'Viên đá ngũ sắc' – thông điệp về niềm tin cuộc sống | Tác giả - Tác phẩm | 18/11/2023

Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ về câu chuyện như mơ của bé Thiện Nhân. Như một phép nhiệm màu, em đã được mẹ Trần Mai Anh cứu sống, thắp lên yêu thương và đưa em đến với một thế giới bình yên ấm áp, câu chuyện của em đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho biết bao loại hình nghệ thuật. Trong đó có tác phẩm 'Viên đá ngũ sắc' - vở nhạc kịch thuần Việt đặc sắc do NSƯT Cao Ngọc Ánh tổng đạo diễn, ra mắt khán giả vào đầu tháng 11 năm nay, dựa trên câu chuyện cổ tích có thật của 'Chú lính chì' Thiện Nhân.

User
Ý KIẾN

Ca khúc "Bong bóng thời gian", sáng tác bởi nhạc sĩ Quách Thái Kỳ trên nền thơ của nhà thơ Minh Lý, là một chuyến hành trình quay về miền ký ức của những mộng mơ tuổi trẻ, mà ai trong chúng ta cũng từng có. Từng lời ca trong bài hát gợi lên hình ảnh Hà Nội lặng lẽ trong cơn mưa, những con phố vắng, hàng cây thay lá cùng những lá thư chưa kịp trao, những hờn giận, yêu thương đong đầy cảm xúc.

Những kỷ niệm về tuổi thơ, về một thời gian khổ và về bạn bè, thầy cô của một thời cắp sách đến trường thường là những ký ức khó quên trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Đến với tác phẩm “Hà Nội trong tôi” của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuấn với những ký ức của tác giả về một Hà Nội đầy những kỷ niệm tuổi thơ của mình.

Những câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Andersen đã đi vào tâm trí trẻ thơ nhiều thế hệ. Truyện cổ Andersen đã được Nhà hát Múa rối Việt Nam chuyển thể thành màn rối nước với tiết tấu nhanh, trên nền âm nhạc du dương sâu lắng. Vở rối thể hiện theo phong cách trình diễn đương đại đã mang lại sự tươi mới và tăng sức hấp dẫn của môn nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

Con đường tranh gốm sứ ven sông Hồng đã được ra đời từ ý tưởng của họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy. Công trình đã nhận được giải thưởng "Bùi Xuân Phái" vì tình yêu Hà Nội năm 2008. Cảm xúc với những hình ảnh trên bức tranh dài nhất thế giới mỗi chiều về, nhạc sĩ Bá Môn đã viết ca khúc “Đường tranh gốm Hà Nội” với một nét tươi vui, trong trẻo với truyền thống dựng nước và giữ nước tự hào của cha ông ta và những khát vọng về một Hà Nội hào hoa, thanh lịch và hòa bình.

Hình ảnh người Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã trở thành một biểu tượng sáng ngời trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vở cải lương “Lý Thường Kiệt” của Đoàn Cải lương Hoa Mai - Nhà hát Cải lương Hà Nội không chỉ là tác phẩm được sự quan tâm đầu tư đặc biệt của nhà hát trong năm 2024, mà tác phẩm còn vừa xuất sắc dành được Huy chương Bạc tại Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm 2024.

“Ngàn năm sênh phách” do nghệ sĩ nhân dân Lê Việt Hương đạo diễn, là bộ phim tài liệu nghệ thuật duy nhất về ca trù. Bộ phim không chỉ kể lại chuyện trong quá khứ về số phận thăng trầm của Ca trù, một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đã góp phần quan trọng kiến tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc mà còn vẽ nên bức tranh toàn cảnh của Ca trù trong bối cảnh hiện tại đang rất cần sự chung tay bảo tồn, phát triển. Ngay từ khi ra mắt, bộ phim đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khán giả và giới chuyên môn.

Nhạc sĩ Thiên Tuế – người con của mảnh đất Quảng Ngãi đầy nắng gió đã có cơ hội đến Hà Nội lần đầu vào năm 1992. Ngay từ lần đầu tiên ấy, Thủ đô ngàn năm văn hiến đã để lại trong ông những dấu ấn khó phai cùng với một tình cảm đặc biệt. Trở về quê hương Quảng Ngãi, với những ký ức và nỗi nhớ về Hà Nội luôn đong đầy trong tim, nhạc sĩ Thiên Tuế đã gửi gắm tất cả vào ca khúc Hoài Khúc Hà Nội.

Múa rối truyền thống Việt Nam, đặc trưng nhất là rối nước, là loại hình nghệ thuật không chỉ được khán giả Việt trân trọng mà còn được những người bạn quốc tế yêu thích, đón nhận. Việc tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật đặc sắc của múa rối luôn cần sự quan tâm chú trọng, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay.

Hà Nội, thành phố với hàng nghìn ca khúc của các nhạc sĩ như một cuối sử ghi lại bằng âm nhạc về những dấu ấn lịch sử, ca ngợi những nét văn hoá đặc trưng của người Tràng An và vẻ đẹp của cảnh sắc nơi đây. Những nghệ sĩ đã gắn bó lâu năm với mảnh đất này đều mang trong mình một tình yêu với Hà Nội và tình yêu đó được tích tụ qua năm tháng để họ viết lên những giai điệu trầm hùng bay bổng về Thủ đô yêu dấu của chúng ta.

"Nghêu, Sò, Ốc, Hến" là một câu chuyện dân gian rất quen thuộc với người dân Việt Nam và đã được dàn dựng cho nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo, cải lương, kịch nói. Và lần đầu tiên trên sân khấu của nghệ thuật múa rối, "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" được dàn dựng với một phiên bản chưa từng có ở Việt Nam, đã mang tới cho khán giả những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn.

Khi những cơn gió heo may đã len lỏi trên khắp những con phố, cúc họa mi đã trắng tinh khôi trên mọi nẻo đường và lá vàng đổ xuống từ những hàng sấu cổ thụ… đó là lúc những cơn gió cuối thu đang gọi mùa đông về và Hà Nội ở khoảnh khắc đẹp nhất trong năm.

Mùa thu Hà Nội luôn có một vẻ đẹp dịu dàng và lãng mạn với những cơn gió heo may se lạnh, hương hoa sữa thơm nồng khắp các con phố và những thảm lá vàng rực rỡ trải dài dưới chân người đi… Ca khúc Hà Nội sang thu của nhạc sĩ Trần Nghệ mang đến một góc nhìn mới mẻ về Hà Nội, khắc họa rõ nét sự giao thoa giữa thiên nhiên và con người.

Vở kịch Khoảng trống là câu chuyện về cuộc tình tay ba đầy giông bão, oan nghiệt của những nhân vật thuộc tầng lớp tri thức. Để giữ thanh danh và sự bình yên cho bản thân, cho gia đình nên họ vẫn nén lòng để chấp nhận nhau, tôn trọng nhau… chấp nhận thứ hạnh phúc chơi vơi, tính toán, đầy giả dối. Sau hơn 20 năm kể từ ngày công diễn lần đầu tiên, đạo diễn NSND Trung Hiếu đã phục dựng và mang đến đời sống mới giàu sáng tạo và sức hấp dẫn cho vở kịch.

Nhà hát Chèo Việt Nam vừa cho ra mắt vở chèo Chuyện làng Đình. Vở diễn dân gian mang thông điệp bảo tồn và gìn giữ những giá trị truyền thống song giàu tính sáng tạo, đổi mới từ cách khai thác đề tài cho tới hình thức dàn dựng. Chương trình Tác giả tác phẩm hôm nay sẽ giới thiệu vở chèo “Chuyện làng Đình” - tác giả Hồng Mặc Cát; Đạo diễn: Chu Tuấn Nghĩa do nhà hát chèo Việt Nam dàn dựng.

Ca khúc “Rực rỡ Hà Nội những tầm cao”, một tác phẩm mới viết về Hà Nội của nhạc sĩ Chính Nghĩa là ca khúc mà nhạc sĩ đã viết để cảm ơn và tri ân cho mảnh đất đã nuôi dưỡng và dẫn dắt ông theo con đường âm nhạc hơn 40 năm qua.

Lòng yêu thương của người mẹ dành cho con không gì có thể đo đếm được. Ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời cho đến khi ta lớn lên và trưởng thành, mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước. Chương trình giới thiệu một ca khúc mới viết về mẹ có tựa đề “Mẹ đừng xa con”, âm nhạc Bá Nha, thơ Kiều Quốc Hùng.

Vở diễn Mệnh lệnh từ trái tim của tác giả Thanh Bình, do đạo diễn NSND Lâm Tùng dàn dựng với sự góp mặt của các nghệ sĩ Sân khấu Lệ Ngọc đã giúp khán giả được sống lại không khí hào hùng của quân và dân ta trong chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Vở diễn khắc họa sinh động những gian khổ hy sinh của mọi tầng lớp nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ca ngợi lòng yêu nước, ý chí chiến đấu của quân và dân ta.

Hồ Tây trong bức tranh Hà Nội đa màu sắc; là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Hồ Tây cũng được mệnh danh là “đệ nhất danh thắng Hà Nội”, là điểm đến không thể bỏ qua của người dân Hà Nội cũng như các du khách. Ca khúc “Chiều bên Hồ Tây” của nhạc sĩ Hoàng Đạt là ca khúc vừa đoạt giải nhất của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

"Người hát ả đào" của tác giả Bùi Vũ Minh, NSND Trần Hoài Thu đạo diễn, là vở diễn vừa được Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Người hát ả đào kể về những cô đào hát phố Khâm Thiên, những cô gái làng hoa Ngọc Hà, những công nhân, những nghệ sĩ, trí thức… đã đồng lòng đi theo Việt Minh, hoạt động bí mật trong lòng thành phố bị tạm chiếm.

“Hà Nội dáng rồng bay” của nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn là ca khúc anh viết tặng cho Hà Nội nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, với tình yêu dành cho nơi mà anh đã gắn bó hơn nửa cuộc đời.

Hà Nội về đêm, những con phố bớt người đi lại, những mặt hồ lung linh huyền ảo, những khoảng sáng tối trên những con phố cũ... khiến thành phố vẻ trầm tĩnh, cổ xưa. Tác phẩm “Bên em đêm Hà Nội” của nhạc sĩ Đỗ Tuấn viết về vẻ lãng mạn trong đêm của Hà Nội.

Vở kịch Chú mèo dạy Hải Âu bay chuyển thể từ kiệt tác văn học dành cho trẻ em của nhà văn Chile, Luis Sepulveda. Nhà hát Tuổi trẻ đã nỗ lực trong việc thỏa thuận về bản quyền để khai thác và sân khấu hóa, nhằm giới thiệu ngày càng nhiều các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị của thế giới đến với khán giả Việt Nam.

Truyện tích cổ Sơn Tinh và Thủy Tinh từ lâu nay đã trở thành đề tài lớn cho nhiều loại hình nghệ thuật. Với thể loại phim hoạt hình, để xây dựng hình tượng Sơn Tinh - Thuỷ Tin bằng công nghệ 3D, đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội để Hãng phim hoạt hình Việt Nam tiếp tục khẳng định năng lực sáng tạo của mình trong thời đại công nghệ số.

Nằm trầm mặc giữa không gian xanh mát của thôn Đông, đình Tây Đằng như một viên ngọc quý của vùng đất xứ Đoài. Mỗi chi tiết trong kiến trúc và điêu khắc của ngôi đình đều thấm đẫm tinh hoa văn hóa và tâm hồn người Việt. Trước vẻ đẹp uy nghi và lôi cuốn của ngôi đình này, nhạc sĩ Đức Vượng đã viết ca khúc Ngôi đình hồn Việt.

“Cánh cửa khép hờ” của tác giả Hoàng Song Việt - Triệu Trung Kiên, do chính NSND Triệu Trung Kiên dàn dựng vừa ra mắt công chúng khán giả thủ đô. Đây là vở diễn đầu tiên của sân khấu cải lương khai thác chủ đề về công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo AI, đánh dấu bước cách tân đột phá của sân khấu cải lương.

Sau thành công vang dội của lần công diễn đầu tiên năm 2019, năm nay các nghệ sĩ của Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam đã đưa vở ballet Hồ Thiên Nga tái ngộ khán giả với một diện mạo mới.

Lưu Bình Dương Lễ là một trong bảy vở chèo cổ kinh điển của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam được nhà văn Hàn Thế Du chuyển thể từ tích cổ với kết cấu hay, tính văn học cao. Tác phẩm đã tôn vinh tình bạn cao cả, những nghĩa cử cao đẹp nhất trong cuộc sống. Vừa qua, Nhà hát Chèo Hà Nội vừa ra mắt vở chèo cổ “Lưu Bình - Dương Lễ” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của đạo diễn NSND Trần Quốc Chiêm.

Vở cải lương “Còn mãi với thời gian" là một tác phẩm về đề tài chiến tranh xoay quanh những bi kịch về cuộc sống và diễn biến tâm lý giữa yêu thương và oán giận, giữa lòng vị tha và sự bao dung độ lượng, cùng những day dứt với những lỗi lầm nhất thời của các nhân vật trong câu chuyện.

Nhà hát Tuổi trẻ mong muốn thông qua âm nhạc để kể lại những câu chuyện thời xưa cũ, mang theo hoài niệm vô cùng ấm áp đến với khán giả. Chuyện thời bao cấp với sự hòa trộn của các thể loại âm nhạc đã làm sống lại những ký ức của một thời đã xa của người dân thủ đô Hà Nội, mảnh đất với bề dày lịch sử, văn hiến.

Cái tên nhạc sĩ Minh Quang không được nhiều người biết đến. Thế nhưng trái ngược với sự lặng lẽ của chủ nhân, những ca khúc ông viết như: "Hoa sim biên giới", "Anh lính tình nguyện" và "Điệu múa Apsara", "Cây đàn ghita một dây", "Sông lô chiều cuối năm", "Hoa ban";... lại từng là những bài hát đình đám với sức sống bền bỉ của những giai điệu đi cùng năm tháng.

Vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” là câu chuyện thể hiện những xung đột của con người hiện đại khi tìm giá trị sống. Vốn tưởng chỉ là một câu chuyện đơn giản về những điều nhỏ nhặt xung quanh, những suy nghĩ đầy chân thật về tình yêu, tình bạn và lối sống của con người trong xã hội hiện đại, song câu chuyện đã thể hiện nhãn quan vượt thời đại của tác giả Lưu Quang Vũ khi đi đã sâu khai thác những yếu tố hết sức mới mẻ ngay cả với thực tế cuộc sống đương đại.

Với nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, vẻ đẹp Hồ Gươm được cảm nhận và thể hiện bằng những ngôn từ bình dị nhưng ẩn chứa thông điệp nhân văn về sự tin yêu con người và cuộc sống. Bài thơ “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” ra đời đã bắt gặp sự đồng điệu, cảm mến của nhạc sĩ vốn có tình yêu tha thiết với Hà Nội, nhạc sĩ Hồ Hoàng.

Nhạc sĩ Minh Quang không được nhiều người biết đến, thế nhưng những ca khúc ông viết như "Hoa sim biên giới", "Người lính tình nguyện và điệu múa Apsara", "Cây đàn ghita một dây", "Sông lô chiều cuối năm", "Hoa ban" lại là những bài hát nổi tiếng với sức sống bền bỉ đi cùng năm tháng.

Hà Nội là chủ đề quen thuộc để cho các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ thỏa sức sáng tạo. Ca khúc 'Hà Nội tình yêu trong tôi' của nhà thơ Vũ Tuấn và nhạc sĩ Dương Hà là một sáng tác với miền ký ức khi nhớ về Hà Nội. Đó là sự đồng cảm trong tình yêu đặc biệt dành cho Hà Nội - nơi mà cả hai đã từng gắn bó với bao cảm xúc yêu thương, trân trọng.

Quê hương và thời thơ ấu luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi người. Ai cũng có những kí ức về một thời tuổi thơ đáng nhớ. Kí ức tuổi thơ chính là những kỉ niệm khi chúng ta còn bé, chưa lo nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Kí ức tuổi thơ của mỗi người đều mang những bài học đầu đời, dấu ấn khó phai, và đi cùng ta suốt cuộc đời. Những ký ức ấy ùa về đã tạo nguồn cảm hứng cho nhà thơ Quốc Toản sáng tác bài thơ 'Hà Nội ký ức tuổi thơ', khi đọc được bài thơ này nhạc sĩ Đức Vượng đã sáng tác ca khúc cùng tên.

Hà Nội là nguồn cảm hứng chưa bao giờ vơi cạn trong nghệ thuật nói chung và trong âm nhạc nói riêng. Mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời là sự chắt chiu những cảm xúc, những tình yêu sâu sắc mà các tác giả dành cho Hà Nội. Trong đó, có sáng tác mới của nhạc sĩ Nhật Phương, lời thơ Vũ Thị Hương - ca khúc 'Hà Nội và em'.

Cầu Long Biên tại Hà Nội mới chỉ có hơn 100 năm nhưng sự quan trọng và tên của cầu Long Biên đã như một biểu tượng của Hà Nội như bao di tích lịch sử khác. Do đó, trong nhiều tác phẩm âm nhạc hay về Hà Nội cũng đã có hình ảnh của cầu Long Biên khi thì thơ mộng soi bóng dưới sông Hồng, lúc lại hiên ngang cùng Hà Nội để vượt qua gian khó. Đáng chú ý trong đó, có tác phẩm 'Hà Nội có cầu Long Biên' của nhạc sĩ Bá Môn.

'Mơ về Hà Nội' là một ca khúc viết về Thủ đô, với mục đích ban đầu được sáng tác riêng cho vở kịch 'Người Hà Nội' của Nhà hát kịch Quân đội. Không lâu sau đó, ca khúc đã vượt ra khỏi vở diễn, trở thành một ca khúc độc lập và đã được nhiều ca sĩ biểu diễn trên các sâu khấu lớn.

Nhạc sĩ Hoàng Bình sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, gắn bó với Hà Nội từ lâu nên tình yêu của ông dành cho Hà Nội cũng đến từ những điều bình dị nhất. Một lần qua làng Hoa Ngọc Hà, chứng kiến cụ ông Đỗ Sáng Luyện hơn 80 tuổi cần mẫn vớt rác 'không công', làm sạch Hồ Hữu Tiệp nơi chứa xác máy bay b52 bị bắn rơi năm 1972. Cảm động trước tấm lòng của ông Luyện, nhạc sĩ đã sang tác ca khúc 'Công cha nghĩa mẹ sinh thành'.

Chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ về câu chuyện như mơ của bé Thiện Nhân. Như một phép nhiệm màu, em đã được mẹ Trần Mai Anh cứu sống, thắp lên yêu thương và đưa em đến với một thế giới bình yên ấm áp, câu chuyện của em đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho biết bao loại hình nghệ thuật. Trong đó có tác phẩm 'Viên đá ngũ sắc' - vở nhạc kịch thuần Việt đặc sắc do NSƯT Cao Ngọc Ánh tổng đạo diễn, ra mắt khán giả vào đầu tháng 11 năm nay, dựa trên câu chuyện cổ tích có thật của 'Chú lính chì' Thiện Nhân.

Sông Hồng, dòng sông Mẹ chở nặng phù sa, qua triệu năm đã bồi đắp nên vùng châu thổ sông Hồng trù phú. Đây không chỉ là cái nôi hình thành mà còn là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng văn minh Đại Việt – Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Nền văn minh ấy cũng đã nuôi dưỡng tinh thần của người dân Thủ đô với những câu hát, điệu hò, những nét văn hóa trải dài suốt chiều dài lịch sử của đất kinh kỳ. Trong chương trình Tác giả - Tác phẩm hôm nay, xin được giới thiệu một tác phẩm mới của nhạc sĩ Đỗ An với tựa đề: “Thì thầm sông Hồng”.

Nhạc sĩ Quách Thái Kỳ sinh ra và lớn lên tại Hà nội, tình yêu của ông dành cho Hà Nội cũng đến từ những điều bình dị nhất. Hà Nội trong ông đẹp nên thơ, đẹp từ những con phố, những hàng cây, đẹp bởi những ngôi nhà cổ liêu xiêu với mái ngói rêu phong, bởi tiếng dương cầm vẳng ra từ con phố vắng, bởi những cô gái duyên dáng với nét thanh lịch. Và cũng có lẽ từ chính tình yêu đó đã giúp ông sáng tác nên những ca khúc, đa dạng màu sắc về Hà Nội, nổi bật trong số đó có tác phẩm Lãng đãng chiều Hồ Tây.

tình yêu Hà Nội với mỗi người con trên mảnh đất nghìn năm văn hiến này lại được hình thành từ những thói quen, tnhững sự việc rất giản đơn, mộc mạc và được vun đắp qua thời gian để trở thành những ký ức không thể nào quên trong suốt những năm tháng của cuộc đời. Cũng có lẽ vì thế, những ký ức về Hà Nội luôn là chất men say, là nguồn cảm hứng cho những áng thơ, những giai điệu âm nhạc mãi tuôn trào. Và khi những miền ký ức đó hóa thành những thanh âm trên mái phố, những giai điệu đó dễ dàng trở nên quen thuộc bởi ai cũng có thể thấy mình trong đó, dù chỉ là một chút về những ký ức của một thời. Trong chương trình Tác giả - Tác phẩm hôm nay, xin được giới thiêu tác phẩm 'Rưng rưng miền ký ức' của nhạc sĩ Tuấn Phương với những ký ức về những con phố mái ngói nâu trầm theo thời gian của Hà Nội.

Ca khúc 'Nỗi nhớ mùa Thu Hà Nội' của nhạc sĩ Nguyễn Anh Trí là giai điệu về mùa thu, với những nét rất riêng chỉ có ở mùa thu Hà Nội. Những điều đó đọng lại trong tâm trí của tác giả mà dù đi bất cứ nơi đâu đều vấn vương, man mác nỗi nhớ về mùa thu Hà Nội.

Trong tâm trí mỗi người con Hà Nội, Hà Nội luôn đẹp và thơ mộng, nhất là vào những ngày thu, khi cái se lạnh của tiết trời như trộn cùng với đôi sợi nắng mỏng manh. Mùa thu là thời điểm mà Hà nội được khoe sắc trọn vẹn với khung cảnh lãng mạn và đầy cảm xúc. Vẻ đẹp ấy nhẹ nhàng ăn sâu vào tâm trí những người con Hà Nội, đó là những kỷ niệm của tuổi trẻ, của tình yêu, của những nụ hôn đầu, nên chỉ đi đâu một thời gian ngắn họ sẽ cảm thấy như thiêu thiếu thứ gì đó không thể nói nên lời mà bứt rứt không yên. Chính trong mạch cảm xúc ấy, nhạc sĩ Quách Thái Kỳ và nhà thơ Song Hỷ đã tạo nên một tác phẩm mang tên 'Nụ hôn đầu'.

Tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội khoa âm nhạc, con đường sáng tác của Vũ Ngọc Đảm được coi là khá muộn để bắt đầu. Thế nhưng, chàng trai này đã chứng tỏ được khả năng của mình khi ở thời điểm hiện tại khi sở hữu hơn 100 ca khúc thuộc nhiều thể loại: từ dân ca, ballad đến nhạc thiếu nhi cũng như các bài hát về Tây Bắc, được nhiều nghệ sĩ, ca sĩ tin tưởng lựa chọn làm bài hát dự thi trong nhiều cuộc thi chuyên nghiệp gần đây. "Hà Nội mùa yêu thương" là tác phẩm mới nhất Vũ Ngọc Đảm sáng tác dành riêng cho Hà Nội.