Việt Nam đóng góp tích cực cho phong trào hòa bình thế giới

Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới đang diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của đông đảo đại biểu quốc tế đến từ nhiều nước trên thế giới.

Bên lề Đại hội, nhiều đại biểu đã chia sẻ tình cảm dành cho đất nước Việt Nam, dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin tưởng một Đại hội thành công khi được tổ chức ở đất nước Việt Nam tươi đẹp, yêu chuộng hòa bình và ngày càng phát triển tốt đẹp.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với đoàn đại biểu dự Đại hội 22 Hội đồng Hòa bình thế giới. Ảnh: Thống Nhất.

Việt Nam có vai trò quan trọng trong Hội đồng Hòa bình thế giới

Bà Socorro Gomes Coelho, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới đánh giá, Việt Nam có vai trò quan trọng trong Hội đồng Hòa bình thế giới, bởi đây là đất nước đã trải qua chiến tranh tàn phá, nhưng đã giành được thắng lợi và đang từng ngày vươn lên phát triển, hội nhập mạnh mẽ trong hòa bình, ổn định. Việt Nam là nguồn cảm hứng và là người bạn tốt của các dân tộc đang đấu tranh vì độc lập, chủ quyền và hòa bình trên thế giới.

“Chúng tôi tin tưởng Việt Nam sẽ có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào hòa bình thế giới; dành sự tôn trọng, ngưỡng mộ và đồng hành cùng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam”, bà Socorro Gomes Coelho cho biết.

Theo bà Socorro Gomes Coelho, Việt Nam có thể chia sẻ bài học kinh nghiệm về quá trình đấu tranh, bảo vệ và gìn giữ hòa bình cho các thành viên trong Hội đồng, từ đó thúc đẩy tình đoàn kết, hữu nghị, nâng cao nhận thức của nhân dân thế giới về sự quý giá của hòa bình, đồng thời, thúc đẩy công bằng xã hội, công lý và phát triển.

Chia sẻ cảm nghĩ về đất nước Việt Nam khi quay trở lại, ông Aqel Mahmoud Ahmed Tugoz, Điều phối viên Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Palestine cho biết: Cách đây 5 năm, ông đã đến Hà Nội tham dự Hội nghị Ban chấp hành Hội đồng Hòa bình thế giới. Khi quay trở lại lần này, ông nhận thấy rằng, thời gian qua, Việt Nam phát triển rất tốt. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được tăng cường.

Theo ông Aqel Mahmoud Ahmed Tugoz, Việt Nam đã đăng cai hai sự kiện quan trọng: Hội nghị Ban Chấp hành Hội đồng Hòa bình thế giới (năm 2017) và nay là Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới.

Điều này là minh chứng rõ ràng cho những đóng góp tích cực của Việt Nam nói chung, Ủy ban Hòa bình Việt Nam nói riêng đối với phong trào hòa bình thế giới và Hội đồng Hòa bình thế giới. Các thành viên của Hội đồng luôn dành sự tôn trọng và đánh giá cao Ủy ban Hòa bình Việt Nam; học hỏi nhiều điều từ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước ngày nay. “Với Palestine, Việt Nam vẫn luôn luôn bên cạnh và ủng hộ. Chúng tôi rất cảm kích vì điều đó", Điều phối viên Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Palestine nói.

Trọn vẹn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một người bạn thân thiết, gần gũi với Việt Nam cũng tham dự Đại hội 22 Hội đồng Hòa bình thế giới, Chủ tịch Viện Cuba Hữu nghị với các dân tộc (ICAP) Fernando Gonzalez Llort-anh hùng Cuba, cũng chia sẻ những tình cảm nồng ấm, chân tình mà ông dành cho Việt Nam, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trở lại Việt Nam lần này, ông bày tỏ niềm xúc động khi được vào Lăng viếng Bác và thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Fernando cho biết, đây không phải lần đầu tiên ông đến đây. Tuy nhiên, với ông, lần nào cũng rất ý nghĩa và đầy cảm xúc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử hiện đại không chỉ của Việt Nam mà còn cả thế giới. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc. Hơn hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương giản dị trong cuộc sống hằng ngày. Người không màng vật chất, không theo đuổi vật chất, chỉ mong muốn nhân dân được hưởng độc lập, ấm no.

“Tôi đã tham quan nhà sàn Bác Hồ. Thật đặc biệt khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại như vậy mà chỉ sống và làm việc ở một ngôi nhà nhỏ. Từ mái nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc của Việt Nam luôn có vai trò rất quan trọng đối với hòa bình thế giới. Lãnh tụ Fidel Castro của chúng tôi từng nhiều lần bằng cả lời nói và hành động khẳng định coi cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam như của chính mình. Dân tộc Việt Nam đã làm nên nhiều cuộc đấu tranh hào hùng để bảo vệ nền độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam đã thành công”, ông Fernando chia sẻ.

Trao đổi về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ông Fernando cho rằng, việc này thực sự rất có ý nghĩa, đặc biệt với thế hệ trẻ ngày nay. Ông cảm thấy vui mừng khi nhiều tầng lớp thanh, thiếu niên và cả các em nhỏ cũng tới Lăng viếng Bác và tham quan Khu di tích để hiểu thêm về lịch sử đất nước và cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Đây cũng là điều quan trọng đối với chúng tôi. Không chỉ ở Việt Nam mà ở cả Cuba, việc nắm rõ lịch sử dân tộc giúp cho các thế hệ hiểu được sự hy sinh, mất mát mà Việt Nam hay Cuba đã phải trải qua để có được như ngày hôm nay. Thế hệ trẻ cũng sẽ hiểu hơn về mối quan hệ giữa Cuba và Việt Nam, một mối quan hệ thủy chung, son sắt đã được thử thách qua thời gian”, ông Fernando khẳng định.

Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.

Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường và Tổ về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, tỉnh Nghệ An và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Một trong năm chính sách đề xuất mới đối với Đà Nẵng là thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

Các nội dung về quy hoạch không gian biển quốc gia và việc thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng được Quốc hội đưa ra bàn thảo trong hôm nay (31/5).

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, hai vấn đề được đưa ra lựa chọn để giám sát là bảo vệ môi trường và phát triển, sử dụng nguồn nhân lực.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, sáng 30/5 Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Trước căn bệnh “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, việc rà soát hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, không để những điểm mờ, điểm hở, điểm chồng chéo, bất cập khiến cán bộ không dám làm là nhiệm vụ bức thiết hiện nay.

Chiều 29/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ tại Ban Tuyên giáo Thành ủy.

Một số Đại biểu Quốc hội đánh giá công tác xây dựng, ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 còn chậm, chưa bảo đảm thời gian quy định.

Một trong những nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm trong phiên thảo luận ngày 29/5 là chính sách thuế hướng đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng của người dân.

Tại phiên thảo luận sáng 29/5, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị khẩn trương đưa chính sách mới ban hành vào cuộc sống giúp doanh nghiệp vượt khó và phát triển, nhất là các dự án luật điều chỉnh, tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.

Hôm nay (29/5), Quốc hội thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2024; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.

Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhất là văn hóa, giáo dục chất lượng cao, trường chuẩn quốc gia.

Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị Cục Đối ngoại tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.

Luật Thủ đô (sửa đổi) khi được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ hội cho Hà Nội phát triển toàn diện, trong đó điểm nhấn là sự phát triển đột phá của các giá trị văn hóa trên mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.

Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã khảo sát, làm việc với nhiều cơ quan của Bắc Kinh để cùng chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển công nghiệp văn hóa, quản lý báo chí tại địa phương.

Dự thảo luật đã thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội, đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cao hơn đối với chính quyền thành phố trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.

Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) đề xuất cho Việt Nam vay khoảng hơn 11 tỷ USD trong 5 năm tới, tập trung cho một số dự án lớn trong một số lĩnh vực trọng điểm

Trong phiên họp sáng 28/5, Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên gọi TAND cấp tỉnh, huyện nhưng còn nhiều ý kiến khác nhau nên xây dựng hai phương án xem xét.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, chất lượng các quy phạm pháp luật và xứng tầm với vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân vào những cơ chế để Thủ đô của cả nước ngày càng phát triển xứng tầm với thế giới.

Chiều nay, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi thông qua. Dự thảo luật được đánh giá đã hoàn thiện, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý đầy đủ các ý kiến đóng góp, kỳ vọng sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội.

Dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có rất nhiều điểm mới, đưa ra những cơ chế vượt trội để Hà Nội có thể phát triển, vừa là thủ đô vừa là đầu tàu của cả nước.

Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục được đại biểu Quốc hội quan tâm, thảo luận khi tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần đã tăng 39% trong quý I -năm2024, cao nhất trong nhiều năm qua.

Ngày 27/5, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Venezuela tại Việt Nam Juan Carlos Fernandes Juárez đến chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm kỳ mới và trao đổi các nội dung hợp tác hai bên cùng quan tâm.

Ngày 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án Luật đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô, cũng như sự phát triển chung của cả nước vì vậy quá trình chuẩn bị xây dựng Luật đã được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng, tăng quyền lợi hưởng trợ cấp một lần cho số năm đóng cao hơn. Đây là nội dung được chú ý trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Quận ủy Hoàn Kiếm vừa tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung hai tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là tác phẩm: “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” và tác phẩm “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”.

Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đồng chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Hội thảo “Biển Đông: Hợp tác nghiên cứu và phát triển” vừa được diễn ra thành công tốt đẹp tại Đại học tổng hợp Warsawa của Ba Lan.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các học viên tiếp tục nghiên cứu, vận dụng những kiến thức mới được trang bị để áp dụng hiệu quả vào thực tiễn công tác tại địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển Thủ đô.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng việc một số dự án còn chậm so với yêu cầu, cần đánh giá một số vướng mắc trong quá trình thực hiện, đặc biệt là việc triển khai các cơ chế đặc thù.

Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp

Sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Lưu trữ.

Sáng nay (24/5), vừa xảy ra vụ hỏa hoạn tại ngôi nhà 3 tầng ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy khiến 14 người tử vong, nắm bắt được thông tin trên Quốc hội đã đề nghị Chính phủ, các cơ quan hữu quan các lực lượng chỉ đạo, tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cả nước.

Lãnh đạo các nước Nga, Brunei, UAE, Palestine, Sri Lanka và Mông Cổ đã gửi điện và thư chúc mừng tới Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần xây dựng cơ sở dữ liệu về giải quyết kiến nghị cử tri, có nghị quyết chuyên đề tại mỗi kỳ họp về giám sát việc giải quyết kiến nghị.

Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng các nước nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mekong, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của các nước, vừa không gây tác động tiêu cực đến đời sống của người dân trong lưu vực.

4 tháng đầu năm, cả nước có hơn 86 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước.

Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ đánh giá bổ sung kết quả và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023 - 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới 2023.

Góp ý về quy định nồng độ cồn, một số đại biểu đề nghị cần cân nhắc quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra, phụ nữ cao tuổi dễ rơi vào tình trạng sống cô đơn một mình, mắc bệnh mãn tính và có nguy cơ bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới khi tỷ lệ không có lương hưu, độc lập về tài chính cao hơn.

Sáng nay (22/5), 465/465 đại biểu có mặt thông qua Nghị quyết phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an với Đại tướng Tô Lâm. Thủ tướng Chính phủ phân công Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an.

Với kết quả 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm sau khi được Quốc hội bầu đã làm lễ tuyên thệ trước Quốc hội.