Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca mắc cúm A(H9)

Sáng 6/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông báo trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại nước ta từ trước đến nay. Trong khi Trung Quốc, Campuchia ghi nhận 98 ca cúm A(H9N2).

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) lần đầu tiên tại Việt Nam

Cụ thể, bệnh nhân nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ngày 10/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị nhưng không thường xuyên. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh ngày 16/3 được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do vi-rút.

Kết quả xét nghiệm bước đầu tại bệnh viện phát hiện bệnh nhân dương tính cúm A và có các đoạn gen tương đồng vi rút cúm A phân tuýp H9. Sau đó, mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm khẳng định.

Ngày 1/4, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A phân tuýp H9. Hiện tại, Viện đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

Theo kết quả điều tra dịch tễ, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm, trước cửa nhà bệnh nhân có buôn bán gia cầm. Xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết.

Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe. Đến nay, chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp; chưa ghi nhận ổ dịch viêm đường hô hấp trong cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống. Đây là lần đầu tiên ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H9) tại Việt Nam từ trước đến nay.

Trước đó, vào tháng 3/2024, tại Khánh Hòa đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc cúm A(H5N1) trên người. Từ năm 2015 đến nay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 trường hợp mắc cúm A(H9N2), bao gồm 2 trường hợp tử vong (cả hai trường hợp tử vong này đều có bệnh nền), trong đó 96 trường hợp ghi nhận ở Trung Quốc và hai ca ghi nhận tại Campuchia.

Hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy cúm A(H9N2) lây từ người sang người. Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp, không chỉ ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm trên gia cầm ở tất cả các khu vực mà còn ghi nhận sự lây truyền cho các loại động vật có vú ngày càng gia tăng. Một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam tiếp tục ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người bao gồm H5N1, H9N2.

Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận ca mắc cúm A(H9)

Theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây có phát hiện vi rút cúm A(H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm. Đây là vi rút cúm gia cầm độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm, các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.

Hiện đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng vi rút cúm cùng với nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú, Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng vi-rút cúm gia cầm sang người.

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Không ăn gia cầm, sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

- Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

- Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy.

- Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.

- Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở, phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

User
Ý KIẾN

Trước việc các ca nhiễm virus HMPV đang tăng tại Trung Quốc, các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Nhiều nước đã đưa ra cảnh báo về HMPV, lưu ý rằng nó giống với Covid-19 và cúm.

Sự bùng phát của bệnh viêm đường hô hấp do virus Metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc đại lục đã thu hút sự chú ý lớn từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận. Hiện cả Hồng Kông (Trung Quốc) và Malaysia đều báo cáo về nhiều trường hợp mắc bệnh. Vậy chính xác HMPV là gì? Những nhóm người nào cần phải cẩn thận trước virus này?

Chiều 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc. Đồng thời, sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh.

Giao Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề cho bệnh viện tư nhân là một trong những điểm mới quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà Bộ Y tế vừa ban hành.

Cụt tay, cụt chân, bị thương ở ngực, bụng là những vết thương do pháo nổ rất thảm khốc mà các nạn nhân phải gánh chịu do tự ý mua và học cách chế pháo nổ trên mạng.

Giao Sở Y tế cấp giấy phép hành nghề cho bệnh viện tư nhân là một trong những điểm mới quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh mà Bộ Y tế vừa ban hành.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận một trường hợp bé gái 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà.

Tiêu thụ đồ uống có cồn là nguyên nhân dẫn đến khoảng 100.000 ca ung thư và 20.000 ca tử vong liên quan đến ung thư mỗi năm tại Mỹ. Đây là lý do khiến giới chức y tế nước này kêu gọi áp dụng nhãn dán cảnh báo đặc biệt trên đồ uống có cồn, nhằm thông báo về nguy cơ gây ung thư.

Sáng 4/1, Hội Nội soi tiêu hóa và can thiệp Việt Nam (VIGES) chính thức ra mắt và tổ chức Đại hội thành lập Hội Nội soi tiêu hóa và can thiệp Việt Nam lần thứ 1, nhiệm kỳ 2025-2030.

Sau 55 ca ghép thận thành công tại Bệnh viện Xanh Pôn và 5 ca tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, đến nay, kỹ thuật ghép thận đã trở thành kỹ thuật thường quy của hai bệnh viện hạng một của ngành Y tế Thủ đô.

Thay vì giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế một năm/lần có giá trị hết năm dương lịch, từ 1/1/2025, giấy này sẽ có giá trị một năm kể từ ngày ký. Bên cạnh đó, danh mục bệnh được cấp giấy chuyển tuyến năm cũng được nâng lên 141 bệnh, trước đó chỉ là 62 bệnh.

Ngay trong những ngày đầu năm mới 2025, Bệnh viện viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức lấy, ghép 4 mô tạng gồm tim, gan, 2 giác mạc để ghép cho bệnh nhân tại Bệnh viện viện Trung ương Quân đội 108 và lấy 02 thận điều phối cho Bệnh viện Chợ Rẫy từ người hiến chết não.

Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng bảo hiểm y tế.

Sản phụ mang thai đôi đã vỡ ối và có dấu hiệu nhiễm khuẩn, các bác sĩ buộc phải để bé trai chào đời ở tuần thai thứ 26, nặng 730g, giữ thai nhi còn lại trong bụng mẹ. 5 tuần sau, bé gái nặng 1.200g chào đời an toàn.

Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng bảo hiểm y tế.

Để góp phần hạn chế tối đa việc khan hiếm nguồn máu cấp cứu và điều trị trong dịp Tết Nguyên đán, Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh vừa phối hợp với Viện huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề: “Hiến máu cứu người - sinh mệnh của bạn và tôi”.

Thủ tướng Chính phủ vừa chính thức ký Quyết định số 1704 phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030.

Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn đề nghị các đơn vị dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp nghỉ Tết; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ cho người bệnh.

Thói quen uống rượu bia mỗi ngày đã khiến anh V.L.K., 30 tuổi, ngụ tại Long An, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Muốn làm đẹp nhưng lại ham rẻ, vẫn có những người xem thường tính mạng của mình khi tới các cơ sở thẩm mỹ chui. Mới đây, một người phụ nữ suýt bị mất mạng do nhiễm độc, nhiễm trùng nặng, lọc máu và thở máy do hút mỡ tại một cơ sở thẩm mỹ không phép.

Sau 10 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, bệnh nhân Nguyễn Văn Thành, 53 tuổi, bị ngộ độc rượu nặng sau bữa liên hoan tại quận Long Biên đã được xuất viện.

Bộ Y tế nhận định, năm 2025, tình hình bệnh truyền nhiễm còn diễn biến phức tạp. Trong đó, sốt xuất huyết là thách thức y tế công cộng trên phạm vi toàn cầu, bệnh sởi và một số bệnh dự phòng bằng vaccine tiếp tục có nguy cơ gia tăng số mắc.

Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức Hội nghị công tác chỉ đạo tuyến và Hội nghị khoa học tim mạch của Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2024 nhằm đánh giá tổng kết công tác chỉ đạo tuyến năm 2024, định hướng hoạt động trong năm 2025.

Sáng 26/12, Hội tim mạch Hà Nội và bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức hội nghị khoa học dược lâm sàng năm 2024 với chủ đề “Tối ưu hoá sử dụng thuốc trên bệnh nhân Tim mạch - Chuyển hoá”, cập nhật kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho các dược sĩ, bác sĩ.

Khám sàng lọc các dị tật bẩm sinh cho trẻ là một trong những nội dung trong đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của Thành phố. Hàng năm, Thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai tới các quận, huyện, thị xã.

Bệnh viện E và Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì vừa ký thỏa thuận chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ đào tạo chuyên môn. Đây là một trong những nỗ lực của ngành y tế và địa phương trong việc nâng cao chất lượng y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là khu vực miền núi.

Bộ Y tế đề xuất Chính phủ quan tâm, ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực ngành y tế. Trong đó, đề xuất nghiên cứu một số chính sách hỗ trợ cho sinh viên ngành y tương đương với ngành sư phạm.

Gần đây, các bệnh viện liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Sự nhập nhèm tên gọi của dịch vụ thẩm mỹ như "thẩm mỹ viện", "viện thẩm mỹ", "trung tâm thẩm mỹ"... khiến nhiều người không thể phân biệt được chất lượng của các cơ sở thẩm mỹ, để rồi gặp biến chứng khôn lường.

Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã được diễn ra vào chiều 25/12 tại Hà Nội.

Bộ Y tế vừa trình Chính phủ đề án sắp xếp 4 bệnh viện trực thuộc Bộ, trong đó sáp nhập 3 cơ sở và một chuyển về địa phương quản lý.

Kết quả xét nghiệm cho thấy hai mẫu rượu trắng lấy tại tiệc trong hội nghị ở Long Biên có chứa hóa chất acetonitrile, là nguyên nhân gây ngộ độc khiến hai người chết và 20 người nhập viện.

Sau gần 4 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, đến sáng 24/12, bệnh nhân 52 tuổi bị ngộ độc thực phẩm nặng ở quận Long Biên (Hà Nội) đã bình phục.

Sáng 24/12, Bộ Y tế đã triển khai công tác y tế năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chiều 24/12, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố kết quả xét nghiệm cho thấy hai mẫu rượu trắng lấy tại tiệc trong hội nghị ở Long Biên có chứa hóa chất acetonitrile, là nguyên nhân gây ngộ độc khiến hai người chết và 20 người nhập viện.

Sáng 24/12, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự Hội nghị.

Việt Nam hiện là quốc gia có số ca ghép tạng cao nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng chủ yếu từ nguồn tạng hiến sống. Nguồn tạng hiến từ người cho chết não tại Việt Nam rất hạn chế, trong khi ở các nước phát triển, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tạng này.

Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi” và “Tuần lễ vàng hiến tặng mô, tạng” năm 2024.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, tiến hành gia hạn thêm đối với gần 1.500 giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, với thời hạn từ 1 - 5 năm.

Sau gần hai ngày điều trị tích cực với sự nỗ lực, trách nhiệm của nhiều bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện đa khoa Đức Giang, nam bệnh nhân 52 tuổi nghi bị ngộ độc ở quận Long Biên đã qua cơn nguy kịch.

Theo Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, sau 2 ngày điều trị tích cực với sự nỗ lực, trách nhiệm của nhiều bác sĩ, chuyên khoa, tình trạng của bệnh nhân 52 tuổi nghi bị ngộ độc, ở Long Biên, Hà Nội đã qua cơn nguy kịch. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã cải thiện tốt hơn nhiều so với lúc vào viện.

Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.