn bị cho vòng chung khảo hội thi đang được các địa phương, đơn vị tích cực chuẩn bị.

Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) Hà Nội cho biết, đến cuối ngày 14/9, các quận, huyện thị xã đã tổ chức di dời hơn 75.000 người đến nơi an toàn. Trong đó, có khoảng 44.000 người đã quay trở về nơi ở cũ, tập trung tại các địa bàn các quận: Tây Hồ, Thanh Trì, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm.

Do bị ngập sâu, nước rút rất chậm nên nhiều gia đình trên địa bàn xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ phải sơ tán đến nơi an toàn. Hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống là việc làm cần thiết ngay trong lúc này.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I xây dựng Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Mưa lớn kéo dài từ đêm 15 đến sáng 16/9, với lượng mưa hơn 100 mm tại nhiều quận, huyện khiến nhiều tuyến đường ngập sâu, giao thông tại Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng.

Rạng sáng nay (16/9), Hà Nội có mưa lớn kéo dài nhiều giờ khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, giao thông ùn tắc kéo dài trong giờ cao điểm sáng. Lực lượng chức năng phải bố trí điều hướng người đi đường để không đi vào đoạn đường ngập sâu.

Nước sông Hồng dâng cao do bão số 3 khiến các khu vực trồng cây cảnh của làng đào Phú Thượng - Nhật Tân và làng quất Tứ Liên bị ngập nặng. Người dân làng quất cảnh, đào cảnh truyền thống Hà Nội trắng tay sau bão số 3.

Đêm 15/9 và rạng sáng 16/9, Hà Nội đón một trận mưa rất lớn bao trùm thành phố gây ngập úng, giao thông ùn tắc kéo dài trong giờ cao điểm.

Trong hai ngày cuối tuần qua, các cơ quan, đơn vị, trường học và nhân dân trên địa bàn Thủ đô đã đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường nhằm mang lại diện mạo xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đoàn Thanh niên phường Xuân La, quận Tây Hồ đã phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện công trình tranh tường bích họa với tổng diện tích hơn 60m2.

Để sớm khắc phục hậu quả bão số 3 và ổn định cuộc sống, nhân dân, các đơn vị ở Hà Nội chung tay khẩn trương dọn vệ sinh từ nhà cửa đến trường học, đường phố.

Trong hai ngày 14-15/9, các cơ quan đơn vị, trường học và nhân dân Thủ đô đã đồng loạt triển khai nhiều phần việc hiệu quả, từng bước mang lại diện mạo xanh sạch đẹp cho thủ đô.

Cơn bão số 3 khiến hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội gãy đổ, trong đó có gần 14.000 cây xanh đô thị, là thiệt hại lớn nhất về cây xanh ở Thủ đô do thiên tai gây ra trong vòng 30 năm trở lại đây.

Sở GTVT Hà Nội tiếp tục cấm toàn bộ các phương tiện lưu thông qua một số tuyến đường vẫn đang bị ngập sâu tại huyện Mỹ Đức. Lực lượng chức năng sở tại đã nhanh chóng triển khai các biện pháp tổ chức giao thông mới.

Sáng 15/9, gần 50 cán bộ, học viên của Học viện Quân y phối hợp với chính quyền các phường của quận Hà Đông giúp đỡ nhân dân dọn dẹp vệ sinh, bảo đảm giao thông đi lại thuận tiện.

Ngày 15/9, chính quyền và nhân dân các quận, huyện của Hà Nội tiếp tục tăng cường lực lượng thực hiện dọn dẹp vệ sinh môi trường, xử lý cây đổ, đảm bảo an toàn giao thông, cảnh quan môi trường đô thị.

Mặc dù mực nước tại các sông đã bắt đầu rút, tuy nhiên, nhiều nhà dân ở thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội vẫn bị ngập sâu trong nước, người dân vẫn chưa thể về nhà.

Những ngày này, Chính quyền huyện Thường Tín cùng nhiều ban ngành, đoàn thể đã xuống đồng hỗ trợ bà con nông dân khắc phục các diện tích ngập úng, nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Triển khai kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội sau bão số 3 và phương án sản xuất vụ Đông, huyện Phúc Thọ yêu cầu 21 xã, thị trấn phải coi vụ Đông là vụ sản xuất đặc biệt, là vụ chính của năm nhằm bù đắp lại sản xuất của cả năm.

Lực lượng chức năng phường Giảng Võ, quận Ba Đình,Hà Nội, cùng đông đảo người dân tham gia tổng vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn sau cơn bão số 3.

Nhằm khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3 và hoàn lưu của cơn bão này cả hệ thống chính trị cùng nhân dân Thủ đô đang nỗ lực, tích cực vào cuộc dọn dẹp, vệ sinh môi trường, quyết tâm không để xảy ra nguy cơ phát sinh dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống của người dân Thủ đô trở lại bình thường.

Để khẩn trương khắc phục các thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị và khôi phục sớm nhất cuộc sống của nhân dân, trong hai ngày 14 và 15/9, UBND quận Hoàng Mai yêu cầu UBND các phường phát động phong trào tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn phường, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể phường tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện.

Tối 14/9, tại Khu trường đua F1 Hà Nội đã diễn ra Lễ Khai mạc Festival sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất - năm 2024 và quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão.

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông phối hợp Câu lạc bộ Liên kết trẻ Việt Nam cùng một số đơn vị thiện nguyện đã tổ chức chuỗi hành trình "Tết Trung Thu - Tết sẻ chia" năm 2024 vào tối 14/9.

Mực nước tại sông Hồng khu vực quận Hoàn Kiếm đã rút hết hoàn toàn. Trong ngày hôm nay (15/9), người dân dọn dẹp, khử khuẩn nơi sinh hoạt để quay trở lại cuộc sống bình thường.

Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3, nhân dân trên địa bàn các quận, huyện của Thủ đô đã tích cực tham gia.